Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 20: Lời cuối

24/03/201420:32(Xem: 8920)
Phần 20: Lời cuối
blank
Phần 20: Lời cuối

HT Thích Như Điển

N

gười xưa thường nói „thư trung hữu ngọc“ nghĩa là trong sách có của quý. Của quý hay ngọc ngà châu báu ấy là lời dạy của Thánh Hiền. Khi ta đọc sách, nếu cố gắng tìm tòi, sau khi xếp sách lại, ta sẽ nhận được một điều gì đó mới lạ để học hỏi, để sửa mình. Mới đây tôi có đọc quyển Kim Các Tự của tác giả Kimura, quyển sách dày hơn 600 trang ấy, riêng tôi lấy ra được hai điều. Việc thứ nhất tác giả cho rằng: Không phải những hành động có thể làm thay đổi thế giới mà những ý tưởng của con người mới có thể khiến thế giới thay đổi được. Việc thứ hai, chuyện bình thường thôi; nhưng ông ta đã phát hiện về pháp duyên sanh trong Phật Giáo. Đó là: Khi xe di chuyển thì con người ngồi yên và khi xe dừng lại thì con người di chuyển.

Khi đọc Gandhi tự truyện hay Thánh Nghiêm tự truyện hoặc Trí Quang tự truyện v.v... tôi cũng đã nhận chân rất nhiều điều hay. Ví dụ như Thánh Gandhi nói rằng: „Thực phẩm trên thế gian nầy không bao giờ thiếu, chỉ có lòng tham của con người không bao giờ đủ mà thôi“. Chỉ một câu thành ngữ nầy chúng ta có thể học hỏi và nghiền ngẫm suốt cả một cuộc đời cũng chưa xong. Đây là những điểm hay cần phải học, cho nên tôi phải lặp lại lần thứ hai.

Khi đọc Thánh Nghiêm tự truyện tôi cảm phục cho cái nhẫn nhục của người xưa. Ví dụ như sau khi đậu Tiến Sĩ Phật Học tại Đại Học Risso ở Nhật Bản rồi, Ngài qua New York ở


chùa Đông Sơ Thiền Tự; nhưng đã bị Ban Hộ Tự xem Ngài không ra gì, Ngài bỏ chùa ra đi làm kẻ không nhà, ăn uống, ngủ, nghỉ đều dưới gầm cầu xe lửa, trải qua 6 tháng như vậy, Ngài mới trở lại chùa. Những bậc Thánh người ta thực hiện một điều gì đó thường khác người phàm. Trong khi người phàm muốn làm Thánh lại đi trái ngược lại những điều trên.

Bây giờ tôi thấy nhiều người khi đọc sách ít chọn điều hay trong sách, mà cứ tìm tòi moi móc những lỗi nhỏ trong sách rồi đưa lên báo chí Internet để phê bình chỉ trích, nhằm chứng tỏ ta hiểu biết, ta rành rẽ thật nhiều; nhưng thật ra ý chính của tác giả của quyển sách thì người đọc không nắm bắt được. Thật là đáng lấy làm tiếc. Người yêu sách, quý sách dĩ nhiên là có rất nhiều trên thế gian nầy; nhưng xin đừng quan tâm đến những người thiếu thiện chí như trường hợp bên trên, khiến chúng ta dễ bị thiếu thốn những sách hay mà các tác giả muốn cống hiến cho bạn đọc. Nếu như vậy thì quả là điều mất mát to lớn vô cùng cho kho tàng văn hóa của chúng ta.

