Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cặp chân đèn ngày Tết

16/01/201504:58(Xem: 4802)
Cặp chân đèn ngày Tết

ban tho ngay tet

      Năm 1954 ông Thiện khăn gói đùm đề đưa mẹ, vợ và hai đứa con gái xuống con tàu há mồm vào Nam.Trên bờ, Thụ, người em trai của ông còn đưa tay vẫy vẫy. Đêm hôm qua, ông và người em trai bàn rất nhiều về chuyến ra đi này.Người em nói:

-   Đất nước đã hòa bình, độc lập, anh nên ở lại, dù gì cũng là nơi chôn nhau cắt rốn.Vào Nam xứ lạ quê người, chân ướt chân ráo trăm bề khổ sở...

Ông Thiện đã trả lời em:

-   Anh biết. Nhưng nơi đó tự do, với sự cần cù siêng năng chịu khó của anh, rồi đâu cũng vào đấy. Anh không thích hợp chủ nghĩa cộng sản vì nó đi ngược lại quyền lợi và ước mong của con người. Em nghĩ xem, làm sao có thể vô sản chuyên chính  khi bản chất con người vốn tham cầu. Làm sao có thế giới đại đồng khi một gia đình cỏn con với cha mẹ, vợ chồng, con cái mà đã chưa đồng nhất. Tất cả hoang tưởng thôi. Anh không tin, nên anh phải ra đi.

Thế là từ đấy hai anh em chia cách mỗi người mỗi ngã.

                                                               

 

    Vào Nam, ông Thiện đưa gia đình định cư tại một tỉnh lỵ miền Trung, dân cư thưa thớt, nền văn minh chưa hiện diện nơi này. Hồi đó, một chiếc trực thăng vù vù bay trên trời xanh cũng

đã khiến mọi người lạ mắt, kháo nhau ùn ùn chạy đi xem khi biết nó sắp đáp xuống nơi nào gần đó. Một chiếc ô tô cũng đủ khiến thiên hạ ngạc nhiên, trầm trồ. Trong tỉnh, nhà tôn xen kẻ nhà ngói. Căn nào trội lắm cũng chỉ có gác trệt. Tất cả đều mới khai hoang, bắt đầu một cuộc sống mới.

   Nhà ông Thiện mái tôn, lọt thỏm giữa những nhà ngói nằm ngay trung tâm phố. Nhà bề ngang năm mét, sâu ba mươi mét. Vì là nhà tôn, thấp lè tè nên giá thuê cũng rẻ. Ông Thiện cùng vợ mở quán ăn, chọn tên hiệu “Bắc Ninh”.

   Bắc Ninh là nơi chôn nhau cắt rốn của ông bà, ông bà chọn để nhớ về quê cũ. Ông nấu phở Bắc, mang hương vị miền Bắc giới thiệu với người miền Nam. Hằng ngày bà Thiện đi chợ, chạy bàn, rửa chén, lặt rau, còn ông đứng bếp. Bà nội nhiệm vụ trông các cháu.“Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn,, tục ngữ đã nói thế, huống hồ cả nhà ông đồng lòng chịu khó làm ăn, mỗi người mỗi việc nỗ lực hết mình, nên chả bao lâu, cửa tiệm ông phát triển. Ông bán thêm hàng cơm. Cùng lúc với công việc tất bật, vợ ông cứ...sản xuất sòn sòn năm một, gần như mỗi năm cho ông thêm một đứa. Nhà đông con cái, đứa lớn trợ giúp bà nội trông đứa nhỏ.

 

   Cuộc sống êm đềm trôi, cửa tiệm càng ngày càng phát triển, cùng lúc tỉnh lỵ nơi ông định cư nhịp sống cũng tăng nhanh. Dân cư đổ về ngày một đông. Nhà cửa trong phố cũng bắt đầu đổi dạng, xây cất cao ráo hơn, khang trang hơn.

