Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chân lý trong hận thù

22/10/201410:43(Xem: 4684)
Chân lý trong hận thù

tuvien-2a


     Hai kẻ thù đã lâu đời, hai chàng trai trẻ nhất thuộc hai dòng tộc võ sĩ đạo lâm chiến, đang rình rập nhau trong vùng hẻm núi dưới mé sông trong lúc bà con dòng họ đôi bên đang chém giết lẫn nhau trên phía đồng bằng.

     Mối hận thù nẩy sinh giữa hai chàng sâu đậm đến độ như muốn lộn mửa, và khi trông thấy nhau, mỗi chàng đều nguyện cầu: “Lạy Trời nếu con phải chết, xin cho con gây ra tử thương cho kẻ oán thù trước khi con lìa đời.”

     Một con suối tại hẻm núi với nước trào dâng giữa hai chàng là cái rào cản duy nhất ngăn cuộc đối đầu bất ngờ cuối cùng này. Họ vừa lớn tiếng chửi rủa lẫn nhau, vừa tìm lối đi xuôi theo dòng suối, kiếm một bãi cát là nơi họ có thể băng ngang qua dòng suối để giết nhau.

     Bất chợt họ nhìn thấy một chiếc thuyền nhấp nhô trên đó có một bà mẹ và hai bé trai nhỏ đang trôi xoáy theo dòng suối. Một chàng la lớn: “Đây! Hãy bắt lấy sợi dây thừng này và nắm lấy và kéo ở bên phía mi.” Họ cùng nhau kéo được chiếc thuyền tới một bãi cát, tại nơi đó họ khám phá ra người mẹ đã bị chết đuối ở dưới đáy thuyền còn hai đứa nhỏ đang gần chết vì bị dầm nước.

     Mỗi chàng chụp một đứa nhỏ và ghì nó sát vào người mình sau khi cởi bỏ áo giáp ra. Rồi vòng tay ôm chặt lấy đứa nhỏ đang run rẩy. Hai chàng võ sĩ đạo sau đó chạy vòng quanh để tăng thêm nhiệt độ trong thân mình và hát dỗ các đứa nhỏ đang gào khóc. Khi các đứa nhỏ đã qua cơn hiểm nghèo, họ nhóm một đống lửa bằng củi trôi dạt lên bờ và chôn cất người mẹ trong lúc hai đứa nhỏ yên ngủ.

     Quá mệt sức để đánh nhau, hai chàng ngồi xúm xít bên đống lửa.

     “Này, bạn hát như nữ thần,” một chàng nói.

     “Còn bạn chạy giống như vũ công,” chàng kia nói.

     “May quá bạn lại có sợi dây thừng,” chàng thứ nhất nói.

     “Và cũng hên là bạn khám phá ra cái bãi cát,” chàng thứ nhì nói. “Này hai gia đình ta sẽ nói sao đây nếu ta thuật lại cho họ nghe là chúng ta đã gặp nhau mà không giết lẫn nhau?”

     “Mặc xác họ,” chàng thứ nhất nói.

     “Đúng vậy!” chàng thứ nhì trả lời.

 

     Phật Giáo dạy rằng không có hòa bình giữa các quốc gia chừng nào giữa các cá nhân không có sự hòa hợp. Hy vọng rằng những chàng hiệp sĩ can trường mà lại đầy tình thương này đã khám phá ra chân lý trong hận thù, khiến có thể làm hạt giống hòa bình nảy mầm giữa các dòng tộc của họ.  

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(phỏng dịch theo Zen Fables For Today

của Richard McLean) 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 13634)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 14016)
Cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ, vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, tại miền trung nước Ấn Độ, Bồ tát Hộ Minh đã giáng trần, qua hiện thân thái tử Sĩ - Đạt – Ta, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Ngài đã vì lòng từ bi, . . .
08/04/2013(Xem: 10535)
Nhân sinh nhật lần thứ 57 (kể theo tuổi ta) của tôi năm nay (28.6.2005) có một Phật Tử Việt Nam tại New York, Mỹ Quốc, gởi tặng cho tôi một bộ kinh Kim Cang rất quý, có xuất xứ từ đời nhà Thanh (Trung Hoa) và chính do vua Khang Hi (1666-1722) viết, được phục chế lại. Quả là một món quà vô giá.
08/04/2013(Xem: 11443)
Hương bối ngàn xưa gió thoảng về mái chèo Thập Ðộ vượt sông mê Gương soi vằng vặc, Tâm Bồ tát Thánh Hạnh, trăng sao rạng bốn bề!
08/04/2013(Xem: 16529)
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), kinh thành Xá Vệ, thuộc vương quốc Kosala (Kiều Tát La). Tên của chàng là Ahimsaka (người thất bại). Chàng được gởi đến thành phố Taxila để học hành.
08/04/2013(Xem: 14102)
Trong cuốn Xứ Trầm Hương, nhà thơ Quách Tấn khi viết về chùa chiền ở Khánh Hòa đã có những nhận xét là Khánh Hòa có lẽ là tỉnh nhiều chùa hơn tất cả các tỉnh Miền Nam Trung Việt và chùa có mặt hầu hết trên khắp xã phường trong tỉnh. Các tổ khai sơn đều là người Việt, phần nhiều có sự nghiệp để lại cho đời.
08/04/2013(Xem: 15578)
Toàn thể câu chuyện, cũng như mỗi tình tiết nhỏ nêu ra đều được nung nấu trong mối tư lường của một thánh tính đạt tới cõi lô hỏa thuần thanh, siêu thần nhập hóa. Không thể nào nói đó là bút pháp tài tình, kỹ thuật điêu luyện,chỉ có thể nói rằng đó là một cuộc kết tinh huyền nhiệm của lịch sử Đông phương giữa một triều sóng rộng dâng lên cùng với bao nhiêu ngọn gió ở bốn chân trời lổ đổ thổi lạ
08/04/2013(Xem: 14004)
Nếu có chánh niệm, đem những khổ đau, luân lạc và gian truân của mình ra đọc truyện Kiều chúng ta có cơ hội thấy được bản thân. Và như vậy đọc truyện Kiều cũng là tu. Tu tức là nhìn tất cả những gì đã và đang xảy ra trong đời mình bằng con mắt quán chiếu.
08/04/2013(Xem: 13415)
Tenzin Palmo đã sống một mình và tu tập trong động tuyết này. Cô đã chạm trán với những thú rừng hoang dã, đã vượt qua những cơn lạnh khủng khiếp, những cái đói giết người, và những trận bão tuyết kinh hồn....
05/04/2013(Xem: 3173)
Một ngày nọ có chàng trẻ tuổi vừa buồn vừa khóc, tìm đến Đức Phật. Đức Phật hỏi: "Cái gì sai trái đã làm nhà ngươi khóc?" "Thưa ngài, cha con chết ngày hôm qua." ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]