Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

27. Hạ thứ 19 tại Griddhakùta (năm -571)

02/03/201419:24(Xem: 18145)
27. Hạ thứ 19 tại Griddhakùta (năm -571)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)


14- Hạ thứ 19 tại Griddhakùta (năm -571)

Mùa an cư thứ 19 Phật ngụ tại Griddhakùta (hay Gijjhakùta, núi Linh Thứu). Griddhakùta là một ngọn núi nhỏ ở phía nam núi Chhatha. Trên đỉnh núi có một tảng đá lớn bằng phẳng độ 45 m2 là nơi Phật cư trú và thuyết pháp. Vua Bimbisàra đã cho xây một con đường bằng đá từ chân núi lên đến nơi Phật cư trú. Hai bên con đường này và xung quanh núi có nhiều hang đá của các vị khất sĩ ở. Hang đá mà đại đức Ànanda thường ở nằm bên phải vệ đường Bimbisàra khi lên gần tới tịnh thất của Phật. Một hôm, đại đức Ànanda đang ngồi thiền trong hang đá này, bị Ma Vương hóa làm một con chim thứu to lớn đứng trước cửa hang dọa nạt. Đức Phật dùng thần thông đưa tay vào hang đá nắm vai đại đức để trấn an. Dưới chân núi Griddhakùta có đền Maddakuchchi là nơi hoàng hậu Videhi chà xát bụng định phá thai. Xa hơn một chút, đến gần cổng phía đông thành Ràjagaha (Vương Xá) là khu vườn xoài của y sĩ Jìvaka. Mỗi khi Phật cư trú tại Linh Thứu thì vua Bimbisàra và y sĩ Jìvaka thường lui tới để thăm viếng, cúng dường và nghe pháp.

Phật truyền tâm ấn cho Mahà Kassapa (Niêm hoa vi tiếu[1])

Một hôm, đến giờ thuyết pháp trên đỉnh núi Griddhakùta (Linh Thứu), Phật từ trong tịnh thất bước ra, tay cầm một cành hoa sen màu vàng đưa lên cao, ngài im lặng đưa mắt nhìn khắp đại chúng mà không nói lời nào. Đại chúng nhìn Phật một hồi rồi ngơ ngác nhìn nhau, không hiểu ý Phật muốn nói gì. Một lát sau, Phật lên tiếng :

Như Lai có Chánh Pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, hôm nay trao cho thầy Mahà Kassapa.[2]

Mọi người đưa mắt nhìn về phía đại đức Mahà Kassapa. Nụ cười vẫn còn phưởng phất trên đôi môi của đại đức. Mắt thầy vẫn nhìn lên Phật, mặt thầy rạng rỡ.

Nhận thấy phần đông đại chúng còn chưa hiểu, Phật khai thị :

Này các thầy, khi Như Lai đưa cành hoa sen lên trước đại chúng, tất cả các thầy đều có cơ hội đồng đều nhìn thấy cành hoa. Nhưng phần đông các thầy khởi nghĩ “Vì cớ gì mà hôm nay sa môn Gotama đưa cành hoa lên lại không nói một lời ?”. Này các thầy, khi đã sinh tâm khởi nghĩ là ta đã mất chánh niệm, tâm đã động, không còn khả năng trực nhận được thực tại nữa. Chư Phật mười phương đều có tâm thanh tịnh không nghĩ tưởng, do đó các ngài luôn luôn an trú nơi niết bàn diệu tâm thường trụ an lạc không thể nghĩ bàn. Trong lúc Như Lai đưa hoa sen lên, chỉ có Mahà Kassapa hiểu được ý Như Lai. Vì tâm thầy đã được thanh tịnh nên mới “đối cảnh vô tâm”, do đó thâm nhập được “tri kiến Phật”. Thầy Mahà Kassapa là người có đầy đủ khả năng bảo trì và xiển dương Chánh Pháp.

Tất cả đại chúng nghe tới đây đều hoan hỉ và cho rằng đại đức Mahà Kassapa là người đã được Phật truyền tâm ấn. Thiền tông bắt nguồn từ đây.

