Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

34. “Cái Thấy Sự Thực” Hóa Giải Hận Thù

19/03/201408:12(Xem: 33637)
34. “Cái Thấy Sự Thực” Hóa Giải Hận Thù
blank

“Cái Thấy Sự Thực”

Hóa Giải Hận Thù


Nhìn chiếc bóng đầu trần, chân đất của đức vua Pāsenadi vừa khuất sau những hàng cây, rồi nhìn vào đế bào, mũ miện, hốt, hia... cùng ấn kiếm quốc bảo đế quyền trên tay mình, quan tân đại nguyên soái Dīgha-Kārāyaṇa chợt động tâm: “Đây quả là trời, đất, thánh, thần muốn bàn giao đế quyền lại cho ta đây? Hay là do uy linh hiển hách của hương hồn bá phụ Bandhula xui khiến mà nên? Ta đâu cần phải âm mưu chiếm đoạt? Cờ đến tay là ta phất thôi!” Niềm vui vừa thoáng qua, một ý nghĩ khác lại nẩy sanh: “Không được! Không được! Dầu sao, nếu ta làm vua thì danh bất chánh, ngôn bất thuận, ta gặp phải cả một thế lực hoàng gia chống đối. Ta đang thân đơn, thế cô. Phải nên khôn ngoan, sáng suốt hơn một tí mới được! Hãy để cho thằng ranh con Viḍūḍabha làm vua và ta sẽ nắm toàn bộ binh quyền, binh lực, ta sẽ sai khiến tên này như một con rối!”

Nói là làm, đại nguyên soái Dīgha-Kārāyaṇa cho thỉnh mời Viḍūḍabha ra xa ngoài rừng cây, trao toàn bộ ấn kiếm đế quyền cho thái tử, rồi đột ngột, ông quỳ xuống, hô lớn:

- Đại vương vạn tuế! Đại vương vạn tuế! Đại vương vạn vạn tuế!

Thế là quân lính hộ giá tháp tùng đành phải hô theo!

Đối với Viḍūḍabha lại bất ngờ hơn nữa, tự dưng lại được đại nguyên soái Dīgha-Kārāyaṇa tấn phong làm vua, ngoài cả mơ ước, ông ta cũng chẳng cần khách sáo đưa đẩy làm gì nữa.

Lễ đăng quang vương vị được thực hiện ngay tại chỗ, chỉ đơn giản là bá cáo trời đất cùng với lời nguyện mang đến vinh quang, giàu mạnh và hùng cường cho đất nước Kosala!

Chỉ để lại hai con ngựa già yếu và một thị nữ trung niên cho đức vua Pāsenadi, tân vương Viḍūḍabha và đại nguyên soái Dīgha-Kārāyaṇa dẫn toàn bộ quân lính tùy tùng tức tốc trở lại kinh đô Sāvatthi. Họ bàn với nhau là sẽ tổ chức một lễ đăng quang cho hoành tráng, phải mời tất cả vị vua chư hầu, bố cáo cho tất cả thiên hạ cùng được biết. Trong thâm tâm, đại nguyên soái Dīgha-Kārāyaṇa nghĩ rằng: “Phải làm vậy để trả thù, nhưng dẫu sao, đây là cuộc trả thù không đổ máu! Ta đã trả được mối đại thù rồi!”

Trong lúc đó, khi đức vua Pāsenadi bước ra rừng thì xung quanh đều quạnh vắng. Dưới gốc cây chỉ còn một thị nữ và hai con ngựa.

Không hỏi lý do, đức vua cũng đã biết chuyện gì xảy ra, ông cất giọng trầm tĩnh:

- Là việc làm của ai?

- Đại nguyên soái Dīgha-Kārāyaṇa, tâu đại vương!

- Rồi sau đó?

- Ông ta trao ấn kiếm cho thái tử Viḍūḍabha rồi tôn phong lên ngôi vương ngay tại chỗ!

