Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trú quán qua đêm.

10/04/201311:34(Xem: 4665)
Trú quán qua đêm.

TRÚ QUÁN QUA ĐÊM
(Từ có nhà đến không nhà)
Tự Truyện của một Tăng Sĩ Hoa Kỳ
[1]
[Bản điện tử lần thứ ba với tu chính]

Tỳ kheo Yogagivacara Rahula
(Bhavana Society, 2005 )
Chơn Quán dịch Việt




LỜI NGƯỜI DỊCH

Phât tử Chơn Huy ở Hoa Kỳ về có đem theo tập tự truyện dày của Tỳ Kheo Yogavacara Rahula. Cô nói truyện rất hay, khuyên tôi đọc và nhờ tôi dịch ra Việt ngữ để phổ biến trong giới Phật tử Việt Nam. Câu chuyện rất lý thú, nói về đời của một chàng trai Mỹ đi từ chỗ lang bạt giang hồ đến thiền môn. Truyện tựa đề "ONE NIGHT'S SHELTER (From Home to Homelessness)--The Autobiography of an American Buddhist Monk". Tôi đọc đi rồi muốn đọc lại để thấu đáo chi tiết trung thực của một đoạn đời, đời Thầy Yogavacara Rahula. Nhưng thay vì đọc lại, tôi quyết định dịch vì biết rằng dịch thuật là phương pháp hay nhứt để hiểu tác giả một cách trọn vẹn. Vả lại, nếu dịch được ra tiếng Việt, nhiều Phật tử Việt Nam sẽ có cơ duyên chia sẻ kinh nghiệm quý báu của Thầy Rahula hơn.

Anh văn là một ngôn ngữ vốn rất khó dịch. Tiếng Anh của Thầy Rahula còn khó dịch hơn, vì như viết trong phần Nhập Môn, Thầy muốn nói lên cảm nghĩ sống thực của mình lúc bấy giờ (tức hai thập niên 60 và 70) nên dùng văn cú và ngôn từ thường nghe trên hè phố California với nhiều tiếng lóng của giới híp pi[2]và ma túy. Ngoài ra, Thầy viết như nói nên bản dịch nhiều khi không thể đi sát với bản chánh, bởi lẽ nếu không có chút ít sắp xếp bản Việt ngữ sẽ rất khó đọc. Dám mong quý đọc giả lượng tình thứ dung.

Thầy Rahula còn dùng rất nhiều từ của những địa phương Thầy đã đến. Chúng tôi xin giữ lại các phương ngữ này và ghi thêm lời chú thích khi cần. Nếu là chú thích của chúng tôi, chúng tôi ghi (nd, người dịch), còn chú thích của tác giả được ghi rõ là (tg, tác giả).

Chúng tôi rất mong được quý đọc giả chỉ giáo thêm hầu bản dịch của những lần xuất bản tới rõ ràng và chính xác hơn. Trân trọng đa tạ.

Chúng tôi chân thành cám ơn đạo hữu Chơn Huy Trương Minh Nhựt đã gieo duyên, Thầy Yogavacara Rahula cho phép chuyển ngữ hồi ký của Thầy, và người vừa là bạn đời vừa là bạn đạo của chúng tôi là Chơn Quang Trương Nguyệt Thu đã góp nhiều ý cũng như lời và dò bản thảo của bản dịch này.

Người dịch: Chơn Quán Trần Ngọc Lợi

*

LỜI TỰA

Nhiều người bị vướng vào cơn lốc ma túy của thập niên 60 phải thân tàn ma dại. Một số kịp đổi được đời mình và làm gương cho kẻ khác. Tỳ kheo Yogavacara Rahula vứt bỏ được các đam mê không lành mạnh của ông vào lúc trung niên, bằng cách nhìn thấy sự thật đúng lúc với đúng thầy. "One Night's Shelter" mô tả cách làm thế nào để thực hiện sự thay đổi lần hồi rất ngoạn mục ấy.

