Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quan Niệm Hạnh Phúc Của Tôi

11/09/201308:01(Xem: 4378)
Quan Niệm Hạnh Phúc Của Tôi

Hanh_Phuc_Cua_Toi

Quan Niệm Hạnh Phúc Của Tôi

Nói đến hai chữ “Hạnh Phúc”, tôi chợt mỉm cười nhớ lại buổi học sinh động tại Khóa Tu Học Âu Châu với Hoà thượng Phương Trượng chùa Viên Giác Đức quốc. Hôm đó, Hòa thượng yêu cầu, học viên định nghĩa thế nào là hạnh phúc. Bao câu trả lời được nêu ra: Kiếm được nhiều tiền là hạnh phúc. Đạt được mọi ước mơ là hạnh phúc. Lấy được người mình yêu là hạnh phúc. Hay hạnh phúc là sự thanh thản của tâm hồn...v.v..và..v.v...

Cuối cùng, câu được ưng ý nhất của một anh bạn: “Hạnh phúc là những gì mình có, chứ không phải những gì mình tìm!”. Riêng tôi, tôi không phủ nhận nhưng cũng không hoàn toàn đồng ý. Vì trên thực tế, nếu có một ông chồng vũ phu đánh vợ mỗi ngày, người vợ đó có thể chấp nhận ôm cái mặt sưng vù rồi xúyt xoa vô cùng hạnh phúc những gì mình có mà không đi tìm không? Cả lớp, nhất là quí bà cười ồ biểu đồng tình. Có người xì xầm cho rằng tôi ở nhà chắc bị chồng đánh dữ lắm nên đến khóa tu học méc rồi trút bầu tâm sự. Người khác lại cải chính hộ tôi: “Ở đó mà đánh được chỉ. Chưa kịp đánh, chỉ đã đỡ đòn bằng những lời hoa mỹ!” Thật là tri kỷ nha! Rõ ràng, chồng tôi chẳng bao giờ (giám) đánh tôi. Tôi cũng...chưa lần nào phải đỡ đòn bằng những lời hoa mỹ, vì trên thực tế, chỉ có tôi... chỉ có tôi...quýnh chàng thì có!!! (hehehehe...!).

Buổi học hôm đó bỗng rộn ràng xoay quanh về đề tài hấp dẫn. Hữu, chồng tôi cũng lên tiếng “trừ 9 năm ở tù ra, thời gian còn lại, anh hoàn toàn hạnh phúc”. “Với em thì ngược lại. Thời gian anh ở trong tù là thời gian em hạnh phúc nhất! Vì đó là thời gian em được thả lỏng, được tự do ở bên ngoài...quậy!”

Chỉ là đùa vui để thay đổi không khí của lớp học, chứ thực sự với tôi, thâm tâm tôi nghĩ, mỗi người mỗi quan niệm, tùy theo từng hoàn cảnh, tùy ở vị trí để có cái nhìn, suy nghĩ giống hoặc khác nhau. Riêng tôi, tôi quan niệm, hạnh phúc là sự thanh thản của tâm hồn. Với quan niệm đó, dù hoàn cảnh nào, có vớ phải ông chồng nghèo, nghèo cỡ, không phải nghèo rớt…mồng tơi mà là nghèo rớt…rau muống, hay say xỉn, đánh vợ, hoặc nói chung, gôm trọn vào hai chữ là ông chồng…mất nết đi, mà người vợ vẫn an phận cam chịu, hoặc...tươi cười thản nhiên chấp nhận, không than van phiền muộn, theo cách nhà Phật gọi đó là thực hiện hạnh nguyện của một vị Bồ Tát rồi sống an nhiên tự tại, thì giải thích về quan niệm hạnh phúc của tôi và của cả anh bạn trong lớp học hoàn toàn đúng.

Bây giờ, với quan niệm như thế, tôi xin kể những hạnh phúc mà tôi tìm thấy được trong đời đã giúp tôi cười vui giữa cuộc đời này.

