Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện Mận và Đào

26/06/201420:47(Xem: 7199)
Chuyện Mận và Đào

MAN VA DAO




“Bậu nói với qua bậu không hái Mận bẻ Đào

Chớ Mận đâu bậu bọc, Đào nào bậu cầm tay”

(Ca dao Việt Nam)


Một giờ sáng, điện thoại reo, đầu giây bên kia một giọng nói tỉnh lặng như từ đầu hôm tới giờ chưa chợp mắt: “Qua ơi, Mận hiện ở chốn hoang vu, sớm tối kinh kệ, cơm rau với muối, uống nước suối nguồn, làm bạn với chim muông, thế mà chưa bao giờ Mận cảm nhận sự an vui đủ đầy như lúc này”. Bây giờ đến lượt Qua không cách nào chợp mắt tiếp được...


Chuyện của Đào

Qua không quen Mận mà biết Đào - đứa con gái 25 tuổi của Mận - qua một số lần giao dịch mua bán nhà. Đây là việc làm thêm nhưng lại là thu nhập chính của Đào (và Mận). Qua những thương vụ làm ăn chung, Đào tỏ ra là người nhanh, nhạy, thông minh và sòng phẳng.

Về hình thức có thể nói, Đào để lại ấn tượng sâu đậm cho bất cứ ai, không chỉ vì cô đạt giải hoa hậu ở nước ngoài mà còn vì sự sang trọng đúng chuẩn thượng lưu của mình. Đào thông thạo 5 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức và Việt Nam. Đào học Piano và học múa Ba lê từ 6 tuổi. Đào được huấn luyện đi đứng nằm ngồi như một công nương. Không như những người mẫu đương thời thích mặc những loại đồ thiếu vải, Đào thường xuất hiện trước công chúng với những trang phục dài phủ gót được các nhà tạo mẫu thiết kế riêng nhằm tôn thêm sự quý phái cho mình.

Những năm gần đây, tên tuổi và sự nghiệp của Đào là niềm ao ước của nhiều cô gái trẻ; thế mà…

Lần giao dịch này Đào muốn mua căn nhà của chính Qua, nhưng không đủ tiền, phải nhờ ngân hàng hổ trợ. Đang là một người nổi tiếng trong giới truyền thông, có thu nhập cao, có uy tín và có nhiều mối quan hệ đáng nể, việc tìm một ngân hàng bảo lãnh cho Đào mua nhà dễ như bỏ trái nho vô miệng.

Sau khi giá cả được thỏa thuận, ngân hàng đã đồng ý bằng văn bản sẽ thay Đào trả cho Qua 2/3 giá trị căn nhà, riêng Đào phải có tiền đủ để thanh toán 1/3 khoản còn lại. Để bán được nhà và để chia sẻ áp lực dòng tiền cho khách hàng quen, Qua đồng ý cho Đào trả chậm 1/3 giá trị căn nhà trong thời hạn 12 tháng. Hợp đồng mua bán được công chứng, căn nhà đã sang tên đổi chủ.

Chỉ mươi ngày sau khi mua nhà của Qua, Đào đã tìm được mối bán lại căn nhà bằng với giá mua. Đào đã khôn khéo thỏa thuận với bên mua trả trước 2/3 tổng giá trị căn nhà để Đào lấy giấy tờ nhà ra khỏi ngân hàng; số tiền 1/3 còn lại, bên mua sẽ trả hết khi căn nhà công chứng sang tên. Được mua nhà với giá thấp hơn giá thị trường, lại có ngân hàng bảo đảm uy tín cho bên bán, bên mua đồng ý ngay. Trong thời gian chưa tới 60 ngày, căn nhà hai lần thay tên đổi chủ.

Sau khi nhận 1/3 số tiền còn lại của bên mua, thay vì đem trả cho Qua, Đào lại giữ số tiền này để đặt cọc một ngôi nhà khác. Chỉ khoảng một năm, Đào đã lần lượt mua và bán nhiều căn nhà với hình thức lấy của người sau trả cho người trước. Đào biết rõ rằng, với kiểu mua bán bằng giá vốn hoặc thấp hơn vốn sẽ dẫn Đào vào ngỏ cụt, nhưng hơn ai hết Đào hiểu những thương vụ như thế này sẽ giúp Đào chiếm dụng vốn của khách hàng ngày một nhiều hơn.

