Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có duyên với Phật

06/09/201308:37(Xem: 4365)
Có duyên với Phật
Khoatu_AuChau


Có Duyên Với Phật

Trần thị Nhật Hưng

Từ chùa Từ Đàm, tôi trở lại khóa học, nơi tổ chức khóa tu Âu Châu của mười ngày qua. Sân trường giờ vắng hoe. Thảm cỏ xanh dẫn ra con đường lớn, không còn một bóng người. Vài băng ghế nằm rải rác trên sân cỏ cũng đìu hiu như nhớ, như chờ ai. Bên trong trường học lưa thưa sót lại một số người đang dọn dẹp và một số đang đợi chuyến bay cho ngày hôm sau khi khóa học bế giảng. Hằng ngàn người, mới đó mà...biến mất. Biến như một cơn gió thoảng qua.

Tôi lẩn thẩn trở về phòng, ngang hội trường sân khấu, ghé mắt nhìn vào, rồi không hiểu sao, có cái gì đó như giữ chân tôi lại dẫn vào bên trong. Tôi theo tam cấp bước lên sân khấu, chơ vơ đưa mắt nhìn xung quanh. Quang cảnh đìu hiu, vắng vẻ, âm u tương phản với tối hôm qua; cũng nơi này, đèn xanh, đỏ, tím, vàng đua nhau chuyển đổi, nhộn nhịp bao tiếng hát tiếng cười, và hàng hàng lớp lớp khán giả ngồi đầy nghẹt ghế dưới sân khấu. Thế mà bây giờ, không còn một ai. Tất cả biến đi như một cơn gió thổi. Và cũng nơi này, suốt mười ngày qua, cũng nhộn nhịp bao người qua lại, tiếng nói cười, tiếng chén đũa, tiếng tụng kinh khi dùng Quá Đường - Quá Đường là bữa ăn trưa trong chánh niệm sau khi tụng một thời kinh rồi sau đó đi kinh hành - Nơi đây, ngày ba thời sáng, trưa, chiều, mọi người mộc mạc trong chiếc áo tràng lam, quây quần bên nhau với những bữa cơm chay vô cùng ngon miệng. Ngon tự tấm lòng của mỗi người trao cho nhau, và nhất là khi nghĩ đến công lao của ban trai soạn vì khóa học, vì mọi người mà không tiếc công sức của mình đã cực kỳ vất vả để phục vụ một cách khoa học, nghiêm túc cho 878 người những bữa ăn giờ giấc chính xác đâu ra đó.

Một nỗi buồn nhớ vu vơ xâm chiếm tâm hồn, tôi nhận ra vô thường trong từng sát na...Không có gì vĩnh cữu tồn tại, hợp rồi tan, tan rồi hợp, biết vậy, mà lòng tôi vẫn lao xao...

Rời hội trường sân khấu, tôi mon men theo hành lang nhỏ, quanh co một hồi, tôi lạc vào chánh điện. Chánh điện cũng cùng “chung số phận”, tất cả đã tháo gỡ, chỉ còn hiu hắt một chút nắng chiều, soi rõ phòng tập thể dục của nhà trường. Cũng mười ngày trước đây, với bàn tay tài hoa của Thầy Thích Tâm Hiền cùng một số Phật tử địa phương “hóa phép” thành một đạo tràng vô cùng trang nghiêm, tráng lệ. Một Đại Hùng Bửu Điện nguy nga như cung đình; có cỗng tam quan chạm trổ cực kỳ công phu qua những nét điêu khắc tinh vi có mây lơ lửng, rồng bay, phượng múa, những chữ Tàu, những trụ cột...Cứ đứng từ xa nhìn sẽ tưởng thành quách vững vàng, nhưng xin ai đó chớ dựa cột, vì chỉ sơ xẩy một chút cả tòa Bửu Điện sẽ...biến! Vì tất cả chỉ là những miếng mút xốp khéo léo cắt vẽ rồi dán lại với nhau thôi. Ngay ba hình đức Phật thật lớn; hào quang từ những bóng đèn nhỏ chớp nháy, ẩn mình sau rèm cũng cắt bằng mút xốp. Khi khai mạc hoặc bế giảng thì màn linh động mở ra hoặc khép lại như màn sân khấu vậy; cùng lúc với tấm biển ghi hàng chữ chào mừng hay tạm biệt phù hợp với lúc đến hoặc đi từ phía sau như cửa xoắn vòng trên cao hạ xuống. Nét bút “viết” từ màu ngũ sắc của lá cờ Phật giáo cùng lúc với lời giới thiệu giọng trầm ấm của Thầy Pháp Quang và Thầy Tâm Hiền...Tôi run lên vì cảm xúc trước vẻ linh hoạt, sống động, có một cái gì đó linh thiêng nữa trước một kiệt tác.