Từ bé, tôi vốn là đứa trẻ hiếu động năng nổ, không bao giờ chịu ngồi yên. Thiên hạ nếu có người không có…đất đứng, thì tôi dù có đất cũng không chịu…đứng ở đất, tôi chỉ đứng ở trên cây, chễm chệ hết cây trứng cá này đến cây mít nọ rồi sang đến ổi, xoài của những vườn nhà từ đầu trên xóm dưới. Dường như không có trái nào lớn kịp, lớn nổi khi lọt vào mắt...xanh của tôi! Hoặc có xuống đất, tôi cũng không chịu…đứng mà chỉ...chạy nhảy thôi, hết ca múa trên sân khấu thì cũng đi…phá xóm phá làng! Nghịch như thế, tôi cho là...dzui và ...hạnh phúc!

Dù nghịch phá có tiếng, nhưng chính cái hiếu động, năng nổ đó, tôi tạo được sự tin tưởng của bạn bè, Thầy, Cô nên ở bậc Tiểu học cũng như Trung học, tôi thường được bầu làm trưởng lớp, mang về cho lớp nhiều tiếng…tốt nhưng cũng không thiếu tiếng...xấu đâu!

Đức Phật đã từng nói: “Gia tài to lớn nhất của đời người chính là sức khỏe và trí tuệ”. May mắn được sức khỏe tốt từ bé cho đến bây giờ, sau này chưa biết ra sao, tôi cũng cho là rất hạnh phúc. Vì có nhiều tiền vô số, nhà cao cửa rộng, giàu nứt đá đổ vách, mâm cao cổ đầy mà đau ốm liên miên, liệt giường liệt chiếu, ăn không ngon, ngủ không yên... tất cả sẽ đều vứt đi, vô ý nghĩa.

Ngoài sức khỏe, nhanh nhẹn, dung nhan tôi không là giai nhân, chỉ thường thường bậc trung, nhưng mới 18 tuổi cũng đủ làm...lé mắt một anh chắc...(mắt lé), tức đấng lang quân tôi bây giờ, có lẽ lúc đó chàng ngơ ngáo nhìn lộn cô bé lọ lem thành...người mẫu hay...hoa hậu để về nhà vội vàng sắm xe hoa rình rang…rước nàng dzề dzinh, khi tôi chưa kịp hát bài…ới bà mối ơi! Tôi phải đội ơn Phật Trời, cha mẹ đã ban cho tôi như thế.

Ngoài ra, tôi còn cảm thấy hạnh phúc vô vàn khi thích nghi với mọi hoàn cảnh. Không khổ sở khốn đốn khi thiếu phương tiện. Bất cứ đâu, khi cơn buồn ngủ đến, tôi cũng...ngáy được; khi đói, món nào cũng thấy ngon. Một chén cơm nguội với xì dầu, một đĩa rau luộc cũng trở thành cao lương. Dễ nuôi lắm! Và đặc biệt nữa, cho dù có ăn thả dàn, ngủ đẫy giấc, tôi vẫn không mập, cứ don don đó là hạnh phúc bao người ước mơ!

Ăn được ngủ được là tiên.

Không ăn không ngủ, mất tiền thêm lo!

Bây giờ, tóc đã ngả màu, tôi cũng không ngồi yên được. Ngoài những công việc ở hãng xưởng, việc nhà, vô cùng mệt mỏi, tôi vẫn luôn tìm cách...thọt lét thiên hạ qua những bài văn, kịch bản, tự biên, tự diễn…rồi cùng nhau cười, không phải là hạnh phúc sao?!