 

Đúng là đất lành chim đậu. Ông Thiện mua đứt căn nhà thuê, tăng cường thêm người giúp việc rồi một thời gian sau, cũng như bao nhà trong phố, vợ chồng ông cũng tính chuyện xây lầu. Xây bốn tầng. Trong đó có một tầng nhỡ làm phòng khách cho gia đình ông.Tầng nhỡ là tầng lưng lửng, nằm ngay trong lòng tầng trệt, trần thấp, từ đó nhìn xuống có thể thấy khách ra vào.

 Ông bà dự định làm ăn lớn. Xây nhiều tầng, ngoài mục đích để ở, để tự thưởng cho mình công lao khó nhọc mà bao năm qua, ông bà đã đổ mồ hôi, công sức vun quén tạo thành. Những tầng còn lại dành cho việc làm ăn: bán phở, bán cơm, lễ lạc, tổ chức những tiệc cưới....

 Công việc đang tiến hành, căn nhà đang xây dở dang, thì hỡi ơi vô thường đến.Vợ ông bất ngờ nằm xuống, vĩnh viễn ra đi, bỏ ông lại cõi đời khi bà vừa 45 tuổi, để lại cho ông chín mặt con!

Bà đột ngột ra đi do tử thần lầm lỡ chọn sai người. Vào một buổi sáng khi đặc công cộng sản đặt mìn định hướng gắn trên chiếc xe đạp dựa gần đống cát bên hiên nhà, mục đích không nhắm vào nhà ông bà, mà nhắm vào quán giải khát sát vách nhà ông bà để cố tình ám sát một nhân vật lớn có thói quen đến đó uống cà phê. Cũng may cho ông quan lớn hôm đó không đến, mà bà thì đang từ dưới nhà bếp đi lên. Một mảnh mìn nhỏ xuyên qua bàng quang, bà tắt thở ngay dọc đường khi đưa đến bệnh viện.

   Cái chết bất ngờ của bà là nỗi đau vô vàn để lại cho gia đình. Ông Thiện hét lên như điên như dại trước nỗi mất mát lớn lao. Ông muốn đập đầu vào tường chết theo bà, nhưng nhìn lại đàn con nheo nhóc, đứa nhỏ nhất chỉ mới hai tuổi, đang đứng khóc gọi mẹ, như đánh động tâm can ông, bắt ông phải sống. Sống để nhận thêm trách nhiệm thay bà nuôi nấng dạy bảo đàn con.Và trong nước mắt nhạt nhòa, dường như ông thấy bà hiện về, khe khẽ nói:“ Anh phải sống. Anh phải sống. Sống để lo cho con chúng ta. Chúng đang cần anh!“.

 

   Chôn cất bà xong, căn nhà vẫn tiếp tục thực hiện theo dự án, chẳng bao lâu thì hoàn thành. Nhìn căn nhà bề thế, đồ sộ, vững chắc, rộng thênh thang; hai chữ “Bắc Ninh” thật lớn, dựng làm bảng hiệu phía trước sáng rực, kết từ những miểng kiếng lấp lánh, quả là một công trình kiến trúc đặc biệt, nhưng đối với ông Thiện bây giờ hoang vắng như một bãi tha ma. Ông bần thần rũ xuống như một con chim gãy cánh. Mọi ước mơ hoạch định về tương lai cùng với bà trước đây hoàn toàn bay theo khói mây. Ông không còn tha thiết gì trên cõi đời, ngoài đám con là động cơ cho ông nghị lực để đứng vững, để cố kéo dài những chuỗi ngày lê thê, tẻ lạnh, buồn chán. Thân mẫu ông cũng đã qua đời vài năm trước, sau cơn bạo bệnh. Ông thực sự cô đơn như kẻ lái thuyền trong cơn bão tố, một mình nỗ lực chuyên chở đàn con đến chỗ bình an. Ông chỉ mới hơn 45 tuổi ngoài. Một số bạn bè khuyên ông nên tìm một người phụ nữ khác giúp ông nhẹ gánh, nhưng ông nghĩ đến công lao vất vả của người vợ quá cố, từng chia xẻ với ông bao ngọt bùi đắng cay trong suốt đoạn đường dài từ khi rời bỏ lũy tre làng vào Nam. Thật là bất công đối với vợ ông, nếu ông “rước” một người xa lạ vào hưởng, lại nữa, cái cảnh “dì ghẻ con chồng” sẽ được ấm êm, hay làm đàn con ông thêm khổ?! Thế là, suy đi tính lại, ông quyết tâm ở vậy, sống cảnh “gà trống nuôi con” để trọn lòng thủy chung với người đã khuất.

