Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Một hang động ẩn tu có cần thiết không

10/04/201512:11(Xem: 11431)
16. Một hang động ẩn tu có cần thiết không

 

TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN 
TENZIN PALMO và CUỘC SUY TẦM CHÂN LÝ 
Nguyên tác : Cave in The Snow Tenzin Palmo and The Quest For Enlightenment 
Tác Giả: Vickie Mackenzie - Người Dịch: Thích Nữ Minh Tâm

CHƯƠNG MƯỜI SÁU  

MỘT HANG ĐỘNG ẨN TU CÓ CẦN THIẾT KHÔNG? 

  
Khi Tenzin Palmo ẩn thân trong động tuyết để theo đuổi mục đích cầu đạo của cô, thì các phụ nữ Âu Mỹ khác đang bận rộn phong trào đấu tranh đòi quyền lợi cho phái nữ của riêng họ. Khi Tenzin xuất động, giới nữ cũng đã tạo được một số thành tích đáng kể, và đã tự tin rất nhiều, không còn e dè kiêng nể gì sự thống trị của phái nam hay tôn giáo.  
  
Những thời đại đã thay đổi nhanh chóng, cái cũ phải nhường bước cho cái mới. Vị trí người nữ trong Phật giáo cũng đã thay đổi và họ bắt đầu tìm hiểu tận cùng gốc rễ nguyên lý nền truyền thống cổ xưa ở Tây Tạng mà Tenzin đã noi theo một cách trung thành, và họ cũng bắt đầu đòi hỏi các hình tượng Phật cũng phải mang nét nữ nhiều hơn.  
  
Trong số những câu hỏi hóc búa của giới nữ đặt ra cho Tenzin, sự thắc mắc "Một hang động có cần thiết cho sự ẩn tu không?" là câu hỏi rất đặc biệt gây chú ý.  
  
Họ nghĩ là "Một hang động không tiện lợi cho phái nữ với thiên chức làm vợ, làm mẹ, và làm chủ gia đình. Khi người đàn ông có thể xuất ly khỏi gia đình, như Đức Phật đã cắt ái từ thân, dấn thân vào những chặng đường thiền định cô độc lâu dài để mong đạt được giác ngộ - thì người phụ nữ không thể làm được như vậy hoặc họ cùng không muốn làm như vậy hoặc họ cũng không muốn làm như vậy. Tuy nhiên, không thể kết án hay xem nhẹ người nữ như là một kẻ bị tật nguyền nếu họ không thể ẩn cư thiền định nơi núi rừng, hang thẳm. Người nữ, với thiên chức làm mẹ, đã tiếp tay tạo ra giống nòi, ngay cả Đức Phật, Chúa Jesus, hay các Thánh Nhân khác đều nhờ vào cơ thể người nữ mà hiện thân ra.  
  
Động thất, theo ý họ, chỉ là một mô hình lý tưởng để cầu tìm giác ngộ - Những người phụ nữ trí thức trong mọi lãnh vực đã lên tiếng nói những gì họ muốn. Họ cho rằng cả hai vấn đề tâm linh và gia đình đều quan trọng như nhau. Họ muốn thực tập các pháp môn bao gồm luôn cả trẻ con và gia đình. Họ cũng giới thiệu pháp môn trị liệu cảm xúc như là một môn pháp thiền định, và họ cho rằng nhà bếp cũng là một chỗ tốt để thiền quán đạt giác ngộ như là một thiền đường hay hang động Hy Mã Lạp Sơn xa xôi kia. Đó là sự cách mạng tư tưởng đã làm thay đổi bộ mặt Phật giáo.  
  
Tsultrim Allione, một phụ nữ người Mỹ, đi bước tiên phong cho phong trào cách mạng tư tưởng này. Bà đã xuất gia năm 1970 nhưng bốn năm sau đã hoàn tục, lấy chồng, và sanh con. Bà là tác giả cuốn "Women of Widsom", một trong những quyển sách đầu tiên nói về vị trí người nữ trong Phật giáo, và sau đó thành lập trung tâm thiền "Tara Mandala" ở Pagosa Springs, Colorado, nơi sản sinh ra nhiều người nữ trí thức, kinh nghiệm, và cấp tiến. Bà Allione là người phụ nữ đầu tiên đã kinh nghiệm cả hai mặt tu tập và đời sống gia đình bằng chính cuộc đời bà.  
  
