Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thở và em

24/05/201519:47(Xem: 5685)
Thở và em

ban doi
THỞ VÀ EM

Tạ Thị Ngọc Thảo


Tôn giáo của tôi rất đơn giản, nó là sự tử tế - Đạt Lai Lạt Ma XIV





Em đừng hỏi vì sao tôi cưới em

Chỉ đơn giản bên em tôi thở được

Đó là hai câu thơ của thầy tôi làm tặng người vợ thân yêu của mình khi thầy bị bệnh phải nhập viện.

Mươi năm trước, khi chưa già, còn làm việc, còn khỏe, thầy lẫm liệt, uy nghi, thông thái lắm. Là một người có cái đầu sáng, lại diễn đạt ý tưởng qua ngòi bút tài hoa, những góp ý của thầy cho chính sách vĩ mô như vầng trăng rằm xóa tan u tối. Thầy cũng là người có cuộc sống điều độ, chỉnh chu, giàu lòng trắc ẩn với người, vật, cỏ cây, dòng nước và bóng mát... Dù thường xuyên dự tiệc chiêu đãi cấp cao thầy vẫn âm thầm ăn uống kham khổ như bữa cơm của chùa nghèo. Lãnh đạo, cộng sự, bạn bè, gia đình, xã hội ai cũng trân trọng và quý mến thầy.

Thế nhưng sanh, lão, bệnh, tử không chừa một ai, kể cả một người tâm trí bình thản, nhịp sống chừng mực như thầy. Bây giờ, ở độ tuổi nhỉnh hơn 90 một chút thầy mắc nhiều bệnh, phải nhập viện. Đầu tiên, bác sĩ nghi thầy ung thư máu, rồi lại nghi thầy ung thư phổi, may sao hai chứng bệnh hiểm nghèo này được bệnh viện loại trừ. Riêng tôi khi vào bệnh viện thăm thầy, không đủ kiến thức chuyên môn để đọc kết quả xét nghiệm, chỉ nhìn hai bàn chân sưng vù, người mỏng như liễu, da xanh như lá, tứ chi không thực hành hiệu lệnh của bộ não, thầy lại còn không tự đọc sách và viết được, liền biết thầy sức mòn, hơi cạn. Chuyện tiêu diêu mây trời nên tính bằng tháng, đừng tính bằng năm. May sao thầy còn làm thơ được, nhưng chỉ làm thơ tặng vợ. Thầy nói: “Từ hôm nhập viện đến nay thầy đã đọc cho cô chép được 8 bài thơ”, rồi thầy đọc cho tôi nghe hai câu trong 8 bài thơ ấy: Em đừng hỏi vì sao tôi cưới em/ Chỉ đơn giản bên em tôi thở được.

Khi thầy đọc thơ, tôi thấy hai gò má của thầy và vợ thầy đều ửng hồng. Ửng hồng ở độ tuổi hơn 90 là hiếm. Hiếm hơn khi cả hai trong hoàn cảnh một người bệnh già và một người nuôi bệnh cũng già không kém.

Thầy tôi bệnh, đương nhiên rất nhiều người đến thăm, từ người làm lớn, làm vừa, làm nhỏ nhưng, tất cả chỉ đến thăm một lần, hiếm ai quay lại lần hai. Chỉ riêng vợ của thầy, chuyển hẳn vào ở trong bệnh viện để sớm tối được bên thầy, lo cho thầy ăn, dỗ cho thầy ngủ. Ngày tôi vào thăm không thể báo trước, vì không cách chi liên lạc được, nhờ vậy mới thấy được cảnh thầy tôi nằm trên giường bệnh, vợ thầy ngồi bên cạnh, đôi bàn tay lần vào mái tóc lơ thơ của thầy xoa xoa cho thầy dễ ngủ. Phòng bệnh không mở đèn, ánh nắng buổi sáng hắt từ cửa sổ chiếu vào bình hoa Loa Kèn trắng muốt, loài hoa thường nở rộ vào cuối Xuân ở Hà Nội; chắc cô vừa mới cắm tặng thầy? Phòng bệnh có những cành hoa tươi thắm, có tình người này đằm thắm với người kia, khiến sự ảm đạm tạm lùi xa.

Trong một gian phòng người và cảnh ấm áp như vậy, thay vì chìm đắm để tận hưởng, tôi lại nghĩ, nếu thầy của tôi qua đời thì người ở lại sẽ như thế nào?. “Chim khuyên ăn trái nhãn lồng/ Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi”, hoặc mặn mà như vợ chồng của thầy “Tôi thở được khi có em, em thở được khi có tôi, ta thở được khi có nhau” rồi, đột nhiên một trong hai người biến mất, điều gì xảy ra?

 Trước đây tôi đinh ninh rằng, yêu thương nhau, lấy được nhau, sanh con đẻ cái với nhau, là sướng; sướng vô cùng. Bây giờ, tại đây, trong phòng bệnh này, chứng kiến sự âu yếm của một cặp vợ chồng già, một cái gì đó vỡ òa trong nhận thức, giúp tôi hiểu một cách sâu sắc thế nào là “Ái biệt ly khổ”.

Khi chào về, biết thầy là một người thích thơ, tôi đọc tặng thầy vài câu trong bài kệ “Vô tánh” của Lục Tổ Huệ Năng: “Phật Pháp tại thế gian/ Không lìa đời giác ngộ”, và rằng: “Ghét yêu đừng quan tâm/ Duỗi dài chân nằm nghỉ”. Nghe vậy thầy cười, giọng bình thản: “Thầy có chiêm nghiệm triết học Phật, thầy đã dặn cô dù hoàn cảnh nào cũng an nhiên, thọ nhận”.

