Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

35. Ngọn Lửa Thù

19/03/201408:14(Xem: 24459)
35. Ngọn Lửa Thù
blank

Ngọn Lửa Thù


Đăng quang tức vị chưa được bao lâu, vua Viḍūḍabha, con bà Vāsabhakkhattiyā chợt nghĩ đến mối hận xưa nên khí huyết như sôi trào trong huyết quản. Ông ức hận dòng tộc Sākya đã khinh khi, sỉ nhục mình hồi còn nhỏ.

Thuở ấy, lúc bảy tám tuổi, nô đùa vui chơi với lũ trẻ hoàng gia trong nội cung, có lần Viḍūḍabha trông thấy chúng đứa nào cũng có những đồ chơi xinh xinh như con voi đi, con ngựa nhảy, con vụ quay, con rối múa... Khi Viḍūḍabha hỏi những thứ đó ở đâu vậy thì chúng đáp:

- Cái này, bà ngoại tao mừng ngày sinh của tao.

- Cái này thì quà của ông ngoại tao gởi cho...

Về đến nội cung, Viḍūḍabha buồn bã chẳng thiết ăn uống. Thương con, bà Vāsabhakkhattiyā vặn hỏi lý do mới biết là vì không có quà như chúng bạn.

Nó hỏi:

- Mẹ! Ông ngoại, bà ngoại của con ở đâu?

- Ông ngoại của con là vua nước Sākya, dòng dõi Sākya kinh thành Kapilavatthu đó con!

- Hãy cho con đi thăm ông vua ngoại nghe mẹ!

- Xa lắm con à! Con đi không nổi đâu!

Dầu Viḍūḍabha năn nỉ thế nào, bà cũng không thể cho trẻ đi được. Dẫu là công chúa, hơn ai hết, bà biết thân phận có dòng máu nô lệ của mình. Bà nghĩ: “Nếu Viḍūḍabha sang bên đó, một sơ suất nhỏ, những viên tùy tướng đi theo mà biết rõ gốc gác nô lệ ấy thì nguy hại như thế nào! Dòng dõi Sākya vốn kiêu ngạo với tập cấp sát-đế-lỵ cao sang, nên thuở xưa, họ cũng đã chẳng từng khinh miệt mẹ ta đó sao! Họ không coi ta ra gì thì con ta họ cũng chỉ xem như là miếng giẻ chùi chân! Bao nhiêu năm ta giấu biệt tung tích gốc gác, mà cha ta, đức vua Mahānāma cũng vậy. Đại vương Kosala mà biết chuyện ấy thì ông sẽ phẫn nộ lôi đình, giáng đại họa cho Kapilavatthu không sai!”

Tuy nhiên, thấy con khóc ngày, khóc đêm, đòi hoài, đòi hủy, chẳng biết sao hơn, bà Vāsabhakkhattiyā biên một lá thư mật, cho vị quan thân tín, cấp tốc phi mã mang sang trình lên đức vua Mahānāma, với nội dung: “Thưa phụ hoàng! Con vẫn khỏe, an bình và vô sự. Chúc cha mẹ sống lâu muôn tuổi. Bé Viḍūḍabha cứ đòi thăm quê ngoại, ngăn cản mãi không được. Mong phụ hoàng quan tâm thu xếp yên ổn việc này. Bé Viḍūḍabha hoặc tùy tướng theo hầu mà biết gốc gác của con và mẹ con – thì đại họa cho cả đất nước Sākya. Lạy cha mẹ trăm lạy với nước mắt tuôn rơi”.

Đọc thư xong, đức vua Mahānāma rưng lệ, ông thương con, thương cả thân phận nô lệ của con. “Ôi! Nó rất thầm lặng, và nó rất hiền thục. Đức Thế Tôn từng dạy rằng, người tốt, kẻ xấu là do hành nghiệp của họ, không liên hệ gì đến dòng máu và giai cấp”. Ông thở dài, lắc đầu ngao ngán cho cái cổ lệ truyền thống cay nghiệt. Và bây giờ, ông chờ đợi chuyện gì sẽ xẩy ra. Cái gốc của vấn đề là sự cao ngạo quá đáng của dòng dõi hoàng gia Sākya này, nhưng ông là kẻ gánh chịu.

