Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhành lá bồ đề

10/04/201311:49(Xem: 4843)
Nhành lá bồ đề

labode_1

NHÀNH LÁ BỒ ĐỀ

Lam Khê

---o0o---

Tôi vẫn thường gặp bác mỗi khi có dịp tham dự các lễ hội văn hoá ở tỉnh nhà. Với chức danh trưởng ban văn hoá Phật Giáo Tỉnh Hội, kiêm biên tập tờ nội san Hoằng Pháp, bác luôn có mặt những nơi cần đến để thu thập thông tin viết bài, mà cũng là để tỏ rõ niềm kính tin tôn trọng đối với đạo pháp mà bác hằng tâm nguyện gắn bó như một công việc phật sự cao cả của đời người.

Tôi thực sự là chỗ quen biết thân tình với bác chỉ mới hơn một năm nay thôi. Dạo ấy tôi hay đến nhà in liên hệ in bài vở cho cơ quan nên gặp bác. Dù là đồng hương, mỗi khi về Quê tôi cũng hay lên chùa Tỉnh Hội, biết bác là người tâm huyết với Đạo pháp, nhưng vẫn chưa bao giờ dám đến gần trò chuyện. Lần ấy gặp bác đang khệ nệ ôm mấy chồng tập san vừa in xong ra xe- Bài duyệt xong thì đem vào Thành Phố in- Vô tình, tôi buột miệng nói:

_ Ồ, bìa sách in hình hoa sen đẹp quá, nội dung chắc là hay lắm hả Bác?

Bác gương mắt lên nhìn Tôi qua cặp kính lão đã cũ kỹ :_ Cháu đã đọc loại sách này chưa? Đây là nội san Phật Pháp…Nếu cháu thích bác sẽ biếu….

Tôi nói ngay:_ Vâng cháu rất thích thưa bác. Hồi cháu về quê có lên chùa Tỉnh Hội được Thầy trụ trì cho một quyển, cháu đọc thấy nhiều bài hay mà thâm thuý lắm.

_ À! cháu với bác là người cùng quê hương xứ sở đây mà. Cháu tên gì? Đang làm việc ở thành phố à?

Tôi vui vẻ giới thiệu :_ Dạ cháu tên là Khánh Hương…gia đình vào đây đã lâu, nhưng cháu vẫn thường theo ba mẹ về thăm quê.

-Vậy lần sau về nhớ ghé nhà bác chơi nhé, dẫu gì cũng là đồng hương. Mà này, Cháu có đi gia đình Phật Tử không ?

- Dạ…thỉnh thoảng cháu cũng có đi chùa…

- Thế cháu có thích viết lách không? Tham gia viết bài cho tập san Phật Pháp này đi, cũng là dịp để tìm hiểu về đạo pháp, giúp ích cho bản thân và sự nghịêp…Hơn nữa là tỏ chút tình quê của người xa xứ cháu à.

Tôi cầm tập sách ngắm nghía rồi khẻ trả lời : - Cháu cũng muốn tập viết, nhưng sợ không đạt, với lại về Phật pháp cháu chỉ mới như người cưỡi ngựa xem hoa, e rằng…

Bác lục trong chiếc cặp lấy ra quyển sách đưa cho Tôi:

_ Cháu nên xem quyển sách này, nó sẽ giúp cháu biết qua về Phật Pháp căn bản. Muốn viết bài trước tiên cần có văn và ý, sau đó đem niềm ưa thích và tư duy của mình ra mà chắt lọc những giá trị trong cuộc sống đời thường, những cảm nghĩ manh nha về đạo pháp. Từ đó sẽ đúc kết nên những trang viết sống động và có ý nghĩa. Nói chung, nếu có khả năng về viết lách, bước đầu cháu chỉ thể hiện những bài cảm tưởng ngắn, từ từ rồi sẽ diễn đạt có chiều sâu hơn…