Còn đám con ông, đứa lớn nhất mới vừa hai mươi tuổi, mất mẹ, chúng như mất đi điểm tựa vững chắc trong đời. Sau một thời gian chới với, chúng ý thức được trách nhiệm thân phận của những đứa con mồ côi; phần yêu kính cha, để xẻ chia gánh nặng với ông, đứa lớn thay mẹ để làm “mẹ” chăm sóc những đứa nhỏ.Và chúng trưởng thành mau trước sóng gió cuộc đời.

Thế nhưng“phước bất trùng lai, họa vô đơn chí”, cửa tiệm chưa kịp khai trương lấy lại sức sống sau bao ngày bỏ quên, thì một lần nữa vô thường lại gõ cửa nhà ông.

 Biến cố 30.04.1975 cộng quân thôn tính được miền Nam, đảo lộn mọi cuộc sống.Với chính sách: Đấu tranh giai cấp, san bằng xã hội; căn nhà đồ sộ của ông Thiện tự tố giác ông thuộc thành phần tư sản.Và buôn bán kiểu như ông là “bóp nghẹt kinh tế quốc doanh”, “người bóc lột người”. Ông được nhà nước chiếu cố, muốn “mượn” căn nhà ông làm cơ sở. Chính quyền đến khuyên bảo ông:

-
Nên đi vùng kinh tế mới lao động sản xuất, vì lao động là vinh quang, góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa. 

Vốn không ưa chế độ cộng sản, sẵn oán hận về cái chết của vợ, ông lớn tiếng, khẳng định:

-
Tôi không ham cái vinh quang của các ông. Nhà của tôi, tôi ở, tôi không đi đâu hết. Căn nhà này, tôi gầy dựng bằng mồ hôi nước mắt từ nhiều năm qua, chả phải một sớm, một chiều mà có. Chỉ là một người dân lương thiện, không vũ khí trong tay, không quyền lực, tôi đè đầu dận cổ được ai? Buôn bán, tôi treo bảng hiệu bảng giá đàng hoàng, thuận lòng kẻ bán, vừa lòng người mua. Ai muốn ăn thì đến, tôi không ép buộc, thì làm sao gọi là bóc lột?!

Giọng ông Thiện oang oang. Ông vốn bộc trực, thẳng thắn. Người ông cao lớn, mặt mày nở nang. Khi chưa giận, mặt ông đã đỏ gay như trái gấc, giống Trương Phi. Khi giận, lớn tiếng, âm hưởng trong giọng nói của ông càng mạnh mẽ thêm lên như...hớp hồn người đối diện. Chính quyền chả làm gì được ông, muốn bắt ông cải tạo, cũng không có cớ gì xác đáng. Lại nữa, trong hoàn cảnh nhà ông, ông như người sống bạt mạng, như con bò húc, tới đâu thì tới. Ngay cả sau này, vì cuộc sống khó khăn, phần không muốn cậu con trai lớn đi nghĩa vụ quân sự, ông và đám con  góp nhặt tài sản, bán một số đồ đạc lo cho cậu một chỗ vượt biên. Công an đến hỏi thăm, ông thẳng thắn trả lời:

-        Nó lớn rồi, nó có chân nó đi. Tôi đâu thể cột chân nó ở nhà như cột chân con gà được. Nó vượt biên ư? Sao các ông biết, sao không bắt nó lại cho tôi? Biên phòng các ông canh giữ, bộ...ngủ cả sao để nó vượt biên mà các ông không biết?!

Nhưng rồi cuộc sống càng lúc càng khó khăn, không chỉ riêng mình gia đình ông mà cả nước đều rơi vào thảm cảnh: đói nghèo, xác xơ. Để tránh con mắt dòm ngó của nhà nước, rồi lấy cớ làm khó dễ, ông thu mình trên căn gác nhỡ, lặng lẽ sống với hình ảnh của vợ ông, được trang trọng bằng một bàn thờ thật lớn, uy nghi.