Sự việc nó nhỏ mà không phải nhỏ nên ông phải họp kín với một số vị trưởng lão trong thân tộc, xin mọi người phải giấu kín chuyện xưa, chuyện đã rồi! Họ hiểu. Tuy nhiên, “chuyện kín” kia cả hoàng tộc đều biết, và họ đã âm thầm cho tất cả những người có vai vế nhỏ hơn đều vắng mặt trong ngày đón tiếp trẻ Viḍūḍabha cùng tùy tướng và thuộc hạ theo hầu.

Tiểu hoàng tử Viḍūḍabha được ông bà ngoại đón tiếp rất nồng ấm, sự thương yêu và trìu mến ấy làm ấm áp trái tim của trẻ không biết bao nhiêu. Khi tiểu hoàng tử được người dẫn đi thăm chư vị trưởng thượng và bà con thân quyến trong hoàng tộc thì mọi người ai cũng rất trân trọng, niềm nở; ở đâu cũng được đãi đằng trân tu, mỹ vị và rất nhiều quà tặng. Tuy nhiên, bên ngoài thì vui mà trong lòng trẻ rất hậm hực. Vì gặp ai, già cả, trung niên, thanh niên, thiếu niên, thậm chí dù bé lên ba, lên bốn – “vai vế” họ cũng đều lớn hơn tiểu hoàng tử cả, nên Viḍūḍabha phải cúi đầu thưa chào, mỏi cả miệng, mỏi cả tay, mỏi cả cổ!

Chuyện ấy, tiểu hoàng tử giấu kín trong lòng, về trở lại cố cung, Viḍūḍabha mới thắc mắc hỏi mẹ. Bà Vāsabhakkhattiyā hiểu cái gì xẩy ra, hiểu cái cao ngạo, trịch thượng đã thâm căn cố đế trong dòng máu của họ nhưng chỉ cười xòa và đáp cho qua chuyện: “Vì con còn nhỏ thật mà!”

Nhỏ vốn chóng quên nên cũng yên.

Khi hoàng tử Viḍūḍabha được mười sáu tuổi, do trẻ thông minh, trí tài, và cũng do sự đòi hỏi của tập tục vương triều, nên Viḍūḍabha được vua cha tấn phong thái tử. Và bà Vāsabhakkhattiyā nghiễm nhiên được lên ngôi hoàng hậu.

Một năm sau, thái tử lại xin phép về thăm quê ngoại. Lần này, do vai vế là một thái tử của một đại cường nên vua chư hầu phải cung đón trọng thị hơn. Cả triều đình Sākya nghinh rước với nghi vệ rất phải phép. Nhưng khi về cung với ông bà ngoại, thái tử mới thật sự thấy được sự thân thuộc và yên bình. Hôm sau, khi ghé thăm bà con quyến thuộc hoàng gia, dĩ nhiên là khác với cung cách xã giao tại vương triều, thái tử lại phải thưa chào tất cả mọi người y như hồi còn trẻ.

Lần này, do đã hiểu biết, có nhận thức nên thái tử đọc được trong tiếng cười của họ, ánh mắt của họ, thái độ của họ có cái gì đó gượng gạo không thật. Thái tử biết nhưng chỉ để bụng mà thôi, tạo sự bất hòa trong lúc này không tốt.

