Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tầm Đạo

10/09/201318:48(Xem: 6210)
Tầm Đạo
tam_dao_1



Một lần nữa, chẳng quản đường xá xa xôi, thời gian, công sức, tôi tìm về tu viện Viên Đức Đức quốc không những gặp lại nhị vị Đại Đức Thích Hạnh Đức, Đại Đức Thích Hạnh Tuệ, tôi đã may mắn tiếp thụ tài thuyết giảng của hai Thầy; một người giảng thật nhẹ nhàng nhưng sâu, một người giảng lôi cuốn hấp dẫn trong khoá tu học do anh em Gia Đình Phật Tử Thụy Sĩ tổ chức vào dịp lễ Phục Sinh hằng năm vừa qua, mà còn hân hoan chào đón thêm 6 vị trong phái đoàn “Hoằng Pháp Âu Châu” do Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển tổ chức, một lực lượng hùng hậu chưa từng có từ trước đến nay. Nhìn trong danh sách giảng huấn của phái đoàn, tôi gọi đùa, toàn “Cao thủ võ lâm!” mặc dù không ai là võ sĩ cả mà là tu sĩ!

Khóa tu bắt đầu nhằm thứ 4, tôi qua sớm từ thứ 7, quá giang xe vợ

chồng người bạn làm công quả. Có qua sớm, tôi mới hân hạnh chứng kiến những khó nhọc và tinh thần hăng say có trách nhiệm của anh em cô bác Phật tử tại đây. Bao năm đã bỏ nhiều tài lực, công sức tu bổ ngôi tự viện ngày càng khang trang hơn, và suốt thời gian này, bầu trời luôn u ám, mặc dù đang giữa mùa xuân, hoa anh đào nở rộ rơi lả tả như mạn đà la, rực hồng cả lối đi, mà cái giá lạnh của mùa đông vấn vương luyến tiếc gì, không chịu rời, cứ đeo đuổi dai dẳng tới bây giờ làm buốt thấu thịt xương. Trong cái thời tiết “dở chứng” lúc mưa lúc tạnh và rất lạnh đó, anh em vẫn cố khắc phục để lót gạch cho xong sân chùa trước khi phái đoàn đến.



tran thi nhat hung

Tác giả Trần Thị Nhật Hưng

 

tam_dao_2



Mỗi người một tay, hiệp lực cùng nhau, các chị (đa phần là phu nhân của quí anh) cũng theo “hầu” cơm nước, không chỉ chăm sóc cho chồng làm việc mà còn chuẩn bị cho lễ lạc sắp đến nữa. Chuẩn bị đủ thứ bánh trái để phát hành gây quĩ cho chùa. Đúng là “thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn” sá gì cái sân chùa, nên chẳng bao lâu sân gạch đã hoàn thành đúng thời hạn. Tôi xin nghiêng mình thán phục các anh chị em! Còn phải kể thêm, bao lâu, ngôi tự viện được tươm tất và ấm áp như vậy, Phật tử có nơi tụ về hương khói lễ lạy, một phần cũng nhờ sự hiện diện của Thầy Hạnh Tâm chịu trách nhiệm trực tiếp trông nom coi sóc bấy lâu.

Nhưng người tôi đặc biệt chú ý, thầm cảm phục, đó là Cô Thông Chiếu. Cô 69 tuổi rồi, ngoài tụng kinh lễ lạy rất chuyên cần, cô thức dậy từ 4 giờ sáng, cô như là “bà vãi” ở chùa chăm sóc và chịu trách nhiệm mọi khâu, từ lau chùi bàn thờ, hoa quả, quét dọn, giặt giũ chăn mền, vườn tược, nấu nướng... ôi thôi nói chung, kể sao cho hết những việc linh tinh không tên, coi vậy mà chỉ phụ giúp cô, tôi “vắt giò lên cổ” chạy theo không kịp! Thế mà cô đảm đương như một vị tướng “tả xung hữu đột” quán xuyến rất minh mẩn đâu vào đấy với tinh thần trách nhiệm rất cao.

