Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

42. Hạ thứ 36 tại Jetavana (năm -554)

02/03/201421:25(Xem: 18102)
42. Hạ thứ 36 tại Jetavana (năm -554)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)


14- Hạ thứ 36 tại Jetavana (năm -554)

Bà Visàkhà than khóc với Phật về một đứa cháu mới chết[1]

Một hôm, lúc Phật sắp sửa đi khất thực thì có nữ thí chủ Visàkhà tới, đảnh lễ Phật rồi ngồi xuống một bên, thút thít khóc. Phật hỏi :

Này Visàkhà, sao hôm nay bà có vẻ buồn rầu quá vậy ? Bà đang than khóc chuyện gì vậy ?

Bạch Thế Tôn, đứa cháu nội trai của con là Dattà vừa mới mất. Con thương nó nhất nhà. Nó mới được năm tuổi thôi mà nó rất thích đi theo con để tiếp con mang đồ đạc cúng dường các vị khất sĩ. Bây giờ nó mất rồi, con đi đâu phải đi một mình. Con thương nhớ nó, còn buồn quá.

Cháu đau bệnh gì mà mất ?

Bạch Thế Tôn, cháu bị bệnh thương hàn.

Tội nghiệp quá ! Này Visàkhà, bà có tất cả bao nhiêu con cháu ?

Bạch Thế Tôn, con hiện có được 12 đứa con và 5 đứa cháu vừa nội vừa ngoại. Bây giờ con chỉ còn 4 đứa.

Bà muốn có nhiều con cháu lắm phải không ?

Thưa vâng. Bạch Thế Tôn, nhà càng đông con cháu càng vui.

Nếu bà có con cháu nhiều bằng dân số ở thủ đô Sàvatthi này chắc bà vui lắm ?

Vâng, nếu được như vậy thì còn gì bằng.

Bà có biết mỗi ngày ở thủ đô này có bao nhiêu người chết không ?

Bạch Thế Tôn, có ngày thì chín mười người, có ngày thì sáu bảy người. Ít nhất cũng có một hai người. Thưa Thế Tôn, ở Sàvatthi không có ngày nào mà không có người chết.

Này Visàkhà, nếu con cháu bà đông như dân chúng ở Sàvatthi này thì chắc ngày nào bà cũng phải khóc than không dứt. Vậy thì vui ở chỗ nào?

Bạch Thế Tôn, con hiểu rồi.

Tốt lắm, vậy bà đừng buồn khổ nữa. Tình thương thế tục thường làm phát sanh đau khổ và lo sợ. Chỉ có lòng Từ Bi Hỷ Xả là mang đến niềm vui và hạnh phúc chân thật cho tất cả mọi người mà thôi.

Rồi đức Phật nói kệ :

Trìu mến sanh đau khổ,

Trìu mến sanh lo sợ,

An vui không trìu mến

Không đau khổ lo sợ. (Kinh Pháp Cú, bài 213)

Người tu phải biết lượng sức mình[2]

Sau mùa an cư năm nay, Phật lên đường về miền nam. Ngài ghé thăm Vườn Nai (Migadaya) ở làng Isipatana, phía bắc thành phố Benares (Varanasi), nơi ngài đã thuyết pháp lần đầu tiên và đã thành lập Giáo Đoàn Khất Sĩ với đầy đủ ba ngôi Tam Bảo. Quang cảnh ở đây đã đổi khác. Một cái tháp lớn đã được dân chúng địa phương dựng lên để kỷ niệm nơi Phật bắt đầu chuyển bánh xe pháp. Tháp này được đặt tên là tháp Dhamekh (Dhamaka), do hai chữ Dhamma và cakka (cakra) họp lại, có nghĩa là Pháp Luân (Bánh Xe Pháp). Tại Vườn Nai có giảng đường Kittoe đã được kiến tạo, có rất đông khất sĩ cất am cốc xung quanh giảng đường làm thành một tinh xá tu học. Mới đó mà đã 36 năm qua. Bánh xe Chánh Pháp đã luân chuyển liên tục trên khắp lưu vực sông Gangà. Sau khi ở lại Vườn Nai vài hôm để thuyết pháp và khích lệ đại chúng, Phật lên đường đi Gayà, đến làng Uruvelà thăm cây Bồ-đề năm xưa. Cây Bồ-đề càng ngày càng tươi tốt, cành lá sum sê. Nhiều tịnh thất đã được dựng lên trong vùng. Vua Bimbisàra đang chuẩn bị cho xây một ngôi tháp kỷ niệm nơi Phật thành đạo, gọi là Tháp Đại Giác (Mahàbodhi Mahàvihara).

