Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hậu Sinh Khả Úy

10/09/201318:29(Xem: 7763)
Hậu Sinh Khả Úy

hoa_sen (23)

Hậu sinh khả úy“ (kẻ sanh sau thật đáng nể sợ) là câu nói của ngài Khổng Tử, một triết gia Trung Hoa thốt ra khi ngài cùng học trò đi dạo thấy một em nhỏ vọc gạch cát xây thành giữa lối đi, ngài bảo: “Tránh chỗ cho xe ta qua“. Đứa nhỏ đứng dậy, đáp: “Xưa nay, xe tránh thành, chứ thành nào lại tránh xe“. Thấy đứa nhỏ đối đáp thông minh, Khổng Tử xuống xe cùng bé trò chuyện, đưa ra nhiều câu hỏi rất khó khăn, đứa bé đều trả lời thông suốt. Nhưng khi đứa bé cắc cớ hỏi lại ngài: “Trên trời có mấy vì sao?“. Khổng Tử nhăn mặt: “Mình đang ở dưới đất thì nên nói chuyện dưới đất, cháu à.“. Đứa bé gật đầu: “Được, vậy dưới đất có bao nhiêu căn nhà?“. Khổng Tử trả lời không được, chống chế: “Cháu hỏi chi chuyện xa vời vậy. Hãy hỏi chuyện trước mắt đây thôi.“. “Vậy trước mắt ngài, lông mi, lông mày có mấy sợi?“. Đến nước này, Khổng Tử đành lên xe, lật đật bỏ đi, nói với học trò: “Hậu sinh khả úy!“.

Câu chuyện trên đây, tôi kể lại để các bạn nhận rằng, luật tiến hóa, người sau luôn giỏi hơn người trước, cũng như sóng vỗ lớp sau cao hơn lớp trước, để mừng và khâm phục tài năng của bao thế hệ đến sau.

Thật vậy, ngày nay, với nền văn minh cực kỳ hiện đại, tối tân đẩy lui nếp sống cổ xưa lạc hậu, phục vụ con người tối đa trong cuộc sống đã chứng minh điều đó. Con người càng lúc càng tiến bộ. Khám phá khoa học đem lại cho con người dù ở một khía cạnh nào đó chưa toàn hảo như mong muốn, nhưng không ai có thể chối bỏ đã đem cho chúng ta những tiện nghi vật chất tối thượng.

Bây giờ trong phạm vi anh em Gia Đình Phật Tử (GĐPT) Thiện Trí, lớp người sau, đàn em cũng có những “bước tiến nhảy vọt“ đẩy xa những người đi trước. Chúng ta thử nhìn phương cách tổ chức của các em trong khóa tu học tại Stein, một làng nhỏ thuộc thành phố St.Gallen Thụy Sĩ để thấy lời của đức Khổng Tử “Hậu sinh khả úy“ có đúng với trường hợp này không.

Chiếc xe chở tôi lên đồi xuống núi rồi ngược lại lên núi xuống đồi qua nhiều thung lũng sâu, ngoằn ngoèo, mãi hơn một tiếng đồng hồ mới đến nơi. Gió chướng hôm nay dở chứng, càng lên cao càng thấy cái “chướng“ của gió rõ hơn, từng cơn lồng lộng, táp chỗ nào là muốn đau chỗ đó. Mặc dù không gian và thời tiết trắc trở như vậy vẫn không ngăn được lòng thiết tha cầu Phật của 117 Phật Tử lặn lội đến tham dự.

Nhà trọ tổ chức khóa tu học tọa lạc tại Stein, một làng quê trên núi thuộc thành phố St.Gallen. Xung quanh toàn đồi, núi rừng, hồ nước. Cảnh thiên nhiên như thực như mơ ẩn hiện qua lớp mây mỏng như tách hẳn cõi ta bà trần thế. Chỉ nhìn cảnh sắc thôi đã thấy tâm hồn sảng khoái, an lạc huống hồ càng ấm lòng khi bao người con Phật tựu về đây tay bắt mặt mừng để học đạo.

