Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Sinh Nhật 2012 (Chiếc Laptop)

11/09/201307:44(Xem: 4563)
Lễ Sinh Nhật 2012 (Chiếc Laptop)

apple laptop
Lễ Sinh Nhật 2012

(Chiếc Laptop)

Anh mong chờ mùa Thu.

Trời đất kia ngả màu xanh lơ”,

Bên kia khung cửa sổ, hàng phong lá đổi màu, những con đường ngập lá vàng rơi, những cơn gió se se lạnh vào mỗi buổi sớm mai, tất cả như báo hiệu mùa thu đang đến với mọi người.

Trên Internet, bạn bè lướt qua gởi cho nhau những gam màu của thu vàng đầy thơ mộng, kèm theo âm hưởng du dương, lời ca trữ tình ướt át; lãng mạn và buông lơi nhẹ nhàng như những chiếc lá lìa cành đong đưa theo chiều gió. Đối với những người đang yêu, đang bên nhau, họ như có dịp chìm sâu, chết lịm trong sắc màu vàng hoe giữa rừng chiều ngơ ngác. Và chính cái se se lạnh của mùa Thu càng làm cho tình thêm nồng nàn, trái tim họ như sưởi ấm bên nhau.

Nhưng trái lại, mùa Thu thật thảm thương đối với những kẻ cô đơn, cô độc; tệ hại nữa, không nhà không cửa, không tình yêu và gia đình. Những tháng ngày của mùa Thu đối với họ lê thê dài vô tận, gậm nhấm từng nỗi buồn có tên và không tên “Hôm nay trời nhẹ lên cao.Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn!”.

Vâng, cũng một mùa Thu mà cảm giác, tâm trạng của mỗi người khác nhau tùy theo hoàn cảnh và cũng tùy vào cảm nhận của mỗi người. Riêng đối với tôi, mùa Thu không cho tôi cảm giác lãng mạn nữa, trái lại rất thực tế, nhắc nhở tôi sinh nhật của tôi vì tôi sinh vào tháng 10 mùa Thu và tôi sắp nhận quà!

Quà sinh nhật hằng năm, mới nhận ai cũng ham, cũng vui, nhưng với thời gian, thực tế mà nói...bỏ thì thương, vương thì tội. Bạn bè tặng quà gởi gắm cho mình bao tình thương trong đó, sao ta nỡ bỏ được. Nhưng phải làm sao, kiến tha lâu đầy tổ, một ngày nào đó, quà chất đầy nhà biến nhà ở thành cửa tiệm tạp hóa mà là một cửa tiệm ế ẩm với đầy bụi bặm nữa. Ôi thật là nan giải chứ chả chơi. Do thế, tốt nhất phải nên tìm giải pháp để giải quyết vấn đề, và đáp số không gì tốt hơn là thành thật “khai báo” nêu lên quà nào mình đang cần để dễ dàng cho bạn bè sắm sửa!

Vâng, thưa các bạn, tôi là người rất thành thật. Thật thà đến quê mùa lận đấy. Nhân sinh nhật năm 2012 của tôi, tôi thưa...nhỏ với các bạn, tôi thích...thích...(nói ra cũng hơi mắc cỡ đó nha, nhưng cũng phải nói thôi) tôi...thích...thích...một chiếc Laptop hiệu quả táo mẻ! Cũng bởi quả táo...mẻ, sứt một góc rồi, tôi mới gợi ý cho các bạn, chứ nào tham lam cả gan đòi trọn quả táo nguyên đâu ạ!

Trong khi chờ đợi quà các bạn gởi đến, tôi rất có nhiều thời gian, kiên nhẫn đợi chờ. Để đáp lại thịnh tình từ các bạn, tôi xin kể hầu các bạn một câu chuyện...tạm gọi dzô dziên, dzô dziên hết chỗ nói cũng về đề tài chiếc Laptop!