Đức Phật hướng dẫn các vị khất sĩ thăm viếng các nơi mà ngài đã tinh tấn tu khổ hạnh trong sáu năm trường cho đến lúc ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh, lập ra pháp tu trung đạo, và 49 ngày sau đó ngài đã thành đạo dưới cội cây pippala. Đức Phật kể lại cho các vị khất sĩ nghe những kinh nghiệm sống động mà ngài đã trải qua, những pháp môn ngài đã thực hành, những khó khăn ngài đã vượt qua, những chứng nghiệm ngài đã đạt được trước và sau khi thành đạo. Đây là cây Ajapàla, nơi ngài nhận bát cháo sữa của hai chị em cô Sujàtà trước đêm thành đạo, và cũng là nơi ngài ngồi nhập định suốt tuần lễ thứ năm để suy nghiệm về Giáo Pháp giải thoát. Đây là cây Bồ-đề, nơi ngài đã ngồi nhập đại định, chiến thắng ma quân, chứng lục thông[3]và tam minh[4], rồi tiếp tục ngồi suốt một tuần để chứng nghiệm hạnh phúc giải thoát. Đây là nơi ngài đã đứng nhìn cây Bồ-đề suốt tuần lễ thứ hai không nháy mắt. Đây là con đường kinh hành bằng ngọc mà ngài đã đi tới đi lui suốt tuần lễ thứ ba sau khi thành đạo. Đây là "bảo cung", nơi ngài ngồi suốt tuần lễ thứ tư để suy niệm về những giáo lý cao siêu (Abhidhamma). Đây là cây Mucalinda, nơi ngài ngồi nhập định suốt tuần lễ thứ sáu dưới cơn mưa to gió lớn và đã được rắn thần Mucalinda che chở. Đây là cây Ràjàyatana, nơi ngài ngồi nhập định suốt tuần lễ thứ bảy. Quý vị khất sĩ hôm nay rất hoan hỉ được nghe một thời pháp vô cùng quý giá, vô cùng sống động, với những chứng tích lịch sử trước mắt, và do chính đức Phật nói lại những kinh nghiệm và những chứng nghiệm của chính ngài khi thành đạo.

Đại đức Svastika là người xúc động nhiều nhất. Thầy nhớ lại lúc thầy gặp Phật lần đầu tiên nơi đây, thầy mới được tám chín tuổi. Bây giờ thầy đã 44 tuổi. Không biết mấy đứa em của thầy, hai chị Sujàtà và mấy đứa bạn chăn trâu của thầy khi xưa bây giờ ở đâu ? làm nghề gì ? đã có gia đình con cái gì chưa ? và hiện sinh sống ra sao ? Rồi thầy nghĩ lại thầy thật có phước được xuất gia theo Phật, sống một đời sống an nhàn để thực tập những đức hạnh thanh cao, vạch ra một tương lai rực rỡ ...