Vị lương y Jìvaka[3]

Jìvaka Komàrabhacca là con của người kỷ nữ tuyệt đẹp tên Sàlavàti ở Ràjagaha, đã được ông thị trưởng nơi đây ra công tuyển chọn và đào tạo theo mẫu của kỷ nữ Ambapàli ở Vesàlì theo lệnh của vua Senia Bimbisàra. Sau một thời gian hành nghề kỷ nữ, Sàlavàti có thai và sanh được một đứa con trai. Nàng sai người tỳ nữ đặt đứa bé vào một giỏ mây rồi đem bỏ gần một đống rác bên vệ đường lúc ban đêm. Sáng sớm hôm sao vương tử Abhaya trên đường đi chầu vua nghe tiếng trẻ khóc bèn sai người hầu cận mang đứa bé về hậu cung giao cho vú nuôi và đặt tên đứa bé là Jìvaka Komàrabhacca. Đến năm 15 tuổi Jìvaka đến thủ đô Taxila xứ Gandhara xin học ngành y khoa với một vị thầy tiếng tâm lừng lẫy. Bảy năm sau chàng đã trở thành một lương y nỗi tiếng. Sau khi chữa được nhiều chứng bệnh nan y cho một số người danh tiếng, Jìvaka được vua Bimbisàra tuyển chọn làm ngự y cho vua và chăm sóc sức khoẻ cho đức Phật và tăng đoàn. Chính y sĩ Jìvaka đề nghị với Phật một số biện pháp vệ sinh cần được áp dụng cho các vị khất sĩ như việc chấp tác quét dọn nhằm tạo điều kiện cho cơ thể vận động. Y phục mỗi bảy ngày phải được giặt ít nhất một lần. Mỗi vị khất sĩ nên có một dụng cụ lượt nước để uống. Nước uống lấy từ ao hồ phải được đun sôi. Nhà tắm cần được dựng thêm trong tinh xá. Thức ăn hôm nay không nên để dành lại ngày hôm sau. Tất cả những điều Jìvaka đề nghị, Phật đều chấp thuận. Đến sau hạ thứ 39, y sĩ Jìvaka được 51 tuổi, lúc Phật từ Jetavana trở về Griddhakùta, ông xin xuất gia và được Phật ban pháp tự[4]là Vimala Kondanna.

Phước điền y (sanghàti, áo tăng-già-lê)[5]

Lúc bấy giờ cúng dường áo tăng-già-lê (sanghàti, cà-sa) đã trở nên một hành động rất phổ thông trong dân chúng. Có một hôm Phật thấy một vị khất sĩ đi khất thực về, trên vai có một xấp áo sanghàti dầy cộm, Phật hỏi :

Thầy được bao nhiêu y tất cả ?

Bạch Thế Tôn, con được cúng dường tất cả tới tám cái y.

Thầy cần dùng nhiều y đến thế sao ?

Bạch Thế Tôn, con không cần nhiều y như thế, nhưng vì người ta cúng dường nên con phải nhận.

Theo thầy thì mỗi vị khất sĩ cần có bao nhiêu y là đủ ?

Bạch Thế Tôn, con nghĩ ba y là vừa đủ cho mỗi người. Ngồi thiền trong rừng lạnh, hoặc ngủ đêm dưới gốc cây mà có được ba y là đủ ấm.

Như Lai cũng thấy như vậy. Từ nay về sau, mỗi vị khất sĩ chỉ nên có một bình bát và ba bộ cà-sa mà thôi. Nếu được cúng dường thêm, quý thầy nên từ chối.

Một hôm khác, Phật đứng trên ngọn đồi Dakkhinagiri nhìn xuống một khu ruộng rộng lớn, lúa chín vàng rực rỡ, có những bờ đê nhỏ chia ra thành những ô vuông lớn nhỏ trông rất đẹp mắt. Phật bảo :

Này Ànanda, thầy có thấy khu ruộng lúa dưới chân đồi kia không ? Thật là đẹp ! Thầy nghĩ sao ? Ta có nên may áo sanghàti cho các vị khất sĩ theo kiểu mẫu này không ?

Bạch Thế Tôn, con thấy ý đó rất hay. Từ trước đến nay áo sanghàti thường được may bằng những mảnh vải vụn kết lại với nhau. Tùy theo con mắt mỹ thuật của người may, có khi áo may xong thật đẹp, có khi rất khó coi. Chi bằng có một kiểu mẫu nhất định về cách kết hợp những mảnh vải vuông nhỏ, thì các vị khất sĩ sẽ có được một kiểu áo đồng nhất dễ coi hơn. Con cũng đã từng nghe Thế Tôn nói một vị khất sĩ tu học nghiêm chỉnh là một thứ đất ruộng rất tốt, đà-na tín-thí (danapati) cúng dường cho vị khất sĩ đó chẳng khác nào gieo những hạt giống phước đức cho hiện tại và tương lai. Vậy nếu Thế Tôn cho phép, con sẽ thảo luận lại với các sư huynh lớn để nghiên cứu và đề nghị một kiểu mẫu vừa đẹp vừa tiện lợi và xin gọi kiểu áo đó là phước điền y.

