Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiếc Vòng Của Mẹ

14/11/201410:32(Xem: 4816)
Chiếc Vòng Của Mẹ

chiec vong cua me

 

     Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới. Cô Thompson là giáo viên phụ trách dạy lớp Năm. Cô giáo đứng trước các học sinh trong lớp học của mình và tương tự như các giáo viên khác, cô cũng nhìn khắp lượt vào các em học sinh và nói là cô sẽ thương yêu tất cả các học trò của cô như nhau, không có sự phân biệt nào cả. Cô đã nói với các đứa trẻ này điều đó, một điều mà cô tự biết là không thật lòng và cô biết là mình sẽ không thực hiện được.

     Lý do không thể thực hiện đươc bởi vì cô đã nhìn thấy ngồi lù lù ngay dãy bàn học ở hàng đầu trong lớp là cậu Teddy Stoddard. Năm ngoái cô đã từng lưu ý tới cậu học trò nhỏ này và nhận thấy cậu ta thường chơi với đám bạn cùng lớp không được đàng hoàng. Teddy có vẻ không được ai ưa thích cả. Đã thế ăn mặc áo quần thì luộm thuộm lại thêm thân người không được sạch sẽ có lẽ vì lười biếng trong chuyện tắm rửa. Trong hồ sơ học bạ của Teddy vào năm ngoái cô Thompson còn ghi chú bằng bút đỏ, viết một chữ thập X rõ đậm nét vào đó. Rồi cô còn ghi thêm một chữ thật lớn nữa là F, hạng kém ngay phần phía trên đầu tờ giấy.

 

     Ở trường tiểu học của cô Thompson ở thị trấn này thì theo thông lệ vào mỗi đầu năm học các giáo viên đều phải xem lại quá trình học tập của từng học sinh trong những năm trước đó. Cô giáo Thompson đã nhét hồ sơ của Teddy xuống cuối cùng mới mở ra xem. Tuy thế khi đọc hồ sơ xong thì cô lại tỏ ra rất là ngạc nhiên.

     Trong hồ sơ, cô giáo dạy lớp Một đã đưa ra nhận xét rằng “Teddy là một học sinh thông minh và cười luôn miệng. Học giỏi và tính tình dễ thương... thường đem lại nguồn vui cho mọi người xung quanh”.

     Cô giáo dạy lớp Hai thời ghi rằng: “Teddy là một học sinh xuất sắc. Được cảm tình của các bạn bè học cùng lớp. Em đang lo âu vì bà mẹ bị đau ốm nặng sắp chết và cuộc sống gia đình của em thật sự quả là một sự phấn đấu”.

     Cô giáo phụ trách lớp Ba thì lại viết rằng: “Cái chết của mẹ Teddy đã gây ra khó khăn cho em. Tuy em đã cố gắng học hành, nhưng Bố em thì lại tỏ ra không quan tâm. Nếu em không được trợ giúp thì đời sống gia đình sẽ sớm ảnh hưởng đến em”.

     Cô giáo lớp Tư ghi: “Teddy tỏ ra lơ đãng, thiếu quan tâm, không hăng hái trong việc học tập. Cũng không có nhiều bạn bè. Thỉnh thoảng em còn ngủ gục trong lớp”.

     Cô giáo viên Thompson của lớp Năm đọc hồ sơ đến đây thì cô bỗng như nhận thức được ra vấn đề và cô cảm thấy tự hổ thẹn cho chính bản thân mình.


     Trong mùa Giáng Sinh giáo viên Thompson được đám học trò trong lớp đưa tặng quà. Những món quà này đều được bọc lại bằng giấy đủ màu sắc và có gắn thêm nơ thật đẹp. Cô rất áy náy khi nhận món quà của Teddy vì món quà của em thì lại gói vụng về bằng loại giấy màu nâu thường được dùng để gói thực phẩm. Khi mở gói quà của Teddy ra cùng lúc với các món quà khác thời cô cảm thấy đau trong lòng. Cô giơ lên cho các học sinh thấy món quà là một chiếc vòng đeo tay đã cũ có gắn kim cương giả, đã rơi mất vài hột và một lọ nước hoa nhỏ chỉ còn lại khoảng một phần tư.

