Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sắc hoa màu biển

10/04/201311:47(Xem: 4196)
Sắc hoa màu biển

bai_bien_nha_trang

Sắc hoa màu biển

Lam Khê

Ngôi nhà màu xám tro nằm vắt ngang lưng chừng một ngọn đồi, có lối kiến trúc như tu viện, được bao bọc bởi hàng cây sao thẳng tắp. Nơi đây nằm cách xa đường cái. Nhưng phóng tầm mắt có thể nhìn thấy bờ biển cát trắng cùng những đợt sóng nhấp nhô mà mỗi khi ráng chiều buông xuống, thường toả ra những tia sắc vàng lung linh tuyệt ảo.

Quế Mỹ mở cánh cổng sắt bước ra ngoài. Cô thả bộ xuống con đường đá sỏi vòng quanh triền dốc. Mỗi chiều cô vẫn đi…như thể một người đang tận hưởng sự yên vui nhàn nhã. Mà cuộc đời này còn muốn đòi hỏi gì hơn nữa chứ. Ngang một khúc rẽ, Quế Mỹ bước chậm lại, quay nhìn lên ngôi nhà và thấy đám trẻ vẫn nô đùa chạy nhảy bên mấy bụi xương rồng. Trông chúng thật hồn nhiên ngây thơ như những cành lan đất mọc dày đặc trong rừng, nhưng lại mang dáng vẻ bền bỉ của loài xương rồng vươn lên từ miền sỏi cát khô cằn.

Từ bé Quế Mỹ đã có một tình yêu thắm thiết với màu xanh muôn trùng nơi biển cả. Ngày Mẹ mất, cô hay ra biển ngồi khóc một mình. Từ ấy cô thích nhìn biển và nghe những bài hát nói về biển. Bởi từ lòng biển sâu xa kia là trái tim, là linh hồn của mẹ, là những gì yêu thương dịu ngọt nhất mà cuộc đời ban tặng cho thế nhân. Sau này khi lớn lên lập gia đình rồi có con, Quế Mỹ mới thắm thía câu nói của người xưa “Lòng mẹ bao la rộng lớn như biển trời lai láng…” cô dành trọn tình cảm cho đứa con mình rứt ruột đẻ ra, như ngày trước mẹ đã yêu thương lo lắng cho cô. Niềm hạnh phúc về thiên chức làm mẹ thật đơn sơ và cao quý biết chừng nào. Thế mà… tất cả vụt tan biến nhanh chóng sau cơn đại hồng thuỷ. Biển đã không còn bình lặng. Biển đã cuốn hết mọi thứ nơi này và cả đứa con trai thân yêu của cô mới chỉ hơn hai tuổi.

Có lẽ gần cả năm trời, Quế Mỹ đi thơ thẫn dọc quanh các bờ biển trong tâm trạng hoảng loạn thương tâm tột cùng. Cô nhận ra rất nhiều người cũng đau khổ như mình. Cảnh chết chóc diễn ra khắp nơi trên mặt biển, trên đất liền. Tiếng khóc than râm rức không nguôi và những bóng người thất thiểu như ma trơi chập chờn qua lại. Họ bới tung mọi hóc hẻm hang hóc để mong tìm thấy thân xác người thân bị vùi dập đâu đó. Đến bây giờ, Quế Mỹ không hiểu làm sao mình lại sống sót được trong bối cảnh đó. Cô đã mất hết những người trong gia đình mình, gia đình chồng, và thằng Mi Sa. Ôi thằng bé thật bụ bẩm xinh xắn. Nó là niềm tự hào của cô. Cô có thể đánh đổi mọi thứ, kể cả sinh mạng của mình, để cho con được sống, được làm người trong cuộc đời này. Lần cuối cùng cô bế nó trên tay, khi đợt sóng thần đầu tiên đổ ập vào; Cô bồng con chạy thoát ra khỏi nhà được một đoạn, thì ngọn sóng thứ hai dâng cao một cách dữ tợn phủ trùm lên hai mẹ con, và cả dòng người đang hốt hoảng chạy la tán loạn. Sau đó Quế Mỹ không còn biết chuyện gì xảy ra. Cho đến khi tỉnh dậy trong một trạm xá. Người ta nói cho cô hay là họ thấy cô nằm sóng soại trên một cồn cát nhỏ khi sóng rút, còn đứa bé:_ À! Có thể nó trôi dạt về đâu đó, và được ai đó nhặt được đem đến một nơi nào khác rồi. Trong các vườn trẻ tạm thời có rất nhiều trẻ con bị thất lạc cha mẹ.