Bà Dương cầm chiếc Laptop hiệu quả táo mẻ còn mới tinh giận dữ ném thật mạnh xuống sàn nhà. (Trời, đau lòng chưa, tôi đang cần, sao không cho tôi nhỉ?!). Tiếng “choảng” vỡ nát của chiếc máy kéo đám con bà trên gác chạy xuống:

- Có chuyện gì vậy mẹ?

Bà Dương được thể bù lu bù loa:

- Tụi bây xem đó, ổng già đến vậy, cháu nội, cháu ngoại đầy đàn mà còn bày đặt mê gái!

Đám con đưa mắt nhìn sang cha. “Ổng” đang xớ rớ đứng một góc phòng như một tội phạm, tiu nghỉu không một lời nào. Bà Dương vẫn bu lu bù loa khóc:

- Đến nước này, tao chịu hết nổi. Chắc tao phải ly dị, cho ổng lấy gái trẻ, tao bán nhà bán cửa rồi ra ngoài sống hết.

- Lấy gì được mà lấy. Tôi chỉ tội nghiệp “nó”.

Ông Dương buông một câu ngắn rồi bỏ ra khỏi nhà.

Trước tình cảnh như vậy, hai người con của ông bà, cô Hải và cậu Hòa chỉ biết thở dài, lo nhặt nhạnh các mảnh vỡ rồi rút lên gác.

Còn lại một mình, bà Dương vẫn thút thít khóc, âu sầu nhớ lại diễn tiến bấy lâu. Đâu phải bà ghen tuông gì với đám ma nữ ranh con ở tuốt luốt bên Việt Nam đang quấy phá nhà bà (vậy mà còn cho là không ghen nữa?!) bà chỉ...tức thôi, tức ông chồng đã già, sao khi không lại giở chứng. Ừ, bà nhớ rất rõ, ông bắt đầu giở chứng từ cái ngày nền văn minh khoa học hiện đại leo tuốt luốt đến cung trăng, đẻ ra biết bao hiện tượng mới lạ, nào là người máy, tin học, máy vi tính rồi “nít, nét” gì đó..., điều tốt cho bà đâu không thấy (làm sao bà thấy được, quanh năm suốt tháng bà chỉ biết cái bếp của bà thôi), nên khi ông chồng thân yêu của bà bị cuốn hút vào cơn lốc xoáy của thời đại, bà thấy điều phiền não bắt đầu xuất hiện trong nhà bà.

Vài năm trước đây, nhằm sinh nhật ông Dương 65 tuổi, đặc biệt nữa, năm về hưu của ông. Để cho bố giết thời gian, đám con ông hùn nhau mua biếu ông, không phải chiếc Laptop này mà là cái Desktop Computer (máy tính bàn), hiệu...cổ lỗ sĩ (tạm gọi như thế, vì lúc đó chưa có Laptop, hoặc đã có nhưng còn mắc lắm, không ai muốn mua, ngoại trừ các sinh viên cần cho việc học)

Lần đầu tiên có Computer bước vào thế giới lạ, ông Dương vô cùng hớn hở. Hằng ngày ông mò mẫm cùng với sự hướng dẫn của cậu con, dần dần ông biết sử dụng máy, biết lập điện thư trao đổi những lời thăm hỏi, tin tức với bạn bè. Bạn già “văn minh” biết dùng Internet như ông đếm trên đầu ngón tay, chỉ liên lạc vài lần, ông chuyển tìm mục mới. Ông chui vào các Room ở Paltalk để nghe Phật Pháp thì đâu sinh chuyện, đằng này vào các Room nghe thiên hạ ca hát, trò chuyện ì xèo lẫn chửi bới nhau ỏm tỏi nữa. Một thời gian sau, ông sử dụng Computer khá thành thạo, tự mình khám phá nhiều điều làm ông vô cùng thích thú đưa ông từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. Niềm thích thú nhất của ông khi một ngày ông như lạc vào thời tiền sử, nơi đó, ông choáng ngợp trước sức quyến rũ của đám con gái trẻ không một mảnh vải che thân! Chúng “hơ hớ”bỏ bộ nằm, ngồi, đứng đủ cả. Chúng còn mỉm cười, đá lông nheo khiêu khích với ông. Trời, thời đồ đá là đây sao? Cái thời hấp dẫn, dễ thương quá chừng! Rồi cứ thế, hằng ngày ông cứ sùng lục tiến sâu vào hoang đảo. Ông còn...hãnh diện khoe với các bạn già khú đế của ông mỗi khi họ đến thăm ông, tài khám phá vùng đất lạ của ông không thua mấy Kha Luân Bố (Cristoforo Colombo 1451 – 1506)!