Tìm được chỗ tu tập, học viên nên cảm thông nếu nơi ngủ nghỉ có gì không vừa ý, khi nghĩ đến công lao chịu khó của các em, lục xạo trong Internet rồi còn phải tìm đến, xem xét kỹ mới quyết định.

Nhưng nhìn chung, Trời Phật ưu đãi cư dân Thụy sĩ, có lẽ kiếp trước có tu tập ăn ở hiền lành, nên cuộc sống tối thiểu luôn cho con người thoải mái, nếu không muốn nói “thiên đường hạ giới“, do đó, là Phật Tử ta càng tu tập nhiều hơn nữa để kiếp sau sẽ gặp nhau ở “thiên đường thượng giới“.

Tôi đến hơi sớm vì gần nhà, nên có thời gian tham quan tổng quát và quan sát chi tiết những việc các em làm, tôi phải giựt mình sững sốt về sự chu đáo chi li của các em. Phòng ốc sắp xếp đâu vào đó, chương trình làm việc cũng đâu vào đó, học viên chỉ chịu khó và ý thức chút thôi thì mọi sự cũng sẽ đâu vào đó.

Một điều đáng nói ở đây, các em đều rất trẻ, thế hệ nối tiếp của các đàn anh đi trước. Tre già măng mọc là điều bình thường, nhưng sự bất thường tôi muốn nêu là sức mọc vươn lên của măng ngoài sức tưởng tượng.

Khóa học thì ở đâu cũng cách thức như vậy, ăn uống ngủ nghỉ, nghe pháp, học đạo nhưng nhìn tinh thần làm việc rất khoa học, rất trách nhiệm của nhóm trẻ, thay vì giờ này, nhân nghỉ bốn ngày lễ Phục Sinh, các em vào casino, nhậu nhẹt, ngủ nướng, nghỉ hè...các em lại xả thân lo chuyện ...bao đồng nhưng đầy ý nghĩa và hữu ích, tôi không khỏi nghiêng mình thán phục.

Quen cái thói “bạ đâu bâu đó“ theo truyền thống xúm nhau “làm chủ ...tịch“, tôi thò tay vào các bó hoa đang nằm la liệt trên bàn với thiện ý chia xẻ chút công việc với các em, tôi bị Dung ...khiển trách: “Cô Tân ơi, đừng đụng vô. Đây là nhiệm vụ của cô Huệ ban hương đăng, để cô ấy tự lo, tự có trách nhiệm khi giao việc“. Hoặc “Liên hệ với chủ nhà trọ đã giao cho Kiên, để Kiên điều hành. Kiên còn kiêm luôn trưởng ban vệ sinh, chuyện gì thắc mắc cứ hỏi Kiên. Ai nấy đều có nhiệm vụ đã giao phó, tự ý thức mà làm“.Những câu nói như vậy nghe rất vui tai, tôi thầm mừng cho giới trẻ ngày nay làm việc đã phù hợp với nếp sống văn minh hiện đại học hỏi tại xứ người, không còn thói quen của thế hệ cha, anh luôn xía vào việc không phải của mình, trong khi việc mình, mình làm không xong chỉ chuyên “đạp lên nhau“ hay “lôi đầu người khác xuống cho khỏi ngứa mắt“ để mình chòi ra trước, ngoi lên trên xúm nhau đòi “làm chủ…tịch“.

Tôi mon men xuống nhà bếp mục đích muốn học nấu các món ăn chay mà tôi chưa hề biết, tôi lại rất ngạc nhiên, cô đầu bếp lần này trẻ măng, độ trên 20 tuổi thôi, không phải các bà già đến làm công quả như tôi thường thấy. Nhìn em, tôi thấy lòng hy sinh cao cả của em nhiều hơn là các món ăn em đang chú tâm nấu thật ngon phục vụ mọi người.