Phật mỉm cười gật đầu ưng thuận. Khi Đại đức Ànanda trình Phật mẫu áo sanghàti có hai lớp, thượng y (uttarāsangam) một lớp và nội y (antaravāsakam) một lớp vừa được may xong, Đức Phật rất hoan hỉ và ngợi khen:

Này các vị khất sĩ, Ānanda có đại trí tuệ bởi vì vị ấy hiểu ý nghĩa một cách đầy đủ điều đã được Như Lai nói một cách vắn tắt.

Sau khi mãn hạ thứ 19, Phật lên đường đi về phương bắc, dự trù sẽ nhập hạ kỳ tới tại Jetavana ở Sàvatthi.



[1]Câu chuyện này còn gọi là "Phá nhan vi tiếu". Ý nói ngài Mahàkassapa miệng mỉm cười, mặt rạng rỡ.

[2]Nguyên văn chữ Hán "Ngô hữu Chánh Pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, vi diệu pháp môn, kim phú Ma Ha Ca Diếp". Có nghĩa là: Ta có "pháp môn vi diệu" là "kho tàng hiểu biết về Chánh Pháp", là "tâm nhiệm mầu đầy đủ các đức tính thường lạc ngã tịnh của cảnh giới niết bàn", là "thật tướng của tất cả các pháp đều là vô tướng", nay ta trao cho ông Ma Ha Ca Diếp.

[3]Xem Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 2: 128-135.

[4]Lúc quy y Tam Bảo, ngườI cư sĩ Phật tử được ban Pháp-danh. Người xuất gia được ban Pháp-tự.