Ông giảng Kinh Phật dựa trên kinh nghiệm bản thân với tình dục, ma túy, nhạc rock and roll,và tự xét mình. Chuyển cuộc sống thác loạn ra bình thường đã là rất khó, vậy mà ông còn đi theo được nẻo đường tôn giáo và tu định. Làm nổi việc này ắt phải rất thành thật với chính mình và có nhiều nghị lực lắm. Tỳ Kheo Rahula làm được nhờ vào sáng kiến riêng hướng dẫn bởi nội tâm.

Trên một bình diện nào đó, quyển sách này có thể mở lối cho những ai bị sa bẩy sa đọa và thói hư tật xấu ảnh hưởng đến thân cũng như tâm. Họ sẽ thấy, bằng vào con đường học Phật, ông có thể từ bỏ các thói tật ấy để bước sang một đời mới. Không phải ông thành đạt trong nháy mắt, mà ông đã tỉnh thức kiên trì.

Tôi gặp Tỳ Kheo Rahula lần đầu tiên hồi năm 1985 ở Sri Lanka, khi tôi và ông tình cờ viếng chung một ngôi chùa tại Colombo. Lúc bấy giờ tôi bận tiếp khách nên không có dịp trò chuyện với ông lâu. Khi ông về phụ tá tôi ở Bhavana Society vào năm 1987, tôi lần lần biết ông nhiều hơn. Ông là một nhà sư không quan tâm lắm đến ăn uống và tiện nghi. Ông luôn dành thì giờ của mình để hành trì Phật pháp. Đức Thế Tôn gọi người như ông là: "Người mặc chiếc áo vá quàng, có thân hình ốm o nổi gân xanh, và hành thiền một mình trong rừng--tôi gọi người ấy là Phạm Thiên."

Đó là Tỳ Kheo Rahula. Ông "ốm o, nổi gân xanh đầy mình và hành lâm thiền" ở tu/thiền viện Bhavana. Những lúc ông không thiền, ông làm lợi sanh cho mọi người đến viện để thiền hay tu học. Ông không mong cầu được báo đáp hay khen thưởng. Trong dịp khánh thành một thiền đường mới tôi muốn đề cập đến ông, ông bảo: "Xin Thầy đừng nói gì về con hết. Con rất ngại nghe lời khen tặng."

Khi được tỏ ngộ rồi, Tỳ Kheo Rahula bắt đầu biết đâu là giá trị của tình cha mẹ và thầy bạn, cũng như Phật pháp và thế gian. Thời nay bên trời Tây, không có mấy người đánh giá cao công cha nghĩa mẹ. Hễ chưa biết công ơn của cha mẹ, người con không thể nào biết quý trọng những hy sinh mà cha mẹ đã dành cho. Đó chỉ là một phần của sự tỏ ngộ của ông đối với thế gian và cuộc sống của ông.

Làm người, ta phải trách nhiệm hoàn toàn cuộc sống của mình. Nhờ học Phật, tập thiền và luyện yoga[3]mà ông có được ngày hôm nay. Ông hiện là vị thầy giỏi về thiền và du già, từng chu du thế giới để giảng dạy. Ông từng kể ông được "tái sanh" như thế nào khi say mê nghe Phật pháp lần đầu tại Nepal. "Hôm ấy là ngày Tạ Ơn (25 tháng 11,1973), ngày đầu tiên của cuộc đời còn lại của tôi. Hiện nay tôi là người được tái sanh."

Đó thật sự là những gì mà ta sẽ nắm bắt được khi nhìn thấy chân lý Phật dạy. Không thể khác hơn. Ta phải tự hành trì. Dầu đã nghe được bao nhiêu lời hoặc đọc được bao nhiêu sách, ta vẫn không bao giờ có thể nói lên điều đó một cách tâm thành cho đến khi tỏ ngộ Phật pháp. "One Night's Shelter" có thể là nguồn cảm hứng giúp ta hiểu rõ vấn đề hơn.

