Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời nói đầu

28/12/201622:25(Xem: 2455)
Lời nói đầu

 

Lời nói đầu

Trên bước đường lánh nạn cơn chiến chinh khốc liệt năm 1945, từ Trà Vinh về Cao Lãnh bằng xuồng chèo trên giòng sông Cửu Longhằng ngày tôi đã phải ngắm nhìn vài mươi xác người sình chương trôi lềnh bềnh trên giòng nước. Hình ảnh ghê rợn đó đã ám ảnh tôi suốt quãng đời thơ ấu. Tôi hằng khoắc khoải về thân phận bé bỏng của con người, và ước mong tìm ra giải đáp về lẽ sống chết qua tôn giáo. Do đó, tôi đã không ngần ngại viếng các ngôi thánh đường công giáo, Tin Lành và Cơ Đốc Phục Lâm để tìm hiểu. Thánh đường nào cũng đồ sộ nguy nga, quý vị linh mục và mục sư hùng biện, chương trình nghi lễ tươm tất, tổ chức thanh thiếu niên vui tươi, hợp với ban ca thánh điêu luyện…, nên đúng ra phải có sức lôi cuốn tuổi trẻ rất mạnh. Thế nhưng, dẫu cố gắng hết sức, tôi vẫn thấy mình xa lạ ngàn trùng với tôn giáo nầy. Nỗi niềm xa lạ đó, không phát sinh từ lý luận đúng sai, mà thật ra chỉ dựa vào một thứ trực giác mơ hồ khó giải thích. Tôi có cảm giác rằng, vĩnh viễn mình chỉ là người khách đứng bên ngoài chớ không thể nhập cuộc thành một con chiên ngoan ngoản được.

Mãi đến năm mười tám tuổi tôi mới đặt chân đến cổng chùa. Lần đó, tôi theo người bạn thân tên Trịnh hưng Vận đến chùa Linh Sơn, chợ Cầu Muối, Saigon do hòa thượng Thích Tắc Thuận trụ trì, để dự lễ sám hối. So với thánh đường, ngôi chùa tiều tụy nghèo nàn, tổ chức lượm thượm, không có ban ca nhạc, không phần thuyết giảng, không có ban “làm chứng đạo” nồng nhiệt chiêu dụ. Có lẽ nhờ vậy mà tôi dễ cảm thấy tự nhiên thoải mái. Tôi chiêm ngưỡng tượng Phật từ bi, tôi lặng nhìn thầy trụ trì hiền hòa từ ái, tôi lắng nghe tiếng chuông thanh thoát, tôi hòa hợp với niềm vui mộc mạc của những cụ bà Phật tửquê mùa… Và tôi bỗng khám phá rằng dường như tất cả những gì ở chốn nầy đều thân thương đều quen thuộc với tôi tự kiếp nào. Tôi lễ Phật trong niềm vui lạ lùng của một đứa con hoang đàng lạc lõng bất ngờ được quay về ngôi nhà xưa ấm êm. Dù chưa hiểu chút giáo lý, chỉ trong một thời gian ngắn, tôi xin thọ tam quy ngũ giới và được thầy ban pháp danh Thiện Tâm, về sau, tôi chọn cho mình pháp hiệu Hư Thân. Hư thân vừa mang nghĩa là thân hư huyễn, vừa ngầm gợi lại hình ảnh đứa con hoang đàng hư hỏng về nhà, tâm trạng của tôi khi vừa “trở về” chùa.

Tôi bắt đầu tự tìm hiểu Phật giáo qua bộ Phật Học Phổ Thông của thầy Thiện Hoa. Khi nghiên cứu kinh Lăng Nghiêm, đến đoạn Đức Phật dạy vua Ba Tư Nặc : “Nầy Đại Vương! Thân thể mặt mày ông tuy già, mà cái thấy vẫn không già. Cái nào già thì cái ấy sẽ bị biến đổi sanh diệt; còn cái nào không già, thì không biến đổi sanh diệt! Nó đã không sanh diệt, thì làm sao bị luân hồi sanh tử được…”bất chợt lòng tôi rung động, một niềm vui mênh mang tràn ngập thân tâm tôi và đã kéo dài hàng tháng. Từ đó tôi vững tin rằng tôi vốn đã không sanh và cũng sẽ không bao giờ diệt. Tôi thường tìm đến chùa Aán Quang xin gặp thầy Thiện Hoa thỉnh thầy chỉ dạy những điều chưa thông suốt

Pháp nhủ thầy giản dị, dễ hiểu và có lẽ đã đi thẳng vào tâm tôi, nên bao năm tháng trôi qua, mà lời dạy của người vẫn hiển hiện sáng ngời trong tâm khảm. Tôi luôn luôn kính thầy là bậc ân sư đã khai mở cho tôi phát tâm bồ đềĐiểm tâm đắc mà tôi đón nhận nơi ân sư là tinh thần hài hòa dung hợp tông phái : thầy tu tịnh độ, nhưng trong tịnh lại tràn ngập thiền, giáo, mật. Về sau, có lúc tôi dành rất nhiều thời giờ để học hỏi và thực tậpthiền. Thế nhưng, càng nghiên cứu thiền, thì niềm tin của tôi đối với pháp môn tịnh độcàng tăng thêm phần kiên cố.

Sau năm 1963, tôi lại có duyên học Phật tại Viện Cao Đẳng Phật Học (tiền thân của Phân Khoa Phật Học, Viện Đại Học Vạn Hạnh). Tôi được quý thầy Nhất Hạnh, Thanh Từ, Minh ChâuThiên ân, Thanh Kiểm… cùng các vị cư sĩ như cụ Mai thọ Truyền, Nguyễn đăng Thục, Phan Khoang… giảng dạy. Đối với tôi, vị thầy đặc sắc nhất mà tôi học hỏi và chịu ảnh hưởng sâu đậm là thầy Nhất Hạnh. Tôi mang ứng dụng những điều thầy dạy vào cuộc sống hàng ngày và nhận thấy đã gặt hái rất nhiều lợi lạc.