Từ năm 2003 đến cuối năm 2012 bước sang năm 2013, đúng 10 năm như lời ước nguyện của tôi là sau khi trở về ngôi Phương Trượng chùa Viên Giác tại Hannover, Đức quốc, mỗi năm tôi sẽ dành ra 3 tháng vào mùa Đông để sang Á Châu và Úc Châu tịnh tu, nhập thất, hành trì, dịch kinh, viết sách v.v... và quả thật ước nguyện nầy năm nay đã thành tựu viên mãn. Tôi trở lại Đức và trong thời gian tới sẽ ở tại Tu Viện Viên Đức Ravensburg thuộc miền Nam nước Đức nhiều hơn là chùa Viên Giác tại Hannover. Trong những năm tới tôi chỉ về Viên Giác trong những mùa An Cư Kiết Hạ để lễ lạy cho xong bộ kinh Đại Bát Niết Bàn thì tôi cũng sẽ ở lại lâu hơn tại Viên Đức. Kinh nầy gồm 2 quyển; mỗi quyển khoảng 700 trang. Chúng tôi đã lạy hết quyển một và quyển hai đã lạy được 300 trang. Còn hơn 300 trang nữa là tôi sẽ hoàn nguyện của mình. Chắc cũng còn chừng 5 năm nữa mới xong. Lúc ấy gần 70 tuổi rồi. Tôi sẽ chọn pháp môn niệm Phật miên mật cho đời mình vậy. Ngoài ra những lễ lớn như: Tết Nguyên Đán, Rằm Tháng Giêng, Phật Đản, Vu Lan và những khóa tu, tôi cũng sẽ có mặt tại chùa Viên Giác. Vì đây là chùa Tổ và Phật Tử lui tới nhiều năm rồi; nên tôi không thể bỏ họ trong những cơ hội về chùa như thế được.

Về Á Châu chủ yếu là Thái Lan và Ấn Độ. Đến Thái Lan ghé thăm Cực Lạc Cảnh Giới tự tại Chiangmai độ một tuần lễ rồi sang Ấn Độ. Đến Ấn Độ tôi thường ở tại Trung Tâm Tu Học Viên Giác Bồ Đề Đạo Tràng. Ở đó tôi hay làm những việc như bố thí cho người nghèo, thăm viếng và phát học bổng cho Tăng Ni sinh viên Việt Nam đang du học tại Ấn Độ, cúng dường Trai Tăng và tu học cho chính mình ngay dưới cội Bồ Đề, nơi Đức Phật thành đạo cách đây 2.556 năm về trước. Đồng thời tôi cũng thăm viếng quý Thầy đang trông coi Trung Tâm và những người Ấn Độ đang giúp việc tại đó. Công việc ở Ấn Độ xong rồi, tôi lại lấy máy bay đi sang Sydney.

Phải thành thật nói rằng Thầy trò chúng tôi đã có những ngày tháng an lạc trên núi đồi Đa Bảo vùng Campbelltown suốt 8 năm qua và 2 năm gần đây dời về vùng Blue Mountains vùng núi đồi với sương mù và gió lộng nầy. Cảnh trí ở đây thật tuyệt vời và thiên nhiên vẫn còn trong lành, mặc cho thế sự bên ngoài thăng trầm như thế nào đi nữa, khi vào vùng nầy, xem như mọi việc đã gác qua một bên rồi. Ngày xưa tôi không biết người ta vào núi tu tiên như thế nào, chứ bản thân tôi suốt hơn 2 tháng ở trên núi đồi nầy giống như những áng phù vân lơ lững giữa không trung và không còn nghĩ ngợi gì nhiều với những vấn đề đang xảy ra chung quanh mình nữa.