Thời hạn 12 tháng đã qua, Qua yêu cầu Đào trả dứt 1/3 giá trị còn lại của căn nhà, lúc này Qua mới tá hỏa khi biết căn nhà mua của mình Đào đã bán cho người khác và số tiền thiếu lại Đào không còn khả năng thanh toán. Biết Qua là người quen biết rộng, và có lẽ lo sợ mất uy tín trong giới truyền thông, Đào đã gá trừ nợ cho Qua một căn hộ trong chung cư cao cấp. Dù căn hộ chưa xứng với số tiền Đào thiếu nhưng, lại một lần nữa muốn giúp đỡ bạn hàng, Qua đồng ý công chứng sang tên căn hộ chung cư và ký kết thúc hợp đồng mua bán căn nhà một năm trước.

Tại sao đang ở đỉnh cao của tiền bạc và danh vọng, Đào lại làm những phi vụ liều lĩnh đến nổi giống như con rắn tự ăn cái đuôi của mình mỗi ngày? Không phải Đào mà là Mận, má của Đào, đã trả lời cho Qua câu hỏi này.

Chuyện của Mận

Sau khi nhận căn hộ chung cư do Đào gá nợ, vì chưa có kế hoạch sử dụng Qua khóa cửa để đó. Khoảng ba tháng sau Qua quay lại kiểm tra căn hộ với ý định sửa sang chút đỉnh rồi cho thuê. Lại thêm một lần nữa Qua tá hỏa khi tra chìa khóa vào cửa nhiều lần mà vẫn không sao vào được căn hộ. May sao, Qua nghe âm thanh nhạc đồng quê của xứ Đông Âu xa xôi phát ra từ bên trong căn hộ, lúc này Qua mới hiểu “có ai đó đang ở trong nhà-của-mình!”.

Mở cửa tiếp Qua là một phụ nữ trung niên, dù tuổi đã khoảng 50 mươi bà vẫn làm người đối diện giật thót bởi nhan sắc đẹp mê hồn vốn có. Đã thế bà còn chau chuốt hình thức của mình đến từng mi-li-met: từ cổ đến gót chân bà khoát một tấm vải hoa văn sặc sở, tóc bà búi cao bằng tấm vải cùng màu áo, móng tay móng chân được bà sơn đỏ và trên móng vẻ những đường nét rất cầu kỳ; riêng gương mặt của bà, Qua nghĩ, chắc phải tiêu tốn tiền bạc và thời gian nhiều lắm.

Yên lặng quan sát người đối diện, Qua nhận ra “người phụ nữ này đang ở trong giai đoạn thỏa mãn cao nhất cả về hình thức lẫn tâm trạng”. Qua thầm nhủ, lẽ nào người như bà lại ngang nhiên chiếm nhà người khác?

Bà giới thiệu với Qua bà tên Mận là Việt kiều của một nước Đông Âu, và bà chia sẻ, “tôi đã làm xong thủ tục để lần này về định cư luôn ở Việt Nam”. Bà đề nghị Qua xưng hô là Mận cho thân mật vì theo bà “Qua là người có thể tin được”. Mận nói, bà về sớm để chuẩn bị đám cưới cho con gái của mình nhưng liên lạc với con hoài chưa được, “cháu đi theo đoàn công tác vài tháng là chuyện bình thường” và rằng, “muốn tạo cho con gái sự bất ngờ thú vị, tôi đã gọi thợ mở khóa căn hộ này vào ở”. Mận còn kể, “hai năm trước, để có được căn hộ này tôi phải bay từ nước ngoài về thương lượng giá, thanh toán tiền, rồi nhờ con gái đứng tên giùm, vì lúc đó tôi chưa có Quốc tịch”. À, thì ra thế.