- "Tôi đã hoàn tục bởi vì tôi là vị ni cô Phật giáo Tây Tạng duy nhất ở Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Tôi cảm thấy rất cô đơn, lẻ loi, và không nhận được sự trợ cấp dưỡng bảo vệ gì cả. Lúc đó, tôi mới 25 tuổi, sức sống đang tràn trề, sự khao khát tình dục đòi hỏi, và bắt đầu chán nếp sống độc thân cô đơn của đời tu sĩ. Vì thế, tôi hoàn tục và một năm sau, tôi trở thành một người mẹ và một nữ văn sĩ. Đối với tôi, sự quyết định đó thật đúng và tốt. Từ ý nghĩ muốn vượt qua được sự ganh tỵ, giận hờn hay tất cả những cảm xúc tư tưởng bi quan yếm thế, tôi lại bị những xúc cảm đó tạt trở lại vào mặt. Từ ý nghĩ muốn có được nhiều thì giờ cho riêng tôi, tôi lại chẳng được gì hết. Tôi nhận xét rằng, khoác chiếc áo nhà tu, tôi có cảm tưởng như được che chở khỏi suy nghĩ đến những cảm xúc đột biến thầm kín riêng tư - nhưng không, chúng vẫn trơ trơ nằm đó. Tôi phải nghiền ngẫm sâu hơn, tận cùng hơn lớp vỏ bên trong của năm món độc kia để thấy chúng là gì và học cách đối phó thẳng với chúng, không bao che hay trốn chạy chúng nữa. Vì thế, tôi quyết định hoàn tục để sống đúng với cảm xúc và con người thật của tôi. Nếu tôi vẫn còn là một ni cô, có lẽ tôi đã tự che dấu mình và kiêu căng ngã mạn cho là tôi đã vượt qua được tất cả."  
  
Tsultrim Allione, trong 5 năm sanh 4 người con (một đứa chết lúc còn bé). Bà đã tranh cãi về vấn đề gia đình và vai  
trò làm mẹ là một trở ngại lớn cho công cuộc khám phá tâm linh. Bà nói :  
  
- "Chúng ta phải tự hỏi mình là "Nhận thức tâm linh là gì?" Bản năng làm mẹ trong người nữ cũng mạnh và cần thiết như tình yêu và họ sẵn sàng hy sinh cá nhân. Sự nhận thức được định nghĩa bởi con người qua những sự kiện thăng trầm thay đổi. Chúng không phải là kinh nghiệm giác ngộ giải thoát. Người nữ cũng sẵn sàng xả ly những gì họ đang có. Đó là phẩm chất cao qúy của người nữ và để hiểu rõ về con người, chúng ta cần phải làm mẹ và làm một phụ nữ bình thường. Là một người mẹ, tôi đã dứt bỏ được ảo ảnh về cá nhân tôi. Tôi đã chọn cách thất bại như thế nào để sống đúng với cảm giác tư tưởng của chính tôi."  
  
Đối với bản thân Allione, bà cam đoan rằng một hang động không cần thiết cho việc tu tập. Bà nói :  
  
- "Tôi tin rằng người phụ nữ ở nhà cũng có thể giác ngộ được. Đó là điểm tối ưu của Mật Tông. Có một câu truyện về một phụ nữ giác ngộ khi gánh nước. Cô ta miên mật hành thiền ngay cả khi gánh nước hay làm bất cứ công chuyện gì. Một ngày kia, cô đang gánh nước về nhà, bỗng bị đứt dây thùng, nước đổ ào ra và cô hoát nhiên đại ngộ. Giáo lý thâm huyền của Mật Tông cũng đã được giới cư sĩ đạt được uyên áo chứ không phải chỉ có giới tăng sĩ mới thấu triệt được. Điều đó cho chúng ta thấy hai hệ thống tu sĩ và cư sĩ cũng có những khái niệm hay tư tưởng, lý tưởng khác nhau. Mỗi người nên tùy căn cơ của chính mình mà thực hành để đạt kết quả; cuộc đời tu sĩ quá tốt mà nếp sống gia đình cư sĩ cũng không phải quá dở."  
  
Yvonne Rand, một trong nhũng vị dạy thiền nổi tiếng người Mỹ, cũng đã nói lên tư tưởng của bà về đời sống một người cư sĩ. Yvonne cũng đã có lần mời Tenzin Palmo tham dự một cuộc họp cuối tuần tại trung tâm thiền của bà ở Muir Beach, California. Bà cũng nhận xét thấy những khó khăn trở ngại lớn nhất mà người phụ nữ phải đối phó với những ước vọng tâm linh. Trước khi thành lập trung tâm độc lập của riêng bà, Yvonne là chủ tịch Trung Tâm Thiền ở San Francisco, một địa vị mà bà cảm thấy như có đối kháng mâu thuẫn với vai trò làm mẹ của bà.  
  
