Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Tuổi thơ

27/11/201311:33(Xem: 19001)
03. Tuổi thơ

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An


3. Tuổi thơ




Việc phải sống xa ông bà nội của tôi đã xảy ra một cách bất ngờ. Năm 1905, ông nội mua một nông trại ở Guyahu (cũng được gọi là Tanantwan), cách Tsongkha khoảng bảy mươi lăm cây số. Ở đây nguyên là một vùng Hồi Giáo, sau khi người Hồi Giáo gây chiến tranh với người Trung Hoa, họ đã bị đánh đuổi ra khỏi xứ này, và lúc đó ông nội tôi mua nông trại này. Khi trở về Tsongkha, ông nội cho các con biết về việc mua đất của mình và hỏi ai muốn tới sống ở đó. Hai người em của cha tôi không muốn đi tới đó vì họ không thích sống chung với người Hồi Giáo, vì vậy cha mẹ tôi tình nguyện tới sống ở Guyahu.

Tôi không nhớ gia đình tôi đã di chuyển như thế nào vì lúc đó tôi mới được năm tuổi. Tôi chỉ nhớ là tôi thích đi tới chỗ ở mới của mình, vì đó là một trải nghiệm mới mẻ và tôi thích được nhìn thấy những gì mới lạ. Tôi thích nơi mình đã ra đời nhưng tôi không cảm thấy có một chút nhớ tiếc nào cả. Đó là thời thơ ngây và vô tư lự của tôi.

Guyahu là xứ sở đẹp đẽ, không khác làng Churkha nhiều, khoảng cách giữa hai nơi này không xa lắm, chúng tôi có thể đi qua lại bằng ngựa trong khoảng từ ba đến năm tiếng đồng hồ. Phương tiện giao thông trong thời đó chỉ có ngựa, xe ngựa, hay xe bò. Chúng tôi đi tới Guyahu với tám hay chín người hầu, một đàn dê, mấy người chăn gia súc, y phục, lương thực và những vật dụng cần thiết nhất.

Tôi rất đau lòng khi phải xa ông bà nội, nhưng ông nội đã thường đến thăm chúng tôi. Ông thích ngựa, vì vậy ông nắm lấy mọi dịp để cưỡi ngựa đi thăm người thân và bạn bè. Khi ra về ông hay nhắc nhở căn dặn Mẹ tôi "Doma Yangzom à, đừng cho mấy đứa nhỏ đi ra ngoài, mà phải giữ chúng ở trong sân, trong vườn, kẻo chó sói bắt chúng ăn thịt". Người ta nói đã có những vụ chó sói bắt trẻ con mang đi. Dù sao chúng tôi cũng là con gái nên rất ít khi được đi chơi bên ngoài, ngoại trừ ở trong sân. Cha mẹ tôi rất nghiêm khắc với các con.

Liên hệ giữa anh chị em thân mật và nồng ấm, với các anh em trai thường giữ vai trò các "ông bố nhỏ". Liên hệ giữa anh em trai và chị em gái thì đặc biệt dịu dàng, với một chút cảm giác buồn vì chị và em gái sẽ đi lấy chồng. Anh em trai cũng có bổn phận giúp chị, em gái có tuổi thơ sinh động và phóng khoáng để người chị hay người em gái có thể mang theo những ước mộng của mình đi vào tuổi trưởng thành.

Tôi có ba anh em trai. Anh tôi và vợ con ở cùng với gia đình. Một em trai của tôi chết vào năm mười tuổi. Khi em trai thứ hai của tôi ra đời, cha mẹ tôi tới hỏi một vị lạt ma là cậu ta sau này sẽ là một tu sĩ hay người tại gia. Vị lạt ma khuyên cha mẹ tôi cho cậu ta sống ở một tu viện, vì nếu sống ở nhà, cậu ta sẽ chết yểu. Người ta rất tin tưởng vị lạt ma này, vì vậy cha mẹ tôi quyết định cho em trai tôi đi tu ở tu viện Kumbum.

Tôi rất thân với người em trai này, vì biết rằng cậu ta sắp rời nhà để đi tu nên tôi dành nhiều tình cảm cho cậu ta hơn là cho những người khác. Thật vậy, khi thấy một anh chị em nào khác cãi nhau với cậu ta, tôi tức khắc chạy đến bênh vực cậu ta. Khi cậu ta rời nhà, cha mẹ tôi thường tới tu viện để thăm viếng và cậu ta cũng thường về thăm gia đình.