Thế là từ đó Tôi trở thành cây bút thường xuyên của tờ báo nhà-Nói cho oai vậy mà- Mới đầu tôi chỉ viết gói gọn vài cảm nhận về Phật Pháp đối với đời sống nhân sinh xã hội, với bản thân con người, và bài tôi viết đều được đăng trên nội san mỗi kỳ- Không phải bác vị tình đồng hương đồng đạo mà do tôi vốn có năng khiếu viết văn đôi chút ấy thôi- Tờ báo do bác chủ biên quy tụ tất cả mọi cây bút khắp cả ba miền, nhiều người đã cộng tác lâu dài và cả những người mới tập sự viết như tôi. Bác đánh giá bài tôi cũng khả quan lắm. Mỗi lần gặp bác, câu mào đầu của Tôi vẫn là:

_ Bài kỳ này của cháu có được không bác?

Rồi được nghe bác nói:

_ Ồ! Bài khá lắm, nhưng cần thể hiện nội tâm sâu sắc hơn, cụ thể hơn. Cần phải v..v và vv…Tôi chỉ cười cười. Bác lại kể cho tôi nghe những công việc mà bác đang làm, nói nôm na là phật sự. Một công việc thầm lặng không doanh thu không tư lợi, cũng không mong có chút tiếng tăm gì với đời. Điều mà bác tâm nguyện là làm sao gióng lên hồi chuông Phật pháp từ quê nhà đến cùng các miền các giới. Bác mong những người xa xứ trẻ tuổi như Tôi, cùng góp chung tiếng nói qua niềm tin chơn lý đạo mầu và lấy đó xây đắp cho mình một cuộc sống an vui tốt đẹp.

Bác thường trầm ngâm nói:_ Dù mang hình thức gì thì bác cũng chỉ mong chúng ta là những chiếc lá bồ đề luôn được tưới mát trong nguồn mưa pháp diệu mầu. Bên khu vườn chánh đạo, chúng ta chỉ là một bông hoa một chiếc lá thật nhỏ nhoi bình dị giữa thế giới rộng lớn bao la này, nhưng nếu mỗi người đồng tâm hiệp chí hướng cầu chơn lý, thì vườn hoa tâm sẽ rộng mở, để từ đó cùng chung sống xan xẻ yêu thương và tin tưởng lẫn nhau, thì lo gì xã hội ngày không phát triển, mọi ranh giới hận thù cố chấp rồi cũng sẽ xoá dần trong cuộc sống.

Người ta bảo đi trong sương sớm lâu dần cũng thấm lạnh, lời đó quả là hiện thực đối với Tôi. Từ những bài viết, từ những lời dạy bảo trực tiếp hay gián tiếp của bác, cùng sự tìm tòi nghiên cứu kinh điển để bổ túc thêm kiến thức cho bài viết, dần dần tôi thấm mùi đạo lúc nào không hay. Thấm từ trong tư tưởng lẫn cách sống hằng ngày. Ngoài công việc, lúc rảnh rỗi tôi thích đọc kinh sách, đi nghe pháp và đi chùa lễ Phật thường xuyên hơn. Tôi những muốn làm được nhành lá Bồ Đề như bác. Từng giọt…từng giọt sương mong manh trong buổi sớm mai chưa ửng nắng hồng, rồi đây ắt sẽ được tượng hình trở thành một dòng suối thiên lương, tuôn chảy qua mọi miền tâm thức khô khan.

Trận mưa đầu mùa đã đổ xuống mấy ngày qua mà không gian vẫn chưa dịu bớt cơn ngột ngạt nóng bức. Lúc này Tôi đang ao ước được đến một nơi nào đó để tận hưởng làn gió mát trong lành thường hào phóng thổi qua những vùng trời thanh vắng. Nghĩ vậy thôi, chứ Tôi biết mình khó mà bức ra khỏi cái thành phố luôn nhộn nhịp và sôi động này được. Một buổi tối, khi cố nặn óc tìm chủ đề cho tập san sắp tới trong căn phòng nhỏ trên gác với tiếng quạt máy kêu vù vù, tiếng động cơ bên ngoài cứ vang lên chát chúa, làm cho tôi không thể nào tập trung được, thì có tiếng chuông điện thoại reo. Tiếng nói quen thuộc từ đầu dây bên kia vang lên:

_ Cháu Khánh Hương phải không? Bác đây. Mấy bữa trước Bác gọi cho cháu mãi màsao không đựơc?