Người xưa từng có câu “Trai khôn tìm vợ ở chốn chợ đông. Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân“, thì nay, dựa qua đó, tôi xin mách giúp, muốn yên nhà cơm lành canh ngọt, vợ ngoan, chồng tốt thì cứ ghé vào anh em gia đình Phật Tử (nhất là gia đình Phật Tử Thiện Trí), ít ra bảo đảm, gia đạo an vui vì tâm hồn các em trong sáng đầy ắp hình ảnh của Phật.

Theo Kiên, “xếp“ vệ sinh của tôi, để nhận biết đồ đạc lau chùi cất ở tủ nào, tôi lại mon men bước qua căn nhà đối diện. Tiếng nhạc bập bùng rộn rã đâu đó phát ra từ một căn phòng đóng kín như kéo chân tôi tò mò bước vào. Quàu, ban nhạc “Beatles“ tái thế! Bốn em trẻ tuổi mới vừa đôi mươi, thoáng nhìn như bốn cậu đẹp trai Beatles của ban nhạc London ngày nào, nghe “đồn“ các em theo chân bốn cậu đó, bỏ tiền ra sắm dụng cụ để thành lập ban nhạc phục vụ đồng hương Phật Tử, nghe thấy dễ thương không, nhưng các cậu này lại thương không dễ nên cậu nào cũng đang “cao đơn hoàn tán“ (tức đang cô đơn một mình đó), xin thông báo để bà con làm mai...cho chính con gái mình. Hà!

Về giáo lý thì các em đã chuẩn bị mời Thầy Trí Minh và Thầy Giác Thanh ở Na Uy và Đan Mạch từ cả năm trước. Phật tử được học về Cách Thức Tu Tịnh Độ, Hình Thức và Ý Nghĩa thờ Tượng Phật, Mật Tông và Trì Chú, Hạnh Nguyện của Các Chư Bồ Tát, Áp Dụng Phật Pháp vào Đời Sống, Ngũ Minh Pháp và Tam Qui Ngũ Giới. Các em còn chuẩn bị chương trình thể thao, trò chơi, văn nghệ ... để ngoài những buổi giáo lý đầu óc căng thẳng, mọi người có những giờ phút thoải mái bằng những nụ cười ròn rã, vang vọng cả một góc trời Thụy Sĩ.

Nhưng buổi đặc biệt nhất là lễ kỷ niệm chu niên của anh em Gia Đình Phật Tử Thiện Trí trong không khí vô cùng ấm cúng, thân thiện dưới những ngọn nến, hoa đăng lập lòe sáng trên ba chiếc bánh thật to được trang trí hoa hèo, đẹp mắt và trên lòng bàn tay của mỗi người như chứng minh tấm lòng sắt son, gắn bó, bồ đề tâm kiên cố của anh em trong gia đình bấy lâu cho dù sóng gió, bão bùng cũng không làm cho cột gia đình nghiêng ngã. Những nụ cười lại có dịp ròn rã, vang vọng một góc trời tưởng như không bao giờ dứt. Nhưng rất tiếc mọi sự vật trên đời đều không tồn tại và độc lập ngay cả không gian và thời gian, cho nên có hợp thì có chia tay và buổi họp mặt nào rồi cũng đến hồi kết thúc, các em lại đầu tắt mặt tối thu dọn chiến trường, bao trọn gói, trước khi đến nhận thế nào, thì khi ra về trao thế ấy. Nhưng có một điểm đặc biệt không bao giờ có thể mờ phai đó là những dấu ấn thân thương để lại trong lòng người và những kỷ niệm êm đềm các em được dịp và được quyền ghi vào những trang lưu bút.

Tôi ra về cũng nhằm ngày, nhằm lúc gió chướng thổi mạnh giữa bầu trời bao la, mênh mông rộng lớn này. Nhưng cái chướng của gió không thổi bật gốc được, hay làm suy xuyển, nghiêng ngả được lòng quí mến của tôi khi nghĩ đến các em.