Đa số các gia đình Tây Tạng cho một con trai đi tu, trừ những gia đình có ít con trai, phải ở nhà để làm công việc đồng áng. Những gia đình nghèo thường cho con trai nhỏ tới sống ở chùa vì nuôi con trai ở nhà cho đến khi trưởng thành rất tốn kém. Ở Tsongkha người ta không nghe nói có ai cho con gái đi tu, mà cũng không có chùa nào trong vùng dành cho người nữ. Ở Lhasa, nhiều nhà cho con gái đi tu, một số vì lý do kinh tế, khi cha mẹ thấy việc nuôi con gái rồi gả chồng là nặng nhọc.


Một góc của làng Amdo, nơi sinh của Bà Diki Tsering

Sau khi gia đình dọn tới Guyahu, tuổi thơ của tôi đã chấm dứt, cuộc đời của tôi đi vào một giai đoạn mới. Không có thời gian để chơi đùa, tôi được cha mẹ tôi dạy về thế giới phụ nữ và về gia chánh để sửa soạn lấy chồng. Trong thời đó ở tỉnh Amdo, con gái phải làm nhiều việc trong nhà, dù còn khá nhỏ tuổi theo tiêu chuẩn Tây Phương, mới sáu hay bảy tuổi. Tôi phải học làm mì sợi, pha trà, và nướng bánh mì cho cả nhà. Năm bảy tuổi tôi phải đứng trên một cái ghế để có thể trộn bột bánh mì trên cái bàn cao ở trong bếp.

Ở phía sau nhà chúng tôi là sân và vườn có tường dầy và cao bao quanh. Khi cha mẹ tôi đi làm ở ngoài đồng, tôi phải ở nhà để sửa soạn bữa ăn trưa. Khi ra khỏi nhà, cha mẹ tôi gài chốt cửa ở bên ngoài. Lúc còn nhỏ chúng tôi đã được dạy phải quét dọn nhà cửa. Nếu chúng tôi không tắm rửa sạch sẽ thì cha mẹ tôi sẽ bảo "Tại sao con lại rửa mặt cứ như là con mèo lấy chân rửa mặt vậy?".

Ngoài nấu ăn và quét dọn, mẹ tôi còn dạy tôi may vá, thêu thùa. Ở Amdo, đàn bà con gái mà không biết thêu quần áo và giày vải thì thật là nhục nhã. Năm mười hai tuổi tôi đã biết may quần áo cho mình và cho các anh em.

Mẹ tôi rất giỏi việc kim chỉ. Khi tám đứa con gái đi lấy chồng, mẹ tôi tự tay may quần áo cho tất cả, không cần ai giúp đỡ. Không ai nhờ thợ may quần áo cho mình. Dù gia đình có bao nhiêu người và bao nhiều quần áo, giày và nón phải may, tất cả đều được người trong nhà tự may lấy.

Vào năm 1907 con gái chỉ được giáo dục như vậy. Thời đó không ai nghe nói con gái đi tới trường để học đọc, học viết. Con trai phải làm việc ở ngoài đồng ruộng. Nếu gia đình khá giả và có nhiều con trai thì họ sẽ được đi học. Trường học ở khá xa nhà của chúng tôi, ở quận Tsongkha, vì vậy anh và các em trai của tôi không đi học. Các trường học ở đây dạy tiếng Tây Tạng, tiếng Amdo, tiếng Trung Hoa và thổ ngữ Tsongkha. Cha tôi đã được học căn bản trong bốn năm nên biết đọc, biết viết.

Chúng tôi cũng được dạy tụng kinh cầu nguyện. Khi chúng tôi ở cùng với ông bà nội, vào mỗi buổi tối, ông nội tập hợp chúng tôi lại để tụng kinh. Sau khi dọn đến Guyahu, gia đình tôi vẫn tiếp tục duy trì việc này. Chúng tôi cùng nhau tụng kinh và lần chuỗi hạt trong một giờ hay hai giờ đồng hồ. Bà nội tụng kinh mỗi buổi sáng ở bàn thờ gia tiên, sau khi thắp đèn bơ và cúng các vị thần, sau đó Bà đi kinh hành ở ngoài sân, vừa đi vừa niệm chú và lần chuỗi. Nếu đang làm việc ở ngoài đồng mà trông thấy các vị Lạt Ma, chúng tôi tức khắc sụp lạy dưới đất ba lần. Là nông dân, chúng tôi không thông hiểu nhiều về giáo lý, nhưng chúng tôi có tín tâm lớn.