Tôi ghi lại vài giòng vắn tắt về bước đầu học Phật, để nhân dịp nầy nói lên lòng thànhkính và biết ơn sâu xa của tôi đối với bổn sư, ân sư Thiện Hoa, quý thầy, quý bạn đã dạy dỗ và hướng dẫn tôi tìm về suối nguồn Phật Pháp.

Phật Giáo đã là niềm tinlẽ sống của tôi bao năm qua. Nhờ chỗ dựa tinh thần nầy mà khi giòng đời trắc trở, tôi không đến nỗi bị cái thắng thua, vinh nhục… làm xao xuyến, và vẫn có thể tìm được những giây phút thanh thản nhẹ nhàng. Từ khi lưu lạc xứ người, nghĩ đến thâm ân Tam Bảo, tôi hằng ước nguyện sẽ làm điều gì để góp phần nào vào công cuộc hoằng dương đạo phápNhân duyên tình cờ đưa đến khi quý thầy kêu gọi tôi viết bài cho một tập san Phật giáo. Tôi đắn đo định viết bài khảo cứu, nhưng cuối cùng tôi thử chọn thể truyện ngắn phảng phất chút hương vị đạo, và cứ thế mà tiếp tục sản xuất cho đến ngày nay. 

Với tôi, viết truyện đạo là một phương cách biểu lộ niềm tin sâu xa vào Phật Pháp, vừa có cơ hội nhìn lại chính mình để tu dưỡng thân tâm. Khuyết diểm của truyện ngắn là, do nhu cầu câu chuyện, phần giáo lý không thể trình bày đầy đủ, rõ ràng và có thứ lớp, do đó, bạn đọc nên thận trọng, tránh tiếp thu một cách dễ dãi. Qua những mẩu chuyện đạo, tác giả chỉ ước mong gởi đến người đọc chút hương đạo nhẹ nhàng và nếu may mắn, có vị nào nhân đọc truyện mà hứng thú tìm hiểu sâu rộng Phật Pháp, thì hân hạnh cho tác giả biết bao. Ngoài ratác giả cũng xin lưu ý bạn đọc là một truyện ngắn, dù đã được dựa vào sử liệu và nhân vật có thật, thì tình tiết cũng bị thêm bớt và nhồi nắn lại nên phải được coi là một sản phẩm tưởng tượng.

Nhân đây, tác giả xin có lời cảm tạ quý thầy, quý thân hữu và bạn đọc đã hướng dẫn, khuyến khích, cung cấp tài liệu và giúp đỡ tác giả hoàn thành các tập truyện.

Tác giả đặc biệt xin chân thành tri ân hòa thượng Đức Niệm, vị thầy đã hết lòng khuyến khích nâng đỡ tác giả sáng tác. Không có sự yểm trợ của hòa thượngchắc chắn tác giả đã ngưng viết từ lâu.

Trân trọng
Tháng 7.1998 
Hư Thân Huỳnh trung Chánh 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4365)
Sau một buổi cày vất vả, Trâu được tháo ách cho đứng gặm cỏ. Nhưng mệt quá, nhai nuốt không vô, bèn cất tiếng than : - Mẹ sinh chi tuổi Sửu, làm ...
10/04/2013(Xem: 4286)
Trắng và trắng. Muột thơm và tinh khiết. Mặt đất dường như đỏ và mịn hơn khi được trải mình ra đón nhận sự nương tựa dịu dàng của những cánh ...
10/04/2013(Xem: 6120)
Tất cả các món quà quý nhất trong đời, món quà Pháp là món quà quý nhất trong các món quà. Bần sư xin tặng đến những người thân món quà Pháp này với tâm từ của bần sư.
10/04/2013(Xem: 4277)
Nhà tù tối tăm. Giống như một cái hang trừ việc không có một bức tường nào. Im lặng tràn ngập không gian. Một bóng trắng dật dờ trôi như ánh sáng.
10/04/2013(Xem: 6673)
Ở đời, người ta thường hay nói "ngu si hưởng thái bình” hay ”khôn quá hoá dại” là hai câu đối chọi hẳn nhau về nhân quả. Ngu đây không có nghĩa là ...
10/04/2013(Xem: 5800)
“Ðợi gió!” - Tôi suýt trả lời như thế với câu hỏi bất ngờ cất lên phía sau: - Con đang đợi ai à?”
10/04/2013(Xem: 6016)
Trong những bức tranh và tượng của Địa Tạng Vương Bồ Tát, chúng ta thường thấy dưới chân ngài phủ phục một con linh khuyển. Con vật này có ...
10/04/2013(Xem: 4244)
Hồi ấy, khi tuổi tráng niên của tôi còn đủ sức dặm ngàn mây gió, một buổi dừng chân là một kỷ niệm đáng nhớ. Lần này, một ngôi chùa ni ven tỉnh lộ...
10/04/2013(Xem: 4617)
Tôi yêu cầu thầy mãi mà thầy không nghe, cứ duy trì đường lối sinh hoạt thanh thiếu niên như hiện giờ thì có ngày thầy cũng sẽ gặp rắc rối to...
10/04/2013(Xem: 7788)
Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đâu xa, cứ nhìn các con vật thì biết: gần gủi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo như con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản: khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực, thậm chí còn cắn đuổi con đực không cho lại gần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]