Từ Gayà, Phật đi lần về phía đông-bắc, đến Ràjagaha (Vương Xá), thủ đô xứ Magadha, rồi thẳng đường về tinh xá Venuvana (Trúc Lâm). Các vị khất sĩ nơi đây vui mừng đón tiếp Phật. Nơi đây Phật gặp lại Thượng tọa Punna Mantàniputta. Thầy kể lại cho Phật nghe công trình hoằng hóa của thầy tại xứ Sunaparantà trong mười năm qua. Chỉ trong năm đầu tiên, thầy đã độ được 500 cư sĩ quy y Tam Bảo và 500 vị xin xuất gia làm khất sĩ. Thầy cũng đã lập được một tinh xá, mỗi năm đều có tổ chức nhập hạ tại đó. Thầy xin Phật cho phép thầy được trụ tại xứ Sunaparantà vì dân chúng nơi đây rất cần sự có mặt của thầy. Đức Phật hoan hỉ chấp thuận.

Trên đường lên Griddhakùta (Linh Thứu), Phật đến viếng trung tâm tu học Sìtavana (Rừng Mát). Nơi đây Phật gặp lại đại đức Sona Kolivisa[5]. Đại đức Sona Kolivisa đã xin xuất gia với Phật tại Griddhakùta rồi đến tinh xá Sìtavana tu học. Trước khi xuất gia Đại đức là một thanh niên nho nhã yếu đuối, da bàn chân non mỏng, con một nhà đại phú ở Campà. Thấy đại đức Sona có vẻ yếu đuối, bệnh hoạn, chán nản, Phật gọi đến hỏi :

Này Sona, thầy có được khỏe không ? Việc tu học và khất thực có khó khăn lắm không ?

Bạch Thế Tôn, sức khỏe con vẫn được bình thường. Việc tu học và khất thực không có gì khó khăn lắm.

Này Sona, có phải trong lúc đi kinh hành chân thầy thường bị rách da chảy máu, và trong khi ngồi thiền tịnh nơi thanh vắng thầy có ý nghĩ muốn trở về đời sống cư sĩ để thọ hưởng gia sãn và tạo phước đức vì thầy không kham nỗi đời sống xuất gia ?

Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Trước khi xuất gia thầy thường làm gì ?

Bạch Thế Tôn, con thường thích đánh đàn tranh. Con đã học đàn tranh từ lúc mới tám tuổi.

Này Sona, trong lúc đánh đàn thầy làm sao cho tiếng nhạc được êm tai, thánh thót ?

Bạch Thế Tôn, muốn cho tiếng nhạc được êm tai, thánh thót, thì trước khi đàn phải lên dây cho đúng độ căng. Nếu dây dùn quá thì tiếng nhạc mềm nhủn, điếc câm; nếu dây căng quá thì dễ bị đứt.

Này Sona, việc tu tập cũng thế. Nếu giải đãi, lười biếng thì đạo nghiệp không thể thành tựu được. Nếu cố gắng quá sức chịu đựng của mình thì sanh ra mệt mỏi, bệnh hoạn, thối chí ngã lòng. Này Sona, thầy phải biết tự lượng sức mình, phát tâm dũng mãnh tu tập nhưng đừng gò ép thân tâm quá mức. Như vậy thầy mới mong thành tựu được đạo nghiệp.

Ngừng một lát, đức Phật nói tiếp[6]:

Này Sona, muốn tu tập có kết quả, người tu phải biết chọn pháp môn tu thích hợp với căn tánh, năng khiếu và trình độ của mình,như người quen làm thợ kim-hoàn nên tập quán sổ tức, người quen làm thợ giặt nên tập quán bạch cốt; và phải biết rành thời gian nào nên tu Chỉ (Định), thời gian nào nên tu Quán (Tuệ), thời gian nào nên tu Xả.

“Này Sona, khi người tu sanh lòng kiêu mạn vì tự thấy mình hiểu rành giáo lý, thuyết pháp hay, vấn đáp giỏi, được nhiều người cung kính ... thì không nên tu tập trí tuệ (Panna) nữa mà phải lo tu tập chánh định (Samàdhi).

Khi người tu thối chí ngã lòng vì tự thấy mình kém cỏi, không chế ngự được phiền não, không điều phục được 6 căn, nghi ngờ giới luật không đúng ... thì không nên tu chỉ (Samatha) mà phải tu quán (Vipassanà).