Dù Mận nằng nặc giữ Qua ở lại dùng cơm chung cho vui, Qua vẫn chào về và thân ái “chúc Mận dùng cơm ngon miệng”.

Vài ngày sau Qua cung cấp giấy tờ căn hộ cho Ban quản lý chung cư kèm theo lời đề nghị “hãy giúp tôi giải thích cho bà Mận hiểu căn hộ này đã được con gái bà bán cho tôi đúng luật pháp hiện hành”. Sau khi làm việc với Mận, Ban quản lý chung cư báo lại với Qua rằng: “Bà ấy nhiều lần tìm ra cửa sổ định nhảy xuống, chúng tôi đã cho khóa cửa sổ luôn rồi. Tầng 19 mà nhảy xuống thì còn gì là xương với thịt!”. Nghe vậy Qua dặn dò Ban quản lý đừng thúc ép, hãy để cho Mận có thời gian suy nghĩ...

Một buổi sáng Qua nhận được cuộc gọi từ Mận, bà mong gặp Qua để giải quyết chuyện căn hộ chung cư. Chỉ hơn một tháng kể từ lần gặp đầu tiên thế mà Mận quá nhiều thay đổi. Tóc rối bù, móng tay móng chân bong tróc, mắt đỏ hoe, bọng mắt xưng, da xanh tái, môi khô héo, quần áo nhàu nát, thân thể gầy mòn, tinh thần rũ rượi; tại sao con người ta suy xụp nhanh đến vậy? Vô thường là như thế này sao?

Qua ngồi bên cạnh Mận, một tiếng, hai tiếng, ba tiếng..., để nghe Mận nói về Mận, về Đào. Qua biết, nếu lúc này Qua không nhẫn nại lắng nghe, biết đâu Mận lại một lần nữa tìm ra của sổ tầng 19?

Chuyện Mận và Đào

Mận là hoa khôi của ngôi trường cấp ba, nàng học giỏi, hát hay, múa đẹp, thầy cô giáo khen “có khiếu về ngoại ngữ”, thế mà Mận đành phải nghỉ học nữa chừng vì cha mắc bạo bệnh. Bao nhiều tiền bạc, tài sản dành dụm bấy lâu, nay cả nhà đổ hết cho bệnh viện và thuốc, nhưng cha vẫn không qua khỏi. Là chị cả của bốn đứa em Mận phải cùng với mẹ gánh gồng chi phí gia đình. Mẹ của Mận là người nấu ăn ngon nổi tiếng của đất Hà thành, được những gia đình giàu có gọi đến nhà nấu tiệc; lúc này Mận thường xuyên theo phụ mẹ.

Lần nọ Mận đi theo mẹ nấu tiệc cho một gia đình quan chức, trong số khách đến dự có viên chức ngoại giao nước ngoài lưu tâm đến nàng. Ông nói với mẹ của Mận: “tôi có vợ và đã ly dị, tôi có con nhưng chúng cũng đã sống riêng”. Ông nói thêm: “từ cái nhìn đầu tiên tôi đã muốn lấy con gái của bà làm vợ vì trong mắt tôi nàng rất đẹp và hơn nữa, nàng yêu thích làm việc”. Tuổi của ông lớn hơn tuổi của Mận gấp hai lần rưỡi, tài sản của ông lớn hơn tổng tài sản của gia đình Mận gấp vạn lần; có phải vì thế mà chỉ vài tháng sau đó Mận theo chồng ra nước ngoài sinh sống?

Chẳng ai biết cuộc hôn nhân của Mận có hạnh phúc hay không, chỉ biết rằng ngõ nhỏ, phố nhỏ, không còn nhà Mận ở đó. Mẹ và các em của Mận bây giờ đã ngụ trong một ngôi nhà lớn ở phố lớn, đường lớn. Khi người mẹ qua đời thì những đứa em của Mận kẻ trước, người sau được chị cả lo cho ra nước ngoài ăn học, tìm việc làm và dựng vợ gã chồng. Mận tưởng thay cha mẹ lo cho các em an ổn đã xong, bây giờ đến lúc mình được thảnh thơi, nhưng không, “cái mỏ vàng” của Mận bất ngờ đột quỵ rồi qua đời, lúc này cái thai trong bụng Mận mới vừa năm tháng.