Buổi tiệc tiễn đưa rất trọng hậu, không có gì đáng phàn nàn, chê trách, thái tử chào mọi người từ biệt. Xe ngựa đi một đỗi đường, có viên tùy tướng quên thanh kiếm báu, trở lại phòng khánh tiết. Các thị nữ của hoàng gia đang quét dọn đó đây. Vừa đứng nơi ngưỡng cửa, viên tùy tướng thấy một thị nữ đang lấy sữa tươi để rửa cẩm đôn, chỗ thái tử Viḍūḍabha ngồi; cô ta vừa rửa vừa mắng to lên rằng: “Đây là chỗ ngồi của con trai bà nô lệ đây! Quả thật là gớm ghiếc!” Viên tùy tướng bình tĩnh, bước vào lấy thanh kiếm của mình xong, ôn tồn cất tiếng hỏi: “Cô nương lầm chăng? Đây là chỗ ngồi của thái tử Viḍūḍabha cao quý của chúng tôi mà!” Cô thị nữ tên là Kapilā - bèn nhỏ giọng, nói như thầm thì: “Tướng quân không biết cũng phải, bà Vāsabhakkhattiyā quả thật là công chúa ở đây, được hầu khăn áo cho đại vương Kosala, nhưng bà ta vốn là con một nữ nô lệ, vợ lẽ của đức vua Mahānāma của chúng tôi đấy!” Viên tùy tướng nghe chuyện động trời, y lại không kín miệng, nên câu chuyện sau đó lan tràn, sinh ra bàn tán xầm xì trong giới cấp tướng sĩ cũng như binh lính. Thái tử nghe được, máu sôi trào trong cổ họng, đôi mắt long lên như lửa cháy, ông nghiến răng ken két: “Được rồi! Được rồi! Chúng nó dám lấy sữa tươi để rửa chỗ ngồi của ta – thì sau này, ta sẽ lấy máu của chúng để rửa chân vậy!”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4529)
Mini, con gái 5 tuổi của tôi không thể sống mà không huyên thiên suốt ngày. Tôi thật sự tin rằng suốt cuộc đời của nó không hề phí một phút giây ...
10/04/2013(Xem: 4708)
Có bao giờ bạn nghe nói Phật khóc chưa? - Phật là Đấng giác ngộ, Ngài đã vượt qua mọi tình thức tầm thường của ...
10/04/2013(Xem: 4839)
Thiền sư Từ Đạo Hạnh vốn là con nhà nho tên Từ Vinh. Từ Vinh có sự trái ý với Diên Thành Hầu, Hầu nhờ pháp sư Đại Điên đánh chết. Sự muốn trả ...
10/04/2013(Xem: 4449)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một ...
10/04/2013(Xem: 4484)
Vào khoảng đầu năm 1996, tình cờ tôi được xem một bức tranh của họa sĩ Samyot Hananundasule, trong cuộc triển lãm dưới chủ đề "Nhìn lại quá khứ" tại Viện Nghệ thuật Quốc gia Thái Lan. Đó là một bức tranh có nhan đề là "Hài nhi của thế giới thứ ba" (Third World Baby), được vẽ vào năm 1976. Bức tranh này được in trên tờ nhật báo Bangkok Post.
10/04/2013(Xem: 5448)
Nhân dịp xuân Nhâm Ngọ, mọi người chúc nhau bằng lời hay ý tốt. Bần sư xin tặng những người thân "món quà pháp" thay lời cầu chúc... .
10/04/2013(Xem: 4191)
Tôi quen Trâm một tháng trước. Nàng là y tá viên điều dưỡng vừa ra trường chưa được một năm. Đang làm việc ở Đà Nẳng thì có giấy đổi vào Nha ...
10/04/2013(Xem: 4267)
Nhân vật Thanh Lam được cha để lại một gia tài đồ sộ. Chàng chia làm hai phần, một lànhững tài sản cố định sinh lợi hằng năm như ruộng vườn, hai ...
10/04/2013(Xem: 4283)
Một sớm mai dưới tia nắng chan hòa tại tu viện Bát Nhã, hòn sỏi gặp bước chân. Hòn sỏi lên tiếng chào: "chào các bạn, các bạn, các bạn từ đâu đến?"...
10/04/2013(Xem: 4039)
Trong đời tôi, rất nhiều lần được ngủ lại chùa, đặc biệt là những ngôi chùa có nghi thức hành lễ theo Bắc-Tông. Theo từng giai đoạn lớn lên, tri thức ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]