Khi người tu thấy hai hạnh định và tuệ của mình chưa bình đẳng, lòng chưa tự tin, tâm chưa an, thì không nên tu hạnh xả. Lúc định tuệ bình đẳng thì nên tu hạnh xả (Upekkhà, upeksa), tức là bỏ cái chấp có mình đang tu và có pháp để tu. Tâm xả tức là tâm vắng lặng, không chỉ, không quán.

Khi thấy tâm mạnh mẽ tinh tấn thì nên tu quán hay định, không nên tu xả.

Khi thấy tâm dao động bất an thì nên tu định (sổ tức, tùy tức và chỉ), không nên tu quán.

Khi thấy tâm dâm dục nổi lên thì nên quán bất tịnh, không nên quán từ bi.

Khi thấy tâm nóng giận nổi lên thì nên quán từ bi, không nên quán bất tịnh.

Khi thấy tâm mê muội thì nên quán nhân duyên, không nên quán bất tịnh hay từ bi.

“Này Sona, thầy nên học hỏi và thực hành theo Bảy Pháp Giác Chi[7](sattàbojjhanga, saptabodhyanga) là niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả, để được kết quả tốt đẹp.

Bạch Thế Tôn, con xin vâng lời ngài chỉ dạy.

Thầy Sona Kolivisa hoan hỉ đảnh lễ tạ ơn Phật. Sau đó, thầy lên núi Linh Thứu tịnh tu và đắc quả A-la-hán.



[1]Xem Buddhist Legends, quyển III, trang 84-85; Tiểu Bộ, Udàna VIII.8.

[2]Xem Đường Xưa Mây Trắng, trang 484-486.

[3]Lục thông(abhinna) : (Xem Digha nikàya 2.87-92) Thiên nhãn thông (dibba cakkhu), thiên nhĩ thông (dibba sota), tha tâm thông (paracittavijanana), thần túc thông (iddhividha), túc mạng thông (pubbe nivasanussati), lậu tận thông (àsavakkhaya).

[4]Tam minh(tri-vidya) : (Xem Dìgha nikàya 2.93-98) Túc mạng minh (pubbe nivasanussati nana), thiên nhãn minh (cutupapata nana), lậu tận minh (àsavakkhaya nana).

[5]Xem Tăng Chi Bộ, chương 6 pháp, kinh 55: Sona; Tiểu Bộ, Trưởng Lão Tăng Kệ, kinh 243: Sona Kolivisa; Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 2: 1-3; Phật Giáo Nhìn Toàn Diện, trang 426. Không nên lầm với Sona Kutikannalà người xuất gia với Thượng tọa Mahà Kaccàna tại một ngọn núi gần thành phố Kuraraghara thuộc xứ Avanti (xem Tạng Luận, Đại Phẩm, tập 2: 20-23).

[6]Xem kinh Đại Bát Niết Bàn, tập 2, phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát, trang 287.