Đại Lão Hòa Thượng Henepola Gunaratana Maha Thera
Trưởng Sangha Nayaka, Hoa Kỳ
Chủ Tịch Bhava Society Lâm Tự/Thiền Viện Bhava Society
Rt 1, Box 218-3
High View, West Virginia

NHẬP ĐỀ

Tôi là một người Mỹ sống cuộc đời của nhà sư Phật giáo. Tôi thường được hỏi bởi nhiều người địa phương cũng như du khách Tây phương "Tại sao tôi trở thành nhà sư?" Hầu hết những người hiếu kỳ muốn được trả lời ngắn gọn, gọn như các câu chuyện ở bến đợi xe buýt. Công bình mà nói, không thể có câu trả lời ngắn gọn cho chuyện dài như vậy. 'One Night's Shelter or From Home to Homelessness' có thể nói, là lời giải đáp gián tiếp hoặc sự mô tả quá trình đó. Tôi dùng từ "quá trình" bởi lẽ tôi nghiệm thấy không có gì dứt khoát khiến cho quá trình ấy có thể trở thành rõ ràng đối với đọc giả khi xem hết câu chuyện này.

Sách chia làm hai phần: phần đầu kể lại cuộc đời niên thiếu của tôi ở California trong hai thập niên 50 và 60, ba năm trong quân đội với một thời gian ở Việt Nam, sự đùa nghịch với ma túy của tôi, và lúc tôi làm hippi lang thang vòng quanh nửa trái đất tới Nepal, nơi mà duyên số đưa tôi gặp các Thầy. Phần này có các điểm chánh như sự chạy theo quần chúng, tính tự kỹ và lối sống buông thả. Phần hai ghi lại bước đầu của sự tìm hiểu mình cũng như chân lý--hành trình của giác ngộ được thể hiện bằng sự tự giác và đấu tranh chống lại các tập quán của cái tôi. Sách được kết thúc bằng sự xuất gia của tôi ở Sri Lanka. Tôi cố gắng giải thích để đọc giả có thể hiểu những gì đã xảy ra trong nội tâm tôi liên quan đến yoga và thiền mà tôi đã theo đuổi. Một ít vấn đề có thể khó hiểu đối với quý vị chưa quen hay ít quan tâm đến Phật pháp (học thuyết tinh thần Đông phương). Nhưng tôi kính mong quý vị kiên nhẫn. Tôi cũng xin quý vị hiểu cho nếu có lúc tôi tự chỉ trích tôi quá đáng là vì tôi muốn nhấn mạnh đến sự mê mờ ăn sâu nơi tâm khảm tôi và tầm quan trọng của vấn đề.

Trên bề mặt, sách có thể được đọc như một câu chuyện du lịch với nhiều chi tiết hữu ích nói về địa điểm, các sự việc xảy ra, và những mẫu người mà tôi đã gặp và học hỏi được trong chuyến đi. Tôi dùng văn cú và từ ngữ thường nghe trên hè phố California; có nhiều từ của giới hippi và ma túy. Tôi muốn thử kể lại cảm nghĩ của mình, cảm nghĩ sống thật trong thâm tâm tôi lúc bấy giờ. Để giúp đọc giả hiểu các phương ngữ và từ triết Đông phương tôi sẽ dùng chú thích khi cần và kèm theo một bản định nghĩa sơ lược ở cuối sách.