-Dạ tại điện thoại nhà cháu bị hư mới sửa lại Bác à! Có chuyện gì không bác?

-À! Ban Tỉnh Hội Phật Giáo và tờ báo của Tỉnh mình có tổ chức trại sáng tác cho tất cả cộng tác viên. Cháu có thể tham dự được không? Bác có mời nhiều nhà văn nữa đấy. Chúng ta sẽ được đi thực tế khắp thành phố cao nguyên này, đến cả các buôn làng tận trong vùng xa…

Tôi reo lên:_ Ồ! Hay quá, cháu đang muốn đi nghĩ mát cho thư giản ít ngày. Tham gia trại sáng tác Phật Giáo mà lại đi thực tế nơi quê hương của mình thì còn gì bằng. Cháu rất thích vì đây là dịp vừa thưởng ngoạn vừa học hỏi về đạo pháp với quý thầy quý cô cùng các nhà văn có tên tuổi….

Tôi nói một hơi trong niềm phấn khích, giọng bác vẫn đều đều trong máy:_ Vậy cháu lo sắp xếp công việc để về quê tham gia nhé?

Như sực nhớ ra, Tôi vội nói:_ Nhưng bao giờ hả bác?

- Chừng hai tuần lễ nữa… thời giờ và địa điểm bác sẽ thông báo sao. Thôi nhé, chúc cháu vui khoẻ và viết tốt.

Khoảng trời đầy nắng hạvới tôi lúc này sao rực mầu tươi tắn quá, ước mơ vừa nhúm khởi đã thành hiện thực. Một hiện thực không quá xa vời, vậy mà bỗng chốc hiện lên làm tôi ngỡ mình vừa nắm bắt được điều kỳ diệu qua câu chuyện cổ tích nào đó. Đây là lần đầu tiên Tôi tham gia trại sáng tác, lại là trại sáng tác văn học Phật giáo, nên tầm ý nghĩa cũng thật lớn lao khác biệt. Sự viết lách của Tôi lâu nay chỉ là thú giải trí sau những giờ phút căng thẳng vì công việc, lắm khi tôi đã ví mình bằng câu nói: “ Con người ta dù chỉ làm được chút việc cỏn con có ý nghĩ, cũng thấy mình trở nên to tát vĩ đại lắm rồi”. To tát thì chưa hẳn, vì trên dòng sông Đạo Pháp, Tôi vẫn chỉ mới mấp mé ở bên bờ tỉnh thức, công trình sáng tác của mình có là bao mà dám sánh với những bậc dày công lập đức như bác. Thế mà bác cứ bảo là mình chưa làm được gì nhiều, lòng bác thì trải rộng mênh mông nên vẫn không bao giờ cảm thấy đủ trong vô tận những điều cần làm cho đạo pháp ở quê nhà.

Cây bồ đề nơi chính Quốc một thời từng chứng kiến sự tu tập và thành đạo của bậc đại giác, để từ đó trải qua bao thế kỷ thăng trầm hưng suy của thế sự, nhành lá bồ đề đã lan toả khắp mọi nơi, hoa bồ đề nở rộ theo từng dấu chân người hành hoá. Cho đến nay, trên dặm ngàn thiên lý, bao cành lá được chiết ra từ trong mạch nguồn thanh thoát đó, đã trở thành những cội bồ to lớn xum xuê, che mát cho muôn loài tìm về nương náu. Khi mang hạnh nguyện lợi tha, thì tâm hạnh Bồ Tát đâu cần câu chấp vào hình thức, nên luôn sẳn lòng vượt qua bao khó khăn trắc trở giữa đời thường, hoa giải thoát dù ngược gió vẫn đưa hương thì lo gì chút bụi trần mà không nguyện một đời xả thân hành đạo cả.