[5]Xem Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 2: 149 và 150.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2019(Xem: 5389)
Cụ Rùa 100 tuổi ăn chay và nghe kinh Phật trong chùa ở miền Tây, Việt Nam Chùa Phước Kiển tọa lạc ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp nổi tiếng với chuyện ly kỳ về các cụ rùa hơn 100 tuổi thích ngủ mùng, ăn chay và nghe kinh Phật. Phước Kiển Tự (chùa Phước Kiển, hay còn gọi là chùa Lá Sen) tọa lạc ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp có lối kiến trúc đơn giản. Chùa khá nhỏ bé nhưng có lịch sử lâu đời.
08/06/2019(Xem: 5529)
HC Andersen Truyện Kể - Tâm Trí Lê Hữu Khải
25/05/2019(Xem: 9660)
Nhân ngày giỗ Tổ năm nay, tôi được Thượng tọa Thích Minh Hiền, Trụ trì Tùng lâm Hương Tích cho biết rằng, mùa an cư năm nay, Kỷ hợi, 2019, Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội đã quyết định giảng bộ sách TRUY MÔN CẢNH HUẤNtại các trường Hạ trên toàn thành phố. Với túc duyên này, chư Tăng Tùng lâm Hương tích và Phật tử Đạo tràng Chân Tịnh chùa Hương đã biên tập và ấn tống tái bản lần thứ hai sách Truy Môn Cảnh Huấn để cúng dàng Chư tôn đức Tăng Ni trong 18 Hạ trường của Phật giáo Thủ đô.
20/05/2019(Xem: 4181)
Truyện Thạch Sanh Lý Thông có liên hệ gì với tư tưởng Phật giáo? Nơi đây, chúng ta thử suy nghĩ về chủ đề này, trong dịp Giáo sư Nguyễn Văn Sâm biên dịch, chú giải và ấn hành Truyện Thơ Thạch Sanh Lý Thông. Truyện cổ tích Thạch Sanh Lý Thông được kể qua văn học truyền khẩu nhiều thế kỷ trước khi xuất hiện truyện thơ cùng tên. Thường được gọi tắt là truyện Thạch Sanh. Do vì xuất sinh từ văn học truyền khẩu, nên có nhiều phiên bản khác nhau.
15/05/2019(Xem: 4374)
Những tiếng gọi chậm rãi, ân cần, chợt vọng lên từ đáy lòng sâu thẳm khi thời công phu khuya vừa dứt. Những tiếng gọi hòa quyện vào nhau, nhịp nhàng đồng điệu như một bản hòa tấu. Tiếng gọi của Hồn Thiêng Sông Núi, của Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, của những vị ân sư đã đến rồi đi, đang còn rồi sẽ mất, của những ngôi chùa làng quê, của giòng sông, của vách núi …. Tất cả, như những âm thanh vọng từ cõi tâm hương nào, tuy nghìn trùng mà như gang tấc, tưởng chiêm bao mà như hiện thực đâu đây … Những âm thanh đó đã khiến thời công phu khuya dường như bất tận, để khi ánh dương lên, tôi biết, tôi sẽ phải làm gì. Đứng lên.
03/05/2019(Xem: 5160)
Thuở xưa nước Tỳ-xá-ly, Đất thơm in dấu từ bi Phật-đà. Có rừng cổ thụ ta-la, Một chiều chim rộn trong hoa hát mừng. Tay Phật cầm nhánh lan rừng Quay sang phía hữu bảo rằng “A-nan! Đạo ta như khói chiên đàn, Mười phương pháp giới tỉnh hàng nhân thiên.
01/05/2019(Xem: 3893)
Hôm nay là ngày 30.04.2019, ai trong chúng ta không nhớ đến ngày 30.04.75 cái ngày đen tối nhất trong lịch sử đất nước, ngày mà mọi người hoảng loạn vì tỵ nạn cộng sản, ai cũng tìm đường ra đi bằng mọi cách nhất là những người đã sống với cộng sản sau ngày Cộng sản tràn về Hà Nội, tuyên bố Độc Lập, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa, cái mỹ từ đó nghe quá đẹp đẽ nhưng đằng sau đó lại là những áp bức bất công đầy dẫy, để san bằng giai cấp cộng sản đã không từ cái gì cả, mọi người tố cáo nhau để dành quyền lợi, cả xã hội đảo lộn vì họ chỉ tin vào lý thuyết duy vật, vô thần và trong đầu mọi người Đáng Cộng sản chỉ nhồi sọ một thứ ảo tưởng xa vời là tiến lên một xã hội công bằng, đẹp đẽ, mọi người đều có quyền lợi ngang nhau, không ai được phép giàu hơn ai cả nên họ tẩy não mọi người nhất là tầng lớp tiểu tư sản mà họ cho là luôn ăn trên ngồi trước mọi người, cũng vì vậy mà có cuộc di tản 1954 từ Bắc vào Nam của những người dân Miền Bắc.
15/04/2019(Xem: 4306)
Gần đây khi tiếp xúc với một số bạn đồng cảnh ngộ , bạn tôi thường cười đùa với nhau và đôi khi ôm chầm lấy tôi và nói thì thầm vào tai tôi " đời người chính là sự cô đơn, khi mình càng hiểu ra được điều này sớm bao nhiêu thì càng dễ tìm được hạnh phúc bấy nhiêu." . Một đôi khi cô bạn còn cười khúc khích đánh mạnh vào vai tôi rồi nói " hơn thế nữa, bạn thân tôi ơi , bạn có biết không cô đơn thực ra là một trạng thái cuộc sống cao cấp hơn thôi, bởi nó dạy bạn cách quan tâm, chăm sóc hơn đến nội tâm của mình một cách chu đáo và cẩn thận hơn "
14/04/2019(Xem: 6209)
Hòa Thượng THÍCH NHƯ ĐIỂN Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) Phật lịch 2.562 – Mậu Tuất 2018 Xuất bản năm 2018 - Xin vô vàn niệm ân tất cả những ai đã quan tâm đến tác phẩm nầy trong nhiều năm tháng qua, khi tôi có dịp giới thiệu với quý vị ở đâu đó qua những buổi giảng, hay những câu chuyện bên lề của một cuộc hội thoại nào đó. Tuy nhiên vẫn có một số vị vẫn muốn biết vì sao tôi viết tác phẩm phóng tác lịch sử tiểu thuyết nầy. Dĩ nhiên là không nói ra, khi xem sách hay xem tuồng cải lương nầy do soạn giả Giác Đạo Dương Kinh Thành ở Việt Nam biên soạn thì độc giả sẽ hiểu nhiều hơn, nhưng có nhiều vị xem dùm tôi trước khi in ấn đều mong rằng nên có lời dẫn nhập để tác phẩm nầy hoàn chỉnh hơn. Đây là lý do để tôi viết những dòng chữ nầy.
14/04/2019(Xem: 7917)
Một chàng vượt biển đi xa Thuyền qua ngọn sóng bất ngờ đánh rơi Chén bằng bạc quý sáng ngời Chén rơi xuống biển và rồi chìm sâu Chàng bèn làm dấu thật mau Hông thuyền ghi lại để sau dễ tìm Rồi chàng tiếp tục chèo thuyền Trong tâm tự nghĩ: “Nào quên dễ gì
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]