Dưới bề sâu, 'One Night's Shelter' mô tả đời sống tâm linh và sự chuyển hóa của tâm tôi từ ngổn ngang đến rạng rỡ. Sách phân tích tại sao môi trường có thể ảnh hưởng chúng sanh và tại sao tình huống và tình người mà ta đã sống với không đơn thuần chấm dứt trong tâm ta mà cứ đeo đẳng theo ta trong cuộc sống kỳ bí này. Mỗi niệm--như mong ước, mong muốn, kỷ niệm tốt xấu--đều tạm lắng đọng đó như một trạm nghỉ đêm (one night's shelter), dầu dòng đời có nối tiếp đổi thay liên tục. Tôi hy vọng quý đọc giả sẽ có cùng cảm giác khi đọc qua sách này và sẽ dùng nó như tấm gương cho chính mình. Vô thường và duyên khởi là chân lý của mọi người, mọi nơi và mọi thời trên thế gian này, chỉ có điều kiện biến đổi mà thôi. Sách được viết với ý định đem lại chút cười vui, tạo nên chút suy tư, và xác định cảm nghĩ, dục vọng, phóng túng, ngông cuồng và phiền não của tác giả. Nó cũng nhằm cho thấy cá thể mình trong đó và cuối cùng để hiểu rõ hậu quả của hành động mình.

Sách không có tham vọng làm thiên khảo cứu mà chỉ muốn phản ảnh trung thực và thành thật những gì tôi đã trải qua và chứng nghiệm. Có một khoảng lối mười-mười lăm năm của đời tôi không có kể trong sách. Vài chuyện về hành trình, nơi chốn, sự việc xảy ra, và người tôi gặp có thể đã lỗi thời hay không chính xác. Nhiều chi tiết, nhứt là nói về thiền--như thời khóa biểu, bài giảng, thầy giảng và cử tọa--chỉ có thể đúng theo như tôi đã nhớ lại, mà sự nhớ lại là cái nhớ của riêng tôi. Có thể có đọc giả đã đến cùng nơi hay học cùng lúc với tôi nhưng có cảm nghĩ và kinh nghiệm khác với tôi. Phải công nhận, trong việc nhận xét mình, có lúc tôi hời hợt còn lúc khác thì khắt khe, nhưng đó là để nói lên ảnh hưởng đương nhiên của 'cái tôi' của tôi.

Trong sách tôi thường đổi thì, từ quá khứ lúc tả cảnh qua hiện tại khi nói các việc đương nhiên hay giảng Phật pháp. Tôi cũng thường đổi ngôi, từ thứ nhứt qua thứ nhì hay ba vì tôi muốn đọc giả là tôi chớ không phải là người xa lạ đứng nhìn sự việc xảy đến cho tôi trong quá khứ. Một phụ lục với chú thích được đính kèm để bàn rộng thêm một số vấn đề hay đề tài chưa được biết, nhứt là những vấn đề nói về thiền, tâm lý Phật giáo, yoga, tục lệ địa phương, và con người.

Dám xin qúy vị thường lạc thưởng lãm.

Tỳ Kheo Yogavacara Rahula, Bhavana Society



[1] Biên dịch từ ONE NIGHT'S SHELTER (From Home to Homelessness)--The Autobiography of an American Buddhist Monk, 3rd Revised Edition, Electronic Version của Tỳ Kheo Yogavacara Rahula, Bhavana Society.

[2] Híp pi hay hippi là hai từ dùng thay đổi trong bản dịch này. Đó là phong trào thịnh hành vào thập niên 60 của nhiều người, nhứt là giới trẻ, không chấp nhận định chế xã hội thường lệ và có lối sống cũng như ngôn từ và cách ăn mặc khác lạ mà đa số quần chúng cho là lập dị (nd).

[3] Yoga hay du già là hai từ được dùng thay đổi trong bản dịch nầy nd).