- "Là phụ nữ, tôi cũng muốn được gánh vác nhiều trách nhiệm, nhưng tôi cảm thấy mọi người xem tôi như là người phụ thuộc, người thứ hai trong xã hội mà thôi. Người ta không cảm thông mấy cho vai trò một bà mẹ độc thân của tôi và tôi thường hay bị tẩy chay vì chưa đủ nghiêm túc khi thực hành công phu thiền định. Ví dụ như thật khó tin khi phải dậy sớm mỗi buổi sáng và đi tọa thiền ở các thiền đường thì phải để các con nhỏ của tôi một mình ở nhà. Tôi không thể nào yên tâm được nên dù cố định tâm để thiền quán cũng không được."  
  
Đúng ra Yvonne xác nhận là bà thực hành nhiều theo khoa tâm lý trị liệu của Nhật Bản hơn là Phật giáo, và bà nghĩ rằng căn nhà là chỗ thích hợp nhất để tu tập cho các nhóm cư sĩ tụ hội lại với nhau. Cuốc cùng, tôi nghĩ rằng dù dưới hình thức một người cư sĩ, một vị tăng sĩ, hay một bà nội trợ và ở bất cứ nơi đâu, tôi vẫn đều đặn tu tập như một tu sĩ ở trong thiền viện. Khi quán tưởng được như vậy, lần đầu tiên, tôi cảm thấy yên ổn và thư giãn được đầu óc."  
  
Khi được hỏi "Người phụ nữ có thể đạt được cảnh giới giác ngộ tối thượng không?" Yvonne trả lời :"Tôi không biết gì về giác ngộ giải thoát, nhưng tôi nghĩ người phụ nữ sẽ tiến được rất xa. Tôi kinh nghiệm được mùi vị giải thoát khi tôi bắt đầu nhận thức thực tại hiện hữu trong từng giây phút, tại đây, ngay trong lúc này, khi tôi không đeo hành lý nặng nề của ngày hôm qua, hay khi tôi ôm đồm cả hai, hôm qua và ngày mai.  
  
"Cái quan trọng nhất của sự tu tập là Miên mật hành trì, không gián đoạn. Nếu bạn đang thực hành một pháp môn nào, ví dụ như thực tập chánh niệm, bạn phải miên mật tu tập 12 lần trong 1 ngày thì mới thâu lượm được nhiều kết quả; hay bạn tập cười hàm tiếu, bạn nhích nhẹ đôi môi, cười, và giữ yên như vậy độ 3 hơi thở. Nếu tôi tập làm như vậy 6 lần hay hơn nữa mỗi ngày, trong vòng 3 ngày thôi, chắc chắn tôi sẽ cảm thấy có điều kỳ diệu xảy ra cho tôi, trong tôi, trong đầu óc và cơ thể tôi. Bạn có thể thực tập như vậy khi đứng chờ đợi người nào, khi phải giữ  
máy điện thoại, lúc ở tiệm bán thực, ở phi trường, hay dừng xe những ngã tư đường lúc đèn đỏ, v.v... "  
  
Những lời của bà Yvonne nói sao nghe giống lời của Tenzin Palmo đã trình bày về phương cách hành thiền.  
  
Yvonne tiếp tục "  
  
- "Có rất nhiều cách bạn có thể thực tập ở nhà. Bạn có thể thực tập kiên nhẫn hay sử dụng chuyển hóa những trở ngại vướng bận một cách khéo léo như thầy các bạn đã làm. Trước kia, tôi thường ngồi bên cạnh những người đang hấp hối, và sau những giờ quán niệm Vô Thường, tôi trở thành một với xác chết. Đó là một phương pháp tu học kỳ diệu. Tôi không những hiểu được về lý vô thường của vạn vật và sợi dây liên hệ giữa hơi thở và tâm thức, mà tôi còn hiểu rằng Chết và Sống có chiều liên quan với nhau - Ta sống như thế nào, ta chết như thế ấy. Sống vui vẻ, tốt đẹp thì Chết an ổn, thoải mái. (living well, dying well).  
  