Tôi còn nhớ, lúc bé, cái thú ngồi chờ mẹ đi chợ về để đón…cặp bánh dày kẹp giữa miếng chả mà mẹ luôn mua cho tôi, một đứa trẻ háu ăn có “tâm hồn ăn uống” cũng hạnh phúc vô cùng. Nói thật, nghe phũ phàng, nhưng tôi không giả dối để phủ nhận đó là sự thật. Thử mẹ về với tay không, ít đứa trẻ nào háo hức đón mẹ như thế. Kịch sĩ Kim Cương đã từng nói trong kịch bản “Lá Sầu Riêng” của bà: “Hồi nhỏ, mẹ chỉ có một viên kẹo mà con cứ theo mẹ hoài. Bây giờ, mẹ cho con cả cuộc đời mà sao con không nhận hở con?!”. Con nít thì chỉ kẹo, bánh thôi. Lớn lên…mê gái, mê trai hết “mẹ kêu mặc mẹ, theo chồng, theo vợ, con cứ theo” là vì thế. Cho nên hạnh phúc sẽ không trọn vẹn, nếu cha mẹ ruột mà bỏ bê con cái, không chăm sóc đúng mức, tôi quả quyết tình cảm phụ tử, mẫu tử mà người đời cho là thiêng liêng vẫn bị hủy diệt ngay. Cho nên tôi rất hạnh phúc khi có mẹ quan tâm lo cho mình cái ăn cái mặc tử tế. Mẹ còn lo cho đời sống tâm linh, hay dắt tôi đi chùa vào những dịp lễ lạc, tôi cũng rất háo hức đi và vô cùng sung sướng được thưởng thức một cách thú vị những bát chè đậu, mấy trái chuối, bánh oản thơm ngon mà vị sư trụ trì cho tôi. Sau đó mẹ còn hướng dẫn tôi gia nhập Gia Đình Phật Tử, sống lành mạnh trong tình lam yêu thương của các anh chị huynh trưởng, để bây giờ lớn lên tôi lại cảm nhận niềm hạnh phúc đó qua sự nhờ mẹ mà tôi đã có chủng tử Phật, thích thú nghe lời giảng dạy của Phật qua các bài giáo lý của quí Thầy, nhất là ở các Khóa Tu Học Âu Châu. Thâm ân đó, tôi chẳng hề quên. Bên cạnh mẹ, tôi còn có một người cha tuyệt vời, sâu sắc. Cha hết lòng lo cho con, cho gia đình. Tận tụy làm việc để mong đám con mình sung sướng. Do đó, từ khi tôi còn bé, cha đã tậu sẵn cho anh chị em tôi mỗi người một dinh cơ với nhà cửa đất đai vườn tược, thế nhưng cuối cùng, khi vô thường đến, không ai tránh được tánh “không”!

Năm 1975, tôi không còn đất đứng, không có một vị trí dù nhỏ nhoi nhất ngay trên quê hương với dãi đất dài từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau có diện tích mênh mông hơn 331 ngàn cây số vuông. Tôi bị xô xuống dòng đời khi tôi chưa biết bơi khi tuổi vừa chớm lớn, chưa trưởng thành đúng mức. Giữa lúc tôi lóp ngóp tưởng chừng sắp chết đuối, cha tôi đã liều mình nhảy xuống vớt tôi lên. Tôi sống còn và mạnh mẽ cho đến hôm nay tất cả đều do công cha nghĩa mẹ. Tôi đội ơn không hết và hạnh phúc vô vàn khi cha mẹ rất thọ để tôi có dịp đáp đền. Bây giờ mẹ tôi đã qua đời ở tuổi 90. Còn cha nay đã 100 nhưng vẫn khỏe mạnh và minh mẫn vô cùng. Cũng có thể tôi thừa hưởng sức khỏe từ gen của cha mẹ và hy vọng sống lâu, đóng góp phần nào với đời để thấy cuộc sống mình có ý nghĩa hơn!