Công việc của tôi hằng ngày là sáng thức dậy vào lúc 5 giờ 20, sau đó làm vệ sinh cá nhân. Đến 5 giờ 45 là giờ ngồi thiền và đúng 6 giờ là thời kinh Lăng Nghiêm bắt đầu. Sau thời kinh, nghỉ ngơi một chút rồi dùng điểm tâm. Đúng 8 giờ 30 tôi bắt đầu ngồi vào bàn viết. Viết mãi cho đến 9 giờ rưỡi, sau đó tiếp tục viết cho đến 11 giờ 45 phút. Dùng trưa đúng 12 giờ và sau khi dùng trưa, tôi nghỉ trưa đến 2 giờ chiều và 2 giờ rưỡi bắt đầu cho công việc buổi chiều. Tôi viết cho đến 4 giờ thì nghỉ cho đến 4 giờ rưỡi. Từ 4 giờ rưỡi đến 5 giờ rưỡi là giờ xem và sửa lại những gì đã viết trong ngày. Tiếp đó đi tưới hoa và cây cỏ chung quanh Tu Viện. Giờ cơm tối là 6 giờ chiều. Đúng 7 giờ 30 phút tôi đến trước bàn Phật để tịnh tọa và niệm 10 tràng hạt 108; tiếp đến trì một biến kinh Kim Cang. Sau cùng là hồi hướng cho pháp giới chúng sanh. Đến 9 giờ 30 phút tối lên giường, nghỉ cho đến sáng hôm sau. Đó là thời gian một ngày của tôi.

Mỗi chủ nhật là ngày nghỉ và nhiều khi giữa tuần có một buổi chiều thứ tư đi thăm những phong cảnh chung quanh Tu Viện của vùng núi đồi Blue Mountains nầy.

Sống như thế mà an lạc, làm được rất nhiều việc và tự chiêm nghiệm lấy mình khi mà mình cần nhìn sâu vào nội tâm nhiều hơn nữa. Cuối cùng rồi chẳng có gì để phải bận tâm và vướng mắc. Vì tất cả, cuối cùng cũng chỉ là một cái không to tướng mà thôi.

Đây là quyển sách thứ 61 mà tôi và Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, bào huynh của tôi, viết chung thành một tập hồi ký để lưu dấu lại những ngày xa xưa cũ. Nếu để lâu sau nầy, chưa chắc gì, chúng tôi sẽ còn viết được như thế nầy. Vì năm nay Hòa Thượng Thích Bảo Lạc đã 72 tuổi và tôi cũng đã 65 tuổi rồi. Cái tuổi mà người xưa thường nói: 80 tuổi trở lên chỉ tính từng ngày, 70 tuổi trở lên chỉ tính từng tháng và 60 tuổi trở lên chỉ tính từng năm. Vậy có được mỗi ngày, mỗi tháng hay mỗi năm để sống, để viết, để trao truyền lại những gì đã đi qua trong đời mình lại cho thế hệ đi sau, quả là điều nên làm biết bao nhiêu. Nếu không được như vậy quả là một sự mất mát không gì có thể sánh được.

Năm 2003 tôi đã bắt đầu dịch tác phẩm Đại Đường Tây Vức Ký từ chữ Hán sang tiếng Việt. Đây là tác phẩm thứ 39 của tôi và nay sau 10 năm như thế, tôi đã cho xuất bản đến tác phẩm thứ 61 nầy. Như vậy trong 10 năm ấy tôi đã cho ra đời 22 tác phẩm. Trung bình mỗi năm 2 tác phẩm. Đó là những tác phẩm được viết hay dịch của tôi trong mùa An Cư Kiết Hạ mỗi năm 3 tháng tại chùa Viên Giác Hannover từ sau rằm tháng tư đến rằm tháng bảy. Trên thực tế ở thất Đa Bảo nầy tôi đã hoàn thành 10 tác phẩm bằng những ngôn ngữ như sau:

- Từ Hán văn dịch ra Việt văn: Đại Đường Tây Vức Ký, Đại Thừa Tập Bồ Tát học luận.

- Từ chữ Nhật dịch ra tiếng Việt gồm: Thiền Lâm Tế Nhật Bản, Tịnh Độ tông Nhật Bản, Tào Động Tông Nhật Bản, Nhật Liên Tông Nhật Bản và Chơn Ngôn Tông Nhật Bản.

- Từ tiếng Anh dịch ra tiếng Việt và dịch chung với Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng quyển: Chết An Lạc, Tái Sanh Hoan Hỷ.

