Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Huyền sử một ngôi chùa

26/11/201517:52(Xem: 4568)
Huyền sử một ngôi chùa



chuyen vuot tuong huyen su mot ngoi chua

 

Tại thành phố Berlin thủ đô của nước Đức, có một ngôi chùa mang tên một ngọn núi thiêng, nơi Đức Phật ngày xưa hay thuyết Pháp, đó là chùa Linh Thứu. Vị trụ trì hiện nay mang một cái tên là Diệu Phước, nên các thiện nam tín nữ đổ xô về chùa lễ bái rất đông vì tin rằng chùa này rất “linh“ và cầu xin gì cũng được nhiều “phước“. Quả thật thế! Một số đại gia đến chùa làm công quả, lúc đầu chỉ có một nhà hàng cơ sở làm ăn, sau vài năm ôi thôi cửa tiệm mọc ra như nấm, tiền thu vào đếm không xuể. Thế là họ lại càng tin tưởng vào phước đức của ngôi chùa, từ đấy ngôi chùa Linh Thứu đã đi vào huyền thoại.

Ngược dòng thời gian của 26 năm về trước, những ngày cuối thu của năm 1989. Ngôi Niệm Phật Đường Linh Thứu mới dọn về địa điểm mới ở số 6 đường Krefelder, tường mới quét vôi, thảm vừa trải thẳng, chánh điện mới trang hoàng một cách đơn sơ không đủ thời gian để làm lễ An Vị Phật. Lúc ấy tình hình xứ Đức đang bước vào một khúc quanh lớn, cả một ý thức hệ khối Cộng Sản Đông Âu bị tan rã, bức tường ô nhục chia cắt Đông Tây sắp sụp đổ. Số đồng bào Việt Nam đi lao động hợp tác ở Đông Bá Linh rất đông, một số trèo tường qua Tây Bá Linh tìm tự do, họ kéo nhau đến ngôi Niệm Phật Đường Linh Thứu xin tá túc và xin chỉ dẫn cách làm giấy tờ để tỵ nạn.

Trước dữ kiện hằng ngày cả hàng chục người đến gõ cửa cầu cứu giữa trời mưa tuyết và cảnh tượng các cô gái trẻ trèo tường nhảy xuống té gãy xương hay trẹo chân nhan nhản mỗi ngày; ngôi Niệm Phật Đường Linh Thứu bắt buộc phải mở rộng cửa đón nhận tất cả mọi người. Đây mới là khó khăn cho những Phật tử sinh hoạt trong “Chùa“ nhất là bác Phạm Ngọc Đảnh người đã có công gầy dựng nên ngôi Niệm Phật Đường nhờ tài ngoại giao với chính quyền Đức (họ không cho thành lập chùa, chỉ cho sinh hoạt dưới hình thức một trung tâm văn hóa xã hội - Soziokulturelles Zentrum Viet Nam).

Bác Đảnh đã ép bà xếp ở hội Hồng Thập Tự, mở hết các kho đem ghế bố ra để ở văn phòng tại quận Steglitz cho những “Tường Nhân“, có chỗ dung thân chờ ngày vào trại tỵ nạn. Nhiều người Đức làm việc trong các công sở đã tích cực giúp đỡ cho khối người Việt ào ạt trào sang. Mỗi ngày trong Niệm Phật Đường phải tốn ít nhất cả chục thùng mì gói với một bình Gas vĩ đại mới đủ cung ứng cho những chiếc bao tử đói meo.

