Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thằng Cu Róm

06/12/201406:37(Xem: 3717)
Thằng Cu Róm

Thằng Cu Róm

 

 Ba Noi Hoa Lan

 

T

huở nhỏ tôi mồ côi bố sớm, ở vào cái tuổi con nít vừa mới chập chững biết đi chưa nói được câu gọi bố lần đầu, bố tôi đã đi về miền cát bụi. Sự ra đi của ông đột ngột quá, còn trẻ quá mới 27 tuổi đầu làm sao không để lại bao luyến tiếc cho người ở lại. Dĩ nhiên mẹ tôi là người chịu nhiều đau đớn nhất, mới lấy chồng được hai năm cộng thêm đời chiến binh nên chỉ ở gần chồng vỏn vẹn có một tháng là nhiều. Con thơ còn bế ngửa trên tay, đầu quấn khăn tang người chồng yêu quí, đã phải xách tay nải leo lên chiếc thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường như một bài hát nào đó.

Thế rồi gia đình tôi định cư tại bến bờ bình yên của một vùng biển rì rào cát trắng, kể từ đó cuộc đời tôi gắn liền với một nhân vật vừa mang hình ảnh mẹ hiền vừa là bà nội.

Bà Nội tôi sinh năm nào chẳng ai trong gia đình nhớ đến, chỉ riêng cô cháu gái bé nhỏ nhớ được năm sinh của bà là cùng năm với nhà văn Khái Hưng trong Tự Lực Văn Đoàn. Nghĩa là từ thời mi-nớp xăng cà cộ của thế kỷ mười chín, cái thời thiên hạ còn nhuộm răng đen hạt huyền, con gái không được quyền đi học. Vì các cụ nghĩ cho con gái biết chữ chỉ tổ đi viết thư cho trai mà thôi.

Lỡ sinh ra trong thời kỳ Nửa Chừng Xuân và Đoạn Tuyệt ấy, bà nội tôi không biết đọc biết viết. Ấy thế mà bao nhiêu ca dao tục ngữ, truyện Kiều, Lục Vân Tiên... cụ thuộc vanh vách. Tôi nhớ những buổi trưa hè oi ả, hai bà cháu một già một trẻ nằm trên tấm đi-văng bằng gỗ lim lau sạch bóng, vắt chân chữ Ngũ đánh củ khoai lang, ngâm nga những câu tình tự dân tộc như:

Sự đời như cái Lá Đa.

Đen như mõm chó chém cha sự đời.

Thuở nhỏ với đầu óc non nớt làm sao tôi hiểu được ý nghĩa sâu xa của hai câu ấy, đến cái Lá Đa còn chưa biết hình dáng ra sao nữa là.

Bà nội tôi thương bố tôi lắm, chắc hợp tuổi và tính tình hòa nhã với mọi người, nhất là hiếu thuận đặc biệt với mẹ. Bà cụ định gửi gấm tuổi già của mình vào gia đình người con trai yêu quí này, nhưng trời đất quá oái oăm đã cướp mất đi nguồn hy vọng thật bình thường của cụ. Thế là tôi đương nhiên được nhận hết tất cả tình thương của bà nội đổ dồn vào như thác lũ triều dâng, không còn một khoảng trống nào cho các cháu nội khác của cụ. Tấn bi kịch bắt đầu từ đấy các bạn ạ!

Luận về chữ Hiếu, tôi phải kể câu chuyện lạ lùng về cái tình mẫu tử giữa bà tôi và cậu con trai cả của cụ. Bà tôi sinh thời có bốn người con, hai trai hai gái, cách nhau mỗi người đúng bốn năm. Hai cô con gái vừa lớn đã gả chồng tỉnh xa, xem như thuộc về gia đình khác rồi. Bà tôi chỉ hợp với bố tôi và khắc tinh với cậu cả.

Bà hay gọi bác tôi là thằng Cu Róm, vì lúc nhỏ bác hay bắt nạt bố tôi. Mỗi sáng đi học mẹ thường cho mỗi cậu 5 xu, bố tôi chỉ ăn 3 xu, còn 2 xu cất về trả mẹ, phần bác tôi chẳng những xơi hết, còn đòi tẩn ông em để lấy thêm 2 xu nữa. Chả trách gì bà mẹ thiên vị chỉ thương ông em thôi.

Nếu nói câu

Thương ai thương cả đường đi lối về.