Đám con ông, hai cô con gái lớn, một lần nữa, trước cảnh đổi đời, thay ông chèo chống để vượt qua cơn sóng dữ. Tất cả đều bỏ học. Vì tiếp tục học cũng chả đi đến đâu với chính sách khắc nghiệt của nhà nước mà trước mắt cái bụng của mười miệng ăn đang đánh lô tô réo gọi sự bươn chải của hai cô.

 Vốn liếng của cha mẹ hầu hết đều đổ vào căn nhà, tài sản hầu như khánh kiệt, cái khó ló cái khôn, các cô biết mánh mung lèo lái, chịu đựng, rồi đâu cũng vào đấy, giúp gia đình lây lất sống qua ngày.

 Giữa khi ấy, Thụ, em ông Thiện từ Bắc lại vào thăm. Gặp em, sau bao ngày xa cách, ông Thiện mừng hớn hở. Tay bắt mặt mừng. Ông vui ra mặt. Và lần đầu tiên, từ ngày vợ ông qua đời, nụ cười mới thấy lại trên môi!

 

 Ông Thụ vào Nam, mang cho anh chục chén sành, vài lon sữa và hai ký đường. Đó là món quà, gói ghém bao công sức và chuẩn bị nhiều ngày của ông.

  Vào Nam, đứng trước căn nhà đồ sộ của anh, ông Thụ trố mắt ngạc nhiên, không thể tưởng tượng được. Ông không ngờ, nhà anh ông giàu thế.

  

Đêm đó, hai anh em tâm sự với nhau. Kể hết bao nỗi niềm, cuộc sống của hai miền, bấy giờ, ông Thụ mới “sáng mắt, sáng lòng” biết rõ đâu sự thật. Ông cũng chỉ là nạn nhân đáng thương, đáng tội của một chủ nghĩa ngoại lai, thế nhưng, đám cháu gọi ông bằng chú, chẳng đứa nào hiểu để thương ông. Trái lại chúng còn ghét ông, nhìn ông như hung thần. Chúng chỉ nghĩ đơn giản, những người như ông, là đầu dây mối nhợ gây tai ương thảm họa cho người khác. Làm xáo trộn cuộc sống an lành của chúng bấy lâu. 

   Hằng ngày trong bữa cơm, mặt đứa nào đứa nấy nặng chịch như cối đá. Đĩa rau muống luộc thật to, bát nước rau luộc thật lớn, nồi cơm độn nửa phần là bo bo, kèm bên là đĩa cá lòng tong kho mặn mà cha yêu cầu đãi khách “phải có món gì khá hơn chứ để đãi khách”, dù biết đó là bao nỗi vất vả trong mưu sinh của đám con ông trong thời buổi gạo châu củi quế!

   Trước tình cảnh đó, ông Thụ trở về Bắc sớm hơn theo dự định.

   Ông Thụ đi rồi như mang theo linh hồn của anh ông. Ông Thiện lại rũ xuống, nhũn ra với nỗi buồn cố hữu.

    Nhiều đêm ông không ngủ được, trong nỗi cô đơn hiu quạnh, không người chia xẻ, ông thường khe khẽ bước lại bàn thờ, gục mặt bên di ảnh vợ, khóc:

-      Mình, mình ơi. Sao mình nỡ bỏ tôi ra đi. Bao ước hẹn của chúng ta nơi quê người, mình đã quên hết để tôi một mình cô quạnh trên cõi đời này. Đám con của chúng ta, chúng còn nhỏ quá, tôi biết phải làm sao, sao mình không chia xẻ cùng tôi, hở mình!

  

Trong đêm khuya thanh vắng, lời than thở cùng tiếng nấc nghẹn ngào của ông nghe thật não nuột. Bà Thiện trong khung ảnh, ánh mắt vẫn dịu dàng, nhìn ông  như thầm trao gởi một thông điệp yêu thương, lời nhắn nhủ dặn dò gởi gắm ông hãy chăm sóc những đứa con của hai người.