Đến nước này bác Đảnh phải cầu cứu trung ương ở chùa Viên Giác, kêu gọi các chi hội ở Hannover, Hamburg, Nürnberg gửi tiền và người qua phụ giúp chứ ở Berlin đã kiệt quệ mọi phần. Các em trong Gia Đình Phật Tử và Hướng Đạo ở Berlin tích cực xả thân đi giúp các đồng bào trong vấn đề giấy tờ phiên dịch. Có em phải bỏ học cả một lục cá nguyệt cho chiến dịch này. Phải nhắc đến một anh Hướng Đạo ở miệt dưới cách xa Berlin, vừa tốt nghiệp xong ngành nghề nhưng chưa có việc làm. Được trưng dụng lên Niệm Phật Đường, anh ở hà rầm luôn trong chùa để giúp đỡ các tường nhân. Tên của anh rất dễ nhớ và mang rất nhiều ấn tượng “Trần Thu Mộng Duyên“, chắc ba má anh mê con gái quá nên mới đặt tên như thế!

Tuy tiền không mang lại hạnh phúc, nhưng không có tiền làm sao trả cho sở Ngoại Kiều 7 Đức Mã để trả tiền chụp hình làm Passport. Bác Đảnh phải để cái lon ở trên bàn làm việc tại văn phòng để thu tiền phiên dịch không công cho đồng bào. Sau đó thiên hạ đã ổn định có tiền mới bỏ phong bì giúp đỡ lại người đã phiên dịch giấy tờ cho mình. Do đó có màn chú Từ Lương khui thùng phước sương, giơ cao phong bì đọc to “tiền dịch“, sau mỏi miệng quá chỉ đọc “dịch, dịch“ nghe như tiếng Vịt kêu chiều. Viết tới đây tôi không khỏi “tuyên dương“ cho công lao của Diệu Lý và Từ Lương, đôi uyên ương này đã xả thân cho ngôi Niệm Phật Đường Linh Thứu đến mờ mắt xụm cả lưng. Sẵn trớn tôi vinh danh luôn cho tất cả các Thuyền Nhân hay các đồng bào không cùng một giới tuyến đã góp công góp của lo cho Tường Nhân trong lúc gặp khó khăn, chẳng hạn như bác Diệu Thủy, cô Lâm Diệu Minh, bác Đạt Huệ cùng gia đình, dì Hoa, anh Thị Hiện, anh Thiện Sơn, gia đình bác Nguyên Hượt, bác Nguyên Định, Tâm Bích… và rất nhiều người nữa tôi không đủ giấy mực để viết ra cho hết.

Đấy chỉ là mặt tốt phía bên ngoài, nhưng có ai biết đến cái mặt trái của chiếc mề đay đâu! Bác Đảnh phải chịu bao sức ép của mọi phía đổ về, các bà già xưa trách sao chưa An Vị Phật đã rước chi người lạ vào Chùa, các ông cựu quân nhân đòi xin tí huyết về tội dám đón Cộng Sản vào nhà. Bác chỉ cười nói vu vơ:

- Ngày xưa có chương trình Chiêu Hồi phải hát bài “Tung cánh chim tìm về tổ ấm“ quá trời, bây giờ không gọi chỉ cần nhảy một cái là sang ngay. Tội nghiệp người ta bị đẻ ở đó chứ có phải là CS đâu!

Hoặc trấn an các bác lớn tuổi thích yên ổn tụng kinh:

Tụng kinh cho lắm mà thấy người sắp chết lạnh không đón vào thì tụng làm gì ?

Hay trả lời các bác sĩ trong bệnh viện, chữa trị không công cho những Tường Nhân té ngã chấn thương về tiền trả thông dịch:

Ông đã có công cứu đồng bào tui, tui cũng có phần dắt mối khỏi trả gì cho tui nữa hết!

Nếu có ai hỏi, thế số người chạy sang trong chiến dịch trèo tường này lên đến ước chừng bao nhiêu? Theo thống kê của cô giáo dạy toán trường Petrus Ký - Đạt Huệ tiết lộ, cỡ 2000 người một con số không nhỏ cho Niệm Phật Đường Linh Thứu bé nhỏ ở quận Tiergarten. Ngày nay số người thành công trở thành đại gia lên rất cao, tôi không nắm rõ từng chi tiết chỉ nghe loáng thoáng, láo nháo như cháo với chè là một trong số mười người đầu tiên đến gõ cửa “Chùa“ xin tỵ nạn là “Mr. Hai“, mới ngày nào còn là anh Trần văn Hai trẻ măng ốm nhách đen thui và nghèo sơ xác, bây giờ đã trở thành đại gia một doanh nhân tỏa sáng trong giới ẩm thực.