Ghét ai ghét cả tông ti họ hàng.

rất phù hợp với tâm trạng của bà tôi. Bà cụ thương bố tôi rồi, không cần biết phải trái gì, cứ một mực thương tiếp đến đời con của ông nữa. Trong khi ấy, trừ ông anh họ con người vợ trước của bác tôi ra, bà cụ thường lạnh nhạt với những người con của bác gái tôi sau này. Như vậy tạo ra một sự bất hòa rất lớn trong gia đình, sau này chính bà tôi là nạn nhân nhận tất cả các quả do cái nhân thương yêu không đồng đều ấy.

Trời rất oái oăm, khi bà tôi cứ một mực đòi sống với gia đình bố tôi, không muốn nhìn mặt cái thằng Cu Róm ấy. Bố tôi lại ra đi sớm, bà cụ vẫn cương quyết một lòng theo tôi, xem con dâu như con gái. Nhiều lúc bác tôi cũng buồn, ông bảo chắc ông không phải là con đẻ, bà cụ nhặt được ở bụi tre vườn chuối nào.

Lúc về già, bà tôi hay vào Đền lên Đồng của cô Nga, nghe tiếng hát Cung Văn, xem nhảy múa giải sầu. Bác tôi mời mãi, cực chẳng đã vì tuổi già sức yếu cụ mới vào Sài Gòn rồi theo bác tôi sang Mỹ.

Bẵng đi gần mười lăm năm nơi xứ người, bà tôi sống như một cái bóng trong gia đình bác tôi. Các cháu nội và cô con dâu bên cạnh oán hận bà, vì bà lúc nào cũng chỉ nhớ các cháu ở phương xa, ý muốn ám chỉ tôi và ông anh họ bên Đức.

Vậy ai đã chăm sóc cơm nước, tắm rửa cho bà nội tôi sống đến 92 tuổi, đó chính là thằng Cu Róm của cụ, người con cụ ghét cay ghét đắng, không muốn nhìn mặt.

Ngày tôi sang Mỹ thăm Bà Nội, trời ơi cụ vui mừng khôn xiết hai bà cháu cứ quấn quít bên nhau không nỡ cách xa. Mười năm trước cụ đã may sẵn quần áo để dành cho hậu sự, nhưng chờ hoài chờ mãi chẳng thấy động tĩnh gì chỉ tổ làm mồi cho mấy con mối gậm nhấm mà thôi. Tôi được giao trọng trách may lại cho bà chiếc quần trắng đã bị cắn thủng nhiều lỗ để bà yên tâm chờ tiếp.

Dĩ nhiên tôi muốn rủ bác tôi cùng đi đến nơi đô hội như Las Vegas vài ngày cho biết thế nào là văn minh thế giới, thế nào là sòng bài quốc tế móc túi những kẻ bị con ma cờ bạc hớp hồn. Nhưng bác tôi từ chối thẳng:

Cháu đi một mình đi! Bác mà đi ai lo cho bà, để bà chết đói à!

Chỉ nghĩ đến cảnh một người con trai trên bảy mươi tuổi, ngày ba bữa đút cơm nuôi mẹ, chưa kể tắm rửa, lau chùi. Không phải một bữa hay hai ba ngày, mà ròng rã suốt mười lăm năm trời.

Lúc kể chuyện tại sao bà mất, bác tôi cười hề hề bảo:

-  Tao đang đút cơm cho bà, chắc bà cụ chán sống, nên không buồn nuốt, nghẹn cổ rồi đi luôn.

Tôi nghĩ bác tôi phải là một vị Bồ Tát hóa thân, lúc sống không ai thương sót, từ mẹ đến vợ con ai cũng muốn xa lánh, vì bác tôi không biết biểu lộ tình cảm, lúc nào cũng khoác trên thân cái vỏ khó ưa. Bây giờ bác đã ra đi rồi, không biết ngoài tôi có còn ai thương bác nữa không? Chắc phải có rồi, các con bác rất đông, các anh chị trong bụng rất thương bố, nhưng lúc sinh thời gặp ông bố khó tính quá, không ai dám lại gần và ông cũng không muốn cho ai lại gần. Nên sự thể mới xảy ra như vậy thôi.

Nếu đi sâu vào thâm cung bí sử trong gia đình tôi, phải nói là rắc rối tơ vò. Bà nội tôi tất cả đều hoàn hảo, không chê được vào đâu, chỉ bị một điểm không phải là tính thiên vị. Này nhé! Con yêu con ghét, con dâu yêu con dâu ghét, cháu thương nhiều cháu thương ít, chỉ chừng ấy thôi mà ân oán giang hồ kéo đến mấy đời vẫn chưa dứt.

