Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thở và em

24/05/201519:47(Xem: 5754)
Thở và em

ban doi
THỞ VÀ EM

Tạ Thị Ngọc Thảo


Tôn giáo của tôi rất đơn giản, nó là sự tử tế - Đạt Lai Lạt Ma XIV





Em đừng hỏi vì sao tôi cưới em

Chỉ đơn giản bên em tôi thở được

Đó là hai câu thơ của thầy tôi làm tặng người vợ thân yêu của mình khi thầy bị bệnh phải nhập viện.

Mươi năm trước, khi chưa già, còn làm việc, còn khỏe, thầy lẫm liệt, uy nghi, thông thái lắm. Là một người có cái đầu sáng, lại diễn đạt ý tưởng qua ngòi bút tài hoa, những góp ý của thầy cho chính sách vĩ mô như vầng trăng rằm xóa tan u tối. Thầy cũng là người có cuộc sống điều độ, chỉnh chu, giàu lòng trắc ẩn với người, vật, cỏ cây, dòng nước và bóng mát... Dù thường xuyên dự tiệc chiêu đãi cấp cao thầy vẫn âm thầm ăn uống kham khổ như bữa cơm của chùa nghèo. Lãnh đạo, cộng sự, bạn bè, gia đình, xã hội ai cũng trân trọng và quý mến thầy.

Thế nhưng sanh, lão, bệnh, tử không chừa một ai, kể cả một người tâm trí bình thản, nhịp sống chừng mực như thầy. Bây giờ, ở độ tuổi nhỉnh hơn 90 một chút thầy mắc nhiều bệnh, phải nhập viện. Đầu tiên, bác sĩ nghi thầy ung thư máu, rồi lại nghi thầy ung thư phổi, may sao hai chứng bệnh hiểm nghèo này được bệnh viện loại trừ. Riêng tôi khi vào bệnh viện thăm thầy, không đủ kiến thức chuyên môn để đọc kết quả xét nghiệm, chỉ nhìn hai bàn chân sưng vù, người mỏng như liễu, da xanh như lá, tứ chi không thực hành hiệu lệnh của bộ não, thầy lại còn không tự đọc sách và viết được, liền biết thầy sức mòn, hơi cạn. Chuyện tiêu diêu mây trời nên tính bằng tháng, đừng tính bằng năm. May sao thầy còn làm thơ được, nhưng chỉ làm thơ tặng vợ. Thầy nói: “Từ hôm nhập viện đến nay thầy đã đọc cho cô chép được 8 bài thơ”, rồi thầy đọc cho tôi nghe hai câu trong 8 bài thơ ấy: Em đừng hỏi vì sao tôi cưới em/ Chỉ đơn giản bên em tôi thở được.

Khi thầy đọc thơ, tôi thấy hai gò má của thầy và vợ thầy đều ửng hồng. Ửng hồng ở độ tuổi hơn 90 là hiếm. Hiếm hơn khi cả hai trong hoàn cảnh một người bệnh già và một người nuôi bệnh cũng già không kém.

Thầy tôi bệnh, đương nhiên rất nhiều người đến thăm, từ người làm lớn, làm vừa, làm nhỏ nhưng, tất cả chỉ đến thăm một lần, hiếm ai quay lại lần hai. Chỉ riêng vợ của thầy, chuyển hẳn vào ở trong bệnh viện để sớm tối được bên thầy, lo cho thầy ăn, dỗ cho thầy ngủ. Ngày tôi vào thăm không thể báo trước, vì không cách chi liên lạc được, nhờ vậy mới thấy được cảnh thầy tôi nằm trên giường bệnh, vợ thầy ngồi bên cạnh, đôi bàn tay lần vào mái tóc lơ thơ của thầy xoa xoa cho thầy dễ ngủ. Phòng bệnh không mở đèn, ánh nắng buổi sáng hắt từ cửa sổ chiếu vào bình hoa Loa Kèn trắng muốt, loài hoa thường nở rộ vào cuối Xuân ở Hà Nội; chắc cô vừa mới cắm tặng thầy? Phòng bệnh có những cành hoa tươi thắm, có tình người này đằm thắm với người kia, khiến sự ảm đạm tạm lùi xa.