Bà vợ ông, cũng một ngày tình cờ lạc vào thế giới đó. Cái máy Computer của ông chình ình nằm giữa phòng khách, làm sao dấu được bà. Trái với ông, bà...ngứa mắt với lũ mà bà cho là đám “ranh con, con nhà mất dạy”, dzô dziên hết chỗ nói, sao không kín đáo như bà để nâng cao phẩm giá của bậc nữ nhi, mà cứ “phơi” ra khoe với công chúng không biết xấu hổ. Bà phàn nàn với ông:

- Trong nhà con cháu đầy đàn mà ông bày ra như vậy coi được sao?

Ông cười hề hề:

- Ăn thua gì. Thời buổi này mà. Hồ bơi, bãi biển, chúng...phơi đầy ra đó, có sao đâu?!

Bà gằn giọng:

- Có sao đâu? Ông đợi...có trăng thì biết tay tôi!

Lời hăm dọa của bà, chẳng ăn thua gì với ông. Mà bà nói hăng vậy, chứ thâm tâm chấp chi với mấy “con ranh dzô dziên” trong ảnh. Ông “làm ăn” được gì với chúng mà sợ chứ. Cằn nhằn mãi cũng mỏi miệng, nên bà cũng quên đi. Nhưng đám con ông thì nhớ. Chúng không chấp nhận những việc làm của cha. Lên tiếng chống đối trực tiếp thì chúng không dám, chúng chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở bằng cách gởi mail cho cha với file đính kèm như sau:

LỜI CẦU NGUYỆN CỦA TRẺ THƠ

“Lạy Chúa, lạy Phật xin gửi quần áo đến cho những người đàn bà trần truồng nghèo khổ mà hình ảnh đầy dẫy ở trong máy vi tính của bố con.”

Ông vẫn cười hì hì, thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Rồi cứ thế, với thời gian, càng ngày ông càng bị cuốn hút vào thế giới mới. Suốt ngày, ông ôm cái máy vi tính mơ màng tưởng như đang ôm đám...ranh con vào lòng. Ông say sưa, đôi khi quên cả ăn, cả ngủ. Bà Dương phải nhiều lần nhắc nhở, ông mới tỉnh ra...

Cho đến một ngày kia, qua mục tìm bạn bốn phương, tình cờ ông “tóm” được một “em”. Em mới chỉ 30 ngoài biết thỏ thẻ với ông qua “chat”, qua “E.mail”...từ Việt Nam ngàn dặm xa xôi mà ông cứ ngỡ em đang ngồi trò chuyện với ông trong phòng khách. Ông vui lắm, ông cảm thấy ông trẻ lại, yêu đời, tình xuân phơi phới. Hằng ngày ông tâm tình với em, say sưa như trai mới lớn, mới biết yêu lần đầu...!