Đào, đứa con gái của Mận thừa hưởng sắc đẹp của mẹ và chiều cao của cha, ngay từ lúc em bé mới chào đời, người đến thăm ai cũng tấm tắc xuýt xoa “Ồ, xinh đẹp như một thiên thần”. Ý thức một cách sâu sắc rằng, sắc đẹp sẽ đem lại cho con người ta sự giàu sang phú quý, vì vậy ngay từ lúc Đào còn chập chững Mận đã lên kế hoạch dạy dỗ con của mình trở thành một công nương. Thật không bỏ công, khi Đào tròn 18 tuổi cũng là lúc nàng đạt vương miệng hoa hậu của nước sở tại; chính lúc này Mận khai thác thế mạnh ngành ngoại giao, cơ quan của người chồng quá cố, giúp Mận tìm ý trung nhân cho con gái của mình.

Từ ngày con gái của Mận đạt danh hiệu hoa hậu hai mẹ con thường xuyên nhận được lời mời tham dự những tiệc chiêu đãi của giới chính khách và giới doanh nhân. Chính khách Mận bỏ qua, nhưng doanh nhân thì Mận quan tâm lắm. Rồi chẳng biết là duyên hay nghiệp khi nghe con gái rượu của mình thỏ thẻ “đã phải lòng một thiếu gia Việt Nam”. Khi ba má của thiếu gia tìm đến xứ sở lạnh giá của Mận đặt vấn đề xin hỏi Đào cho con trai duy nhất, bà đã trả lời: “thôi thì nước chảy về nguồn, con gái Việt lấy chồng Việt đồng cảm hơn lấy chồng ngoại quốc”. Thật ra, lý lịch ba đời của thiếu gia Mận đã nắm rất rõ và, lọt vào gia đình này con gái của Mận còn hơn “chuột sa hủ nếp”.

Đám hỏi tưng bừng xong Mận sắp xếp cho Đào về Việt Nam sống và tìm việc làm để thích nghi với môi trường mới trước khi về làm vợ người ta. Mận cũng chuyển về Việt Nam cho con tất cả vốn liếng của mình với hy vọng Đào tập tành mua bán để có kinh nghiệm điều hành việc kinh doanh của nhà chồng sau này. Biết Mận có ý định cư ở Việt Nam để được gần gủi con gái cưng và cháu ngoại, gia đình bên chồng của Đào đã mời Mận về sống một trong những ngôi biệt thự do họ sở hữu, nhưng giữ thể diện cho con gái, Mận từ chối. Ngày cưới đã định, áo cưới đã sắm, thiệp cưới đã in, thế nhưng, “chuột lại không chịu sa vào hủ nếp”!

Đào phát hiện mình thích gần gũi con gái hơn con trai, và tánh khí gai góc của một “cô bạn” mới quen đã làm Đào phát mê, phát mệt. Những gì cuộc sống thượng lưu đem lại cho Đào suốt từ bé đến giờ đều sơ cứng, rỗng tuếch so với những khám phá hấp dẫn do “cô bạn” mang lại. Đào quên mẹ, quên chồng sắp cưới, quên công việc đang ở đỉnh cao, quên danh hiệu hoa hậu, quên luôn tính cách thượng lưu, bây giờ chỉ có rượu, thuốc lắc, bài bạc và những cuộc giao hoan thâu đêm, suốt sáng. Tất cả tiền bạc, đất đai, nhà cửa sau nhiều tháng ngày tích tụ chẳng đủ cho Đào và “cô bạn” vui chơi, cả hai bắt đầu nghĩ cách chiếm đoạt của người khác, kể cả người thân của mình, để tiếp tục hưởng thụ khoái lạc.