Ngẫm nghĩ một lát, đức vua suy nghĩ: “Dīgha-Kārāyaṇa trả mối đại thù đây mà! Bây giờ ta không còn gì nữa cả. Chỉ có cách duy nhất là đến Rājagaha, mượn quân binh của Ajātasattu, về Savatthi để lấy lại quốc độ mà thôi!”

Thế rồi, họ lên đường, không hành lý, không lương thực, không cả nước uống. Từ thị trấn Medataḷumpa của vương quốc Sākya, đức vua quay ngựa trở lại Koliya, sang Malla, qua lãnh thổ các nước liên bang cộng hòa Videha, Moriya... rồi xuống Vesāli, vượt sông Gaṇgā... Là một đấng quân vương uy danh hiển hách, thọ hưởng ngũ dục tối thượng, thế mà trong thoáng chốc trở thành kẻ lữ hành mình trần thân trụi, ngủ đường, ngủ rừng, không màn che trên đầu, không một tấm lót dưới thân. May nhờ người thị nữ có chút tư trang nên cô đã bán dần để mua thức ăn trên dặm đường thiên lý. Đức vua bây giờ đã bảy mươi bảy tuổi, thân thể suy kiệt già lão, đã mòn khô sinh lực, không chịu đựng được nắng mưa, sương gió nên khi đến cổng thành ngoài kinh thành Rājagaha, người ông lên cơn sốt, chợt nóng như lò lửa, chợt lạnh như giá băng. Nhìn dãy tường đá cao, dày, kiên cố bao quanh triền núi, ông thở dài:

- Ta sức cùng lực kiệt rồi!

Người thị nữ trấn an:

- Còn có thị nữ đây, tâu đại vương!

Nói thế xong, cô xuống ngựa, dẫn ngựa của mình cùng ngựa của đức vua từng bước một tiến vào cổng thành trong. Nhưng đến đây trời đã quá khuya, nhìn các vọng gác, đuốc thì sáng nhưng không thấy quân canh, cửa thành đóng chặt, ông biết, giờ này là “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Đêm ấy, đức vua và thị nữ nằm nghỉ tạm trên nền đất của một lưu xá dành cho khách bộ hành, đợi sáng ngày vào cung. Nhưng mặt trời lên đã lâu, thấy vua không động tịnh, rời chỗ nằm đến xem thì hóa ra ông đã qua đời! Nghĩ đến thân thế của một đấng quân vương, chúa thiên hạ, oai trùm thiên hạ, mà bỗng chốc, lại nằm chết trên nền đất bụi, cô quạnh, lạnh lùng – cô thị nữ khóc thương, vật vã, đấm ngực, vò đầu, than trời, trách đất... rất là thê lương.

Một vài người đi ngang nghe thấy, rồi thị vệ trên cổng thành biết được cái chết thê thảm của đức vua Pāsenadi, không mấy chốc đến tai đức vua Ajātasattu.

Tức tốc cùng một vài thị vệ lên ngựa đến nơi, thấy thảm trạng của người quá cố, đức vua Ajātasattu chạy tới, ôm cái xác lạnh mà khóc ròng. Chưa nói đến sự liên hệ bên mẹ, chưa nói đến sự liên hệ bên vợ mà thái độ đối xử đại lượng trong lần đức vua thất trận, khiến ông vô cùng quý kính, thương cảm và nuối tiếc.

Về triều, đức vua Ajātasattu cho tổ chức đại tang trọng thể như là “đại tang của một quốc vương”, rồi mới hỏi cặn kẽ người thị nữ chuyện xảy ra tại thị trấn Medataḷumpa. Cô ta kể lại mọi chi tiết. Biết được thủ phạm chính là đại nguyên soái Dīgha-Kārāyaṇa và kẻ tòng phạm vui mừng nhận ấn kiếm, mặc nhiên tiếm đế vị là thái tử Viḍūḍabha - đức vua họp triều thần, tuyến bố cử đại hùng binh trừng phạt kẻ phản nghịch!