Đi đêm rồi có ngày gặp ma. Cũng bởi tuổi đời của ông không tránh khỏi có lúc ông lẩm cẩm, sơ ý, ông ngủ gật bên máy để bà Dương cũng tình cờ bắt được quả tang cái tội “ngoại tình” của ông dù chỉ mới qua Internet. “Em ạ, anh năm nay mới chỉ gần 50. Vợ anh chết cách đây 2 năm. Ba đứa con anh đều lập gia đình ở riêng cả. Bỏ anh một mình bơ vơ trong căn...biệt thự mênh mông vắng vẻ này”. Bà Dương đọc xong lộn ruột đùng đùng nổi cơn thịnh nộ, đập ông dậy để cho ông một trận lôi đình:

- Ông thiệt là một ông già mất nết. Tôi đang sống sờ sờ ra đây mà ông dám...rủa cho tôi chết à?

Ông Dương chống chế, giọng xuống nước, thều thào:

- Cũng giỡn chơi cho vui thôi đó mà. Chứ có...làm gì đâu!

Bà Dương vẫn quát tháo:

- Ông giỡn gì lạ vậy. Ông trù cho tôi chết. Ông còn đợi có “làm” rồi mới tính sao?

- Làm gì được mà làm. “Nó” ở tuốt Việt Nam!

Bà Dương nghe cũng xuôi tai, trước khi bỏ xuống

bếp, bà vẫn làu bàu:

- “Biệt thự” của ông như cái lỗ mũi, chỉ có vài mét vuông mà ông...nổ to còn hơn lựu đạn!

Ông Dương lại cười hề hề...Thế là êm chuyện!

Thiên hạ vẫn nói “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Chỉ thời gian sau, ông Dương vẫn tính nào tật nấy. Lần này bà Dương không nói nhiều. Bà âm thầm thông báo đám con, phá hệ thống máy, chỉ cần rút một vài sợi dây điện nguồn của máy coi như ngắt được mối tình “son” vừa...chớm nở nơi ông. Thế nhưng, vỏ quít dày lại có móng tay nhọn. Máy hư, ông ra phố tự tìm mua cái mới. Bây giờ, với kinh nghiệm hiểu biết về vi tính đầy mình, ông rinh ngay chiếc Laptop hiệu xịn “quả táo mẻ”. Lần này ông cẩn thận hơn. Không để ở phòng khách nữa, ông xách máy vào phòng nhỏ khác tạo không gian riêng cho ông cùng người đẹp! Cái vẻ thậm thà thậm thụt như kẻ trộm của ông, không tránh được cặp mắt điệp viên...009 của bà. Hai ông bà già hằng ngày trong nhà chơi trò “cút bắt”. Ông trốn đâu, làm gì, bà cũng mon men tìm được. Cũng một ngày do tuổi tác lẩm cẩm cố hữu, ông lại ngủ quên bên máy để bà phát giác cuộc tình vụng trộm của ông ngày càng thăng hoa. Ông Dương hẹn gặp người đẹp một ngày không xa khi ông về thăm quê hương Việt Nam, và điều mà bà không thể tha thứ “con ranh” đó cho số tài khoản để ông Dương gởi tiền về! Bà chả nói chả rằng, cơn giận bốc lên ngùn ngụt, bà tức tối giựt ngay chiếc Laptop của ông ném thật mạnh xuống sàn nhà, vỡ tan!

Ông Dương ra ngoài một lát để tránh cơn thịnh nộ của bà. Khoây khỏa, ông lại lò dò về nhà, nét mặt buồn hiu. Ông không tiếc chiếc máy vỡ tan tành, chỉ tiếc...mối duyên bấy lâu ông xây đắp bắt đầu gặp...sóng gió! Ông thở dài thườn thượt.

Bà Dương lại nheo nhéo:

- Ông về hưu tiền bạc chẳng bao nhiêu, nghèo thiếu điều rớt...rau muống mà còn bày đặt dại gái.

- Dại gái gì. Tôi chỉ tội nghiệp...nó! Nó mồ côi cha từ tấm bé. Một nách nuôi 9 đứa em ăn học và một mẹ già bịnh hoạn!