Cuộc đời là những chuỗi ngày nối tiếp nhau như dòng sông luôn chảy ra biển không bao giờ ngừng. Có những lúc sóng êm, và có những khi bão tố. Cuộc đời tôi cũng vậy thôi. Ngày tôi bỏ nước, bỏ gia đình với bao người thân còn ở lại quê nhà; một mình, trên quê hương mới, tôi bắt đầu trực diện với cuộc sống, tự lo và quyết định đời tôi. Có những lúc tôi tưởng có thể ngã gục, đứng chênh vênh trên bờ vực thẳm, nếu không định tâm, xẩy chân có thể rơi xuống. Tôi đã phải tự kiềm chế những dục vọng tham luyến đang ở tuổi thanh xuân không có sức cản để khỏi bị cám dỗ bởi ngũ dục. Chiến thắng được chính mình, đứng vững trong nghịch cảnh, vươn lên trong nghịch cảnh và thẳng tiến từ nghịch cảnh “Thắng ba quân không bằng thắng chính mình”. Giờ nhìn lại, tôi đã vô cùng hạnh phúc, cho phép tự...khen mình đã vượt qua những khó khăn gian truân trong đời mà mình gặp phải. Vì ở xứ người lúc đó, tôi vừa cô đơn lẫn cô độc, bơ vơ lạc lõng không biết nương tựa vào đâu, không ai bảo ban hướng dẫn, nhưng như thế, chưa hẳn là không hạnh phúc. Tôi có thể tìm thấy hạnh phúc, nhờ hít thở không khí tự do, được sống đời mình muốn sống, mặc dù đôi khi thất vọng, tưởng có thể chết được, tôi vẫn tìm thấy hạnh phúc trong cái...thú đau thương của nó, rằng: “Đời có hy sinh mới là đời đáng sống, rồi lấy cái thú vị chua chát, chua cay của sự hy sinh để dỗ dành mình trong những ngày thất vọng...”. Đây là một trong những ý tưởng của Nhất Linh trong Tự Lực Văn Đoàn, đã là kim chỉ nam dẫn dắt tôi trên đường đời “Lời hay ý đẹp đưa đường ta đi”. Và tôi đã tự mình vững chãi đi theo con đường đó để tìm hạnh phúc.

Ngày tôi đăng đàn lãnh giải “Viết Về Âu Châu”, tôi đã vô cùng vui sướng đến run lên, lắp bắp không nói thành lời. Ôi, đó không chỉ là kết quả của bao công lao miệt mài chịu khó với sự nỗ lực hết mình của tôi về văn chương, một bộ môn vốn không phải là năng khiếu và ước mơ của tôi (thuở đi học tôi rất yếu về luận văn, thường gần chót lớp về môn này) mà còn đánh dấu thành quả của những chuỗi ngày kham nhẫn chịu đựng với bao sức ép của cuộc sống, những đắng cay ê chề mà tôi gánh chịu để làm nên tác phẩm. Tôi đã không ngã quị khi số phận muốn đạp tôi xuống và rồi chính chứng kiến những thủ đoạn, lọc lừa, gian trá, phản trắc của đời cho tôi thêm kiến thức để hiểu rõ đời hơn, và càng đắng cay bao nhiêu tôi càng nhận diện rõ cuộc đời để sung sướng thấy đời mình phong phú, thi vị từ những nếm trải mùi vị ngọt, bùi, chua, cay, đắng, chát của cuộc sống.

Đạo Phật luôn cho rằng có cái này mới sinh cái kia, gôm vào hai chữ “nhân duyên”. Đúng vậy. Từ văn chương dẫn dắt tôi đến với chùa, với đạo, với Thầy, Cô và với bạn bè đồng đạo nữa. Ngoài được biết thêm về giáo lý Phật Đà để áp dụng cho cuộc sống, để an ủi vỗ về trong những lúc chán đời, thất vọng. Như cổ đức có câu: “Khán kinh tỉnh giấc thiên thu mộng, niệm Phật tiêu dung vạn cổ sầu”. Đến đó, tôi đã có thêm một mái ấm gia đình tưởng không dễ gì tìm thấy trên cõi đời này. Những bạn đạo với tâm tốt lành, nhất là những bạn văn trong những cây bút nữ báo Viên Giác.

Từ sau khi được Thầy Phương Trượng và anh chủ bút Phù Vân tạo chất keo cho bảy cây bút “dính” vào nhau qua tác phẩm “Những Cây Bút Nữ”, chúng tôi như...dínhluôn không rời. Hằng năm cứ phải bằng cách này cách khác gặp mặt nhau cho đỡ...nhớ! Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng ăn trái ngọt, đôi khi chúng tôi trái ý, giận hờn chí chóe cãi nhau, mổ nhau, “thương nhau lắm cắn nhau đau”,nhưng tất cả điều đó chúng tôi xem như gia vịlàm tăng hương vị đời sống. Tự thâm tâm mỗi người đều cảm nhận một tình cảm thân thương gắn bó cho nhau, rồi lại vượt mọi khó khăn vạn dặm tìm đến nhau, thủ thỉ tâm tình, kể cho nhau nghe những nỗi niềm u uẩn, trút hết bầu tâm sự để sẻ chia với nhau cho vơi đi những vui buồn gặp phải trong cuộc đời.