"Nếu bạn đã chọn được những pháp môn thích hợp nào, bạn thực hành theo đó trong vài năm, bạn sẽ thấu đạt được toàn vẹn ý nghĩa của những pháp môn đó và bạn cũng không cần áp dụng những pháp môn mới cho đến khi bạn thực hành một cách viên mãn những pháp môn đã chọn lựa. Một trong những chướng ngại tâm lý của người Mỹ là họ sống không khiêm tốn, giản dị. Họ tham lam, hấp tấp hưởng thụ và mong muốn chiếm đoạt tất cả cùng một lúc."  
  
Không phải chỉ có giới nữ mới đặt ra câu hỏi hóc búa đó, mà ngay cả giới nam cũng e dè lên tiếng trả lời câu hỏi "Động thất ẩn tu có cần thiết không?"  
  
Một vị thầy dạy về thiền Minh Sát, Jack Knornfield, một trong những vị thiền sư nổi tiếng người Mỹ, đã trình bày về phương cách, khái niệm "nhập thất ngắn hạn (vài tháng vào thất, vài tháng ra thất) như là một giải pháp thay thế cho những ai muốn nhập thất ở những nơi u tịch thanh nhã. Ông ta cho rằng sự nhập thất quá lâu sẽ tạo ra những trạng thái tâm lý bất ổn, không thích ứng cho hành giả một khi người đó muốn hòa nhập lại xã hội. Tâm lý những người Âu Mỹ không thể thích hợp được với những pháp môn tu tập ẩn cư xuất thế như vậy, và sự nhập thất dài hạn ( theo ông nghiên cứu qua vài người tu tập) đã dẫn tới sự khủng hoảng tâm lý và lãnh đạm xa lánh người đời.  
  
— Anh quốc, một vị giáo sư Phật học nổi tiếng, Stephen Bachelor, Khoa trưởng Phật học và khoa Thông Tin Thời Đại ở đại học Sharpham, đã đồng ý với nhận xét của Jack Knornfield. Ông này đã xuất gia hơn 10 năm theo truyền thống Thiền Phật giáo trước khi trở thành một trong những người Phật tử theo chủ nghĩa hoài nghi nổi tiếng, thường đặt những câu hỏi về những nguyên lý cơ bản giáo lý như là Thuyết Tái Sanh, Hóa Thân, v.v... Là bạn của Tenzin Palmo, ông ta cũng có ý kiến phê bình về vấn đề nhập thất ở hang động. 