Đạo Phật có 84 ngàn pháp môn để tu. Tùy căn cơ mỗi người thích hợp cách nào thì theo cách đó. Có người đến chùa chỉ thích tụng kinh, hoặc thiền, hoặc niệm. Kẻ làm công quả rồi về, người ưa nghe pháp. Hoặc chỉ đến để lễ lạy, cầu an, cầu xin, cả vui chơi nữa, ít ra cũng có chủng tử Phật trong tâm, góp mặt ủng hộ đạo tràng. Nói chung tùy duyên, thế nào để thấy thân tâm an lạc, với tôi, cũng đều gọi là tu cả.

Riêng tôi, tôi thích nghe pháp, đó là lý do, tôi có mặt thêm một lần nữa tại đây nhất là nghe pháp từ một lực lượng hùng hậu đến từ nhiều quốc gia Đức, Hoa Kỳ, Úc, Na Uy của 8 cao thủ...võ lâm, không dễ gì có cơ hội như thế, nếu Hòa Thượng Phương Trượng không đứng ra tổ chức.

Chị Doãn (Nguyên Hạnh), chị bạn văn, một trong 7 cây bút nữ báo Viên Giác cho là “không tham dự coi như mất đi ¾ cuộc đời!”. Cũng chỉ là những lời ví von, tùy theo sự cảm nhận của mỗi người, nhưng lời chị nhận xét khi tham dự: “Nhìn thấy một thế hệ trẻ có một lối giảng dạy mới, đem một luồng sinh khí mới” chị thấy rất là phấn khởi. Và lần này đặc biệt còn có một nữ tu, Ni Sư Thích nữ Minh Huệ đến từ Hoa Kỳ, đăng đàn thuyết pháp, một hiện tượng rất lạ đối với tôi, ít thấy từ trước đến nay.

Thực vậy, phải mừng cho Phật giáo chúng ta, đa số Tăng Ni ngày nay không chỉ thuần tụng kinh đánh chuông gõ mõ, mà còn biết học chữ ở trường, học giáo lý ở chùa, lấy cử nhân, tiến sĩ không kém ai; vừa học vừa tu, như Hòa Thượng Phương Trượng thường cho rằng "Sự học nó không làm cho người ta giải thóat; nhưng nếu muốn mở cánh cửa giải thóat, không thể thiếu sự tu và sự học được". Ngoài ra nhờ có trình độ, giảng viên sẽ dễ dàng hướng dẫn Phật tử hữu hiệu hơn.

Trong thâm tâm, tôi luôn quí kính trân trọng những vị sư trẻ, bởi vì, giữa thời đại vật chất lên ngôi, bao cám dỗ, bao tham dục đời thường cực kỳ quyến rũ, như cơn xoáy đang cuốn hút bao người, nhất là thanh thiếu niên quay cuồng như những con thiêu thân, thì quí thầy đã vượt qua để chọn cho mình một cuộc sống lý tưởng phục vụ nhân sinh.

Trong ý nghĩ đó, mỗi khi tham dự khóa tu học, dù khóa lớn hay nhỏ, tôi thường ví von đó là “Thiên Đường Hạ Giới” (tựa đề một bài viết tôi từng viết), nơi đó, trong không khí đầy đạo vị, thiện lành, ngoài học đạo từ quí Thầy, lần này có thêm Cô, để mở mang trí huệ, Phật tử còn tìm thấy niềm vui trong tình đạo nghĩa đời đối xử với nhau thân tình hòa hợp như người một nhà, dễ tha thứ hỉ xả cho nhau trong những va chạm đời thường, để cho nhau sự an lạc, thanh thản mà ai ai cũng tha thiết mong mỏi. Ngoài ra đến chùa quây quần bên nhau, chúng tôi còn thưởng thức những món ăn chay, “của không ngon nhà đông con cũng hết” huống hồ món ăn ở đây rất ngon, ngon đến nổi, chị Doãn vừa ăn vừa phải thốt lên: “Sao đến đây tôi ăn nhiều quá vậy hở trời?! Không lẽ nhờ cơm...chùa không trả tiền?! À, mà tôi có đóng tiền mà!”