- Nó có hiếu dữ a! Nó phải nói vậy mới moi được tiền ông chứ!

Từ ngày hệ thống máy ngưng hoạt động, ông Dương chẳng biết làm gì. Cả tháng trời rồi. Ông Dương luẩn quẩn trong nhà. Đi ra, đi vô, đi qua, đi lại chỉ thấy cái mặt...ghìm ghìm như sư tử chực vồ mồi của bà Dương. Ông thấy cõi lòng nát tan, buồn nhớ vu vơ...ông buồn không hiểu vì sao ông buồn. Tinh thần ông xuống dốc rõ rệt. Mặt lờ đờ rồi ngả bịnh. Ông nằm liệt, chả tha thiết gì nữa trên cõi đời này. Nghĩ ông bịnh...tương tư, bà Dương tức lắm. Nhưng tình nghĩa bao lâu, vợ chồng sống với nhau đã mấy chục năm, có với nhau 3 mặt con, cháu nội, ngoại đã 3 đứa. Hết tình thì còn nghĩa, bà đâu thể để ông chết...dzô dziên lảng xẹt như vậy được. Bà bàn với đám con mua tặng lại ông chiếc Laptop khác.

Đám con cũng đồng tình với mẹ. Ngay ngày hôm đó mang về biếu ông chiếc Laptop cũng hiệu quả táo mẻ như chiếc của ông trước đây. Nhưng, để tránh “ngựaquen đường cũ”, chúng gài sẵn vào đó những trang nhà mặc định toàn chương trình Phật Pháp Nhiệm Mầu, nào của chùa Hoằng Pháp để ông nghe thuyết giảng, nào Khóa Tu Học Âu Châu để ông biết sinh hoạt Phật Giáo của Âu Châu, cả Website Tu viện Quảng Đức, chùa Viên Giác, báo Viên Giác online. Và gài cả chương trình ca nhạc, phim ảnh Phật giáo khắp nơi để ông giải trí hy vọng ông quên béng đi mối tình vớ vẩn chả đâu vào đâu còn phiền não không biết bao người. Sắp đặt đâu vào đó, chúng trịnh trọng trao ông với lời chân thành tha thiết:

- Ba ạ, má và chúng con biếu ba Laptop mới. Con cài sẵn dùm ba những chương trình Phật Giáo đặc biệt, lành mạnh để ba an dưỡng tuổi già. Con hy vọng Phật Pháp Nhiệm Mầu(nói bốn chữ này, chúng chậm rãi từng chữ một, vừa nhẹ nhàng vừa nhấn mạnh) sẽ giúp gia đình ta an vui trở lại.

Lời con trẻ tha thiết, ông Dương cảm động nhận máy. Ông ngồi vào bàn, cùng đám con và cả bà Dương đứng bên, nhìn ông loay hoay mở máy. Trên máy, hình ảnh ngôi chùa Viên Giác tại Hannover Đức quốc hiện ra. Chùa đang tổ chức Lễ Vu Lan. Hằng ngàn Phật tử trên sân chùa qua lại tấp nập. Trong chánh điện cũng đông đảo Phật tử trong y phục áo tràng lam đang cung kính quì trước ngôi Tam Bảo. Tăng Ni trong chiếc y vàng cũng nghiêm trang chuẩn bị hành lễ. Ba hồi chuông trống Bát Nhã bắt đầu vang lên như thôi thúc, giục giã những người con Phật mau quay về bến Giác. Như xua đuổi tà ma, ám khí đang vất vưởng quấy phá tâm can con người. Ông Dương quay lại nhìn vợ và đám con, cảm động nhận ra tấm chân tình của người thân mà bao lâu ông hững hờ không để ý.