   Trên căn gát trên, cô con gái lớn đôi khi bị đánh thức bởi tiếng thổn thức của cha, rón rén bước xuống thăm chừng cha. Cô khẽ khàng nép bên cửa, lắng nghe lời tâm sự của cha để bùi ngùi thương cha mà cũng thương cho chính mình. Từ ngày mẹ mất, chính cô cũng thấy đời hẩm hiu, vô vị. Chị em cô như mất đi cả bầu trời xanh. Mây không còn trắng, ráng chiều không còn hồng, mà chỉ thấy một màu xám xịt bủa vây quanh cuộc đời. Không khí trong nhà như mất đi sức sống, thế nhưng tất cả đều phải sống. Sống để nhận diện những nỗi khổ đau của cha và của chính mình. Cô thương cha vô vàn, tình thương đó tràn ngập trong cô không bút nào kể xiết. Dù cha bây giờ bất lực trước thời cuộc, trước sinh kế, không lo toan được gì cho gia đình, nhưng cô vẫn cảm nhận lòng hy sinh và tình thương vô bờ bến cha dành cho đám con, là điểm tựa tinh thần vững chắc cho chị em cô vui sống. Hằng ngày ông thui thủi một mình. Trước mặt đám con, ông luôn tỏ vẻ mạnh mẽ, cứng rắn, đầy nghị lực để đám con vững tin, nương tựa; nhưng vào lúc đêm khuya, cô mới thấy cha mềm lòng dấu kín tâm tư, tình cảm sâu đậm nồng nàn trong hình hài của một lớp vỏ cứng. Cô thương cha, kính cha, nhưng không biết chia xẻ với cha như thế nào, ngoài bổn phận lo cho đàn em để cha vui lòng.

 

    Rồi cuộc sống đổi thay. Đời sống người dân dễ thở hơn trước sự đổi mới, cởi trói của chính sách nhà nước. Cửa tiệm nhà cô được phép phục hoạt, lấy lại sinh khí sau bao năm ngủ yên. Chị em cô bây giờ cũng như thân sinh họ ngày xưa, mỗi người mỗi việc tất bật chăm chỉ làm ăn. Đứa đi chợ đứng bếp, đứa chạy bàn, tính sổ, đứa thu dọn bày biện...Ông Thiện chỉ ngồi đó, như cây đại thụ tỏa bóng râm mát cho lũ con, là tàng cây thiêng liêng che chở đám con trước mưa nắng cuộc đời. Niềm vui của ông bây giờ, ngoài thấy đàn con vươn dậy, sống mạnh mẽ yêu thương đùm bọc lẫn nhau, ông tự tìm niềm vui, như bấy lâu, ông vẫn trọn vẹn sống và cảm thấy ấm áp với trang bàn thờ vợ, nơi ông nghĩ hương hồn bà Thiện luôn phảng phất quanh nhà.

   Mỗi tháng cứ rằm mồng một, hoặc giỗ của bà, ông không bao giờ quên nhắc nhở đám con dâng cho mẹ vài thức cơm chay, hương hoa đầy đủ. Ông đích thân chăm sóc ban thờ, làm như chăm sóc cho bà đang hiện hữu bên ông vậy.

   Hằng năm cứ vào dịp ông Táo về trời là lúc ông đem cặp chân đèn ra lau chùi, đánh bóng. Ông không để một ai làm công việc đó. Ông tẩn mẩn vui với...bà, và cảm thấy hạnh phúc nhẹ nhàng len lén tràn ngập tâm hồn ông.

   Nhưng Tết năm đó, vô thường đã gõ cửa nhà ông. Ông bị đột quị, ngã xuống khi cặp chân đèn chưa kịp cho ông chăm sóc. Đám con phải tức tốc đưa cha vào nhà thương. Ông không chết, tử thần chưa mở cửa để đón ông về với bà, nhưng ông mê man, mắt nhắm nghiền như người thiêm thiếp ngủ. Ông nằm liệt trong bịnh viện, một ngày, hai ngày rồi một tuần...Ngoài kia, mùa xuân vẫn từng bước hân hoan đón chào mọi người, nhưng lại thờ ơ với ông. Ông vẫn nằm đó để các con ông luôn thay phiên vào thăm cha. Chúng rất ngạc nhiên và luôn hỏi nhau, tại sao khi cha mê man luôn thốt câu: “Cặp chân đèn, cặp chân đèn!”. Vậy, cặp chân đèn có gì? Cặp chân đèn là sao?