Nghĩ đến ân đức của đức vua Kosala đối với Māgadha trong lần bại trận năm trước, các quan đại thần ai ai cũng bừng bừng tức giận, đống ý cử binh với khí thế như trời nghiêng, đất sập để hỏi tội kẻ đã gây ra cái chết bi thương...

Trong đám đại thần có một người im lặng, thần sắc an bình như mặt nước, không bị xao động bởi cái lao xao ở xung quanh, đấy là thần y Jīvaka. Cũng như mọi lần, đức vua trông thấy, bèn hỏi:

- Này Jīvaka! Ý kiến ông thế nào, hãy cho ta biết!

- Thần không có ý kiến, tâu đại vương!

- Vậy thì thái độ, hành động? Ta nên có thái độ, hành động ra ra sao?

- Thần cũng không có thái độ, hành động – mà chỉ “thấy sự việc như thật”. Còn thái độ, hành động là ở nơi đại vương, tùy thuộc nơi đại vương.

Biết vị thần y này tâm bình, hạnh trực, thấy biết giáo pháp rất sâu xa – nên đức vua thở một vài hơi thở cho khí huyết an bình rồi ôn tồn cất tiếng hỏi:

- Cái “thấy sự việc như thực” ấy là như thế nào, này Jīvaka?

Câu chuyện “lạ lùng” của hai vị lôi cuốn mọi người lắng nghe, làm cho không gian triều đường đột ngột lắng xuống, rất yên lặng.

- Cái sự thật thứ nhất, tâu đại vương! Là sự thật về nhân, về quả. Nếu đức vua Kosala không giết oan đại nguyên soái Bandhula cùng ba mươi hai viên tướng con cháu của ông ta thì sẽ không xảy ra cái quả báo oán thù hôm nay!

Đức vua chau mày, nhưng lại gật đầu:

- Đúng vậy! Đó là một sự thực.

- Cái sự thât thứ hai, tâu đại vương! Là sự thật về can qua, về chém giết... chắc hẳn sẽ có hằng trăm, hằng ngàn kẻ vô tội phải bị đầu rơi, máu chảy, đứt lìa mạng sống. Rồi gia đình, rồi cha mẹ, rồi vợ, rồi con những người bị chết trận ấy sẽ ra sao? Tất thảy những giọt nước mắt đau thương ấy có thể đổ đầy một lu nước, hai lu nước, một hồ nước, tâu đại vương!

Đức vua thở dài:

- Đúng vậy! Cái đau thương và nước mắt ấy cũng là sự thực liên hệ.

Giọng Jīvaka vẫn đều đều:

- Cái sự thật thứ ba, tâu đại vương! Là sự thật cạn kiệt các kho lẫm lương thực, thực phẩm của vương triều. Tuy nhiên, vẫn phải nuôi binh, phải mua lại số thóc lúa của dân, rồi thuế má các loại lại lên cao để bù vào ngân sách thiếu hụt, rồi dân lại thêm một lần nghèo đói, rồi đại vương lại phải thao thức, trăn trở kế sách làm sao cho dân được ăn no, mặc ấm, tâu đại vương!

- Phải! Phải! Không sai được!

- Cái sự thực thứ tư, tâu đại vương! Là sự thực, dẫu xuất thân mẹ là nô lệ, nhưng Viḍūḍabha là cháu ngoại của đức vua Mahānāma, cùng dòng dõi Sākya với đức Thế Tôn! Cái sự thực thứ năm, tâu đại vương! Là đại vương quyết định sự việc bởi cảm tính sân nộ nhất thời chứ không phải là bởi tâm bình, khí hòa! Bậc trí với tâm bình, khí hòa sẽ có chiến lược, kế sách dài lâu hơn. Ấy là đem lại an bình và thịnh vượng không chỉ cho một nước, mà cả cho châu Diêm-phù-đề như chư vị Chuyển luân Thánh vương xưa thường thực hiện...