Trong bài viết này, tôi không nêu ra quí Thầy giảng dạy điều gì, vì Hoa Lan (một, cũng trong 7 cây bút nữ báo Viên Giác), trong bài “Hoằng Pháp Độ Sanh” đã trình bày thật đầy đủ, tôi chỉ tóm tắt là “mỗi người mỗi vẻ, mười phân vẹn mười”. Nếu quí vị tò mò muốn biết và muốn nếm thử cảm giác...thiên đường hạ giới như thế nào, xin mời quí vị lần tới, nếu có tổ chức, dành thời gian đến tham dự!

Sau 3 ngày tu học, thứ 7 kế tiếp là lễ Đản Sanh nhằm cuối tuần nên Phật tử tham dự đông đảo hơn.

Trên sân gạch vừa lót xong, những cánh hoa anh đào hồng thắm vẫn nhẹ nhàng rơi xuống, tơi tả trên sân chùa. Hằng trăm người nô nức đón mừng Phật Đản Sanh. Thời tiết hôm đó bỗng dưng trở đẹp, nắng sáng rực, vàng ánh của một mùa xuân Âu Châu đúng nghĩa và nhiệt độ ấm áp hơn. Kẻ qua người lại nhộn nhịp như hội chợ, một hội chợ làng, vì Viên Đức tọa lạc tại một vùng thôn quê hẻo lánh, cách thật xa phố thị. Nhìn tu viện như một ốc đảo lẻ loi giữa cánh đồng bắp, nho xanh ngát. Những quầy bánh trái đủ loại: bánh ú, bánh giò, bánh tiêu, bánh ích, giò cháo quẩy, bánh cam, chè cháo...và cả bánh cuốn, bún bò...đủ thứ (đương nhiên tất cả đều là sản phẩm chay) được bán thêm để phục vụ Phật tử; ngoài ăn uống tại chỗ trên những chiếc băng ghế, bàn dài đặt rải rác sân chùa, còn mua về làm quà, vì các thức ấy tại Âu Châu không dễ gì có được, nếu muốn ăn phải...lăn vào bếp, tự nấu lấy.

Không khí Đản Sanh tại tu viện Viên Đức như thế đấy. Nhưng không phải nhân dịp Phật Đản mọi người tụ tập đến đấy chỉ để...ăn, cũng không phải chỉ riêng tụng kinh Khánh Đản, nghe thông điệp hay đạo từ về Phật Đản, cúng hương linh, ngọ trai, tắm Phật, nghe thuyết pháp, cuối cùng tham dự văn nghệ cúng dường rồi về, mà tất cả mọi thứ đều hòa nhập vào nhau để thể hiện một nền văn hoá Phật giáo tại hải ngoại, đặc biệt tại Âu Châu.

Nhưng Phật Đản năm nay, có một sự kiện khá đặc biệt, mà từ hồi cha sanh mẹ đẻ tới giờ, lần đầu tiên tôi chứng kiến.

Giữa chương trình, sau mọi nghi lễ cần thiết cho Phật Đản Sanh, xuất hiện nhiều nhân vật với sắc phục Lào, gốc Việt. Quần áo sặc sỡ đủ màu trông rất bắt mắt. Họ đến để làm gì? Đó là câu hỏi, bao con mắt đang đổ dồn theo dõi để tự tìm câu trả lời.

Từ một góc khuất của phòng kế bên, lần lượt bước ra chánh điện, trước tiên là hai người mang hai cây “tiền”, một cây màu vàng, một cây màu bạc, lấp lánh từ những miếng thiết mỏng óng ánh cắt xén đẹp mắt thành những chiếc lá Bồ Đề kết thành một cây Bồ Đề cao bằng tầm một người lớn.Trên cây gắn chằng chịt những đồng tiền Euro mới toanh thẳng nếp, đủ loại tiền lớn nhỏ (tiền thật chứ không phải tiền hàng mã). Và trên mỗi cây còn gắn một băng rôn ghi hàng chữ, cây bạc “Cúng dường Tu Viện Viên Đức”, cây vàng “Cúng dường Hoà Thượng Phương Trượng”. Quàu, hết xẩy! Mọi người trố mắt ngạc nhiên và đồng thanh tặc lưỡi!
tam_dao_3