 

-      Có lẽ cha nhắc nhở chúng ta đem đánh bóng, thay cha chăm sóc bàn thờ  mẹ, vì cũng sắp Tết rồi!

 

   Đám con ông biểu đồng tình, nhưng vì tất bật cửa hàng ăn, thay phiên chăm sóc cha và nhất là nhằm dịp Tết công việc bề bộn, chúng đành gởi cặp chân đèn  ra tiệm chà đồng, ngay ngày hôm đó.

   Tiệm chà đồng cũng quá nhiều việc, tới 29 Tết rồi mà công việc vẫn chưa hoàn tất. Sốt ruột, cô gái lớn của ông phải mang về để tự tay cô làm lấy. Cô tìm thấy 500 US đô la nhét trong khe chân đèn cùng với một mảnh giấy nhỏ. Cô mở ra đọc, đó là bức thư ông Thụ ở ngoài Bắc gởi vào cho anh, trong thư có đoạn ông viết: “Cuộc sống của em bây giờ đã đỡ hơn, không còn vất vả như ngày nào. Cho dù em có khốn khổ, anh cũng đừng tìm cách gởi tiền về nữa để các cháu phiền lòng. Tình anh em mình chỉ có mình mới cảm nhận được thôi. Em chỉ tiếc ngày xưa không theo anh để anh em mình mãi mãi bên nhau. Anh ạ, cho đến bây giờ, em mới thấm thía lời anh nói ngày nào trước khi ra đi. Bản chất con người vốn tham cầu. Cứ nhìn đấy, chính kẻ hô hào vô sản là người mong cầu nhiều nhất, nhiều tài sản nhất, tạo nên một giai cấp mới trong xã hội và có lẽ những khẩu  hiệu“đấu tranh giai cấp, san bằng xã hội”chỉ còn là những lời hoa mỹ. Cái thế giới đại đồng khi người cùng gia đình chưa đồng nhất, chỉ nằm trong mơ, ồ không, trong mơ cũng không còn nữa. Sự sai lầm của em, đã trả một giá quá đắt, bằng chính cuộc đời khốn khổ của em, khi anh ra đi, nhưng chưa “mắc” bằng, như Lão Tử nói: “Thầy thuốc lầm giết chết một người. Thầy địa lý lầm giết chết một họ. Làm chính trị lầm giết chết một nước. Làm văn hóa lầm giết bao thế hệ”.Và em lầm, khốn khổ một đời,  nghĩ lại vẫn còn...rẻ đấy!”

   Cô gái ngưng đọc, nhớ lại bấy lâu, cha cô vẫn dấm dúi gởi tiền cho ông Thụ, mỗi khi cha nhận đô la từ cậu con trai bên Mỹ gởi về, trong cô, dấy lên niềm ân hận về cách đối xử nông nổi của chị em cô trước đây với người chú lúc ông Thụ vào Nam, đã làm cha và cả chú buồn lòng, người chú mà cô biết, cha cũng dành rất nhiều tình yêu thương.

Cô tập họp cả nhà lại, trình bày sự việc, đọc cho các em nghe thư chú rồi quyết định:

-
Mồng hai Tết này, công việc nhà đã thư thả rồi, trong chị em ta, ai tình nguyện ra thăm chú và mang biếu chú số tiền này?

Cả đám em nhao nhao:

-
Một nửa ra Bắc, vì từ lâu chúng em chưa biết quê, một nửa ở lại chăm sóc cha.