Quế Mỹ đã đi hết các trang trại mà người ta dựng lên cho các nạn nhân. Những nơi tập trung trẻ em vừa bị mồ côi sau tai hoạ. Cô đã không gặp Mi Sa cùng một ai thân quen cả. Nhưng lòng người mẹ trẻ vẫn nuôi hy vọng. Cô đi tìm, cố hỏi thăm sang các vùng lân cận với ý tưởng là con cô đang được một gia đình tử tế nào đó nuôi nấng chăm sóc. Có rất nhiều đứa trẻ được cứu thoát vậy tại sao Mi Sa lại không. Cô chờ đợi về điều diệu kỳ của sự sống. Nhưng nó đã chẳng hề xảy ra với cô. Ôi! biển cả! Nơi Cô đã lớn lên, đã yêu thương trân trọng nó biết dường nào. Chưa bao giờ cảnh bãi bễ nương dâu, bèo mây tan hợp lại phơi bày ứng nghiệm ra trước mặt cô rõ ràng như vậy. Biển đã hiến dâng mọi thứ cho đời, để rồi lấy đi những gì nó muốn. Cuộc chiến đấu giữa con người và trùng dương, dường như chưa lúc nào hung hản đến vậy.

Giữa cảnh tranh tối tranh sáng của vùng hoang vắng điêu tàn sau thiên tai, luôn tạo ra những cảm giác lạnh lùng ghê rợn cho người ta khi đặt chân đến. Quế Mỹ đã lang thang khắp các nơi này. Khi không còn gì để chờ đợi hy vọng, cô vẫn đi ra biển mỗi buổi chiều để tìm lại một chút niềm khuấy động tâm tư như ngày mẹ mất. Sóng gió đã êm mà lòng người vẫn triền miên đau khổ. Đời người là một bức tranh vẽ đầy những cảnh sanh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ… Cô từng nghe nói nhiều về điều đó, đến bây giờ khi chứng kiến mọi hiện thực xảy ra, cô vẫn không thể hiểu con người ta làm sao có thể sống nổi với chừng ấy sự khổ đau.

Cảnh chiều trên bãi biển không còn giữ nguyên vẻ thơ mộng như ngày nào, dù người ta cố gắng khôi phục lại mọi thứ. Quế Mỹ chiều chiều vẫn ra đây dõi mắt nhìn về phương trời xa xăm. Chẳng có gì ngoài những bó hoa mà ngày ngày được mọi người mang tới thả xuống biển, như một cách để tưởng niệm người đã khuất. Quế Mỹ cũng tìm được một đoá hoa rừng có màu của nước biển và gởi gấm trong đó những lời nguyện cầu vô vọng của mình. Biển sẽ mang những bó hoa này đi…đi mãi cho đến tận cùng bên kia của sự sống.

- Cô có tìm thấy chút bình yên nào không khi cứ mãi đứng mãi như thế này ?

Quế Mỹ ngước lên và thấy một vị tu sĩ đang đứng cạnh mình. Hằng ngày có nhiều người như thế đến đây, mang theo đầy lòng trắc ẩn thương cảm. Những lời an ủi trong lúc này còn có ý nghĩa gì nữa không ?

Vị tu sĩ vẫn đứng đó, dường như muốn chờ đợi câu trả lời. Quế Mỹ quay mặt ra biển rồi cười khảy, cô nói như chỉ để có nói :

_ Tôi đứng đây, để được nhìn thấy những người thân yêu, cùng dân làng vô tội của mình đang ở tận dưới kia. Chắc chắn họ cũng muốn Tôi theo về đoàn tụ. Vậy còn Ông. Từ đâu lại đến đây làm gì. Chẳng ai mong cầu điều gì nơi Ông cả.

_ Tôi đến cũng như bao người khác đã từng đến. _ vị tu sĩ từ tốn nói, không bận tâm về sự hằn học của người thiếu phụ _ Những nơi mà bao tâm hồn đau khổ luôn cần được chở che giúp đở. Nơi có những con người dừơng như mất hết tất cả mọi thứ. Một lời chia sẻ cảm thông trong lúc này cũng làm họ vơi bớt niềm thương tâm....

_ Nhưng Tôi không cần những lời đó. –Quế Mỹ la lên. Nếu Ông có thể làm được điều mà Ông nói là cứu khổ ban vui đó, thì hãy làm sao cứu sống lại con trai của tôi đi. Còn không thì thôi, Tôi không muốn nghe gì nữa cả.