[7]Xem kinh Tạp A Hàm 26; Luận Đại Tỳ-bà-sa 96; Đại Thừa Nghĩa Chương 16, phần cuối.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4734)
Còn trong tác phẩm Và khi tro bụi của nhà văn Đoàn Minh Phượng, người đọc không bước qua một cánh cửa, không đi theo một đường thẳng mà cứ bị dẫn dắt qua bao lối rẽ. Người đàn bà đi tìm cái chết, nhưng rồi cuối cùng chính chị phải tìm cách ngăn lại một cái chết khác. Mỗi người được sinh ra không phải để đi tìm cho mình một dấu chấm hết, mà là một mắt xích tạo nên dòng đời. Cho dù cuộc đời chỉ được ghi nhận bằng dòng chữ ngắn ngủi “Tôi là một đứa trẻ mồ côi....
10/04/2013(Xem: 13085)
Trên thế giới ngày nay, những sách vở nói về các vấn đề huyền linh có rất nhiều, sau khi sưu tầm sự thật về những bậc làm cho tôi cảm thấy khích lệ tinh thần để trình bày kinh nghiệm riêng của tôi về những đấng Chân Sư của Phương Đông. Trong những chương sách này, tôi không có ý diễn tả một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào. Tôi chỉ đưa ra một tóm lược những kinh nghiệm cá nhân của mình về các đấng Chân Sư, để trình bày những chân lý căn bản trọng đại trong giáo lý của ngài.
10/04/2013(Xem: 9919)
Người du khách cuối cùng đã về; người hướng dẫn viên cuối cùng đã lập lại đến cả ngàn lần những điều hiểu biết của mình để giới thiệu cho du khách ngoại quốc về xứ cổ Ai Cập.
10/04/2013(Xem: 15331)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana. Ravana có một người con trai tên Dasa. Mẹ Dasa chết sớm, vương tử cưới một người vợ khác. Sau khi người đàn bà đẹp và tham vọng này sinh được một con trai, bà đâm ra thù ghét Dasa. Bà muốn cho Nala, con mình kế vị, nên âm mưu chia rẽ cha con Dasa, và chờ cơ hội thanh toán cậu bé.
10/04/2013(Xem: 15728)
Tập: Bàn về Tây Du Ký này viết sau khi đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trình chiếu bộ phim "Tây Du Ký". Dương Khiết đạo diễn. Tập này được soạn giả xe là Hoa Ngọc lan, tập Ba; tiếp theo Hoa Ngọc Lan, tập Một, xuất bản năm 1998. Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Hoa Ngọc Lan, tập Hai, xuất bản tháng 03 năm 2000, Nhà Xuất bản Tôn Giáo.
10/04/2013(Xem: 14498)
Điều nầy khiến người viết " Bàn về Tiểu Thuyết Kim Dung " đi tìm lại các cảm xúc của mình khi mải mê đọc võ hiệp Kim Dung vào thập niên 60, đặc biệt là cảm xúc về Phật học, về Văn hoá và Giáo dục. Người viết chỉ có một nguyện vọng khiêm tốn là nói lên một tiếng nói trân trọng về những gì tốt đẹp mà Kim Dung đã cống hiến cho độc giả bốn phương.
10/04/2013(Xem: 14878)
BẰNG TẤT CẢ TẤM LÒNG Thích Chân Tính Nhà Xuất Bản Thuận Hoá - Huế 1996
10/04/2013(Xem: 7749)
Quyển Hồi Ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ, không phải được viết ra bởi một ký giả hay văn sĩ ngoại quốc, mà bởi một tác giả nòi giống và cùng một nền giáo dục tâm linh với những người mà ông diễn tả. Nói tóm lại, đây là một quyển sách của một người Yogi viết về những người Yogi. Dưới hình thức một truyện trường thuật của một nhân vật tiết lộ cho chúng ta biết cuộc đời và những quyền năng lạ lùng của những bậc hiền giả của xứ Ấn. Quyển sách này có một tầm quan trọng rất lớn trong thời gian và ngoài không gian...
10/04/2013(Xem: 19013)
Ngài Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền: Thế nào là đạo? Ðáp: Tâm bình thường là đạo. Một câu như thế đủ làm cửa ngỏ để chúng ta đọc tập sách này. Vì trong đây là những mẫu chuyện về các bậc cao tăng có đời sống khác lạ, . . .
10/04/2013(Xem: 14740)
Đọc “Câu chuyện dòng sông”, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc đời đáng sống và chứa đựng muôn ngàn hương sắc tuyệt vời, mà chúng ta thường bỏ quên và đánh mất giữa đời sống thường nhật. “Câu chuyện dòng sông” là câu chuyện của mỗi người trong chúng ta; đó cũng là hình ảnh muôn thuở của trần gian và của mộng đời bất tuyệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]