Nói chung, khi dựng một chánh điện cho khóa học, bao năm trước đây đều do Thầy Nguyên Lộc phụ trách. Những “tác phẩm” của Thầy Nguyên Lộc cũng vô cùng công phu và cũng rất nghệ thuật. Họa sĩ hay văn sĩ cũng thế, mỗi người có cái “e” riêng, sở trường riêng. Do đó, hai Thầy, mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.

Nhưng dù đứng trước một kiệt tác nào, chính yếu vẫn là tâm thành của người Phật tử dâng lên Phật. Những ai khác cũng như tôi, phải nói là, chúng ta “Có Duyên Với Phật” mới có cơ hội tham dự những khoá tu học Âu Châu để thưởng thức và để sống trong cái cảm giác như là cõi Tịnh Độ ở thế gian này. Trong thâm tâm, tôi luôn tri ân Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu mà người đầu tiên nghĩ và thành lập Đạo Tràng này là Hoà Thượng Thích Minh Tâm, viện chủ chùa Khánh Anh Paris; nhưng người tạo duyên cho tôi biết đến khóa học là tờ báo Viên Giác mà chủ nhiệm là Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển. Từ đó đưa đẩy, tôi có nhiều nhân duyên với người này người khác, với việc này điều kia để rồi có cái ân tình với khắp cả mọi loài chúng sinh.

Khoá học là sự hội tụ của bao tấm lòng và công sức của nhiều người góp lại mà thành. Kiên trì vượt mọi khó khăn gian lao mà có. Và nhờ khóa học, Phật tử Âu Châu biết đến đạo, hiểu giáo lý, biết lễ lạy tụng kinh, nhiều người thuộc kinh rau ráu thật đáng phục. Riêng tôi biết mặc...áo tràng mà ngày đầu tiên khoác áo, tôi “mắc cỡ” đến độ muốn độn thổ, tưởng cả thế giới đang nhìn rồi...cười mình. Bây giờ thì tôi quen rồi!

Hơn hai mươi năm về trước, tôi chưa có duyên với Phật. Ăn chay một bữa là bủn rủn tay chân, bạn bè rủ tôi đi chùa, tôi trả lời thẳng thừng: “Đi chợ, tôi đi. Đi chùa thì không”. Thế mà sau đó, qua nhân duyên văn nghệ, văn chương, tôi biết đến chùa, để rồi bây giờ, tôi thích không khí đạo vị, “ghiền” khoá tu học Âu Châu, ở đó có cái gì đó thu hút tôi, có lẽ là cái tình đời nghĩa đạo, mọi người trao cho nhau để tìm thấy sự an lạc mà có lần tôi từng ví von “Thiên Đường Hạ Giới” (tựa đề một bài viết mà có lần tôi giới thiệu đến quí vị), ở đó không chỉ ăn chay mười ngày mà về nhà có lúc tôi phát tâm ăn chay cả tháng cũng được nữa cơ, tôi còn mon men học nấu chay nữa; và nhất là đến chùa, đến khóa học, nhờ học hỏi từ các buổi thuyết pháp, nghe băng giảng tại nhà, tôi thấy được sự linh diệu trong giáo lý Phật Đà, an ủi dỗ dành kẻ trầm luân vơi đi những nỗi khổ niềm đau của trần thế; rồi tôi tiếc cho những ai tuy mang danh con nhà Phật, theo đạo Phật nhưng chưa “Có Duyên Với Phật”.

Nhiều chị bạn đợi tới khóa 24 mới tham dự lần đầu, hỏi tại sao bây giờ mới đi, mới biết, đều cũng trả lời rằng: “Đến bây giờ mới CÓ DUYÊN VỚI PHẬT!”.

Vâng, đúng vậy, nhân duyên đến từ nhiều cách, dù sớm hay muộn vẫn là nhân duyên đều vẫn tốt, nhưng đến sớm vẫn tốt hơn!