Đến ngang đây, đức vua chợt xua xua tay:

- Thôi, ông đừng nói nữa! Chỉ một sự thực trong năm sự thực mà ông vừa nêu, ta đã biết là ta phải làm gì rồi.

Jīvaka hoan hỷ nói:

- Vì đại vương là bậc trí! Cảm ơn đại vương!

Đức vua Ajātasattu sắc mặt đã khoan hòa:

- Chỉ có hiểu biết và trái tim từ ái, cảm thông mới hóa giải được oán thù! Này Jīvaka! Thay vì cử quân chinh phạt, nay ta cử một phái đoàn sứ giả sang Kosala với lễ phẩm chúc mừng tân vương, bang giao hòa hiếu giữa hai quốc độ, ông thấy có được không? Đấy có phải là “sự thực” tốt đẹp chăng?

Cả triều phòng vang rền như sấm dậy:

- Đấy là sự thực tuyệt vời!

- Tuyệt vời! Đại đại tuyệt vời!

- Minh quân vạn tuế! Minh quân vạn vạn tuế!

Riêng đức vua Ajātasattu thì thì thầm trong lòng: “Đệ tử tri ân đức Thế Tôn đã ban cho sự sáng suốt qua vị thần y cư sĩ thầm lặng, minh triết này!”