Tình bạn là một nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt tinh thần, cũng đóng góp không nhỏ trong những niềm hạnh phúc của tôi. Nhất là tìm thấy một tình bạn chân thành nếu không muốn nói là tri kỷ.

Tại Việt Nam, mỗi khi tôi trở về thăm quê hương cũng vậy; bạn bè chòm xóm thuở ấu thơ, Thầy, Cô hay bạn học thời niên thiếu cũng rộn ràng tổ chức họp mặt, sống lại bao kỷ niệm xa xưa của thuở học trò vô tư, hồn nhiên, vui vẻ, yêu đời tưởng chừng như không bao giờ tìm thấy lại.

Nhưng hạnh phúc không phải chỉ luôn dành cho những điều to tát như khi tụ hội cả ngàn người sống trong tình đạo ở các khoá tu học Âu Châu hay trong cuộc hành hương 40 người đi Tích Lan năm 2011 tham dự lễ lãnh bằng danh dự của nhị vị Hoà Thượng Khánh Anh và Viên Giác đã có công trong việc truyền bá chánh Pháp của Như Lai, thật long trọng và vô cùng ấm cúng; mà hạnh phúc còn thể hiện cả ở những cử chỉ hành động nhỏ nhặt nhất cũng cho tôi niềm hạnh phúc lớn lao.Trong chuyến đi Tích Lan đó, tôi được xếp chung phòng cùng Hoa Lan, cô bạn văn của tôi. Mỗi khi rời khỏi phòng trong ngày, chúng tôi bàn nhau thường để lại trên giường 1US đô la để tặng bà dọn phòng. Món tiền nhỏ nhoi lắm, thế nhưng, bà dọn phòng mỗi khi gặp tôi và Hoa Lan bà nở toét nụ cười khoe ra... hàm răng sún, rồi chắp hai tay ngước mặt lên trời nói, bà nói tiếng Anh bồi, chỉ vài chữ cũng đủ cho chúng tôi hiểu theo tiếng Anh bồi: “Ôi, hạnh phúc, hạnh phúc vô cùng. Các cô đến mang cho tôi, gia đình tôi hạnh phúc!”. À, hạnh phúc còn là mang cho người hạnh phúc. Hạnh phúc không chỉ “nhận” mà còn “cho” như lời Phật dạy. Mang cho người niềm vui, nụ cười dù hạnh phúc đó chỉ rất nhỏ nhoi nhưng hương vị của nó vẫn thấm sâu vào lòng để hôm nay khi viết về hạnh phúc, tôi cảm thấy vô cùng sung sướng.

Bây giờ tôi đã 60 tuổi. Nếu chia cuộc đời làm 3 giai đoạn thì 2 giai đoạn đầu: 30 năm ở quê nhà chịu đựng mọi khe khắt của luân lý truyền thống Á Đông; 30 năm sau ở Hải ngoại tự khắc phục mình trước những cám dỗ vật chất phương Tây, không để ngũ dục sai sử. Và bây giờ 30 năm còn lại (hy vọng... chỉ sống tới 90 tuổi là mãn nguyện rồi)

Ta vẫn đi trên quãng đường trần.

Thương từng hạt bụi vướng đôi chân.

Đời xô ta gục, buồn không trách.

Vẫn đứng lên, cười với thế nhân.

( Thơ Trần Trung Đạo)

Và tôi đã cười, bình thản bước vào cửa KHÔNG rũ sạch mọi phiền não của đời, cố tu tập để chuẩn bị cho mình con đường đạt đến mục đích tối hậu tại quê hương của Đức Phật A Di Đà.