Chưa hết đâu, tiếp nối theo sau, từng người trong đại gia đình trên tay mang một phần quà lớn, gói gọn trong những rỗ nhựa đủ màu, trang trí hoa hòe xanh đỏ tím vàng rực rỡ. Họ đặt các phần quà giữa chánh điện, dưới hai cây tiền, xong tất cả con cháu họ hàng bạn bè ngồi vây quanh truyền một sợi dây cói nhỏ tới các Chư Tăng Ni, mỗi người đều cầm vào, rồi bắt đầu tụng kinh cầu nguyện sau khi đại diện gia đình đọc diễn văn tuyên bố mục đích buổi lễ và cúng dường Chư Tăng Ni phái đoàn để hồi hướng công đức đến cha, ông họ thêm phước báu và cầu nguyện thế giới hòa bình an lạc. À, thì ra, đó là lễ mừng sinh nhật của cha, ông họ.

Rất hay và ngoạn mục!

Thực vậy, khi mà phước báu đưa đẩy họ định cư trên một đất nước thanh bình, thịnh trị, vật chất không còn là nỗi lo cơm áo; trong ý nghĩ đó, họ tiếp tục gieo trồng ruộng phước, bố thí, cúng dường để gặt hái phước điền cho đời sau. Ngày hôm đó, trưa và chiều, không hẳn chỉ riêng Chư Tăng Ni mà toàn thể Phật tử hiện diện còn được “khao” một bữa cơm chay, bún “Lào” chay nữa. Rất tiếc chiều hôm đó tôi về sớm, không thưởng thức được món bún Lào lạ, ngon thế nào để tường trình cùng quí vị. Cũng xin chân thành cảm tạ gia đình Lào, gốc Việt.

Như thế vẫn chưa hết đâu, sau màn mời cha mẹ lên ngồi trên hai chiếc ghế nhỏ trước sự chứng kiến của bao Phật tử và Chư Tăng Ni để con cháu họ hàng bạn bè đến chúc phúc, còn có màn văn nghệ bỏ túi, từ người vợ hát “làm quà” mừng sinh nhật chồng, đến con cháu đàn violon và còn múa nữa, đặc biệt múa chung với ông bà.

tam_dao_3a



Hình ảnh đó biểu lộ tình thân thiện thắm thiết trong gia đình, nối kết chặt chẽ bằng sợi yêu thương dành cho nhau, gợi tôi nhớ lại tinh thần đoàn kết của vua chúa đời nhà Trần, cũng những lúc lễ lạc tiệc tùng, vua tôi đều...xả láng, sống hết mình, không nệ hà khoảng cách thứ bậc, “ăn nhậu” xong, cùng lăn ra sàn ngủ. Sự gần gũi thân thiện đó đã tạo nên chất keo gắn bó để vui cùng hưởng, khổ cùng chia sống chết chung lưng gánh vác giang san khi có ngoại xâm, đã ghi lên trang sử Việt những chiến tích oai hùng cho hậu thế.

Trước khi kết thúc bài này, con trân trọng tri ân Hoà Thượng Phương Trượng đã dày công cả một đời lo cho mạng mạch Phật giáo, cùng Chư tôn đức đã dành thì giờ quí báu xếp lại những công việc bề bộn tại bản xứ để đến đây ban cho chúng con những lời pháp nhũ. Mong rằng, con xin lặp lại câu nói rất văn vẻ của chị Doãn: “Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu vẫn duy trì mãi, để đem đến một làn gió mới về Phật pháp cho chúng con được nhờ. Và mong rằng hương thơm này vẫn còn mãi bay xa”. Tôi cũng xin cám ơn các bạn đạo đã cho tôi niềm vui, sống trọn vẹn an lạc với “Thiên Đường Hạ Giới” trong những ngày tại tu viện Viên Đức. Và đặc biệt nữa không quên nhắc đến “hai vì sao lạc”, đó là hai phụ nữ Việt nam trong chiếc áo dài quốc phục quê hương. Tuy như hai chim lạc loài giữa trời Âu, nhưng lại vẽ nên những nét độc đáo, mang hơi hướm quê nhà đặt trên xứ người. Chiếc áo dài là đặc điểm của quê hương, nét duyên dáng dịu dàng kín đáo thể hiện nền văn hóa của dân tộc Việt, sao không được giới thiệu với người bản xứ?! Quí Thầy mong rằng, vào những dịp lễ, nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán, người phụ nữ Việt chúng ta nên “khoe” chiếc áo dài (chứ sao sắm rồi xếp cất trong tủ) sắc phục dân tộc để làm sống dậy và tìm thấy quê hương nơi xứ người, không nên “cất” mãi quê hương trong...tủ các bạn nhé.