Những người không thuộc diện tường nhân thành công là “Monsieur Vương“, anh Đạt với dáng vóc nhỏ nhắn nhưng có cái đầu nghĩ chuyện kinh doanh, sờ vào đâu là ra tiền đến đó. Ngoài ra trong lãnh vực đầu tư hãng xưởng rất thành công phải kể đến anh Kiệt hãng Recart hay chị Hảo hãng Abitz. Xin thứ lỗi cho tôi chỉ biết lên Chùa và ru rú trong nhà không chịu giao thiệp nên thiếu sót rất nhiều đại gia chưa kể đến. Hay là đến ngày Hội Ngộ và Tri Ân mùng 3 tháng 9 năm 2011, mời các đại gia đến trình diện cho bà con được chiêm ngưỡng những nhân tài của đất nước.

Cái phước đức lớn nhất của ngôi chùa Linh Thứu là đã đào tạo được rất nhiều vị đi xuất gia, tính đến hôm nay cũng được 16 vị đi ra từ chùa Linh Thứu, có người tu hành tinh tấn đã đạt được những quả vị cao.

Tôi xin được lướt qua theo thứ tự thời gian đi Tu của từng vị:

  • Sư Cô Như Quang, hiện đang trụ trì chùa Phổ Hiền ở Strassburg. Cô là tường nhân trong nhóm đầu tiên đến Niệm Phật Đường Linh Thứu, lúc còn ở bên Đông Đức, Cô đã ăn chay trường và chép Kinh Pháp Hoa bằng tay trong cuốn vở học trò. Lúc Cô tỏ ý định muốn đi Tu, ai cũng tiếc tại sao một người đẹp như thế mà đòi xuất gia. Nhưng bác Đảnh đã tạo điều kiện cho Cô xuống Chùa Viên Giác để xuất gia và sau sang Pháp với Sư Bà Như Tuấn.

 

  • Cô Phúc Nghiêm, khoảng vài năm sau khi mở cửa bức tường Cô đến Chùa đòi xuất gia, bác Đảnh phải đưa lậu qua Làng Mai bằng thông hành của con gái. Hiện nay Cô tu hành rất tinh tấn, một Sư Chị dũng cảm quyết ở lại Bát Nhã để bảo vệ các Sư Em.

 

  • Thầy Pháp Độ, một tường nhân chính hiệu để tóc dài quá vai lại thêm râu ria rậm rạp, làm đầu bếp chính cho quán cơm chay của Vĩnh Trân. Ngày Thầy đòi đi Tu ai cũng giật mình, nhưng không ngờ ngày nay Thầy tu hành quá tinh tấn, được Sư Ông bổ nhiệm cho nhiều chức làm xếp ở Thiền Đường Paris.

 

  • Cô Hóa Nghiêm, khoảng năm 2000 tôi được tháp tùng Cô cùng với bác Đảnh sang Làng Mai cho Cô đi xuất gia. Từ đó đến giờ đã gần 11 năm, chắc Cô đã lựa đúng con đường, vì đường đời của Cô quá lắm chông gai, không ai có thể gánh vác cho Cô được.

 

  • Thầy Pháp Chương, lúc chưa đi Tu được mệnh danh là Đại Thí Chủ, vì Thầy hay ủng hộ cho những lúc Niệm Phật Đường còn nghèo, lâu lâu lại cho gạo hay ủng hộ tiền xe cho mọi người đi dự khóa tu bên Làng. Nghe đâu Thầy tu hành rất tinh tấn được Sư Ông tặng cho nhiều quả vị.