... Sáng nay Mận thảng thốt với Qua “nếu không nhận được giấy báo của tòa án về việc của Đào, tôi sẽ không tin cháu đang vướng vào vòng lao lý. Hôm vào thăm con gái trong tù ruột gan tôi như bị ai xát muối; ôi, đứa con đẹp như thiên thần của tôi sao bây giờ giống như ngạ quỹ?”. Rồi Mận ấm ức: “Qua ơi, nếu tôi có gom góp của người thì cũng để lo cho cha mẹ, em út, con cái, chứ có phải lo cho mình đâu mà cuối đời phải trả giá quá nặng nề, nghiệt ngã? Rồi Mận hoang man: “Qua ơi, bây giờ tôi mất hết, trắng tay, nếu tôi không nhảy lầu thì biết sống với ai, sống ở đâu, sống bằng gì trong những ngày sắp tới?”.

Nghe vậy Qua tự hứa, sẽ bằng cách này cách khác chia sẻ với Mận về nhân-quả, duyên-nghiệp và vô thường vào lúc Mận bình tâm hơn, còn bây giờ Qua nhẹ nhàng ấp hai bàn tay Mận trong đôi tay của mình, rồi “Mô Phật”, thế thôi./.

Cát Tường Quân Tạ Thị Ngọc Thảo


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2014(Xem: 4638)
Hai kẻ thù đã lâu đời, hai chàng trai trẻ nhất thuộc hai dòng tộc võ sĩ đạo lâm chiến, đang rình rập nhau trong vùng hẻm núi dưới mé sông trong lúc bà con dòng họ đôi bên đang chém giết lẫn nhau trên phía đồng bằng. Mối hận thù nẩy sinh giữa hai chàng sâu đậm đến độ như muốn lộn mửa, và khi trông thấy nhau, mỗi chàng đều nguyện cầu: “Lạy Trời nếu con phải chết, xin cho con gây ra tử thương cho kẻ oán thù trước khi con lìa đời.”
18/10/2014(Xem: 43763)
Uống trà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Á Đông theo phương châm“Bình minh nhất trản trà". Cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một loại nước uống mang lại sự sảng khoái, thanh khiết cho tinh thần, là cách để khai tâm mở trí. Người ta xem chén trà là đầu câu chuyện, là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hóa và kết nối lòng người.
10/10/2014(Xem: 4370)
Từ lâu, người ta tin rằng có một cái “bản ngã” thường hằng, bất biến, tồn tại độc lập trong vạn pháp. Trước sự nhầm lẫn tai hại đó, Phật Thích Ca bèn nói thuyết “Vô ngã” để chúng sinh phá chấp. “Vô ngã” không phải không có gì hết mà là không có tự tánh, không có tự thể riêng biệt. Đây là một trong ba Pháp ấn trong hệ thống giáo lý của Phật giáo (hai pháp ấn kia là Khổ và Vô thường). Gọi là Pháp ấn có nghĩa là trong tám mươi bốn ngàn pháp môn của đạo Phật nếu có pháp môn nào không có một trong ba khái niệm Khổ, Vô thường và Vô ngã thì không phải giáo lý đạo Phật.
03/10/2014(Xem: 4316)
Học sinh thường cho rằng, các thầy cô chỉ nhớ tên học sinh giỏi, học sinh đẹp hoặc hoạt động hiệu đoàn... Cho nên mỗi lần nếu tôi gặp lại một em học sinh không có gì xuất sắc ngày xưa mà tôi còn nhớ tên, thì đó là một niềm vui to lớn của em là được thầy cô còn nhớ mặt và nhớ tên của mình. Sau khi cuộc chiến lan tràn trên quê hương thầy trò phân tán, tôi đi cùng nam cực bắc, đi xa nửa trái địa cầu, rải rác khắp nơi, tôi vẫn gặp lại những em học sinh Đồng Khánh cũ. Và nhờ cố gắng nhớ mặt, nhớ tên các em, nên hầu như ở đâu tôi cũng gieo được chút niềm vui cho những người đang phập phồng chờ được gọi đích danh sau một câu mở đầu công thức: „Cô còn nhớ em không?“. Những con người ấy, những học sinh Đồng Khánh tha phương - xa trường, xa thầy bạn cũ đã xưa rất xưa, mà chính bản thân khi soi gương cũng không còn bắt được hình bóng mình ngày ấy..., bất giác còn được gọi tên, còn được nhớ, còn được nhắc nhở đến bao kỷ niệm của một thời. Ôi! Vui biết bao nhiêu, ấm áp ngọt ngào biết bao nhiêu