Nghĩ đến bốn ngày qua, tôi lại nhớ đến buổi trà đàm đầy đạo vị, quây quần ngồi bệt bên nhau trên chiếu, dưới chân đấng Từ Phụ, để mỗi lần ngước lên, có dịp chiêm ngưỡng dung nhan của Ngài đã được Huệ cất công bỏ nhiều thời gian chuẩn bị may vá từ những tấm dãi lụa mềm mại trang trí một bàn thờ vô cùng trang nghiêm, đẹp mắt. Nhưng thật thiếu sót, nếu tôi quên nói đến nghệ thuật cắm hoa rất khéo léo, rất nhà nghề của đôi bàn tay Dung và Thúy; chẳng những tô điểm thêm cho bàn thờ vốn đã đẹp càng đẹp hơn lên mà xung quanh rải rác đó đây đều có những lẵng hoa, bình hoa tươi mát làm đẹp mắt căn phòng và đẹp mắt mọi người.

Quây quần bên nhau trong không khí ấm cúng, các em được dịp tâm tình, hát cho nhau nghe, nói cho nhau nghe, nghe những suy nghĩ trung thực của các em, nhân duyên nào đưa em đến với đạo Phật và Gia Đình Phật tử. Tôi nhớ mãi lời em Kiên: “Em đến với đạo Phật ngoài tính chất Từ Bi của đạo Phật, em còn thấy sự BÌNH ĐẴNG qua câu nói của Ngài: “Ta là Phật đã thành, còn chúng sinh là Phật sẽ thành“. Hoặc, câu nói của Địa Tạng Bồ Tát : “Khi nào địa ngục không còn ai, ta mới chịu thành Phật“. Những câu nói đầy lòng nhân ái, xả thân cứu độ kẻ trầm luân còn vô minh mờ mịt trong bóng tối của tham sân si. Phật không hăm dọa hay trừng phạt ai mà luôn mở rộng vòng tay để bất cứ ai muốn đến với Ngài, và chỉ cho chúng sinh con đường an lạc, giải thoát để tự ta thắp đuốc mà đi.

Tùng, cao học toán, thì cho rằng, em đến với đạo Phật từ tính chất hợp lý của giáo pháp nhà Phật phù hợp với khoa học ngày nay, cho dù giáo pháp đó đã xuất hiện hơn 2500 năm ở thế gian này. Đúng như bác học Einstein cũng đã nhận định: “Trong tương lai, nếu có một tôn giáo phù hợp với khoa học thì đó là Phật giáo“. Và ông cũng nói thêm: “Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng!“.

Bốn ngày ngắn ngủi, qua rất mau, nhưng các em đã bỏ công trình cả năm, điều nghiên, thăm dò, lo lắng sao cho chu toàn để cho buổi tu học thành công. Và ngoài những công việc nhất thời đó, còn một điểm đáng ca ngợi, đáng khích lệ nữa là, một số các em còn biết nghĩ sâu xa đến tương lai của đạo pháp, hằng ngày trước khi lên giường đi ngủ, ở nhà đã hướng dẫn con mình lạy Phật. Có em còn dạy con tụng và thuộc kinh nữa. Như trong buổi sinh hoạt dành cho oanh vũ, tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe một em bé khỏang 5, 6 tuổi đọc vanh vách Chú Đại Bi, một bài chú khá dài mà chính tôi học mãi mới thuộc. Ôi, mừng thay tre già măng mọc. Măng đã vươn lên một cách mạnh mẽ, mà “chủ vườn “ còn biết phòng xa giữ giống cho mai hậu. Đáng khen và đáng phục lắm thay!

Về nhà được vài tuần tôi lại nhận Email của Thọ, trưởng ban tổ chức. Em gởi cho tôi và cho tất cả ai sử dụng Internet, chương trình ghi lại tất cả buổi lễ hôm đó. Mở ra mới thấy cả một trang nhà với đầy đủ mọi tiết mục từ phim ảnh, phim truyện, thuyết giảng, lưu bút v...v..và v...v... được trình bày rất công phu, rõ ràng thứ tự, ngăn nắp. Chao ôi, tôi càng thấy các em giỏi giang, chịu thương chịu khó như thế nào. Cả một công trình đòi hỏi thời gian và đầu óc. Đã thế, chưa thấm mệt sao mà chưa chi các em đã rục rịch kiếm phòng, hứa hẹn những khóa tới, đang thông báo trên trang nhà.