 

  • Thầy Trinkley, bây giờ Chú đã lên chức Thầy đạt được nhiều quả vị theo trường phái Tây Tạng. Ngày xưa ông cụ của Chú rất buồn khi cậu con trai nối dõi tông đường đi Tu, ổng cứ đòi từ con và trách bác Đảnh đã dụ dỗ con trai ông đi Tu, bác Đảnh trả lời kiểu Ông già Ba Tri:

Tui dụ tui, dụ con tui còn không được nữa dụ con ai!

Đó là các Thầy Cô tu theo pháp môn Làng Mai với Sư Ông Nhất Hạnh, lực lượng hùng hậu còn lại tu theo pháp môn Tịnh Độ của Sư Ông Viên Giác và trong tương lai biết đâu còn nhiều Vị xuất thân từ chùa Linh Thứu đi xuất gia.

Một ngôi chùa đã được tạo dựng lên bằng những công đức to dầy như thế, một đội ngũ Phật tử thuần thành đã thấm nhuần tương chao, cộng thêm sự hướng dẫn tinh thần một cách tài tình của Ni Sư trụ trì, cùng các đóng góp vô cùng tận của các Sư Cô. Ngôi chùa thiêng Linh Thứu chắc chắn sẽ tồn tại mãi trên xứ sở Đức thân yêu.

Để kỷ niệm ngày Hội Ngộ và Tri Ân mùng 3 tháng 9 năm 2011.

Hoa Lan.




Thay Phap Chuong
Thầy Pháp Chương

Su Co Nhu Quang

Sư Cô Như Quang đang làm thị giả cho Sư Bà Như Tuấn


ThayDanh_2Bác Đảnh


DatHueBác Đạt Huệ




Chua Linh Thuu (3)