---o0o---

Nguồn: BuddhaSasana

Trình bày: Vĩnh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/08/2020(Xem: 7834)
Thân phụ Ngài là một nhà Nho, nên Ngài đã được thụ giáo từ khi mới lên 5 tuổi. Đến 7 tuổi Ngài được vào học trường huyện. Nhờ bẩm chất thông minh, Ngài luôn chiếm ưu hạng. Sau một thời gian Ngài được chuyển lên học trường tỉnh. Đây là nơi Ngài có thể sôi kinh nấu sử để mai sau danh chiếm bảng vàng, làm rạng rỡ tông đường. Ngờ đâu ngày 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885) kinh đô Huế thất thủ. Vua Hàm Nghi phải xuất bôn, và xuống chiếu Cần Vương. Vừa lúc đó có kỳ thi Hương tại trường thi Bình Định, các sĩ tử cùng nhau bãi thi, phá trường, hô hào tham gia phong trào Cần Vương, chống Pháp cứu nước. Ngài cũng xếp bút nghiên, gia nhập hàng ngũ nghĩa quân Bình Định của các Ông Mai Xuân Thưởng, Bùi Điều.
14/08/2020(Xem: 5543)
Thuở trung học, tôi rất yêu môn toán. Những con số cộc lốc khô khan nhưng rõ ràng 1 với 1 là 2 đi vào đầu tôi êm ái nhẹ nhàng hơn những bài văn thơ trữ tình, ướt át. Tôi rất dốt, thường đội sổ môn Việt văn. Giữa khi một đề bài Thầy, Cô đưa ra: “Hãy tả tâm trạng cảm giác của em khi một ngày dự định đi chơi mà bị mưa không đi được„ Bạn tôi, đứa “sơ mi„ (nhất điểm) luận văn khi phát bài luôn được đọc cho cả lớp nghe, viết: “Thế là hôm nay em phải ở lại nhà vì một trận mưa như trút nước. Mưa càng lúc càng nặng hạt, dai dẳng suốt từ chiều hôm qua. Bầu trời vẫn còn u ám, xám xịt, không có dấu hiệu của một trận mưa sắp dứt, một ngày quang đãng. Em buồn nằm nhà, cuộn mình trong chăn nghe bên ngoài mưa rơi tí tách, gõ nhịp trên máng xối„ Thì bài của tôi: “Đùng...đùng...tiếng sét nổ vang. Nhìn ra bên ngoài bầu trời đen thui rồi nước ở đâu từ trên máng xối đổ xuống ào ào. Nước mưa chứ ai. Ghét dễ sợ. Không được đi chơi như dự định rồi. Buồn thỉu buồn thiu„ Bài viết cộc lốc khô cứng như cục đá. Ng
13/08/2020(Xem: 3353)
Chuyện đọc kinh sách (do cư sĩ Tường Dinh sưu tầm và diễn đọc)
10/08/2020(Xem: 4328)
Ngày xửa ngày xưa, dưới chân Hy Mã Lạp Sơn có một vương quốc trù phú tên gọi Thắng Man. Dù là một vương quốc giàu mạnh nhưng lòng người ở đây không thành thật, sống trên những giá trị giả dối, phù phiếm. Tại ngôi chợ bên ngoài hoàng thành có một người đàn ông sống bằng nghề bán mũ. Mũ của anh chàng này rất đẹp nhưng không hiểu sao hàng ế ẩm nên anh chàng toan tính bỏ nghề, tìm nghề khác sinh sống. Trên đỉnh núi quanh năm tuyết phủ có một nhà tiên tri, theo lời đồn có lẽ tu hành cả trăm năm và đã thành tiên. Nhân vương quốc cho mở đại hội để người dân vui chơi, ăn uống thỏa thích, nhà tiên tri chống gậy xuống núi để quan sát nhân tình, nhân đó tiên đoán vận mệnh của vương quốc. Trong dòng người hỗn độn, đủ thứ trò vui chơi vô cùng náo nhiệt, nhà tiên tri dừng lại bên cửa hàng bán mũ. Thấy một người đàn ông đang ngồi ủ rũ, nhà tiên tri hỏi:
09/08/2020(Xem: 7639)