Một lần nữa tôi nghiêng mình thán phục các em, và thầm gật gù câu nói của Đức Khổng Tử: “HẬU SINH KHẢ ÚY!“

Trần Thị Nhật Hưng.

2009

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2015(Xem: 4540)
Một người phụ nữ ra khỏi nhà và nhìn thấy ba người đàn ông râu dài bạc trắng đang ngồi trên băng ghế đá ở sân trước. Bà không hề quen ai trong số họ. Tuy nhiên, vốn là người tốt bụng, bà nói: “Tôi không biết các ông nhưng chắc là các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó”.
03/11/2015(Xem: 4186)
Đã lỡ hứa với lòng là từ đây nhất định sẽ không viết chuyện tình nữa, nhưng có lẽ “mối dây ràng buộc của nghiệp trần duyên“ của tôi vẫn còn nên phải đành viết tiếp câu chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng và nàng công nương em gái vua Gia Long. Thiên tình sử kéo dài đến 40 năm với một tình yêu độc đạo, nghĩa là đường yêu chỉ có một chiều. Nàng yêu đắng, yêu cay trong tuyệt vọng vị Hòa Thượng làm Tăng Cang chùa Thiên Mụ ở kinh đô Huế và cũng là sư phụ truyền Bồ Tát giới cho nàng. Để tránh mối tình ngang trái chỉ làm cản trở đường tu và sự trong sáng của mình, vị Hòa Thượng khả kính đã tìm cách trở về chùa xưa, Sắc Tứ Từ Ân ở Gia Định để tỵ nạn tình duyên. Nhưng Hoàng Cô - cô của vua Minh Mạng vẫn bám theo kiểu, cho dù chàng có đi đến chân trời góc biển nào, thiếp cũng khăn gói theo chàng.
24/10/2015(Xem: 6420)
Tại Hoa Kỳ, nếu nói về những người Mỹ gốc Việt đang thành danh trong ngành Luật và hành nghề Luật sư tại các Tiểu Bang khắp nước Mỹ thì thật là cả một lực lượng quá đông. Nhưng nói đến một nữ Luật sư có nhan sắc xinh đẹp, có nhiều tài năng đa dạng vừa là Luật sư xuất sắc kiêm Họa sĩ từng nhiều lần triễn lãm tranh sơn dầu vẽ kích thước lớn trên vải bố Cavas; và là một Thi sĩ có những bài Thơ rất hay đầy tính nhân bản, thật lãng mạn thì chắc chắn người ta phải nói đến Nữ Luật Sư JENNY ĐỖ tại San Jose, bắc California.
08/10/2015(Xem: 3943)
S au 5 năm, tôi trở lại thăm bạn lần thứ tư trên xứ người. Bước xuống phi trường, thấy bạn lững thững từ xa đi đến, bóng dáng lẻ loi nổi bật trên nền trời xanh biếc làm lòng tôi quặn thắt. Tôi biết bây giờ bạn là người cô đơn nhất, lòng đang chất chứa một nỗi u hoài. Còn tôi, cũng chỉ đến với bạn đôi ba ngày, có chăng cũng chỉ đem đến cho bạn vài nụ cười ngắn ngủi rồi đành phải chia xa!
02/10/2015(Xem: 3475)
Hôm nay tôi đến nhà người anh họ để dự đám giỗ mẹ của anh ấy (cũng là mợ của tôi), nhìn lên bàn thờ thấy khói hương nghi ngút, thức ăn, trái cây bày cúng ê hề, lòng tôi bỗng nhói lên một niềm cảm xúc. Thời gian trôi nhanh quá, mới đó đã mười hai năm. Nhớ lúc cha tôi vừa mất, khi chuẩn bị tẩn liệm cho người, mợ ấy đến nhìn mặt cha tôi lần cuối rồi khen rằng cha tôi chết không mất một miếng thịt (cha tôi mất đột ngột do tai biến mạch máu não), mấy tháng sau bắt đầu đến mợ ấy. Thế nhưng căn bệnh ung thư đại tràng đã hành hạ thân xác mợ gần một năm trời khiến mợ như chỉ còn da bọc xương.