-"Nhập thất ở một nơi cô tịch thanh vắng ảnh hưởng rất nhiều đến tánh khí vị hành giả. Tenzin Palmo là một trong những người ngoại lệ có kinh nghiệm cao, sống thực, và khi cô nhập thế trở lại, cô không bị ức chế hay trở ngại gì. Cô rất thân thiện, cởi mở, và hòa hợp ngay được với mọi người; chứ không giống như một số các vị hành giả khác nhập thất quá lâu, có khuynh hướng hướng nội hoàn toàn và xa lánh thế tục. Tôi nghĩ tới vài trường hợp khác của những người không có được cơ sở tâm lý vững chắc và những cuộc nhập thất quá dài sẽ đưa đến hậu quả khủng hoảng tâm lý. Họ nên đi tìm câu trả lời về trạng thái bất an và lãnh đạm đó, và khóa chặt chúng nó lại hơn là để chúng nó vượt quá trớn phạm vi tâm lý. Chúng ta cần phải buộc dây những cảm xúc lại làm sao để chúng ta có thể đối phó được với sự cô đơn, u tịch của nội tâm lẫn ngoại cảnh."  
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2014(Xem: 7293)
Qua không quen Mận mà biết Đào - đứa con gái 25 tuổi của Mận - qua một số lần giao dịch mua bán nhà. Đây là việc làm thêm nhưng lại là thu nhập chính của Đào (và Mận). Qua những thương vụ làm ăn chung, Đào tỏ ra là người nhanh, nhạy, thông minh và sòng phẳng.
23/06/2014(Xem: 4804)
Chiều nay, một chiều thật an bình, dưới bóng râm mát diệu của những tàn cây xanh, lồng lộng tiếng chim như trĩu thanh âm xuống phòng khách bên trong một ngôi đạo tràng. Bình trà đã rót nhiều lần, nhưng hương vị trà hãy còn thấm đậm theo dòng thế sự hoài niệm cổ kim.
21/06/2014(Xem: 10306)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
20/06/2014(Xem: 10684)
Thuở xưa có một con rùa, vào một buổi chiều đi kiếm mồi bên một cái đầm vắng. Một con dã can cũng đi kiếm mồi cạnh cái đầm ấy. Con rùa lanh lợi kia vừa thấy dã can từ xa đi tới thì nghĩ rằng : “Dã can nầy đã từng gây hại cho loài của ta, vậy nay ta phải thận trọng.” Nghĩ vậy con rùa bèn thâu bốn chân và thứ năm là cái cổ vào trong chiếc mai rắn chắc của mình, rồi nằm im bất động.
20/06/2014(Xem: 4793)
Gia đình là nền tảng của xã hội. Muốn tạo dựng một xã hội phồn thịnh an vui, có lẽ ta cần phải có thật nhiều mái ấm gia đình mới phải. Thế nhưng trong thực tế thì than ơi, ta chỉ gặp toàn những gia đình tiêu biểu cỡ anh chồng Nguyễn văn Đầu Vịt và chị vợ Trần thị Lá Sen như câu chuyện Mái Ấm Chợ Chiều dưới đây.
16/06/2014(Xem: 13686)
Chuyện Thiền Môn là những câu chuyện do chúng tôi biên soạn. Những mẫu chuyện nầy đã đăng rải rác trong các Bản Tin Đại Tòng Lâm Phật Giáo. Bắt đầu từ số 17 cho đến số 29. Mỗi Bản Tin được kèm theo trong tờ Đặc san Phước Huệ phát hành ấn tặng mỗi kỳ vào các dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Tuy là câu chuyện dài nhưng mỗi kỳ đều có mỗi chủ đề khác nhau. Những nhân vật trong câu chuyện không phải là những nhân vật có thật ở trong đạo, nếu có sự trùng hợp thì đó chẳng qua là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của bút giả. Chúng tôi dựa vào một vài nét sinh hoạt thực tế cụ thể trong thiền môn mà viết thành qua mỗi chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề tuy có khác, nhưng những nhân vật trong cốt chuyện trước sau đều có sự hoạt động liên tục. Qua mỗi câu chuyện, chúng tôi cố gắng diễn tả theo từng tâm trạng và hoàn cảnh của mỗi nhân vật hay thường xảy ra trong chốn thiền môn.
16/06/2014(Xem: 6914)
Tập sách nhỏ nầy chúng tôi ghi lại những ngày lang thang rày đây mai đó trên đất Mỹ. Đây là chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của chúng tôi. Như những chuyến đi lần trước mà chúng tôi đã có dịp đi qua các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, cứ mỗi chuyến đi tôi đều có ghi chép lại những gì đã xảy ra trong suốt cuộc hành trình. Lần nầy cũng vậy. Tôi cũng muốn ghi lại những việc xảy ra từng ngày. Đến đâu, ở đâu, làm gì ... tất cả, chúng tôi đều có ghi lại đầy đủ. Do đó, quyển sách nầy với hình thức giống như là một quyển nhật ký hay ký sự hơn là quyển sách mang tính chất nghiên cứu. Trong sự ghi chép đó, nơi nào có liên quan đến những địa danh mà chúng tôi tới viếng thăm, chúng tôi đều có sưu tầm một số ít tài liệu để dẫn chứng. Tôi nghĩ rằng, chuyến đi nào cũng có ít nhiều kỷ niệm vui buồn. Cuộc đời tương đối không sao tránh khỏi. Mục đích của chúng tôi là muốn lưu lại một vài hình ảnh kỷ niệm thân thương qua những nơi mà đoàn chúng tôi đã đến.
10/06/2014(Xem: 8237)
Hai dì vãi chùa tôi tuổi đời đều đã trên 70. Về sự kính Ôn, trọng thầy, thương chú và đùm bọc điệu hai dì như nhau. Về sự siêng năng, chịu khó, tiết kiệm, giữ của cho chùa hai dì bằng nhau. Về vóc hình nhỏ nhắn hai dì giống nhau. Về chiều cao khiêm tốn hai dì ngang nhau. Thời Ôn (cố) còn sống, có mụ nhà quê lâu lâu mới lên thành phố tìm đến viếng chùa rồi gặp Ôn trú trì, sau khi đảnh lễ, mụ nói một câu tỉnh rụi về hai dì vãi chùa tôi: Ôn có “cặp sanh đôi” trông vui mắt, hí.
04/05/2014(Xem: 16728)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
15/04/2014(Xem: 5085)
Thiên tình sử Truyện Hoa Lan không biết đã cướp mất bao nhiêu thì giờ quí báu của các bạn, chứ riêng tôi bị mất nhiều công sức lắm. Chẳng là Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi, đuổi nhanh đến độ mỗi sáng tôi phải ngồi nhổ tóc bạc đến mỏi cả tay, đến mờ con mắt mà vẫn chưa xong.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]