Với tôi, hạnh phúc chính là sự thanh thản của tâm hồn! Sự thanh thản đó có thể đến tự nhiên khi mình chấp nhận cuộc sống, biết đủ không đua đòi, như Nguyễn Công Trứ đã thốt: “Tri túc, tiện túc, đãi túc hà thời túc.Tri nhàn, tiệnnhàn, đãi nhàn hà thời nhàn”. Và như thế sẽ đúng như quan niệm của anh bạn trong khóa tu học. Nhưng hạnh phúc cũng có thể do mình biết đi tìm, biết tìm cái tốt, cái hay để thay thế những điều hư hại cũ hoặc hướng tới cửa giải thoát để giải thoát những khổ đau mà số phận hay nghiệp quả do mình tạo ra từ muôn kiếp trước mà bây giờ phải khổ lụy để trả thôi. Tất cả dù chấp nhận hay đi tìm đều có thể đem lại hạnh phúc tùy theo hoàn cảnh và quan niệm của mỗi người. Nhưng riêng tôi, trước sau, hạnh phúc vẫn là sự thanh thản an lạc ở tâm hồn. Sống chân thật, không dối trá, không hại ai để lương tâm không cắn rứt đặt mình xuống là ngủ yên cũng là cách sống hạnh phúc. Qua đó, tôi xin đội ơn Phật Trời, tri ân đời, và cả đất nước Thụy Sĩ cho tôi hiểu thêm nếp sống văn minh, phương cách tổ chức, sự an lành, tính nhân bản và dân chủ để ổn định cuộc sống của người dân trong đó có tôi. Xin tri ân những người đã cho tôi niềm vui và hạnh phúc và nhân đây cũng xin tạ tội, những ai từng bực bội do tôi...quậy, hãy niệm tình bỏ qua những lỗi vô tình do tuổi ấu thơ vô ý thức của tôi.

Một niệm tri ân đến tất cả.