- Từ tiếng Đức dịch ra tiếng Việt là quyển: Những bản văn Căn bản Tịnh Độ Tông Nhật Bản.

- Tiếng Việt hoàn toàn là tập Hồi Ký nầy viết chung với Hòa Thượng Thích Bảo Lạc.

Trong 10 tác phẩm ấy có 4 loại là ngoại ngữ và một loại là tiếng Mẹ đẻ hoàn toàn. Hy vọng đây là những đóng góp nhỏ nhoi của chúng tôi cho văn hóa Phật Giáo nước nhà và cho những ai muốn tìm hiểu đến Phật Pháp.

Chư Phật đã huyền ký rằng: Trong tương lai Phật cũng không còn ở đời, chư Tăng Ni và chùa viện cũng không còn tồn tại nữa. Chỉ có Pháp là duy nhất còn lại trên cõi đời nầy. Vậy việc dịch thuật, chú thích kinh điển hay in ấn tống cúng dường để Pháp nầy được lưu hành quả là điều quý hóa biết là dường bao!

Trong kinh Kim Cang Đức Phật cũng đã dạy rằng: Nếu có người giàu có đem bảy thứ báu như vàng, bạc, pha lê, xa cừ, trân châu, mã não, lưu ly nhiều như cát sông Hằng đem ra bố thí trong vô lượng vô biên ức kiếp, công đức của người nầy vẫn chưa bằng công đức của những người hiểu và trì kinh Kim Cang chỉ 4 câu kệ thôi. Đây chính là điều cốt lõi của Pháp. Do đó Pháp vô cùng quan trọng. Nếu chúng ta biết cúng dường Pháp tức là biết cúng dường Phật. Biết cúng dường Phật tức là biết cúng dường Pháp. Do vậy Phật dạy rằng: Ai hiểu Pháp người ấy sẽ hiểu Phật, ai hiểu Phật người ấy sẽ hiểu Pháp là vậy. Trong mọi sự cúng dường, cúng dường Pháp là tối thượng hơn hết.

Ngày 22 tháng 10 năm 2012 năm nay tôi rời khỏi Đức cùng phái đoàn 50 người đến Chiangmai và ở lại tu học cũng như khánh thành 3 Tôn Tượng Tây Phương Tam Thánh cũng như gặp gỡ bà con trong gia đình lần thứ hai. Đến ngày 29 Phái đoàn chúng tôi sang Nhật, gặp thêm 35 người nữa từ Hoa Kỳ, Canada và Âu Châu đến. Phái đoàn bây giờ nâng tổng số lên 85 người. Chúng tôi đi hành hương trên 2 xe Bus để đến Nara, Kyoto, Fuchu, Hiroshima, Tokyo, Kamakura và đặc biệt là dự Lễ Khánh Thành Chùa Việt Nam nơi Hòa Thượng Thích Minh Tuyền trụ trì vào ngày 4 tháng 11 năm 2012 vừa rồi. Ngày 5 chúng tôi đi Ấn Độ và ở tại Ấn Độ đến ngày 12 thì sang Sydney. Tất cả phái đoàn 85 người chia tay nhau ở phi trường Narita và Bangkok, duy chỉ một mình tôi là độc lộ trường thiên, vẫn còn đi mãi cho đến ngày 15 tháng 11 thì có mặt tại Adelaide để tham dự Lễ Hiệp Kỵ Chư Lịch Đại Tổ Sư tại chùa Pháp Hoa kỳ 6. Lễ Khánh thành Bảo Tháp Tam Bảo và kỷ niệm 30 năm thành lập chùa Pháp Hoa. Đặc biệt kỳ nầy có tổ chức lễ Thượng thọ Bát tuần cho Hòa Thượng Thích Như Huệ. Ngày 19.11. về lại Sydney và ngày 20 tháng 11 lên núi Đa Bảo.

