Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36. Người Chăn Bò Khéo Giỏi

15/03/201408:28(Xem: 28958)
36. Người Chăn Bò Khéo Giỏi
blank

Người Chăn Bò Khéo Giỏi


Chiều hôm sau, chiều hôm sau nữa, lối lên thượng nguồn con sông ấy càng ngày càng hẹp, nước cạn dần nhưng trong dần. Đức Phật và đại chúng cũng trú ngụ qua đêm ở bìa rừng kế cận. Rồi hình ảnh quen thuộc của những đàn bò thong thả gặm cỏ bên sông lại hiện ra. Và vào lúc thích hợp, đúng thời nhất, đức Phật lại tiếp tục câu chuyện về người chăn bò.

- Thế nào, Sotthiya? Đức Phật bắt đầu buổi giảng pháp thoại bằng cách hỏi vị tỳ-khưu chăn bò thuở trước - Muốn cho đàn bò được thịnh vượng, thịnh mãn, tăng bội lợi ích thì người chăn bò khéo giỏi cần thiết phải trang bị cho mình những hiểu biết như thế nào?

- Thưa! Tỳ-khưu Sotthiya đáp - Đầu tiên là phải nhận biết bò của mình một cách rành rõi, nếu không sẽ nhầm lẫn bò của người khác. Ví dụ đàn bò có trăm con thì phải lấy màu sắc, hình dáng, tướng riêng biệt của mỗi con mà phân biệt. Người chăn bò tài giỏi chỉ cần liếc mắt một cái là biết mình có bao nhiêu con màu nâu đậm, bao nhiêu con màu nâu vàng, bao nhiêu con màu vàng nhạt, bao nhiêu đực, cái, già, tơ, mới sinh; bao nhiêu con có tướng chung như vậy, tướng riêng như vậy, nhất nhất đều biết rõ như trong lòng bàn tay của mình.

Đức Phật mỉm cười:

- Đúng vậy! Thế còn điều thứ hai?

- Dạ thưa! Thứ hai là phải để ý các loại sâu, các loại bọ, bò chét, các loại côn trùng thường ẩn nấp trong lông lá để hút máu, rồi chúng làm tổ đẻ con trong đó nữa, làm cho con bò ngày càng gầy yếu và mất sức đi.

Thứ ba, nếu trường hợp như vậy thì phải chịu khó kỳ cọ, tắm rửa cho chúng thật sạch sẽ.

Thứ tư, ban đêm phải tìm cách đốt khói, xông khói cho muỗi mòng, lằn bọ tránh xa đàn bò!

Thứ năm, khi con nào bị thương do cào xước, do va quệt đâu đó có máu chảy thì phải tìm cách hái lá, nhai lá đắp lên vết thương rồi băng bó cho nó.

- Còn gì nữa không, Sotthiya?

- Thưa, còn nhiều lắm! Thứ sáu là phải biết những khúc sông, khúc suối chỗ nào nước uống được, chỗ nào nước quá nhiễm bẩn không uống được.

Thứ bảy, là phải biết đường đi, lối lại nào là an ổn, an toàn nhất.

Thứ tám, phải biết bến sông chỗ nào có thể lội qua được, chỗ nào không thể.

Điều quan trọng thứ chín, là phải biết bãi cỏ nào là tốt, là ngon có lợi cho dinh dưỡng của bò.

Thứ mười, là lúc bò cái có con, có sữa thì phải biết cách bảo vệ cả mẹ, cả con; mẹ thì phải tẩm bổ thêm mạ, lúa mạch, đôi khi nấu thêm cháo đậu, cháo kê; và quan trọng nữa là nên lấy sữa chừng mực, vừa phải để dành phần cho bò con; đừng quá tham lam vắt kiệt sữa của nó.

Cuối cùng, thứ mười một là phải biết chăm sóc, bảo vệ những con bò đực già, đầu đàn; vì nó anh cả, nó dẫn đầu làm gương và dẫn dắt đàn.

Vậy, tất thảy có mười một điều mà một người chăn bò tài giỏi cần biết, phải biết để cho đàn bò mạnh khỏe, thịnh vượng, tăng thịnh lợi ích, bạch đức Thế Tôn!

- Khá lắm, này Sotthiya! Đức Phật khen ngợi rồi nói - Một vị tỳ-khưu sống trong giáo pháp của Như Lai, nếu được gọi danh xứng đáng phẩm hạnh sa-môn thì cũng phải biết thành tựu mười một pháp như người chăn bò thiện xảo kia vậy!

Rồi đưa mắt nhìn đại chúng một vòng, đức Phật tiếp tục:

- Nếu điều đầu tiên của người chăn bò là phải biết màu sắc, hình dáng và tướng riêng biệt thì một vị tỳ-khưu cũng phải như thật biết các loại sắc, sắc nào thuộc sắc bốn đại và sắc nào do sắc bốn đại tạo thành. Ngoài ra, vị tỳ-khưu cũng phải biết phân biệt các tướng, tướng chung, tướng riêng, tướng của người ngu và nghiệp tướng của người ngu, tướng của người trí và nghiệp tướng của người trí.

Điều thứ hai của người chăn bò là phải biết trừ khử các loại sâu bọ, bò chét thì một vị tỳ-khưu cũng phải biết từ bỏ, trừ diệt dục tầm, sân tầm, hại tầm, các ác, bất thiện pháp khi chúng vừa khởi lên, phải làm cho chúng không được tồn tại; nếu không chúng sẽ làm tổn hại sinh mạng học giới, luật giới, sinh mạng pháp hành của các vị.