Ý kiến bạn đọc
18/12/201505:59
Khách
Tôi là Đức Lạt Ma 15, hiện đang sống tại Úc, năm nay 22 tuổi. Tôi sẽ chính thức làm việc khi đức Lạt Ma 14 qua đời.
Tên tôi là Bồ Tát Hạnh Nhơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2019(Xem: 3743)
Sau thời gian dài hơn nửa đời người mon men đến chùa thân cận với thiện hữu tri thức và nghe Pháp, tôi quen thuộc đến hai chữ “Nhân Duyên, Nhân Quả“ rồi nhìn lại cuộc sống, chiêm nghiệm, mới nhận rõ rằng hai điều đó luôn hiện hữu trong đời sống chúng ta.
01/02/2019(Xem: 3248)
"Sinh Tử Sự Đại Vô Thường Tấn Tốc" Năm cùng tháng tận Tống cựu nghinh tân Nói chuyện chữ Sinh Đón chuyện mới tinh Cho mình phơi phới! Vậy là bước qua năm mới, ngay trong "tháng Giêng là tháng ăn chơi", tôi sẽ được... lên chức. Nam mô Phật! Lên chức.
28/01/2019(Xem: 3427)
Trong ngôi thiền viện thuở xưa Đứng đầu là một thiền sư lâu đời Lìa trần tuổi chín mươi hai Danh ngài viện chủ khó ai sánh cùng, Ngài gìn giữ để không vương Không hề mắc chuyện tầm thường thế nhân.
19/01/2019(Xem: 3649)
Ông ngoại nuôi tôi từ nhỏ, từ khi tôi mới bỏ bú mẹ, đến năm lên lớp 12 thì ông không còn sức lực để làm những công việc đồng áng nặng nhọc đòi hỏi phải có lòng nhẫn nại, tính cần cù và sức dẻo dai. Ông ngoại đã vắt kiệt sức mình ra suốt hai mươi năm hơn, để rồi bị quật ngã một đòn trí mạng phải nằm dính chặt trên chiếc giường ọp ẹp.
06/01/2019(Xem: 3436)
Mỗi năm vào khoảng cuối tháng 10 âm lịch, con thường hay buồn. Vì sao mạ có biết không? Đặc biệt là năm nay con buồn hơn mọi năm khác vì con về nước mà không về làng Đơn Duệ tận ngoài miền Trung khô cằn của mình để được đến thắp nén hương trên mộ mạ.
03/01/2019(Xem: 4500)
Tosui là một thiền sư nổi danh vào thời của ông. Ông đã sống trong nhiều thiền viện và giảng dạy tại các tỉnh khác nhau. Ngôi thiền viện sau cùng ông ghé thăm tụ họp quá nhiều môn sinh cho nên ông nói với họ rằng ông sẽ hoàn toàn từ bỏ hẳn công tác giảng thuyết . Ông khuyên họ nên phân tán ra và đi tới bất cứ nơi nào mà họ mong muốn. Sau đó không một ai còn thấy được chút dấu tích nào của ông nữa.
27/12/2018(Xem: 5698)
Dường như, không ai nghĩ, ngọn lửa mùa thu 1989, được đốt lên từ sinh viên, từ nhà thờ (Nikolaikirche) Leipzig đã thiêu cháy bức tường Berlin nhanh đến như vậy. Tuy vui mừng, nhưng cái bất ngờ ấy, cũng mang đến sự hoang mang không ít cho người Việt chúng tôi đang sống, và làm việc ở miền Đông nước Đức. Bởi, hầu hết các nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Không riêng chúng tôi, mà kể cả những nghiên cứu sinh, sinh viên đại học cũng chạy loạn xí ngầu. Có lẽ, chỉ có ai đã từng sống qua cái thời khắc đó,
27/12/2018(Xem: 4194)
"Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng. Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không", hai câu thơ của vị thiền sư nào đó đã ngấm sâu vào huyết mạch của tôi, một người con gái tươi đẹp của tuổi mười chín, vừa biết tin mình vướng phải một khối u ác tính trong đầu. Trời đất như quay cuồng phải không các bạn?
22/12/2018(Xem: 3603)
Tôi đưa mắt nhìn quanh hết ngoài sân rồi lại trong nhà, có ý tìm người trong nhóm tỵ nạn đang đứng, nằm, ngồi la liệt vẫn không thấy vợ chồng anh chị Phi đâu cả. Tôi cẩn thận đi một vòng nữa, len lỏi vào những dãy giường tầng kê san sát nhau. Lỗ tai tôi như muốn ù đi bởi tiếng ồn ào như đàn ong vỡ tổ của mọi tiếng động hỗn hợp từ sinh hoạt của hàng trăm người tỵ nạn phát ra.
08/12/2018(Xem: 3712)
Hễ gặp mặt lớp trưởng bất kỳ đâu, dù đang ở trong sân trường hay ngoài đường phố quán xá, băng “Ngũ Quỷ” bọn tôi đều đồng thanh tương ứng mở năm cái loa được mở hết công suất ghẹo: “Thịnh Mái ơi… Chị đi đâu đó?”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]