- Tôi không thể làm được điều như Cô mong muốn. Nhưng Tôi vẫn có thể giúp được chút gì đó chứ. Trước tiên Tôi muốn kể cho Cô một câu chuyện xảy ra từ thời Đức Phật còn tại thế. Khi ấy có một thiếu phụ đến tìm ngài với đứa con nhỏ chết cứng trên tay. Người mẹ đau khổ khóc lóc van xin Phật dùng phép mầu cứu sống đứa con trai là nguồn sống duy nhất của bà. Phật dịu dàng bảo Bà đi kiếm một nắm tro bếp nơi một gia đình nào chưa từng có người chết thì Ngài mới cứu đứa bé được. Bà ta ôm con đi khắp làng xóm thôn ấp, với hy vọng tìm được nắm tro như thế. Cho đến chiều bà trở lại chỗ Phật với đôi tay trống không và cõi lòng thanh thản. Bà đã đi hết mọi nơi. Không nhà nào không từng có người chết. Lại một lần khác. Phật gặp một người đàn bà đang đứng trước nghĩa trang khóc lóc thảm thương vì đứa con gái của bà vừa chết được chôn cất trong này. Ngài nói:_ Khu nghĩa trang này có hằng vạn đứa bé cùng tên họ như con bà. Vậy thì bà khóc cho ai đây ? Người đàn bà bừng ngộ, ngừng khóc.

_ Chỉ có vậy thôi sao ? Tôi đã từng nghe nhiều câu chuyện đại loại như thế rồi _ Quế Mỹ chậm rãi ngắt ngang, đầy vẻ bất cần.

_ Đó là chuyện ngày xưa, mà ngày nay hay bất cứ thời đại nào vẫn luôn có ý nghĩa nhất định. Không ai chờ đợi điều bất hạnh đến với mình cả. Vậy mà nó vẫn đến ở mọi lúc mọi nơi. Buồn đau mãi cũng đâu thể làm sống lại những gì đã mất. Cô hãy nhìn lại cuộc sống quanh mình đi. Bao nhiêu người cũng mất mát đau thương như cô. Nhưng mọi người đều tìm cách vươn lên để tồn tại, và để quên đi quá khứ đau buồn.

_ Nếu phải quên đi những người đã mất quả là một điều bất nhẫn...

_ Một cuộc sống có ý nghĩa cũng là một cách để tuởng nhớ, chứ đâu phải cứ thở than thương khóc rồi tự vùi dập mình. Còn bây giờ Cô hãy nhìn lên ngọn đồi phía bên kia kìa. Một câu chuyện hiện thực đang xảy ra nơi ấy. Ơû trên đó có hàng trăm đứa trẻ mất cha mất mẹ. Có rất nhiều người phụ nữ đã mất hết con cái và người thân thuộc trong đợt sóng thần vừa rồi. Họ nương tựa về chung một mái nhà để cùng chia sẻ, cùng sống vì mình vì mọi người. Ngôi nhà này do một nữ tu người nước ngoài mới thành lập để nuôi trẻ mồâ côi sau thiên tai. Nhiều chị em đã tình nguyện đến ở đây làm việc và chăm sóc bọn trẻ. Cô tới đó đi để thấy họ tồn tại như thế nào. Những con người chưa từng là thân thích quen biết, vậy mà họ đã thương yêu đùm bọc lẫn nhau để làm lại cuộc đời.

Cô quay qua định cãi lại, thì chợt trông thấy mấy đứa trẻ trong ngôi nhà mở đang đi học về được một người người phụ nữ dẫn lên ngọn đồi. Ngôi nhà đó cô đã từng được nghe nói đến, từng đi qua và nhìn thấy. Nó vẫn là ngôi nhà như bao ngôi nhà khác, chẳng bao giờ cô nghĩ nó thuộc về phần đời của mình cả. Phải! Chưa bao giờ.

...Khi Quế Mỹ trở về thì trời đã nhá nhem tối, vừa bước chân vào nhà thì thằng Mi Sa đã chạy ra ôm lấy chực khóc :_ Mẹ! anh Bo dành đồ chơi rồi còn đánh con nữa kìa.

Mi Sa được nhặt về đây khi còn ẩm ngửa, vừa nhìn thấy nó cô đã yêu ngay, rồi lấy tên đứa con đã mất của mình để gọi cho thằng bé. Suốt ngày nó cứ quấn theo chân cô.

_ Nào! Các con phải ngoan ngoãn lên chứ. Anh chị em sống chung cùng mái nhà phải thương yêu nhường nhịn nhau, đâu có chuyện dành giựt đánh đá nhau như thế. Này các con có nghe Mẹ nói gì không vậy. ?