Ngày 21 và 22 tháng 11 năm 2012 vừa qua tôi ổn định lại chỗ ở, chỗ làm việc cũng như viết bài và Thư Tòa Soạn cho báo Viên Giác số tháng 12. Sáng ngày 23 tháng 11 tôi bắt đầu viết tập Hồi Ký nầy. Mỗi ngày viết trung bình 15 trang viết tay. Mỗi trang 38 dòng và cho đến hôm nay ngày 8 tháng 12 năm 2012 tôi viết lời cuối nầy chấm dứt ở trang số 200. Như vậy tổng cộng chỉ trong vòng 15 ngày tôi đã viết xong phần của mình. Khi viết Hồi Ký nầy tôi không chia ra chương trước hay đề tài như viết tiểu thuyết, chỉ cố gắng viết thật là thật từ tuổi thơ đến lúc đi xuất gia học đạo tại Hội An, rồi Sàigòn và Nhật Bản. Thế mà cũng đã chia thành 11 Chương rõ rệt. Đó là chưa kể Lời Cuối. Nếu đánh máy và dàn trang thành A5, chắc phần tôi cũng trên dưới 200 trang. Riêng phần Hòa Thượng Bảo Lạc có lẽ ít hơn; nhưng đây là tất cả những tấm lòng của chúng tôi muốn trao lại cho người sau. Nếu quý Phật Tử hay Đệ Tử xuất gia và tại gia đọc được những đoạn đường của chúng tôi, có thể lấy đó mà chiêm nghiệm cho đời mình, thì đó cũng là điều quý hóa rồi. Nếu chẳng may có bị đụng chạm một cá nhân nào đó thì tôi xin sám hối. Vì đó là lỗi sơ sót của mình, chứ không phải của người khác. Riêng những nhân vật trong sách nầy từ Tăng sĩ cho đến Cư sĩ đều là những người thật, việc thật, nhưng nếu chẳng may tôi nhắc lại còn sót trong vô tình thì cũng xin quý vị niệm tình hoan hỷ. Điều ấy chứng tỏ rằng trí óc của tôi đã bắt đầu đi vào chỗ quên lãng rồi.

Sau khi hoàn thành bản thảo nầy, chú Sanh thư ký văn phòng chùa Viên Giác đánh máy trong nhiều ngày, sau đó tôi đọc lại một lần nữa để sửa ý và lời. Cuối cùng sẽ nhờ Đạo hữu Nguyên Trí Phù Vân, Chủ bút báo Viên Giác, xem lại lỗi chính tả lần cuối trước khi đem in. Ngoài ra anh Như Thân làm công việc Layout, Thầy Hạnh Bổn lo vấn đề sắp đặt để in ấn tại Đài Loan, cố làm sao cho hoàn chỉnh, tốt đẹp cũng là những công đức cần niệm ân đến. Khi đọc sách, nếu nội dung lôi cuốn mà bìa sách không đẹp thì cũng khó lòng mà làm cho hài lòng người đọc được. Do vậy tôi sẽ nhờ Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng nhờ Phật Tử trình bày bìa sách cho kỳ nầy, nhằm làm tăng giá trị của quyển sách hơn lên. Trong sách nầy có trích đăng 3 bài thơ của Thầy Như Thể Phan Thế Tập, Hiệu trưởng Trường Tiểu Học, Phật Tử Thị Nghĩa Trần Văn Nhơn (Trần Trung Đạo) và đặc biệt là bài thơ của Thầy Lâm Như Tạng. Tuy là thơ mới làm đây; nhưng ý thơ thuộc về 40 năm về trước. Xin niệm ân tất cả quý vị đã được nêu tên bên trên.