Cậu Hòa lên tiếng:

- Ba ạ. Có máy mới, ba đừng sử dụng những website không lành mạnh làm buồn lòng má rồi ba cũng không vui. Chúng con luôn mong ba má và gia đình ta ấm êm hạnh phúc. Riêng cô gái nghèo khổ nào đó, giúp đỡ là một điều tốt, ba để con thay ba lo việc này.Tuổi ba già, ba cần nghỉ ngơi, ba ạ.

Bà Dương lên tiếng:

- Không được. Từ thiện thì thiếu gì chỗ để mày làm. Mày mà dính vào “nó” mày cũng sẽ bị hớp hồn. Con nhỏ đó để tao...liệu cho!

Ông Dương gật đầu, đứng dậy nắm tay bà Dương, cảm động không nói lời nào, mọi ngôn ngữ trong lúc này giữa ông bà không cần thiết nữa, chỉ cử chỉ nhỏ nhặt đó thôi, cũng làm lòng bà ấm lại, bà biết đó là lời xin lỗi. Rồi ông choàng tay ôm hôn đám con, miệng lí nhí nói lời cám ơn, giữa tiếng tụng kinh bắt đầu cất lên trong máy khai mạc buổi lễ....

Kính thưa bạn đọc,

Câu chuyện về chiếc Laptop của tôi đến đây kết thúc, tôi xem như món ăn tinh thần khoản đãi quí vị trong “Lễ Sinh Nhật năm 2012” của tôi. Còn quà sinh nhật mừng tôi, quí vị “tính sổ” sao đây, hà?

Những ai đọc truyện này, coi như “tham dự” ngày vui của tôi đó. Mà thông thường dự sinh nhật thì......

Thôi, tôi nói ít, quí vị hiểu nhiều. Xin cám ơn quí vị trước. Có cần tôi “ômhôn” như ông Dương ôm đám...ranh con, à không, đám con của ông để tỏ lòng cám ơn không ạ?

Nhân đây, tôi cũng thưa luôn, quí vị nào ở nhà có “ hờn anh, giận em”, chớ bắt chước bà Dương đập bể Laptop, phí phạm lắm. Hãy nhớ là có tôi đang cần, xin ngừng tay lại đó nha. Có máy Laptop, quí vị đừng lo, đừng sợ tôi sẽ như ông Dương sa đà sẩy chân rơi vào mê hồn trận của các...ma nam đang hoành hành đầy dẫy tại Việt Nam, vì tôi là Phật Tử thuần thành từng tham dự gần 20 năm khóa tu học Phật Pháp Âu Châu, Bồ Đề Tâm kiên cố, vững còn hơn vạn lý trường thành, công lao quí Thầy giảng dạy, tâm trí tôi để đâu mà không biết chọn con đường đúng đắn để đi chứ?! Quí vị an tâm nha. Thân chào quí vị. Hẹn gặp lại quí vị và kính mời quí vị tham dự Lễ Sinh Nhật” năm tới của tôi nữa.