Bây giờ, tôi xin giới thiệu đến quí vị cô Thi Thi Hồng Ngọc, một bạn văn khác, cũng là một trong 7 cây bút nữ báo Viên Giác nói lên cảm nghĩ của cô về khóa học trên dù cô tham dự lần đầu tiên chỉ hai ngày, qua bài thơ sau đây:

Lần Đầu Tiên

Nếu nói lần đầu tiên biết yêu.

Tình yêu chan chứa thật là nhiều.

Là ngày tôi biết đi tu học.

Biết rằng Phật pháp thật cao siêu.

Lần đầu tiên tôi thấy mặt trời,

Từ ngôi chánh điện sớm tinh khôi.

Người người thiền định im phăng phắc.

Không khí trang nghiêm thật tuyệt vời.

Lần đầu tiên tôi sống tại chùa,

Trong tình bạn hữu chẳng ganh đua.

Trên nét mặt ai đều hoan hỉ.

Niềm vui tả biết mấy cho vừa.

Lần đầu tiên tận mắt thấy, tai nghe.

Lời thầy thuyết pháp tựa cơn mưa.

Thấm vào đất hạn vùng tâm thức,

Phá tan tăm tối lẫn mê mờ.

Lần đầu tiên tôi biết ăn ngon.

Ăn trong chánh niệm chẳng vui buồn.

Cơm chay thanh tịnh mùi đạo vị.

Tuyệt vời hơn mỹ vị cao lương.

Lần đầu tiên thầy giảng, nghĩa vô thường.

Chỉ trong khoảnh khắc đổi thay luôn.

Nay còn mai mất đời dâu bể.

Sống không tu học thật đáng thương!

tam_dao_4

(Hòa Thượng Phương Trượng, Nguyên Hạnh Hoàng thị Doãn, Trần thị Nhật Hưng, Thi Thi Hồng Ngọc)

Thân chào quí vị.