Trong một gian phòng người và cảnh ấm áp như vậy, thay vì chìm đắm để tận hưởng, tôi lại nghĩ, nếu thầy của tôi qua đời thì người ở lại sẽ như thế nào?. “Chim khuyên ăn trái nhãn lồng/ Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi”, hoặc mặn mà như vợ chồng của thầy “Tôi thở được khi có em, em thở được khi có tôi, ta thở được khi có nhau” rồi, đột nhiên một trong hai người biến mất, điều gì xảy ra?

 Trước đây tôi đinh ninh rằng, yêu thương nhau, lấy được nhau, sanh con đẻ cái với nhau, là sướng; sướng vô cùng. Bây giờ, tại đây, trong phòng bệnh này, chứng kiến sự âu yếm của một cặp vợ chồng già, một cái gì đó vỡ òa trong nhận thức, giúp tôi hiểu một cách sâu sắc thế nào là “Ái biệt ly khổ”.

Khi chào về, biết thầy là một người thích thơ, tôi đọc tặng thầy vài câu trong bài kệ “Vô tánh” của Lục Tổ Huệ Năng: “Phật Pháp tại thế gian/ Không lìa đời giác ngộ”, và rằng: “Ghét yêu đừng quan tâm/ Duỗi dài chân nằm nghỉ”. Nghe vậy thầy cười, giọng bình thản: “Thầy có chiêm nghiệm triết học Phật, thầy đã dặn cô dù hoàn cảnh nào cũng an nhiên, thọ nhận”.

Ái biệt ly là khổ, nhưng nếu ta hiển thị có gia đình, luôn sống tử tế với cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu và những người chung quanh mà thân không vướng mắc, tâm không đắm nhiễm, thì: Ái, biệt ly, nhưng không khổ.

Phẩm Bát Nhã trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng, sống được vậy “như thấy cảnh giới chư Phật, đến được địa vị của Phật”./.

 

 

Ý kiến bạn đọc
14/08/201500:51
Khách
Đọc chuyện rất nhân văn, xúc động. Rất cảm ơn tác giả. Chúc tác giả có nhiều thành công trên bước đường Tâm Đức của đời mình!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 2721)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 5200)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 9900)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 3983)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 2634)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 2616)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
25/12/2010(Xem: 2773)
Chúng ta, những người bỏ xứ ra đi, đã quay lưng với cổng trường ngày cũ, nhưng lòng vẫn còn tưởng nhớ đến những hình ảnh thân yêu của bạn bè ngày nào! Vẫn mong ước ngày trở lại để tìm kiếm ký ức thầm kín ngày xưa, để được nhìn gặp những người ở lại của thuở ấy, nhưng những người ở lại có còn gì nữa đâu? Đói khổ đã làm mòn mỏi thêm cuộc sống, tất cả chỉ còn biết đem hơi sức bám vào nhịp thở, sống cho qua chuỗi ngày còn lại. Tôi quen chị Xuân Viên khi được đổi về trường Sương Nguyệt Anh (SNA). Hình ảnh một con người tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng đầy nghị lực đã đập vào mắt tôi và dần dần từ chỗ quen biết, chúng tôi đã thương mến nhau từ lúc nào cũng không hay nữa! Nói đến chị, phải nói đến một con người mẫu mực, một cô giáo hoàn toàn gương mẫu đúng phong cách một nhà giáo đầy đạo đức. Đó là người mà tôi mến phục nhất và lúc nào cũng chiếm trọn trong tôi một niềm thương yêu trìu mến và bất tận. Giao cho chị phụ trách làm giáo sư hướng dẫn một lớp nào, coi như nhà trường khỏi phải
24/12/2010(Xem: 7254)
Từ ngày định cư ở một xứ hiếm mưa, lắm lúc tôi tưởng chừng như không còn nhớ nhiều đến những cơn mưa vùng nhiệt đới; mưa quê hương, nhất là những cơn mưa dai dẳng của một xứ "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", mưa xứ Huế!
22/12/2010(Xem: 3801)
Hậu Nghệ có công bắn 9 mặt trời cứu bá tính khỏi chết trong biển lửa nên được nhân dân kính mến, suy tôn làm hoàng đế. Lên làm vua, Nghệ lại cướp giựt của cải của nhân dân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]