Bác gái tôi lúc về làm dâu hãy còn quá trẻ, mới 18 tuổi đã làm mẹ kế ông anh họ tôi 12 tuổi. Bà nội tôi chỉ thương con dâu chín chắn, biết tằn tiện và chí thú làm ăn, cỡ như mẹ tôi vậy đó. Bác gái tôi làm sao thích hợp được với môi trường, đâm ra phiền não, có cảm giác bị hắt hủi, ghét bỏ.

Tôi trái lại rất thích bà bác chịu chơi này, tối ngày hai bác cháu cứ dẫn nhau đi xem cinéma, ăn quà và mướn truyện Quỳnh Dao đọc lén. Bác trai tôi vớ được truyện sẽ xé ngay bảo: Đàn bà con gái không được xem tiểu thuyết nhảm nhí, mất thì giờ.

Thường là bác gái tôi xem trước, chuyền sang cho tôi và cuối cùng đến tay cô con gái lớn của bác. Hôm nào chị nhỏ để quên không giấu dưới nệm ghế sa-lông là bác gái tôi phải mất thêm món tiền đền quyển truyện.

Cả thời thơ ấu, tôi gần gũi bác gái nhiều hơn cả mẹ, vì mẹ tôi đi làm cả ngày, về nhà hãy để mẹ nghỉ ngơi, đừng nhõng nhẽo sẽ bị chổi phất trần cho vào mông.

Bác có một trí nhớ dai rất đáng ngại, bao nhiêu thi phú chỉ cần đọc qua vài lần là thuộc vanh vách. Bác gái tôi sản xuất rất mau lẹ, ban đầu là ba năm hai đứa, sau mỗi năm một đứa, cuối cùng đầu năm con trai cuối năm con gái. Các cụ bảo cứ đẻ chừng nào hết trứng thì thôi. Nên tài năng ca hát, ngâm thơ, ru con bác có dịp trổ tài. Tôi chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa bác gái tôi.

Nếu ru con bằng những bài thơ cổ, nó vẫn chê không chịu nín khóc. Bác chế nhạc giễu cho nó cười:

Anh tán con tiều con hươu khiến cho lòng em siêu. Trời ơi đất hỡi! Đau đớn thay con người nói điêu. Nhưng xét ra là anh nói liều…

Có thể nói mối quan hệ giữa bác gái và tôi như một cặp tri kỷ tri âm so le không đều. Với chồng mình, bác không có sự truyền thông, xa nhau thì thôi, chứ gặp mặt là gừ gừ, cãi bậy chọc ổng nổi nóng là bị thụi ngay. Với mẹ chồng thì hoàn toàn đông lạnh rồi, con còn bé quá chưa tâm sự được. Rốt cuộc chỉ còn cô cháu nhỏ, nhiều lúc cũng thấy ghét vì tính nhõng nhẽo ỷ mình được bà thương rồi làm nũng.

Sau này gặp lại nhau bên Mỹ, bác cháu vẫn tương đắc, bác tính tình rộng rãi, chiêu đãi cô cháu gái rất hậu hỹ.

Nhưng đám mây mù của thời dĩ vãng vẫn lẩn quẩn đâu đây. Câu chuyện hồi nhỏ tham ăn của tôi đã được nhắc tới. Chỉ vì một trái Na thôi, trái Mãng Cầu đó các bạn ạ. Thật là:

Miếng ăn là miếng tồi tàn.

Mất ăn một miếng lộn gan đằng đầu.

Hai bà cháu tôi đã xử sự không phải với các con của bác, để họ mang mãi hình ảnh cháu thương cháu ghét đến ngày nay.

 Bây giờ các con của bác đã thành đạt giàu sang nơi xứ người. Cho dù tôi có muốn chuộc lỗi bằng cả chục quả Na, chưa chắc họ đã vui bằng một góc quả Na ngày xưa.

 

Hoa Lan.