Tôi đặt bút viết lên đôi dòng cảm tác về chiếc lá bồ đề cũng là để tỏ niềm kính mộ đến những bậc tiên phong trên bước đường pháp hoá ở quê nhà. Cây bồ đề trên đất Phật đã thu hút bao dấu chân người tìm đến chiêm ngưỡng lễ bái, thì hoa lá bồ đề đã và đang không ngừng trổ sắc trên khắp mọi dòng sông bến tạm của kiếp người, để rồi cuối cùng điểm quy tụ vẫn là bờ giác ngạn an lành ngay trong ánh đạo mầu giải thoát.

---o0o---

Trình bày:Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2011(Xem: 21670)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
09/01/2011(Xem: 11988)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
07/01/2011(Xem: 8443)
Ngày nay, Buddhagay là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagay , một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgay đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagay có triển vọng sẽ là một trung tâm của Phật giáo thế giới. Thánh tích "Bồ-đề Đạo Tràng" (Buddhagay hay còn gọi là Bodhgay ) là địa danh chỉ cho nơi Đức Phật đạt được quả vị giác ngộ tối thượng (Sambodhi). Buddhagay cách thị trấn Gay cũ sáu dặm về phía Bắc, ngày nay cũng được biết với tên Brahmagay , nơi chiêm bái của tín đồ Ấn giáo (Hinduism). Có lẽ tín đồ Ấn giáo đã thêm thuật ngữ ‘Brahma’ vào địa danh của thánh tích này để phân biệt với Buddhagay , thánh tích của Phật giáo. Buddhagaya bây giờ là một thị trấn thịnh vượng, phía bắc giáp với Haripur, phía đông giáp với Mastipur, Dhondowa, Bhalua and Turi, phía nam giáp với Rampur và phía đông giáp với dòng sông Lilajan. Đây là một hình thức
06/01/2011(Xem: 6575)
Tôi và chị chưa hề một lần gây thù chuốc oán với nhau. Vậy mà không hiểu sao ngay từ ngày chạm mặt đầu tiên ở trụ sở Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh, bỗng dưng tôi thấy ghét chị thậm tệ. Và nhìn ánh mắt, vầng trán nhăn nhíu, điệu bộ của chị khi đứng gần tôi vào lúc cuộc họp chuẩn bị khai mạc, tôi cảm nhận, thấy biết được chắc chắn rằng chị cũng chẳng ưa gì tôi, có thể là ghét cay ghét đắng tôi, còn hơn cái mức mà tôi ghét chị. Sao kỳ vậy? Đố kỵ tài năng sao? Không phải.
06/01/2011(Xem: 4015)
Sắp Tết đến nơi rồi. Ngồi bên vỉa hè ngập nắng trước ngôi chùa suốt ngày đóng cổng tam quan im ỉm tịch lặng, dì Thanh rơm rớm nước mắt nhìn dòng người ngược xuôi tấp nập trên đường, ai nấy cũng lăng xăng sắm sửa chuẩn bị tống tiễn năm cũ, còn dì thì cứ như bất động, muốn động đậy cũng không còn sinh lực để nhấc cử tay chân. Bây giờ có muốn lo toan đèo bòng cùng thiên hạ, sắm thứ này thứ nọ, thì dì cũng chẳng có tiền để mà đứng dậy đi ra chỗ chợ búa xôn xao trăm hàng khoe sắc. Dì cúi xuống nhìn bé Trang đang nằm ngủ thật vô tư trên manh chiếu rách nát
06/01/2011(Xem: 7234)
Sau kỳ nghỉ hè, trở vào hãng làm việc, không thấy Goga mang theo chó, tôi hỏi : - Ủa , chó của bạn đâu ? Goga, con nhỏ bạn người Nam Tư trả lời : - Chó của tôi còn bé quá, phải một tháng sau, tôi mới mang qua được. - Bạn gởi nó bằng bưu điện ? -Không, tôi sẽ trở về rước.
05/01/2011(Xem: 2982)
Nguyên Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bịnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàn...
05/01/2011(Xem: 3183)
Thắng trận, Sở Trang vương đời Xuân Thu truyền bày tiệc liên hoan, gọi là "Thái bình yến". Phàm các quan văn võ bất cứ cấp nào đều được tham dự.
04/01/2011(Xem: 53021)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 3011)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]