Sáng nay vừa thức dậy, nhìn ra ngoài bầu trời trong thật đẹp, chim chóc hót ca vang, ríu rít gọi nhau nghe sao mà thanh bình quá, tiếng chim hót mà con rất ưa thích nghe từ thuở còn ấu thơ mỗi khi bình minh sắp trổi dậy cho một ngày mới. Hôm nay 28.6.2020 sinh nhật lần thứ 71 của Thầy, con xin kính đọc bài thơ của nhà thơ Hoàng Phong Linh tức ông Võ Đại Tôn, 1 chiến sỹ yêu nước, yêu Đạo, yêu Đời luôn dâng hiến đời mình cho Tổ Quốc kính mừng sinh nhật Thầy:
02/08/2020(Xem: 11791)
Ấn Độ Một Hung tin Đẫm lệ Thượng tọa Tiến sĩ Bodhipala đã Viên tịch trong cơn Đại dịch Covid 19
27/07/2020(Xem: 10766)
Lương Hoàng Sám Pháp (Thi Hóa của Thích Linh Như)
27/07/2020(Xem: 2950)
Nhắc đến thuyết nhân duyên "trùng trùng duyên khởi" của nhà Phật. Trong cái này lại cài đặt liên kết với cái kia, nếu không quen cô bạn đạo Chúc Hảo, làm sao có cuộc đi chơi kiểu "Dế mèn phiêu lưu ký" mãi tận đến Orlando của xứ biển Florida, làm sao quen được những thiện hữu tri thức chủ nhân của ngôi nhà Thiền với hồ bơi được tôi đặt cho một cái tên thật ấn tượng: Hồ “Trường Lưu Thủy". Câu chuyện bắt đầu từ cú điện thoại của Chúc Hảo vào đầu năm: - Năm nay trường Nữ Trung Học Nha Trang của tụi mình tổ chức họp mặt tại Orlando, cũng có thể là lần cuối vì các Thầy Cô già yếu và rơi rụng hết cả rồi. Vậy mi có đi không? Vợ chồng con cháu đại gia của tao có nhà tại bãi biển sẽ cho tụi mình tá túc tha hồ tắm biển.
23/07/2020(Xem: 3087)
Giáo lý của Đức Phật rất cao siêu thâm thúy, nhưng người học có số hiểu giống nhau, có số hiểu khác nhau. Và thực hành thì mỗi người áp dụng càng khác nhau nữa, cố sao theo cái hiểu của mình để tâm an lạc. Riêng tôi, tôi cũng hiểu và áp dụng theo cách riêng của tôi. Và trong đạo Phật, Lý Nhân Quả tôi đặt làm trọng tâm tin tưởng tuyệt đối xem như kim chỉ nam hướng dẫn tôi suốt cuộc đời. Tôi không rõ lắm từ lúc nào, lý nhân quả đã thấm nhuần vào tâm trí tôi. Cũng có thể bắt nguồn từ khi tôi còn bé lúc tôi được mẹ và các chị đưa tôi vào sinh hoạt ngành Oanh vũ, ngành dành cho thiếu nhi từ 6 đến 12 tuổi của Gia Đình Phật Tử. Lý nhân quả thấm đượm hồn tôi rất sâu sắc từ bé đến bây giờ.
15/07/2020(Xem: 3927)
Người phụ nữ da đen ăn trộm 5 quả trứng, viên cảnh sát Mỹ không bắt mà xử trí đầy bất ngờ Cách đây 6 năm, ở Mỹ đã diễn ra một câu chuyện vô cùng cảm động giữa viên cảnh sát William Stacy và một người mẹ da đen Helen Johnson. Khi ấy là khoảng thời gian vô cùng tuyệt vọng của người phụ nữ này, nhưng vị cảnh sát đã cứu sống cuộc đời cô. Đó là vào một ngày thứ 7, khi Helen bị bắt gặp đang ăn trộm 5 quả trứng trong siêu thị. Cô đã rất hoang mang khi cảnh sát đến. Tuy nhiên, thay vì bắt giữ cô về đồn cảnh sát, viên cảnh sát đã dành tặng cô một bất ngờ thú vị. Hàng tuần, Johnson đều phải nuôi nấng hai cô con gái và hai đứa cháu mới lên 1 và 3 tuổi, trong khi phúc lợi xã hội của cô chỉ có 120 USD một tháng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]