Nếu điều thứ ba của người chăn bò là phải biết tắm rửa, kỳ cọ cho sạch sẽ thì vị tỳ-khưu cũng phải gia công, ráng sức làm cho thân khẩu ý được trong sạch bởi mười nghiệp lành.

Điều thứ tư, nếu người chăn bò biết đốt khói, xông khói để xua đi muỗi lằn thì vì tỳ-khưu cũng phải biết giảng nói học pháp cho các hàng cận sự để họ tránh xa những lỗi lầm, những ác pháp, trược hạnh, ác niệm.

Điều thứ năm của người chăn bò là phải biết băng bó các vết thương do bị cào xước chảy máu thì vị tỳ-khưu cũng phải biết gìn giữ, thu thúc, hộ trì sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý bởi vì chúng rất dễ bị cào xước, bị tổn thương bởi sắc đẹp, vị ngon, âm thanh quyến rũ.

Điều thứ sáu, người chăn bò biết nơi nào có nước uống được thì vị tỳ-khưu cũng phải chứng đạt nghĩa tín thọ, pháp tín thọ, uống được giọt nước trong mát tự đầu nguồn pháp bảo.

Điều thứ bảy, người chăn bò biết được lộ trình an toàn thì vị tỳ-khưu cũng phải biết rõ con đường “Thánh đạo tám ngành”, lộ trình giác ngộ, giải thoát, an toàn ngoài sanh tử y như thế.

Điều thứ tám, người chăn bò biết khúc sông nào, bến sông nào bò có thể lội qua thì vị tỳ-khưu cũng cần phải biết đi tìm gặp các vị đa văn, các bậc thiện trí, những bậc trì pháp, trì luật để học hỏi, để phá nghi, để càng ngày càng thông tỏ chánh pháp.

Điều thứ chín, người chăn bò khéo léo biết chỗ bò có thể ăn cỏ ngon thì vị tỳ-khưu cũng phải biết tìm đến bãi cỏ Tứ niệm xứ để tu tập, để nếm thưởng như chân như thật pháp vị giải thoát, là nguồn dinh dưỡng tối hậu cho tâm, cho tuệ của một hành giả phạm hạnh.

Điều thứ mười, người chăn bò phải biết bảo vệ cả mẹ và con, đừng nên vắt sữa cho đến khô kiệt thì vị tỳ-khưu khi thọ dụng y áo, vật thực, sàng tọa, dược phẩm do tín thí cúng dường cũng phải biết chừng mực, tiết độ, vừa đủ, đừng nên lạm dụng quá đáng lòng tin của hai hàng cận sự nam nữ.

Điều thứ mười một, người chăn bò chăm sóc, bảo vệ con bò đực già lão, đầu đàn thì vị tỳ-khưu cũng phải biết cung kính, quý trọng các bậc tôn túc trưởng lão, tu lâu năm, lạp lớn, những bậc thượng tôn, thượng thủ tăng đoàn và giáo hội cả trước mặt lẫn sau lưng.

Này đại chúng tỳ-khưu! Nếu người chăn bò đầy đủ mười một pháp sẽ làm cho đàn bò tăng thịnh tốt đẹp như thế nào thì một vị tỳ-khưu cũng cần thiết phải có đủ mười một pháp như thế thì mới có thể lớn mạnh, tăng thịnh, thịnh mãn trong pháp và luật của Như Lai!

Thời pháp hy hữu, kỳ lạ, dễ hình dung, dễ nắm bắt hôm đó của đức Phật đã làm cho nhiều vị chứng quả thánh, trong đó có tỳ-khưu Sotthiya.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 2918)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 2625)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 5099)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 9549)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 3891)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 2550)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 2548)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
25/12/2010(Xem: 2719)
Chúng ta, những người bỏ xứ ra đi, đã quay lưng với cổng trường ngày cũ, nhưng lòng vẫn còn tưởng nhớ đến những hình ảnh thân yêu của bạn bè ngày nào! Vẫn mong ước ngày trở lại để tìm kiếm ký ức thầm kín ngày xưa, để được nhìn gặp những người ở lại của thuở ấy, nhưng những người ở lại có còn gì nữa đâu? Đói khổ đã làm mòn mỏi thêm cuộc sống, tất cả chỉ còn biết đem hơi sức bám vào nhịp thở, sống cho qua chuỗi ngày còn lại. Tôi quen chị Xuân Viên khi được đổi về trường Sương Nguyệt Anh (SNA). Hình ảnh một con người tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng đầy nghị lực đã đập vào mắt tôi và dần dần từ chỗ quen biết, chúng tôi đã thương mến nhau từ lúc nào cũng không hay nữa! Nói đến chị, phải nói đến một con người mẫu mực, một cô giáo hoàn toàn gương mẫu đúng phong cách một nhà giáo đầy đạo đức. Đó là người mà tôi mến phục nhất và lúc nào cũng chiếm trọn trong tôi một niềm thương yêu trìu mến và bất tận. Giao cho chị phụ trách làm giáo sư hướng dẫn một lớp nào, coi như nhà trường khỏi phải
24/12/2010(Xem: 7168)
Từ ngày định cư ở một xứ hiếm mưa, lắm lúc tôi tưởng chừng như không còn nhớ nhiều đến những cơn mưa vùng nhiệt đới; mưa quê hương, nhất là những cơn mưa dai dẳng của một xứ "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", mưa xứ Huế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]