Bọn trẻ đã lui về phòng học bài hết. Quế Mỹ cũng bước đến chiếc bàn nhỏ dở sổ sách ra coi. Cô mở cánh cửa sổ nhìn thông ra biển. Biển về đêm yên lặng trong tiếng vỗ về của từng ngọn sóng miên man chập chùng lên xuống. Dù biển có làm gì, thì Quế Mỹ vẫn chưa bao giờ thấy lòng mình cách xa với nó. Giông tố rồi cũng qua, để cho mỗi người tự đi theo quy trình bất diệt của sự sống còn. Trên bờ mặt bao la của biển vẫn không ngừng nổi lên nhiều đoá hoa với mầu sắc thật lạ. Những sắc hoa màu biển mang cả tình yêu thương nào đâu biết đến bến bờ phân biệt.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/08/2020(Xem: 7717)
Thân phụ Ngài là một nhà Nho, nên Ngài đã được thụ giáo từ khi mới lên 5 tuổi. Đến 7 tuổi Ngài được vào học trường huyện. Nhờ bẩm chất thông minh, Ngài luôn chiếm ưu hạng. Sau một thời gian Ngài được chuyển lên học trường tỉnh. Đây là nơi Ngài có thể sôi kinh nấu sử để mai sau danh chiếm bảng vàng, làm rạng rỡ tông đường. Ngờ đâu ngày 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885) kinh đô Huế thất thủ. Vua Hàm Nghi phải xuất bôn, và xuống chiếu Cần Vương. Vừa lúc đó có kỳ thi Hương tại trường thi Bình Định, các sĩ tử cùng nhau bãi thi, phá trường, hô hào tham gia phong trào Cần Vương, chống Pháp cứu nước. Ngài cũng xếp bút nghiên, gia nhập hàng ngũ nghĩa quân Bình Định của các Ông Mai Xuân Thưởng, Bùi Điều.
14/08/2020(Xem: 5425)
Thuở trung học, tôi rất yêu môn toán. Những con số cộc lốc khô khan nhưng rõ ràng 1 với 1 là 2 đi vào đầu tôi êm ái nhẹ nhàng hơn những bài văn thơ trữ tình, ướt át. Tôi rất dốt, thường đội sổ môn Việt văn. Giữa khi một đề bài Thầy, Cô đưa ra: “Hãy tả tâm trạng cảm giác của em khi một ngày dự định đi chơi mà bị mưa không đi được„ Bạn tôi, đứa “sơ mi„ (nhất điểm) luận văn khi phát bài luôn được đọc cho cả lớp nghe, viết: “Thế là hôm nay em phải ở lại nhà vì một trận mưa như trút nước. Mưa càng lúc càng nặng hạt, dai dẳng suốt từ chiều hôm qua. Bầu trời vẫn còn u ám, xám xịt, không có dấu hiệu của một trận mưa sắp dứt, một ngày quang đãng. Em buồn nằm nhà, cuộn mình trong chăn nghe bên ngoài mưa rơi tí tách, gõ nhịp trên máng xối„ Thì bài của tôi: “Đùng...đùng...tiếng sét nổ vang. Nhìn ra bên ngoài bầu trời đen thui rồi nước ở đâu từ trên máng xối đổ xuống ào ào. Nước mưa chứ ai. Ghét dễ sợ. Không được đi chơi như dự định rồi. Buồn thỉu buồn thiu„ Bài viết cộc lốc khô cứng như cục đá. Ng
13/08/2020(Xem: 3267)
Chuyện đọc kinh sách (do cư sĩ Tường Dinh sưu tầm và diễn đọc)
10/08/2020(Xem: 4239)
Ngày xửa ngày xưa, dưới chân Hy Mã Lạp Sơn có một vương quốc trù phú tên gọi Thắng Man. Dù là một vương quốc giàu mạnh nhưng lòng người ở đây không thành thật, sống trên những giá trị giả dối, phù phiếm. Tại ngôi chợ bên ngoài hoàng thành có một người đàn ông sống bằng nghề bán mũ. Mũ của anh chàng này rất đẹp nhưng không hiểu sao hàng ế ẩm nên anh chàng toan tính bỏ nghề, tìm nghề khác sinh sống. Trên đỉnh núi quanh năm tuyết phủ có một nhà tiên tri, theo lời đồn có lẽ tu hành cả trăm năm và đã thành tiên. Nhân vương quốc cho mở đại hội để người dân vui chơi, ăn uống thỏa thích, nhà tiên tri chống gậy xuống núi để quan sát nhân tình, nhân đó tiên đoán vận mệnh của vương quốc. Trong dòng người hỗn độn, đủ thứ trò vui chơi vô cùng náo nhiệt, nhà tiên tri dừng lại bên cửa hàng bán mũ. Thấy một người đàn ông đang ngồi ủ rũ, nhà tiên tri hỏi:
09/08/2020(Xem: 7360)
Sáng nay vừa thức dậy, nhìn ra ngoài bầu trời trong thật đẹp, chim chóc hót ca vang, ríu rít gọi nhau nghe sao mà thanh bình quá, tiếng chim hót mà con rất ưa thích nghe từ thuở còn ấu thơ mỗi khi bình minh sắp trổi dậy cho một ngày mới. Hôm nay 28.6.2020 sinh nhật lần thứ 71 của Thầy, con xin kính đọc bài thơ của nhà thơ Hoàng Phong Linh tức ông Võ Đại Tôn, 1 chiến sỹ yêu nước, yêu Đạo, yêu Đời luôn dâng hiến đời mình cho Tổ Quốc kính mừng sinh nhật Thầy:
02/08/2020(Xem: 11695)
Ấn Độ Một Hung tin Đẫm lệ Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala đã Viên tịch trong cơn Đại dịch Covid 19
27/07/2020(Xem: 10642)
Lương Hoàng Sám Pháp (Thi Hóa của Thích Linh Như)
27/07/2020(Xem: 2896)
Nhắc đến thuyết nhân duyên "trùng trùng duyên khởi" của nhà Phật. Trong cái này lại cài đặt liên kết với cái kia, nếu không quen cô bạn đạo Chúc Hảo, làm sao có cuộc đi chơi kiểu "Dế mèn phiêu lưu ký" mãi tận đến Orlando của xứ biển Florida, làm sao quen được những thiện hữu tri thức chủ nhân của ngôi nhà Thiền với hồ bơi được tôi đặt cho một cái tên thật ấn tượng: Hồ “Trường Lưu Thủy". Câu chuyện bắt đầu từ cú điện thoại của Chúc Hảo vào đầu năm: - Năm nay trường Nữ Trung Học Nha Trang của tụi mình tổ chức họp mặt tại Orlando, cũng có thể là lần cuối vì các Thầy Cô già yếu và rơi rụng hết cả rồi. Vậy mi có đi không? Vợ chồng con cháu đại gia của tao có nhà tại bãi biển sẽ cho tụi mình tá túc tha hồ tắm biển.
23/07/2020(Xem: 3010)
Giáo lý của Đức Phật rất cao siêu thâm thúy, nhưng người học có số hiểu giống nhau, có số hiểu khác nhau. Và thực hành thì mỗi người áp dụng càng khác nhau nữa, cố sao theo cái hiểu của mình để tâm an lạc. Riêng tôi, tôi cũng hiểu và áp dụng theo cách riêng của tôi. Và trong đạo Phật, Lý Nhân Quả tôi đặt làm trọng tâm tin tưởng tuyệt đối xem như kim chỉ nam hướng dẫn tôi suốt cuộc đời. Tôi không rõ lắm từ lúc nào, lý nhân quả đã thấm nhuần vào tâm trí tôi. Cũng có thể bắt nguồn từ khi tôi còn bé lúc tôi được mẹ và các chị đưa tôi vào sinh hoạt ngành Oanh vũ, ngành dành cho thiếu nhi từ 6 đến 12 tuổi của Gia Đình Phật Tử. Lý nhân quả thấm đượm hồn tôi rất sâu sắc từ bé đến bây giờ.
15/07/2020(Xem: 3846)
Người phụ nữ da đen ăn trộm 5 quả trứng, viên cảnh sát Mỹ không bắt mà xử trí đầy bất ngờ Cách đây 6 năm, ở Mỹ đã diễn ra một câu chuyện vô cùng cảm động giữa viên cảnh sát William Stacy và một người mẹ da đen Helen Johnson. Khi ấy là khoảng thời gian vô cùng tuyệt vọng của người phụ nữ này, nhưng vị cảnh sát đã cứu sống cuộc đời cô. Đó là vào một ngày thứ 7, khi Helen bị bắt gặp đang ăn trộm 5 quả trứng trong siêu thị. Cô đã rất hoang mang khi cảnh sát đến. Tuy nhiên, thay vì bắt giữ cô về đồn cảnh sát, viên cảnh sát đã dành tặng cô một bất ngờ thú vị. Hàng tuần, Johnson đều phải nuôi nấng hai cô con gái và hai đứa cháu mới lên 1 và 3 tuổi, trong khi phúc lợi xã hội của cô chỉ có 120 USD một tháng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]