Và năm đó, mùa Xuân đã thực sự đến với nhà ông Thiện, không phải chỉ do hoa mai, hoa cúc, thược dược, lai ơn, hồng, quất, liễn, đối...cùng thiên hạ đang nhộn nhịp nô nức mừng Xuân từ trong nhà ra tới phố; mà hoa Xuân đã thực sự nở trong lòng đám con ông Thiện bằng hoa yêu thương dành cho chú, vì chú cũng như cha. Xẩy cha cậy chú, xẩy mẹ bú dì. Thương cha, kính cha phải thương chú, nhất lại đó là người chú đáng kính.

Ông Thiện cũng hồi tỉnh và khỏe lại sau mồng hai Tết, mặc dù tai biến đã khiến ông đi đứng vận động khó khăn, nhưng niềm vui và hạnh phúc tràn ngập trong tâm hồn ông khi ông nhìn thấy đám con đã trưởng thành, trưởng thành từ thể xác lẫn suy nghĩ trong tâm trí chúng.

 

Trần thị Nhật Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2025(Xem: 366)
Chiều ngày 25/12/24 Anh Chị Em Huynh Trưởng khắp liên bang hội tụ về tu viện Quảng Đức với tư thế sẵn sàng cho buổi họp tổng kết một năm hành hoạt và kế hoạch năm mới của Ban Hướng Dẫn Úc Đại Lợi. Trại sinh Huyền Trang bắt đầu giai đoạn 2 với đề thi nhập trại (Trại Huyền Trang kéo dài 3 năm/3 giai đoạn: giai đoạn 1 học hàm thụ trực tuyến, giai đoạn 2 thụ huấn 5 ngày tại trại, giai đoạn 3 hội thảo kết khoá vào cuối năm 2026) Lễ Khai Mạc Liên Trại Sáng ngày 26/12/24, tại Chánh điện chùa Quang Minh, Melbourne, lễ khai mạc liên trại đã diễn ra trong không khí trang nghiêm mở đầu hành trình 5 ngày tu học và rèn luyện dành cho các Huynh Trưởng từ khắp nơi. Sau lễ khai mạc, trại sinh cùng Ban Quản Trại di chuyển đến Alexander Resort, nơi chương trình trại chính thức triển khai theo đúng đề án đã định.
20/12/2024(Xem: 272)
Sáng hôm nay Hiền vẫn về Tu Viện như thường lệ, trời mùa đông Melbourne từng làn gió hắc hiu mang theo hơi lạnh rít từng hồi thấm sâu vào da thịt, trên thềm cỏ vẫn còn giọt nước sương đêm chưa tan dù mặt trời đã tỏa nắng, Gió thổi nhẹ khiến cho nhành liễu trước tượng đài Bồ Tát Quan Âm đu đưa như bàn tay đang vẫy gọi. Xoa mạnh hai lòng bàn tay nóng lên rồi đưa lên má vài lần cho ấm, Hiền bước vào Tu Viện. - Dạ bạch Thầy! Vị Sư phụ tháo cặp kiếng dày cộm đưa tay dụi mắt nở nụ cười hiền từ. - Hiền đấy con? Hôm nay con không đi làm sao? - Dạ hôm nay hãng con đóng nên con về Tu Viện làm công quả - Vậy à! Con giúp thầy nhỏ cỏ trong những chậu hoa xung quanh Tượng Đài - Dạ mô Phật !
23/09/2024(Xem: 2085)
Chuyến đi về Việt Nam lần này có thể nói ngoài sự dự tính của chúng tôi. Mặc dù, tôi cũng có ý muốn đến viếng thăm Hà Nội một lần nữa. Vì năm 2003, tôi có dịp đến trung tâm thành Phố Hà Nội và viếng thăm một vài nơi khác chung quanh Hà thành. Nhưng lần này, là do các Phật tử Bảo Khánh, Hiếu Hoa, Từ Nhẫn và Liên Thu có nhã ý mời chúng tôi về Hà Nội và rồi cùng đoàn đi hành hương Trung Quốc, đặc biệt là chỉ hành hương tham quan trong phạm vi tỉnh Vân Nam thôi. Nói đúng
29/06/2024(Xem: 2647)