Riêng thần y thì suy nghĩ: “Ta an tâm rồi. Thứ nhất là y đã biết nghe lời phải. Thứ hai là y đã cải hối tùng thiện thật sự rồi. Việc hộ trì Tam Bảo trong mai hậu, xem ra y sẽ biết noi gương tiên đế đấy!”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 4055)
Khi tơi đang dịch “Nhân Kiếp và Tai Kiếp” (Human Life And Problems, do hịa thượng tiến sĩ K. Sri Dhammananda) vào giữa tháng 09/2001 tại Toronto thì bất ngờ được biết thầy Thích Tâm Quang bên Mỹ đã dịch xong với tựa đề là “Các Vấn Đề Của Xã Hội Hơm Nay” (web www.budsas.org)
29/03/2013(Xem: 10795)
Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
29/03/2013(Xem: 17204)
Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cảo thơm lần giở trước đèn, Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
29/03/2013(Xem: 9286)
Chuyến hành hương Thái Lan và Nhật Bản bắt đầu từ ngày 22 tháng 10 đến mùng năm tháng 11 năm 2012, vào một sáng mùa thu với nắng vàng ươm và se se gió lạnh. Có ai biết con số ghi tên tham dự chuyến hành hương Nhật Bản này lên đến bao nhiêu không? Trước giờ khóa sổ vào đầu tháng 10 là hơn một trăm vị, sau rút lui từ từ để dừng lại con số 85 với 14 quốc gia trên thế giới. Một con số đáng ngại trong lịch sử đi hành hương của quý Thầy.
20/03/2013(Xem: 3328)
Tác giả sinh năm 1937, 63 tuổi, hiện cư ngụ tại Worcester, Massachusetts. Công việc: Technician hãng điện tử ở Mass. Sau đây là bút ký về California lãnh Giải Thưởng do ông Luận viết. Bài đã phổ biến trong sách VVNM 2001, nhưng “mất tích” trên Việt Báo Online. Xin mời cùng đọc lại. Hình trên, từ trái: Thượng Nghị Sĩ California, Ông Joe Dunn và các viên chức dân cử khai mạc cuộc họp mặt. Phía trái là nữ nghệ sĩ Kiều Chinh. Phía mặt là cô Leyna Nguyen của truyền hình KCAL9.
19/03/2013(Xem: 10465)
Tập truyện “ Làng Cũ - Người Xưa” của Tiền Vĩnh Lạc (Australia) .Sách dầy 216 trang, bìa cứng 4 màu. Bìa trước cảnh nhóm chợ chồm hỗm ở làng quê tỉnh Trà Vinh. Bìa sau hình xe thổ mộ, ngưa kéo, tác giả gọi là “xe kiếng”? Nội dung gồm nhiều truyện ngắn, hồi ký, tài liệu quý giá...cùng nhiều kinh nghiệm sống viết ra ý chừng muốn khuyên răn con cháu, sách đọc thú vị và cần thiết để làm tài liệu nghiên cứu. Sách không bán, in để tặng . Ai cần xin gọi 618-8932- 3912
10/03/2013(Xem: 3172)
Nước Xá Vệ có cô gái nghèo tên Nan Đà, thân thế cô độc thân, sống bằng nghề ăn xin. Bấy giờ, cô thấy các vị vua chúa, quan đại thần, trưởng giả cúng dường Phật và chư Tăng, cô tự nghĩ: “Ta mắc tội báo gì mà sinh vào nhà bần tiện như thế này nên không thể cúng dường đấng phước điền?”. Cô tự hối trách lấy mình.
04/03/2013(Xem: 5696)
Theo lời Hòa Thượng trưởng lão Huyền Tôn kể rằng, những ngày Hòa Thượng còn ở quê nhà, nơi Tổ đình Thiên Ấn – miền Trung, có một chú sa di tên Diệu Mãn. Thường nhật Chú chỉ làm công việc quét chùa. Chú người hiền lành, ít nói, tánh tình ngồ ngộ. Đặc biệt trong chúng, ai nhờ việc gì đều hoan hỷ làm ngay. Cũng chính vì vậy, chú thường bị quí sư huynh đệ la rầy, sao đang làm việc này lại bỏ đi làm việc kia… Tuy vậy, nhưng lúc nào chú cũng hoan hỷ, không ai thấy chú câu chấp việc gì bao giờ.
20/02/2013(Xem: 16746)
Những Câu Chuyện Linh Ứng về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát (trọn bộ 03 tập) do HT Thích Như Điển dịch Việt: Năm 2007 khi chúng tôi đang nhập thất tại Úc Châu thì có một Phật Tử tên là Huỳnh Hiệp từ Hoa Kỳ có liên lạc qua bằng E-mail cho Thầy Hạnh Tấn và nhờ tôi phiên dịch tác phẩm "Những mẩu chuyện linh ứng của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Fuchù - Nhật Bản“ từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Tôi bảo cứ gởi một số chuyện tiêu biểu sang Úc, tôi dịch thử. Nếu đồng ý với cách dịch ấy thì tôi sẽ tiếp tục. Sau một tuần lễ, tôi gởi trở lại 3 chuyện đầu đã dịch của quyển một cho Phật Tử nầy và anh ta rất hoan hỷ và nhờ tôi dịch tiếp cho đến hết quyển sách. Tôi trả lời rằng: "Tôi rất sẵn sàng; nhưng tôi rất ít thì giờ; khi nào xong tôi chưa biết; nhưng tôi sẽ cố gắng. Đồng thời việc đánh máy sẽ giao cho các anh chị em thực hiện". Cầm quyển sách trên tay độ 400 trang A4 thấy cũng hơi nhiều; nhưng thôi, cứ cố gắng vậy. Ông bà mình thường nói: „Kiến tha lâu đầy tổ“ quả câu nầy chẳng sai chút nào.
01/02/2013(Xem: 8646)
Tuổi Hồng Con Gái là tác phẩm đầu đời của tôi được viết vào năm 1980 cùng thời gian với tấm ảnh ngoài bìa sách. Tuy lúc đó sống ngay trên quê hương Việt Nam với dân số đông đảo mấy chục triệu người nhưng xung quanh tôi, vì hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tôi không có lấy một người bạn, một người thân để tâm tình những lúc vui, buồn trong cuộc sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]