02/10/2014(Xem: 4218)
Ra đến bến xe trời hãy còn khuya khoắt, trông cảnh nhộn nhịp ì xèo rộn lên từ những gian hàng ăn uống ở một góc gần bên, và tiếng nói cười lăng xăng của hành khách đi lại lẫn với tiếng những người bán hàng rong mời mọc. Nhìn sang quầy bán vé bây giờ không giống như những ngày tháng sau năm 1975, bề mặt thoáng mát rộng rãi trang trí bởi những bảng quảng cáo, những hoa văn sắc màu, những hàng ghế để khách ngồi chờ trông lịch sự. Khách mua vé rất nhanh khỏe hơn xưa, không còn cảnh chen lấn xếp hàng cả buổi trời như trước đây, lại có thêm nhiều loại xe phục vụ trên các tuyến, việc nầy còn tùy thuộc vào túi tiền của hành khách, ai có tiền nhiều thì đi loại xe chất lượng cao, còn ai ít tiền thì đi loại xe bình dân hơn. Nói vậy chứ còn khá hơn trước Đây, bởi ba chiếc xe car cũ kỹ hoặc xe chạy bằng than đá trên những tuyến Miền Đông, Miền Tây vào những năm 1975 - 1990.
24/09/2014(Xem: 6339)
Xưa có một người quyết tâm học đạo, theo một vị thiền sư sống trong một cái cốc nhỏ, sống đạm bạc, quyết chí tu hành. Một này kia, có công việc, vị thiền sư phải đi xa, dặn đệ tử ở lại phải lo chăm chỉ tu hành, luôn luôn giữ lối sống đạm bạc và tâm hồn thanh tịnh. Người đệ tử này chỉ có một chiếc khố che thân. Đêm tới khi ngủ, máng khố trên vách, thường bị chuột chui ra cắn rách, phải xin bá tánh chút vải thừa thay khố nhiều lần.
03/09/2014(Xem: 4609)
Lúc đó tôi được 13 tuổi. Trước đó một năm gia đình tôi đã chuyển từ Bắc Florida đến miền Nam California. Tôi dễ hận thù khi vừa đến tuổi vị thành niên. Tôi rất nóng nảy và hay cãi lại đối với bất cứ chuyện gì dù nhỏ mà ba mẹ đề cập tới, đặc biệt là nếu nó liên quan đến tôi. Cũng giống như nhiều đứa trẻ lứa tuổi thiếu niên, tôi khó chấp nhận bất cứ điều gì đi ngược lại với quan điểm của mình về thế giới chung quanh. Một đứa bé “thông minh không cần dạy bảo”. Tôi phản đối bất cứ biểu lộ nào của tình thương. Thật sự, tôi dễ giận dữ khi đề cập đến cái từ “thương yêu”.
26/08/2014(Xem: 4021)
Ở ven bờ bể Mễ Tây Cơ, có một làng nhỏ chuyên sống nghề đánh cá, một chiếc thuyền con lướt sóng nhẹ vào bờ, đem về vài con cá khá to. Một ông khách Mỹ đứng trên bờ, khen ngợi nghề đánh cá tài giỏi của anh chàng Mễ Tây Cơ và hỏi anh ta mất bao nhiêu thì giờ mới được chừng đó cá. _ “ Không lâu lắm đâu !” anh Mễ Tây Cơ trả lời.
17/08/2014(Xem: 24915)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
17/08/2014(Xem: 23984)
Nhân quả báo ứng là một tập truyện của Trung Quốc, có vẽ tranh minh họa rất sinh động. Tập truyện này trước do ngài Văn Xương Đế Quân đời nhà Tấn sưu tập những truyện nói về nhân quả và sự báo ứng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]