Xem thêm hình ảnh Chùa Linh Thứu

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2014(Xem: 4702)
Chiều nay, một chiều thật an bình, dưới bóng râm mát diệu của những tàn cây xanh, lồng lộng tiếng chim như trĩu thanh âm xuống phòng khách bên trong một ngôi đạo tràng. Bình trà đã rót nhiều lần, nhưng hương vị trà hãy còn thấm đậm theo dòng thế sự hoài niệm cổ kim.
21/06/2014(Xem: 9923)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
20/06/2014(Xem: 10570)
Thuở xưa có một con rùa, vào một buổi chiều đi kiếm mồi bên một cái đầm vắng. Một con dã can cũng đi kiếm mồi cạnh cái đầm ấy. Con rùa lanh lợi kia vừa thấy dã can từ xa đi tới thì nghĩ rằng : “Dã can nầy đã từng gây hại cho loài của ta, vậy nay ta phải thận trọng.” Nghĩ vậy con rùa bèn thâu bốn chân và thứ năm là cái cổ vào trong chiếc mai rắn chắc của mình, rồi nằm im bất động.
20/06/2014(Xem: 4714)
Gia đình là nền tảng của xã hội. Muốn tạo dựng một xã hội phồn thịnh an vui, có lẽ ta cần phải có thật nhiều mái ấm gia đình mới phải. Thế nhưng trong thực tế thì than ơi, ta chỉ gặp toàn những gia đình tiêu biểu cỡ anh chồng Nguyễn văn Đầu Vịt và chị vợ Trần thị Lá Sen như câu chuyện Mái Ấm Chợ Chiều dưới đây.
16/06/2014(Xem: 13506)
Chuyện Thiền Môn là những câu chuyện do chúng tôi biên soạn. Những mẫu chuyện nầy đã đăng rải rác trong các Bản Tin Đại Tòng Lâm Phật Giáo. Bắt đầu từ số 17 cho đến số 29. Mỗi Bản Tin được kèm theo trong tờ Đặc san Phước Huệ phát hành ấn tặng mỗi kỳ vào các dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Tuy là câu chuyện dài nhưng mỗi kỳ đều có mỗi chủ đề khác nhau. Những nhân vật trong câu chuyện không phải là những nhân vật có thật ở trong đạo, nếu có sự trùng hợp thì đó chẳng qua là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của bút giả. Chúng tôi dựa vào một vài nét sinh hoạt thực tế cụ thể trong thiền môn mà viết thành qua mỗi chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề tuy có khác, nhưng những nhân vật trong cốt chuyện trước sau đều có sự hoạt động liên tục. Qua mỗi câu chuyện, chúng tôi cố gắng diễn tả theo từng tâm trạng và hoàn cảnh của mỗi nhân vật hay thường xảy ra trong chốn thiền môn.
16/06/2014(Xem: 6839)
Tập sách nhỏ nầy chúng tôi ghi lại những ngày lang thang rày đây mai đó trên đất Mỹ. Đây là chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của chúng tôi. Như những chuyến đi lần trước mà chúng tôi đã có dịp đi qua các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, cứ mỗi chuyến đi tôi đều có ghi chép lại những gì đã xảy ra trong suốt cuộc hành trình. Lần nầy cũng vậy. Tôi cũng muốn ghi lại những việc xảy ra từng ngày. Đến đâu, ở đâu, làm gì ... tất cả, chúng tôi đều có ghi lại đầy đủ. Do đó, quyển sách nầy với hình thức giống như là một quyển nhật ký hay ký sự hơn là quyển sách mang tính chất nghiên cứu. Trong sự ghi chép đó, nơi nào có liên quan đến những địa danh mà chúng tôi tới viếng thăm, chúng tôi đều có sưu tầm một số ít tài liệu để dẫn chứng. Tôi nghĩ rằng, chuyến đi nào cũng có ít nhiều kỷ niệm vui buồn. Cuộc đời tương đối không sao tránh khỏi. Mục đích của chúng tôi là muốn lưu lại một vài hình ảnh kỷ niệm thân thương qua những nơi mà đoàn chúng tôi đã đến.
10/06/2014(Xem: 8083)
Hai dì vãi chùa tôi tuổi đời đều đã trên 70. Về sự kính Ôn, trọng thầy, thương chú và đùm bọc điệu hai dì như nhau. Về sự siêng năng, chịu khó, tiết kiệm, giữ của cho chùa hai dì bằng nhau. Về vóc hình nhỏ nhắn hai dì giống nhau. Về chiều cao khiêm tốn hai dì ngang nhau. Thời Ôn (cố) còn sống, có mụ nhà quê lâu lâu mới lên thành phố tìm đến viếng chùa rồi gặp Ôn trú trì, sau khi đảnh lễ, mụ nói một câu tỉnh rụi về hai dì vãi chùa tôi: Ôn có “cặp sanh đôi” trông vui mắt, hí.
04/05/2014(Xem: 16282)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
15/04/2014(Xem: 4970)
Thiên tình sử Truyện Hoa Lan không biết đã cướp mất bao nhiêu thì giờ quí báu của các bạn, chứ riêng tôi bị mất nhiều công sức lắm. Chẳng là Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi, đuổi nhanh đến độ mỗi sáng tôi phải ngồi nhổ tóc bạc đến mỏi cả tay, đến mờ con mắt mà vẫn chưa xong.
09/04/2014(Xem: 4870)
Chạy hơn trăm cây số vào thành phố, đến trạm kiểm tra của cảnh sát, Hà Tam hết sờ túi này lại nắn túi nọ, tìm mãi không thấy giấy phép lái xe đâu. Hà Tam thừ người ra: Giấy phép lái xe rõ ràng là để trong chiếc ví da lúc nào cũng mang trong người, vậy sao lại tìm không thấy? Cẩn thận nhớ lại, Hà Tam mới chắc là chiếc ví da đã bị rơi khi mình chui vào gầm xe sửa chữa. Đành phải để xe lại trạm cảnh sát, Hà Tam vội vã vẫy taxi quay lại chỗ sửa xe.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]