     Có tiếng cười có vẻ chế giễu của vài học sinh trong lớp nhưng những tiếng cười đó đã bị dập tắt luôn khi cô giáo lớn tiếng khen chiếc vòng đeo tay là đẹp và sau đó đeo ngay cái vòng đó vào tay đồng thời lại còn lấy một chút nước hoa trong lọ và bôi lên cổ tay nữa.

     Bữa đó sau giờ tan học, cậu bé Teddy đã ở nán lại một lúc. Cậu lên cạnh bàn cô giáo và khẽ thưa rằng: “Thưa cô, hôm nay con thấy cô cũng thơm y như Mẹ con thời trước vậy đó!”

     Lúc các học sinh ra khỏi lớp và đã đi về hết, cô giáo viên Thompson ngồi lại một mình, khóc gần cả tiếng đồng hồ. Từ dạo ấy, cô giáo không còn đơn thuần chỉ dạy các môn Toán, dạy Văn và dạy viết lách cho đám học sinh, mà cô còn bắt đầu lưu tâm tới việc “giáo dục” lũ trẻ nữa. Cô khởi sự giảng giải cho các em về cuộc sống. Cô dạy dỗ bọn trẻ. Cô đã không giảng những bài như thường lệ trước kia nữa. Cô bỏ qua những bài tập viết và cả môn số học.


     Từ dạo đó, cậu Teddy như đuợc hồi sinh. Em càng ngày càng học giỏi hơn thêm. Và chẳng mấy chốc em đã trở thành một trong những học sinh xuất sắc của lớp vào cuối năm học đó. Cũng chính ngay từ hôm đó, ngoài việc dạy học cô giáo Thompson còn đặc biệt lưu tâm chăm sóc cho Teddy. Mỗi khi được cô giáo chỉ dẫn thêm hình như em lại càng lên tinh thần. Cô giáo càng khuyến khích, em càng tiến bộ nhanh lên thêm nữa.

     Kết quả là vào cuối năm học, Teddy đã trở thành một trong những học sinh xuất sắc nhất lớp. Và quả đúng như trái ngược với lời nói không chân thật của cô lúc đầu năm học là cô sẽ yêu thương mọi em học sinh như nhau, Teddy giờ đây đã trở thành một trong những học trò được cô giáo cưng nhất.


     Một năm trôi qua. Cô giáo nhận được một mẩu giấy của Teddy nhét dưới khe cửa. Trong giấy em thưa với cô rằng: “Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong suốt cuộc đời của em”.

     Sáu năm trời trôi qua sau đó. Cô giáo lại nhận được một bức thư ngắn của Teddy gửi tới. Trong thư em cho biết là em đã học xong bậc trung học và đuợc xếp hạng đứng thứ ba trong lớp. Em viết rằng: “Cô vẫn là cô giáo tuyệt vời nhất trong suốt cuộc đời của em.”

     Bốn năm trời nữa lại trôi qua. Cô giáo lại nhận được thêm một lá thư khác của Teddy. Thư nói rằng dù hoàn cảnh nhiều khi gặp trở ngai, đôi lúc tưởng chừng như bế tắc, em vẫn quyết tâm theo học tới cùng, quyết chí mong sao sớm tốt nghiệp được bậc đại học với thứ hạng xuất sắc nhất. Em viết rằng: “Cô vẫn còn là cô giáo tuyệt vời nhất và là người thầy mà em yêu quý nhất trong suốt cả cuộc đời".

     Rồi thêm bốn năm sau nữa lại trôi qua. Cô giáo vẫn nhận được thư gửi tới. Trong lá thư lần này Teddy báo tin cho cô biết là cậu đã đậu xong văn bằng Cử Nhân. Cậu đang học thêm lên bậc cao nữa. Thư vẫn ghi rằng: “Thưa cô, cô vẫn là người thầy tuyệt vời và trân quý nhất của cuộc đời em!”. Nhưng giờ đây tên của cậu đã dài hơn một chút rồi vì cuối bức thư ký tên là: “Theodore F. Stoddard, bác sỹ”.