Ái biệt ly là khổ, nhưng nếu ta hiển thị có gia đình, luôn sống tử tế với cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu và những người chung quanh mà thân không vướng mắc, tâm không đắm nhiễm, thì: Ái, biệt ly, nhưng không khổ.

Phẩm Bát Nhã trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng, sống được vậy “như thấy cảnh giới chư Phật, đến được địa vị của Phật”./.

 

 

Ý kiến bạn đọc
14/08/201500:51
Khách
Đọc chuyện rất nhân văn, xúc động. Rất cảm ơn tác giả. Chúc tác giả có nhiều thành công trên bước đường Tâm Đức của đời mình!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4854)
Thuở ấy khi vừa bước vào Thiên Đường, Bích Thảo đến đứng trước một cây kỳ lạ, cây vừa là đàn ông vừa là đàn bà. Bích Thảo cúi chào cây một cách kính cẩn và hỏi : "Chào cây, cây có phải là cây của sự sống không?" Nhưng khi có con rắn muốn thay cây trả lời cho chàng thì Bích Thảo quay lưng bỏ đi.
10/04/2013(Xem: 4405)
Làng Mã Châu của tôi là một ngôi làng nổi tiếng về nghề nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa. Những ngày còn nhỏ, tôi thích đứng xem người lớn nuôi tằm. Nhìn những con tằm nhỏ li ti, bám vào những chiếc lá dâu xanh, nhả những sợi tơ trắng mong manh, cho đến khi trở thành những con nhộng cuộn tròn trong cái kén. Qua đó, tôi cảm nhận sự kỳ diệu của một quá trình sinh diệt không cùng của vạn vật.
10/04/2013(Xem: 15828)
Quý vị đang cầm trên tay quyển "Đại Đường Tây Vức Ký" được chuyển dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt là do kết quả của sự miệt mài dịch thuật của chúng tôi từ ngày 24 tháng 10 năm 2003 đến ngày 10 tháng 12 năm 2003 tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân mùa nhập thất lần đầu tại đây.
10/04/2013(Xem: 3013)
Đúng vào hôm tôi vừa ở Phật Học Đường Báo Quốc về thì Vĩnh đến thăm. Anh đến mang cho tôi một chồng sách Phật viết bằng tiếng Pháp mà anh mới gởi mua ở tận xứ xa. Anh cũng không quên mang tặng chú Tâm Mãn một cuốn tự điển Pháp Việt mới xuất bản, bởi vì anh biết chú Mãn đang cần cuốn này để học thêm Pháp văn.
10/04/2013(Xem: 14631)
Tập truyện Phật giáo này, gồm trên 70 câu truyện, rút từ các kinh, luật và luận, hoặc những chuyện mắt thấy tai nghe, có liên quan đến Phật giáo, cũng đem vào. Tập truyện này viết theo ký ức, nên không nhớ nhân danh, địa danh và thời gian. Mong chự vị độc giả thông cảm cho.
10/04/2013(Xem: 16596)
Tác phẩm “ Life and Teaching of the Masters of the Far East » (1935) ”, hồi ký của Dr. Blair T. Spalding (1857 – 1953) Một phần của hồi ký đã được Nguyên Phong chuyển ngữ với tựa đề “Hành Trình Về Phương Đông”
10/04/2013(Xem: 13054)
Ngôi chùa Sắc Tứ Hưng Phước Tự nằm trên một triền đồi thoai thoải, mặt chùa quay ra hướng đông nam hướng về phía biển đông. Lưng chùa tựa sát vào vách núi. Chung quanh là những điện đường ngang dọc, xây theo lối cổ tự ngày xưa. Đây là một chùa bề thế được bao đời chúa Nguyễn sắc phong cho các vị trụ trì tiền nhiệm tại đó. Nên trong lòng ai cũng cung kính nể vì. Lý do là chùa xây dựng rất đúng với thuật phong thuỷ.
10/04/2013(Xem: 4334)
Trong mùa xuân của thời thơ dại Anselm thường thơ thẩn chạy khắp khu vườn xanh lá cây. Cậu bé yêu đặc biệt một loài hoa trong các hoa của mẹ : Hoa Huệ Kiếm
10/04/2013(Xem: 12181)
Ngay từ khi tôi còn thơ ấu, Ba vẫn thường kể câu chuyện về Kim Các Tự cho tôi nghe. Tôi ra đời trên một mũi biển hiu quạnh nhô ra ra biển Nhật Bản ở phía đông bắc Maizuru. Tuy nhiên, nguyên quán của Ba không ở đây mà ở Shiraku, miền ngoại ô phía đông thành phố Maizuru. Ba được thúc đẩy gia nhập giáo hội và trở nên tu sĩ trụ trì một ngôi chùa tên một mỏm đất xa xôi. Ba lập gia đình ở nơi này và sinh ra một đứa con trai, ấy chính là tôi vậy.
10/04/2013(Xem: 16608)
Ðạo vốn vô ngôn; do ngôn mà hiển đạo, thế nên có mạn lục, có bảo huấn, có bút ngữ, có võ khố. Nay đây, có Hòa thượng Văn Thủ, tự Nhất Ty (1607 – 1648) người nước Nhật Bản, lúc đầu ở ẩn nơi Tây Cương thuộc đất Lạc Tây, về sau Ngài về núi Ðan mai danh ẩn tích. Nhưng các hàng xuất gia khắp chốn hải hồ tìm đến bên Ngài kết am tranh tu học số đông không kể xiết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]