Mùa xuân 2005.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2023(Xem: 3494)
Từ đầu đến giữa năm 2020, con virus do Tập Cận Bình (TCB) cho tạo ra tại Viện Nghiên Cứu ở Vũ Hán, chẳng những để giết người dân Tàu ở Vũ Hán chống đối đường lối cai trị tàn ác dã man của Tập, mà còn cho con virus ác ôn này xuất ngoại với âm mưu thâm độc là gây truyền nhiễm, lây lan cho người dân lành khắp mọi nơi trên thế giới. Rồi đây đảng cộng sản Tàu do TCB dẫn dắt đã gieo cái nhân ác, sẽ nhận lãnh cái quả không thể nào lường trước được. Xin quý độc giả hãy chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra.
01/09/2023(Xem: 29489)
Bát quan trai giới Cửa Vào Tuyệt Đối Chiến tranh, tình yêu, hoài niệm và truyện ngắn Võ Hồng Dẫn vào Tâm Kinh Bát Nhã Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo Du-già Bồ-tát giới Duy-ma-cật Với Các Đại Thanh Văn Duy tuệ thị nghiệp Đạo Phật và thanh niên
03/08/2023(Xem: 3255)
Sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau chùa bỗng nghe tiếng ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn lật đật lại gần sư thưa: – Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó khóc dữ quá. Một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử.
09/06/2023(Xem: 3901)
Hằng năm cứ vào độ đầu xuân, hoa Mai vàng rồi hoa Đỗ Quyên của Đức nở rộ, Thầy Hạnh Tấn, một vị Tu sĩ Phật giáo, người có khả năng tiếp cận và truyền đạt được những giáo lý màu nhiệm của Đức Phật đến các em thanh thiếu niên sống tại nước ngoài. Dĩ nhiên là có sự tiếp sức của Thầy Hạnh Giới, cũng cùng chung một chí nguyện, cùng khả năng về ngoại ngữ, ít nhất là hai thứ tiếng Anh và Đức mới tổ chức được một Trại Thanh Thiếu Niên toàn nước Đức, có khi lên đến trên bốn trăm em tham dự.
08/05/2023(Xem: 3519)
Bạn tôi có mỗi thằng con trai độc nhất. Hai vợ chồng thương nó lắm. Qua định cư ở Mỹ lúc tuổi đã xế chiều cho nên luôn nghĩ: ”Đời mình kể như bỏ thôi hy sinh lo cho con”. Ông làm đủ nghề lao động, bà thì lớp nào giữ trẻ, lớp nào coi sóc người già, để bù thêm vào tiền lương còm cõi của ông.
05/05/2023(Xem: 3572)
Tại cánh đồng rộng mênh mông ở Phi Châu có một con sử tử con mới lọt lòng mẹ bảy ngày. Mẹ nó trong một chuyến đi săn bị bầy linh cẩu cắn chết và không bao giờ quay trở lại. Sư tử con đói kêu la thảm thiết, chập chững đi chẳng kể phương hướng để tìm sự sống. Nó may mắn lạc vào một đàn bò. Một con bò mẹ đang nằm dài dưới đất cho bê con bú.
03/05/2023(Xem: 141861)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
21/04/2023(Xem: 4157)
An Dưỡng Địa là một khu nhà mồ ở Phú Lâm, gần bến xe đi về lục tỉnh. Trong khu An Dưỡng Địa có chùa Huệ Nghiêm, có Tháp Phổ Đồng. Tiền thân của chùa Huệ Nghiêm là Viện Phật Học Phổ Thông được thành lập đầu năm 1964, rồi chuyển qua Viện Cao Đẳng Phật Học Chuyên Khoa đầu năm 1971. Tôi và ba thầy Liêm Chính, Toàn Châu, Thiện Tường được Viện Trung Đẳng Chuyên Khoa Phật Học Liễu Quán ở Huế gởi vào đây học thêm 04 năm. Sau ba năm tu học theo chương trình của viện, tôi đi thêm đoạn đường dài là đến tu học, hoằng hóa tại Hoa Kỳ.
15/01/2023(Xem: 4075)
Nạn đói năm Ất Dậu 1945 làm chết hơn 2 triệu dân miền Bắc, nặng nhất là hai tỉnh Thái Bình, Nam Định đã để lại dấu ấn không bao giờ quên về hậu quả của chiến tranh tại Đông Dương do Pháp và Nhật chiếm đóng Việt Nam.
15/01/2023(Xem: 3720)
Tôi có một người cháu tên Nhi gọi tôi bằng dì. Liên hệ bà con xa, gần thế nào tôi không rõ lắm, chỉ biết là lần đầu gặp Nhi từ miền Trung vô Sài Gòn Nhi đã hai hai tuổi, hy hữu ở cùng cư xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận với nhà tôi. Nhi ở dãy A, nhà tôi dãy E đi bộ qua lại chừng hai phút. Nhi theo chồng vào đây và đi học. Đã hai hai tuổi và đã lập gia đình nhưng trông Nhi rất trẻ con, có lẽ nhờ nét mặt mộc mạc ngây thơ, ánh mắt thật thà thánh thiện, đặc biệt có hai răng khểnh rất duyên, mỗi khi cười làm tăng nét hồn nhiên chân thành vốn sẵn có trên khuôn mặt bầu bĩnh hiền lành phúc hậu của Nhi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]