     Câu chuyện tới đây vẫn chưa tới hồi kết thúc. Vẫn lại còn một bức thư nữa được gửi đến cho bà giáo Thompson. Trong thư bác sỹ Teddy thưa là anh đã gặp gỡ một cô bạn gái, đôi bên tâm đầu ý hợp và anh chuẩn bị làm đám cưới với cô ta. Anh cho biết Mẹ anh thì qua đời đã lâu, còn ông Bố lại mới vừa chết cách đây mấy năm nên anh thiết tha mong bà giáo Thompson sẽ nhận lời đến tham dự lễ cưới của anh và sẽ ngồi ở vị trí danh dự vốn thường hay được dành riêng cho Mẹ chú rể.

 

     Tất nhiên là bà giáo Thompson chấp thuận đề nghị này. Ngày cưới hôm đó bà giáo đeo chiếc vòng kim cương giả, cái vòng đã bị rớt mất vài hột mà ngày xưa cậu học trò nhỏ đã biếu làm quà tặng. Hơn nữa bà giáo còn cố tình bôi thêm một chút nước hoa trong cái lọ nhỏ, cũng vẫn là quà tặng thuở xa xưa. Cái loại nước hoa này tỏa mùi thơm thoang thoảng mà Teddy nói là Mẹ cậu đã bôi vào lễ Giáng Sinh cuối cùng của hai mẹ con trước khi Mẹ từ giã cõi đời.

 

     Anh bác sỹ trẻ và bà giáo Thompson ôm nhau mừng rỡ. Bác sỹ Stoddard khẽ nói thầm vào tai bà Thompson: “Cám ơn cô Thompson đã có lòng tin tưởng vào nơi em. Cám ơn cô rất nhiều vì cô đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng. Chính nhờ cô mà em có niềm tự tin rằng bản thân mình sẽ có thể đổi khác. Chính niềm tin đó đã tạo ra sự khác biệt lớn lao giúp em thay đổi cả cuộc đờinhư ngày nay.”  

     Bà Thompson vừa đầm đìa giọt lệ vừa nói nhỏ với chú rể: “Teddy, em lầm rồi. Chính em mới là người đã dạy cho tôi biết rằng tôi đã có thể đổi khác đi. Tôi đã không biết cách dạy học cho tới khi được gặp em đó. Chính nhờ gặp em, tôi mới biết thế nào là “giáo dục”.

 

(Tâm Minh Ngô Tằng Giao phóng tác)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2010(Xem: 3955)
Kiều bào hơn 30 quốc gia trên thế giới đã về Thủ đô nhân mùa lễ hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà nội. Ngày 30/9, tất cả đã có mặt, và được đón về khách sạn Kim Liên. Ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 10, tất cả các đoàn Kiều bào được tập dợt tại đường Bắc Sơn, sơ duyệt diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Và những ngày sau đó được Ban Tổ chức đưa đi thăm viếng thắng cảnh, các khu di tích có liên quan đến triều đại Thánh Vương Lý Thái Tổ.
04/10/2010(Xem: 2759)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
02/10/2010(Xem: 3066)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
30/09/2010(Xem: 10307)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
27/09/2010(Xem: 6922)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy. Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
25/09/2010(Xem: 9873)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
10/09/2010(Xem: 60023)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
02/09/2010(Xem: 7227)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
02/09/2010(Xem: 3606)
Tha phương sinh sống xứ người, tuy thâm tâm lúc nào cũng hướng về quê hương mến yêu, thế nhưng phải chờ đợi đến hơn hai mươi năm trời, sau bao ngày khắc khoải suy tư Thanh mới đột ngột quyết định về nước nghỉ hè hai tháng. Chàng về Saigon viếng thăm họ hàng vài ngày, rồi lang thang du ngoạn khắp các vùng biển từ Sầm Sơn đến Vũng Tàu, sau cùng quay lại Nha Trang, chiều chiều thơ thẩn đi dài dài trên bãi, mắt lơ láo nhìn biển khơi xa xăm với nỗi buồn vời vợi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]