Cuối cùng xin cảm ơn những vị đã góp tịnh tài để ấn tống sách nầy. Nếu không có quý Phật Tử tại Úc Châu, Âu Châu và Hoa Kỳ nói chung cũng như nước Đức nói riêng thì tác phẩm hồi ký nầy vẫn chưa được xuất bản. Xin cảm ơn tất cả quý vị đã lưu tâm hỗ trợ cho việc nầy. Điều vô cùng quan trọng là xin cảm ơn những người đã đọc tác phẩm nầy.

Xin cầu nguyện cho thế giới hòa bình và nhân sinh an lạc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2025(Xem: 896)
Chiều ngày 25/12/24 Anh Chị Em Huynh Trưởng khắp liên bang hội tụ về tu viện Quảng Đức với tư thế sẵn sàng cho buổi họp tổng kết một năm hành hoạt và kế hoạch năm mới của Ban Hướng Dẫn Úc Đại Lợi. Trại sinh Huyền Trang bắt đầu giai đoạn 2 với đề thi nhập trại (Trại Huyền Trang kéo dài 3 năm/3 giai đoạn: giai đoạn 1 học hàm thụ trực tuyến, giai đoạn 2 thụ huấn 5 ngày tại trại, giai đoạn 3 hội thảo kết khoá vào cuối năm 2026) Lễ Khai Mạc Liên Trại Sáng ngày 26/12/24, tại Chánh điện chùa Quang Minh, Melbourne, lễ khai mạc liên trại đã diễn ra trong không khí trang nghiêm mở đầu hành trình 5 ngày tu học và rèn luyện dành cho các Huynh Trưởng từ khắp nơi. Sau lễ khai mạc, trại sinh cùng Ban Quản Trại di chuyển đến Alexander Resort, nơi chương trình trại chính thức triển khai theo đúng đề án đã định.
20/12/2024(Xem: 453)
Sáng hôm nay Hiền vẫn về Tu Viện như thường lệ, trời mùa đông Melbourne từng làn gió hắc hiu mang theo hơi lạnh rít từng hồi thấm sâu vào da thịt, trên thềm cỏ vẫn còn giọt nước sương đêm chưa tan dù mặt trời đã tỏa nắng, Gió thổi nhẹ khiến cho nhành liễu trước tượng đài Bồ Tát Quan Âm đu đưa như bàn tay đang vẫy gọi. Xoa mạnh hai lòng bàn tay nóng lên rồi đưa lên má vài lần cho ấm, Hiền bước vào Tu Viện. - Dạ bạch Thầy! Vị Sư phụ tháo cặp kiếng dày cộm đưa tay dụi mắt nở nụ cười hiền từ. - Hiền đấy con? Hôm nay con không đi làm sao? - Dạ hôm nay hãng con đóng nên con về Tu Viện làm công quả - Vậy à! Con giúp thầy nhỏ cỏ trong những chậu hoa xung quanh Tượng Đài - Dạ mô Phật !
23/09/2024(Xem: 2267)
Chuyến đi về Việt Nam lần này có thể nói ngoài sự dự tính của chúng tôi. Mặc dù, tôi cũng có ý muốn đến viếng thăm Hà Nội một lần nữa. Vì năm 2003, tôi có dịp đến trung tâm thành Phố Hà Nội và viếng thăm một vài nơi khác chung quanh Hà thành. Nhưng lần này, là do các Phật tử Bảo Khánh, Hiếu Hoa, Từ Nhẫn và Liên Thu có nhã ý mời chúng tôi về Hà Nội và rồi cùng đoàn đi hành hương Trung Quốc, đặc biệt là chỉ hành hương tham quan trong phạm vi tỉnh Vân Nam thôi. Nói đúng
29/06/2024(Xem: 2851)
Những tháng đầu năm 2021, Út Bình bên Mỹ vẫn thường âm thầm theo dõi Facebook của tôi, thấy biết tôi đang tích cực phụng sự Đạo pháp, theo chư Tăng lên các chùa ở sâu vùng xa để chụp ảnh, viết bài, đưa tin đến các trang Phật giáo trong và ngoài nước, liền nhắn tin tặng tôi chiếc laptop của Út còn cất trong tủ ở nhà từ đường. Ý của em là tiếp sức cho tôi có phương tiện hiện đại hơn để truyền tin tại chỗ, chứ đi dự lễ các chùa trên vùng núi cả buổi, chiều về mới ngồi vào máy tính viết tin bài, chọn ảnh để gửi đi thì chậm quá