Trần Thị Nhật Hưng

2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3977)
Long trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4:15 chiều, vào thời điểm này cậu mợ của Long đang trên máy bay về Việt Nam để thăm mẹ và bà ngoại của Long. Sau bao nhiêu năm vật vã trong đau đớn vì căn bịnh AIDS, và mấy tháng sau này Long sống trong đau đớn cùng cực bởi cơn bịnh hoành hành thân xác, chỉ còn xương và da. Nhiều lần ý nghĩ tự tử đến với Long, có lần Long dùng sợi giây sắt cắm vào ổ điện để mong sao điện giựt cho cậu chết, nhưng thật là chưa hết nợ trần nên cậu bị điện giựt bắn rớt từ trên giường xuống đất,...
10/04/2013(Xem: 5279)
Trong cuộc đời, có những mối tình ngắn ngủi thoáng đến thoáng đi, hoặc kéo dài "trong một tháng trong một năm" như cách nói của nhà văn nữ F. Sagan. Cũng có những mối tình lâu dài " tưởng trong giây phút mà thành thiên thu" hay "đem xuống tuyền đài chưa tan". Nhưng tất cả không biết đáng kể hay không nếu đem đặt bên cạnh mối tình lạ lùng của vị cao tăng chùa Shiga.
10/04/2013(Xem: 12910)
Xin được viết đôi dòng cảm nghĩ của mình về tác phẩm Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn. Số là rất tình cờ, tôi và anh Đoàn cùng dạy lớp mùa Hè ở trường Pacific Lutheran University tại Olympia, Washington State, tháng 6 năm 2001. Hai chúng tôi được xếp chung hai phòng sát nhau trong cư xá giáo sư trường đại học PLU và cũng là hai người Việt duy nhất ở đây. Anh Đoàn dạy môn Psychotherapy (Tâm Lý Trị Liệu) và tôi dạy môn Physiotherapy (Thể Lý Trị Liệu) nên có dịp làm việc chung trong khóa học. Tôi ham thể thao, anh Đoàn ham viết lách....
10/04/2013(Xem: 3592)
Người ta có thể vương vấn mùa thu bằng những điều thật giản dị. Những ai lần đầu trở thành sinh viên sẽ có cảm giác hạnh phúc trong mùa thu trọn vẹn ý nghĩa. Những ai đã qua dốc cuộc đời, mùa thu lá rụng sẽ có dịp để nhìn lại, để chiêm nghiệm cuộc sống. Mùa thu níu giữ chân ta ở lại, níu ta sống chậm hơn và muốn ngoảnh lại phía sau xem mình đã đánh mất những gì, mình còn lại những gì… Có những phút lắng lòng như thế để bước tiếp, dù chặng đường phía trước còn cả một mùa đông.
10/04/2013(Xem: 3507)
Thỉnh thoảng con mới gọi về Việt Nam để hầu chuyện với Thầy, thế mà lần nào con cũng nhõng nhẽo than van với Thầy là mỗi khi nói chuyện với Thầy xong , thì cái hầu bao của con nó lủng đi thật nhiều. Nhưng hôm nay, cái cảm giác lủng hầu bao của con không còn nữa, mà thay thế vào đó là một nỗi đau buồn nào đó thật mơ hồ mà ngay chính con, con cũng không nhận rõ được, sau khi được Thầy cho biết cặn kẽ những khổ cực của người dân ở các tỉnh miền Trung đang phải gánh lấy, ...
10/04/2013(Xem: 3599)
Tôi hân hạnh được Thầy Pháp Siêu tức là Nguyễn Thanh Dương trình bày với tôi, Thầy đã phải trải qua nhiều năm sưu tập và dịch thuật một bộ TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO gồm có 62 bài Giảng Luận tóm rút các phần tinh hoa đặc sắc. Mỗi mẫu chuyện có nhiều ý nghĩa thâm thúy: xây dựng, thức tỉnh, và giác ngộ cho người đời, Thầy cũng khuyến khích tôi, nếu có phương tiện in ra để phổ biến cho mọi người được xem.
10/04/2013(Xem: 7019)
Pháp Phật rộng lớn thâm sâu, nhưng không ngoài lý Duyên Khởi và lý Nhân Quả. Duyên Khởi hay lý tánh của các pháp. Thật tướng của các pháp chính là không tướng.
10/04/2013(Xem: 4631)
Phât tử Chơn Huy ở Hoa Kỳ về có đem theo tập tự truyện dày của Tỳ Kheo Yogavacara Rahula. Cô nói truyện rất hay, khuyên tôi đọc và nhờ tôi dịch ra Việt ngữ để phổ biến trong giới Phật tử Việt Nam. Câu chuyện rất lý thú, nói về đời của một chàng trai Mỹ đi từ chỗ lang bạt giang hồ đến thiền môn. Truyện tựa đề "ONE NIGHT'S SHELTER (From Home to Homelessness)--The Autobiography of an American Buddhist Monk". Tôi đọc đi rồi muốn đọc lại để thấu đáo chi tiết trung thực của một đoạn đời,...
10/04/2013(Xem: 6169)
Cách đây hơn ba mươi năm, cũng có vài tiểu thuyết gia viết về Lý Công Uẩn. Cốt truyện tuy ly kỳ, câu văn tuy hấp dẫn thực, nhưng các tác giả thường thường đưa vào nhiều chuyện hoang đường để mô tả một nhân vật lỗi lạc với những hành động vượt quá sức tưởng tượng.
10/04/2013(Xem: 4746)
Còn trong tác phẩm Và khi tro bụi của nhà văn Đoàn Minh Phượng, người đọc không bước qua một cánh cửa, không đi theo một đường thẳng mà cứ bị dẫn dắt qua bao lối rẽ. Người đàn bà đi tìm cái chết, nhưng rồi cuối cùng chính chị phải tìm cách ngăn lại một cái chết khác. Mỗi người được sinh ra không phải để đi tìm cho mình một dấu chấm hết, mà là một mắt xích tạo nên dòng đời. Cho dù cuộc đời chỉ được ghi nhận bằng dòng chữ ngắn ngủi “Tôi là một đứa trẻ mồ côi....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]