Trần Thị Nhật Hưng

10-2012

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/09/2010(Xem: 3689)
“Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm, rồi dường như đang bâng khuâng thả hồn theo những chiếc lá phong đỏ thẩm từng chiếc, từng chiếc rụt rè buông rời cành theo làn gió chiều mơn man. Còn Phước thì cầm chung trà, đi tới lui đăm chiêu suy nghĩ, mấy lần định lên tiếng mà cố đè nén chưa chịu hở môi.
02/09/2010(Xem: 3562)
Nghĩa háo hức theo mẹ về Việt Nam thăm viếng quê hương. Sau mấy ngày vui nhộn làm sống lại những kỹ niệm ấu thơ tại Thủ Đức với bà con họ nội xa gần, chàng theo mẹ về quê ngoại, tạm trú tại nhà cậu Út ở thành phố Phan Rang, Ninh Thuận. Vì thuở nhỏ chàng không có cơ hội liên lạc với họ ngoại, nên dù được cậu tiếp đón rình rang, nhưng chàng muốn thân thiết với hai đứa em cô cậu thật khó.
01/09/2010(Xem: 5532)
Dù dòng thời gian đã xoá nhòa những hình ảnh quý gíá xa xưa, dù dấu chân của các Ngài đã rêu phong phủ kín. Nhưng những dấu chân ấy đã đi vào lịch sử nhân gian, dù tiếng nói các Ngài đã hòa vào không gian tĩnh lặng. Nhưng đâu đây vẫn còn vang vọng pháp âm của các Ngài, làm chấn động tâm tư huyết mạch của bao người con Phật. Trong quyển “Những Vị Phật ở Miền Tây Nam Việt Nam” này. Chúng tôi sưu tầm, nghiên cứu và ghi chép trung thực theo lời thuật của các vị Trưởng Lão uy tín; hay các vị trí thức trung hậu; hoặc trích trong các tài liệu giá tri được mọi người tin tưởng.
28/08/2010(Xem: 61453)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 4381)
Tết Mậu Thân 1968, một cái Tết mà Việt Cộng tràn về quá bất ngờ, tôi không thể tin rằng đó là sự thật. Mồng Một Tết vẫn ăn Tết sắm sửa bình thường. Nhà tôi ở lầu 2 trường Đồng Khánh vì tôi làm Giám Học tại trường này, bên hông là Tòa Hành Chánh và Lao xá Thừa Thiên - nơi giam giữ nhiều tù binh Việt Cộng. Cả ngày vẫn tấp nập bà con tới lui thắm viếng, chiều lại còn có con của các nhân viên trong trường đến thăm chuyện trò hàn huyên vui như ngày hội. Tối đến cả nhà còn bàn nhau nên đi ngủ sớm để ngày mai xuống phi trường đón gia đình người anh chồng về Huế ăn Tết.
28/08/2010(Xem: 58223)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
19/08/2010(Xem: 8612)
Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
04/08/2010(Xem: 4487)
Tác-giả Thiện Xuân Malkhanova là một con người thật đặc-biệt. Còn nhớ năm 2000 khi chị Trương Anh Thụy và tôi đi sang họp Đại-hội Văn-bút Thế-giới ở Mạc-tư-khoa, chúng tôi đã để ý đến chuyện đi đường, gặp con sâu róm ở dưới đất, chị đã ân cần lấy một cái lá nâng nó lên rồi đặt nó lên một cành cây gần đó. Một con người từ-bi đến với cả cỏ cây, đất đá! Chị bảo đó là điều chị đã học được từ đạo Phật.
04/08/2010(Xem: 4012)
Không biết từ lúc nào, mà ngôi tịnh thất vô danh thấp thoáng dưới tàn cây huỳnh đàn rậm lá trên đỉnh núi Ông cheo leo mây mù đong đưa bao phủ quanh năm, đã được dân quê dưới chân núi ưu ái gọi là am Mây Ngàn thay thế cho cái tên “chòi đạo Ân” mà họ hùa nhau ám chỉ túp lều lá của sư Từ Ân ngày trước. Thuở mới đăng sơn cắm dùi khẩn đất làm chốn ẩn tu, sư lủi thủi một mình chẳng có móng đệ tử lăng xăng đón đưa phục dịch, sư tự vác cuốc, quẩy gánh... lặng lẽ lên tận đỉnh, khai phá được một khoảnh đất nhỏ làm rẫy. Sư bắt đầu trồng các loại rau đậu, khoai, bắp, cà dưa... để sớm gặt hái hoa lợi,
20/07/2010(Xem: 10494)
Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, tất cả mọi hành động bằng thân, lời và ý đều xuất phát từ hai tiêu chuẩn đó nhằm đem lại lợi lạc cho mình và tha nhân. Đây là những đức tính rất cơ bản để phát triển về Giới-Định-Tuệ mà một người muốn thăng tiến về mặt tâm linh thì cần phải quan tâm và thực hiện một cách triệt để.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]