22/06/2024(Xem: 2359)
Có nhiều người khi sinh con ra, bên cạnh tên thật hay, thường có một tên khác gọi ở nhà dí dỏm dễ thương, hay tên thật dở để khỏi bị “bà” bắt. Bà ở đây là bà nào không ai biết được, thế nhưng nhiều người vẫn sợ rồi kiêng. Riêng đối với bà Thịnh, bà không tin như thế, ngược lại, bà cần con cháu bà tên thật hay, phải có ý nghĩa nữa để đem may mắn vận vào cuộc đời nó.
12/05/2024(Xem: 9094)
Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi nghỉ chân, có khi là nghĩa địa, một ngôi nhà hoang, hoặc dưới tàng cây, ngồi quanh sư để nghe sư thuyết pháp hoặc vấn hỏi một số vấn đề. Đặc biệt tại Thanh Hóa có cả xe chở mấy chục học sinh Tiểu Học, tung tăng chạy tới để chiêm ngưỡng và vái lạy sư. Và lần đầu tiên một vị sư thuyết pháp tại một nghĩa địa.
02/05/2024(Xem: 2962)
Biến cố 30 tháng 4 năm 75 không những làm đảo lộn cuộc sống của người dân miền Nam, làm xóa tan một chính thể Cộng Hòa nhân bản mà từ Đệ Nhất tới Đệ Nhị Cộng Hòa đều mang đến tự do, hạnh phúc cho người dân. Không như sáo ngữ "Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa - Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc", nghe như một liều thuốc tê làm mất hết cảm giác và trở thành con người vô cảm lúc nào không hay!
03/04/2024(Xem: 3456)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
01/04/2024(Xem: 2093)
Sáng thứ Bảy cuối tuần rảnh rang, tôi rong xe về phố, qua bên kia đầu cầu Hà Ra ghé thăm đạo huynh Duy Pháp-Đinh Hoà ở dốc Đoàn Kết. Ngồi ngoài ban-công sân thượng, huynh đệ vừa uống trà, nhâm nhi tách cà phê nóng bên mấy chậu kiểng hoa hồng, vừa trò chuyện đổi trao chuyện Đạo trong Đời, Đời có Đạo, thật thân tình và đầy hứng khởi... Đây là lần thứ ba tôi có mặt trên "tịnh thất sân thượng" của huynh Duy Pháp. Lần trước là vào dịp Tết mới rồi, khi tôi đứng phóng mắt ngắm cảnh xa gần chung quanh, thấy được bóng dáng của chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa trên núi Sinh Trung hiện ra xa xa ở góc nhìn lạ, nên lần này tôi không quên mang theo máy ảnh gắn ống kính tele để "săn cảnh già lam"...
30/10/2023(Xem: 3445)
🐄Bò làm mệt, than với chó: " Tao mệt quá ". 🐶 Chó gặp mèo tâm sự: " Bò nó kêu mệt, chắc làm quá sức, chắc nó đòi nghỉ một chút". 🐱 Mèo gặp dê tám chuyện: " Bò nó muốn nghỉ một ngày vì công việc làm nó mệt quá, có lẽ ông chủ bắt nó làm quá sức". 🐐 Dê gặp gà: " Bò nó đòi nghỉ làm, ông chủ bắt nó làm đến kiệt sức thì phải". 🐔 Gà gặp heo nói: " Biết chuyện gì chưa, bò nó định đổi chủ và bỏ việc đấy".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]