Những tháng đầu năm 2021, Út Bình bên Mỹ vẫn thường âm thầm theo dõi Facebook của tôi, thấy biết tôi đang tích cực phụng sự Đạo pháp, theo chư Tăng lên các chùa ở sâu vùng xa để chụp ảnh, viết bài, đưa tin đến các trang Phật giáo trong và ngoài nước, liền nhắn tin tặng tôi chiếc laptop của Út còn cất trong tủ ở nhà từ đường. Ý của em là tiếp sức cho tôi có phương tiện hiện đại hơn để truyền tin tại chỗ, chứ đi dự lễ các chùa trên vùng núi cả buổi, chiều về mới ngồi vào máy tính viết tin bài, chọn ảnh để gửi đi thì chậm quá
22/06/2024(Xem: 2223)
Có nhiều người khi sinh con ra, bên cạnh tên thật hay, thường có một tên khác gọi ở nhà dí dỏm dễ thương, hay tên thật dở để khỏi bị “bà” bắt. Bà ở đây là bà nào không ai biết được, thế nhưng nhiều người vẫn sợ rồi kiêng. Riêng đối với bà Thịnh, bà không tin như thế, ngược lại, bà cần con cháu bà tên thật hay, phải có ý nghĩa nữa để đem may mắn vận vào cuộc đời nó.
12/05/2024(Xem: 8351)
Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi nghỉ chân, có khi là nghĩa địa, một ngôi nhà hoang, hoặc dưới tàng cây, ngồi quanh sư để nghe sư thuyết pháp hoặc vấn hỏi một số vấn đề. Đặc biệt tại Thanh Hóa có cả xe chở mấy chục học sinh Tiểu Học, tung tăng chạy tới để chiêm ngưỡng và vái lạy sư. Và lần đầu tiên một vị sư thuyết pháp tại một nghĩa địa.
02/05/2024(Xem: 2766)
Biến cố 30 tháng 4 năm 75 không những làm đảo lộn cuộc sống của người dân miền Nam, làm xóa tan một chính thể Cộng Hòa nhân bản mà từ Đệ Nhất tới Đệ Nhị Cộng Hòa đều mang đến tự do, hạnh phúc cho người dân. Không như sáo ngữ "Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa - Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc", nghe như một liều thuốc tê làm mất hết cảm giác và trở thành con người vô cảm lúc nào không hay!
03/04/2024(Xem: 3311)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
01/04/2024(Xem: 1960)
Sáng thứ Bảy cuối tuần rảnh rang, tôi rong xe về phố, qua bên kia đầu cầu Hà Ra ghé thăm đạo huynh Duy Pháp-Đinh Hoà ở dốc Đoàn Kết. Ngồi ngoài ban-công sân thượng, huynh đệ vừa uống trà, nhâm nhi tách cà phê nóng bên mấy chậu kiểng hoa hồng, vừa trò chuyện đổi trao chuyện Đạo trong Đời, Đời có Đạo, thật thân tình và đầy hứng khởi... Đây là lần thứ ba tôi có mặt trên "tịnh thất sân thượng" của huynh Duy Pháp. Lần trước là vào dịp Tết mới rồi, khi tôi đứng phóng mắt ngắm cảnh xa gần chung quanh, thấy được bóng dáng của chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa trên núi Sinh Trung hiện ra xa xa ở góc nhìn lạ, nên lần này tôi không quên mang theo máy ảnh gắn ống kính tele để "săn cảnh già lam"...
30/10/2023(Xem: 3341)
🐄Bò làm mệt, than với chó: " Tao mệt quá ". 🐶 Chó gặp mèo tâm sự: " Bò nó kêu mệt, chắc làm quá sức, chắc nó đòi nghỉ một chút". 🐱 Mèo gặp dê tám chuyện: " Bò nó muốn nghỉ một ngày vì công việc làm nó mệt quá, có lẽ ông chủ bắt nó làm quá sức". 🐐 Dê gặp gà: " Bò nó đòi nghỉ làm, ông chủ bắt nó làm đến kiệt sức thì phải". 🐔 Gà gặp heo nói: " Biết chuyện gì chưa, bò nó định đổi chủ và bỏ việc đấy".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]