Trần Thị Nhật Hưng

2012

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/09/2018(Xem: 8192)
Cực tịnh sanh động (Truyện tích của HT Thích Huyền Tôn kể, do Phật tử Quảng Tịnh diễn đọc) Cách đây 28 năm (1973), hồi đó tôi 16 tuổi (1945), nghe kinh Bát Nhã và pháp Bảo Đàn, bỗng nhiên lòng tôi không còn luyến tiếc gì bản thân và muốn xa lìa tất cả để lên non cao tu luyện. Tôi đem ý nguyện ấy thưa với Bổn sư là Hòa thượng Diệu Quang, Tổ thứ sáu của Tổ đình Thiên Ấn và là vị khai sơn chùa Viên Giác núi Thanh Thanh - nơi tôi đang tu học.
26/09/2018(Xem: 3768)
Một anh chàng thanh niên lái xe mô tô rất là tài giỏi. Không cờ bạc, không hút sách, không rượu chè, anh ta có một thú đam mê duy nhất : lái xe mô tô. Đúng là một đức tính rất tốt cho các luật lệ giao thông rất nghiêm khắt ở xứ sở Kangaroo này. Thế nên bao năm qua vượt nhanh cũng nhiều, lạng lách cũng lắm, chưa bao giờ anh gây ra tai nạn nào, mà cũng chưa hề một lần phạm luật bị phạt vi cảnh.
26/09/2018(Xem: 6977)
Truyện kể rằng, ngày xưa có gia đình ông Trương Công Nghệ, họ hàng sống với nhau chín đời : cố, ông, bà, con, cháu, chắt, chít ... tính sơ sơ trên dưới trăm người, lúc nào cũng rất mực yêu thương, rất mực thuận hòa, vui vẻ và êm ấm, chẳng bao giờ thấy họ gây gỗ, ganh đua hoặc lục đục chia lìa và xa cách nhau.
24/09/2018(Xem: 9373)
Audio Truyện Cổ Tích: Chín Mươi Ba Kiếp Mới Gặp Lại Con; Việt dịch: HT Thích Huyền Tôn; diễn đọc: TT Thích Nguyên Tạng -- Vào khoảng thời gian hai mươi năm sau Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni nhập diệt, Từ thành Tỳ-Xá-Ly hướng về phía Bắc Thành Ca-Tỳ-La-Vệ. Có một đoàn Tăng lữ gồm 17 vị, họ bước những bước chân nhịp nhàng và đều đặn, tuy không phát ra tiếng động của nhiều bàn chân cùng nện xuống mặt đất bột khô dưới sức nóng của mùa hè oi bức, nhưng không sao tránh khỏi lớp bụi bủn tung tỏa dưới sức dẫm của 34 cái bàn chân, tạo nên một đám mây cuồn cuộn; từ xa, tưởng chừng như các tiên nhân vừa từ trên không đằng vân vừa đáp xuống. Mây bụi vẫn cuộn trôi về phía sau lưng của họ, mặt trời càng rực đỏ và nghiêng hẳn về hướng tây, đến ngã rẽ, trước mặt họ là rừng cây khô trụi lá, một con quạ cô đơn ngoác mỏ kêu: Quạ! Quạ! Quạ!
11/09/2018(Xem: 3826)
Phía Bắc Trung Ấn Độ, vào thời cổ xưa, hơn 2000 năm, có một vị Thủ Tướng của nước Ba-la-nại, gia sản của ông rất là giàu có, quyền tước lớn, nhưng lòng ông luôn mang một nỗi niềm đau khổ. Vì, tuổi tác càng ngày càng già, tuy nhiều vợ, nhưng không một bà nào đem về cho ông một niềm vui mà ông mãi hoài mong thao thức, đó là một đứa con trai.
01/09/2018(Xem: 2994)
Có những niềm vui
24/08/2018(Xem: 5444)
Kịch : Tôn Giả Vô Não Biên soạn và đạo diễn: Trần Thị Nhật Hưng Hai màn Diễn viên: Sư phụ, sư mẫu,Vô Não và vai Đức Phật. Lời giới thiệu: Kính thưa Quí vị Là Phật tử, hẳn chúng ta đã từng nghe về nhân vật cắt 1000 ngón tay, xâu đeo vào cổ. Đó là chuyện tích Phật giáo nói về ngài Vô Não mà Đức Phật đã chuyển hóa thành một người tốt và trở thành đệ tử của Phật, về sau còn đắc quả A La Hán nữa. Hôm nay trên sân khấu này, chuyện tích đó sẽ được kể lại dưới ngòi bút của Trần Thị Nhật Hưng qua sự diễn xuất một cách sống thực của... Kính mời Quí vị theo dõi. Đây màn kịch Vô Não xin bắt đầu.
21/08/2018(Xem: 11444)
Mục Kiền Liên vốn xuất thân Con ông trưởng giả vô ngần giàu sang Ông cha tu rất đàng hoàng Nổi danh đạo đức xóm làng biết tên, Nhưng bà mẹ thời luân phiên Làm điều ác đức cho nên trong đời Gây nhiều nghiệp nặng tày trời Kiếp sau quả báo vào nơi đọa đày. Riêng Mục Liên nổi tiếng thay Thông minh, hiếu thảo lại đầy lòng nhân Can trường, cương nghị, lạc quan Thấy điều bất chính là can thiệp liền.
16/08/2018(Xem: 7860)
Trong nhiều bài kinh từ Hán tạng cho đến Pali tạng, Đức Phật tán thán hạnh hiếu dưỡng cha mẹ vì công ơn mang nặng đẻ đau và dưỡng dục của cha mẹ là vô ngần, không thể tính kể. Cho nên trong Tăng Chi Bộ, Thế Tôn gọi Cha Mẹ là Phạm Thiên, và những con cháu trong gia đình nào mà kính dưỡng cha mẹ được xem ngang bằng với Phạm Thiên: “Những gia đình nào, trong ấy các con cái kính lễ cha mẹ, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên, được chấp nhận là đáng được cúng dường”
13/08/2018(Xem: 6713)
Từ ngày vào chùa ở với sư cụ, chú Nhị Bảo ít khi được về thăm gia đình, mặc dù từ chùa về nhà không xa lắm, chỉ băng qua một cánh đồng, một khu rừng đầy thông reo là đến con đường lớn dẫn thẳng về nhà. Nếu đi bộ, chú phải mất hơn mấy tiếng đồng hồ. Công việc của chú hằng ngày tuy đơn giản nhưng thời khóa cũng khít khao. Sau những giờ hầu sư cụ, chú học kinh, viết chữ nho và thỉnh kệ chuông U Minh buổi tối. Mỗi ngày, chú còn phải đến lớp để tiếp tục chương trình phổ thông cơ sở. Chú học giỏi lại có hạnh kiểm tốt, đặc biệt gương mặt trong vắt ngây thơ và thánh thiện của chú khiến mọi người ai cũng mến yêu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]