01/10/2015(Xem: 8446)
Vạn Dặm Rong Chơi, Đường Rộng Mở _ Thích Từ Lực
14/09/2015(Xem: 3974)
Văn Nhân là văn sĩ nổi tiếng đã có vài chục tác phẩm xuất bản. Nếu như sinh ra ở Hoa Kỳ hay Tây Phương thì chàng ta đã trở thành triệu phú, đời sống đế vương. Thế nhưng thị trường chữ nghĩa của người Việt hải ngoại thì nhỏ, “văn chương hạ giới lại rẻ như bèo”, báo phát không, báo biếu, báo chợ, báo cắt dán khơi khơi đăng truyện của chàng mà không phải trả nhuận bút, nhà xuất bản kiếm được mớ tiền khi xuất bản sách của chàng…thế nhưng chính tác giả lại nghèo kiết xác.
08/09/2015(Xem: 4610)
Ông trời run rủi thật kỳ lạ, cho những người từ những phương trời xa lắc xa lơ bỗng nhiên gặp nhau, rồi cuộc đời ràng buộc với nhau ! Hôm đó trong văn phòng ông Paul, khoa trưởng trường đại học ở một tỉnh xa Paris, có ba người gặp nhau lần đầu : ông Paul, cậu Santy và Jean. Ông Paul người gốc Ba Lan, giòng dõi quý phái, theo cha mẹ lưu lạc sang Pháp. Ông học xuất sắc, đỗ đạt cao, làm giáo sư , rồi lên chức khoa trưởng kiêm giám đốc một trung tâm khảo cứu. Santy là một thanh niên người Lào, con nhà khá giả, được bố mẹ cho đi học bên Tây. Thông minh, chăm chỉ, đậu tiến sỹ rất sớm, cậu được nhận ngay làm giáo sư diễn giảng trong đại học ông Paul.
03/09/2015(Xem: 3592)
Tôi rất thích thiên nhiên. Dù đối với tôi, ở đâu, ngắn hay dài ngày, diện tích lớn hay nhỏ không quan trọng mà tôi luôn chọn cho mình một nơi trú ngụ có thiên nhiên. (Và yêu cầu thứ 2 là sạch sẽ). Điều mong muốn này không có nghĩa rằng tôi đòi hỏi cho mình vườn cây, hồ nước hay bể bơi. Cái mà tôi muốn nhất là khoảng không, là bầu trời. Dù ở căn hộ hay ở phòng thuê nhỏ xíu tôi rất thích có cửa sổ để ngắm trời xanh, mây trắng, và có thể thêm màu xanh của cây cối nơi xa xa…
28/08/2015(Xem: 4736)
Cải biên từ một bài hát, tôi xin đổi là: “Âu Châu có gì lạ không em? Mai em về còn nhớ gì không?”. Còn nhớ chứ, nhớ nhiều nữa là khác. Nhớ như một người yêu nhớ người tình. Và tôi đã nhớ gì, xin... thỏ thẻ cùng các bạn nỗi lòng của tôi nha. Âu Châu năm nay có hai sự kiện: * Sự kiện thứ nhất là khóa tu học hằng năm vẫn thường xảy ra tại một nước trong Âu Châu, không chỉ Phật tử khắp Âu Châu đều biết mà cả thế giới cũng có một số người quan tâm. * Sự kiện thứ hai độc nhất vô nhị thật đặc biệt chưa từng có trên thế gian này đã làm xôn xao khắp năm châu bốn biển đó là 4 đại lễ cùng tổ chức một lần tại chùa Khánh Anh, Paris. - Lễ Đại Tường Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm. - Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Evry. - Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày về nguồn 9) - Đại Giới Đàn Khánh Anh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]