Rời chánh điện, sẵn lớp 2 gần đó, tôi bước vào và đặt mình ngồi xuống một chiếc ghế trống. Tôi bâng quơ nhìn không gian vắng lặng, tự nhiên thấy lòng dấy lên một chút ngậm ngùi. Nơi đây cũng chẳng còn ai. Nhưng dư âm của mười ngày qua vẫn vang vọng như hiện ra trước mắt. Từng buổi, từng ngày...quí Thầy thay phiên nhau giảng dạy. Không kể các lớp 1a, 1b dành cho giới trẻ và những Phật tử tham dự lần đầu, hoặc lớp 3 dành cho giới xuất gia; lớp 2 của tôi, có hơn 250 học viên vẫn đều đặn đến lớp ngày ba thời sáng, trưa, tối như những “sinh viên” vào giảng đường. Năm nay chúng tôi được học kỹ về Bồ Tát giới, về những giới luật, những hạnh dành cho giới Bồ Tát.

Từ nhiều năm qua, giới Bồ Tát chỉ dành cho những ai thọ Bồ Tát giới, nhưng đặc biệt năm nay, đề tài được đào sâu, mở rộng để mọi người cùng học. Có học có hiểu mới phát tâm dũng mãnh để thọ. Và con số thọ năm nay đã “vượt chỉ tiêu” gần 100 người, trong khi năm ngoái mọi người phải rủ rê mỏi cả miệng, đợi mòn con mắt mới đạt đủ tiêu chuẩn tối thiểu 30 người quí Thầy mới làm lễ truyền giới cho.

Vậy, Bồ Tát Giới là gì?

Trên con đường giác ngộ và giải thoát, người Phật tử tại gia trước tiên phải có Tín - Hạnh - Nguyện và tinh thần độ tha. Tự phát tâm nghiêm trì 6 giới trọng: (Cấm): sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lỗi của người, nấu rượu và bán rượu và 28 giới khinh (nhẹ) dành cho giới Bồ Tát.

Người thọ BồTát giới cần phải hiểu thêm là đời đời kiếp kiếp mang hạnh nguyện cứu độ chúng sanh, dù có chết đi vẫn không mất giới. Chỉ mất giới khi để phiền não trói buộc rồi sinh tâm phạm lục giới. Hoặc không tin Phật nữa và không phát bồ đề tâm nữa. Ngoài ra còn có “Tam Tụ Tịnh Giới” buộc người thọ giới nên quan tâm:

- Nhiếp luật ghi giới: Ghi lại hết các giới để nghiêm trì, tránh làm điều ác.

- Nhiếp thiện pháp giới: Điều kiện người thọ giới phải phụng hạnh lành.

- Nhiêu ích hữu tình giới: Làm lợi ích tất cả các loài hữu tình.

Muốn thọ giới có hai cách:

- Tự thệ thọ: Phát tâm bốn niềm tin bất hoại: Tam Bảo và chánh pháp.

- Tùng sư thọ: Do thầy hướng dẫn mà thọ. Được duyệt qua ba vị: Đàn đầu (lãnh tụ), Yết ma (vị xét theo luật rồi quyết định), Giáo thọ (người chỉ vẽ). Ngoài ba vị còn có thất chứng, tức 7 vị làm chứng, đôi khi chỉ cần 5 vị là đủ.

Tại khóa học, người thọ giới, trước ba ngôi Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) còn có sự chứng minh của đông đảo Phật tử nên người lãnh giới phát tâm dõng mãnh thệ nguyện giữ giới.

Đề tài thọ giới Bồ Tát năm nay được mọi người lao xao bàn tán. Thọ và không thọ. Người hưởng ứng thì cho rằng, tôi cứ thọ rồi giới sẽ giữ tôi trước khi tôi giữ giới. Giới sẽ kìm tôi, cản ngăn tôi phạm giới. Có lý. Còn người phản đối thì cho là phong trào, a dua theo...thời trang, muốn khoát thêm cái khăn nâu cho đẹp cho oai, được ưu tiên mọi thứ, biết có giữ được giới hay không mà theo?! Ì xèo lời bàn tán...! Theo tôi, mỗi người mỗi quan niệm, tu theo cách nào hợp với mình thì thôi. Đức Phật đã từng dạy, tùy căn cơ trình độ của mỗi người mà “Tu” cách nào cũng được. Vấn đề là đừng gây đau khổ cho mình, cho người; trái lại đem an lạc cho tất cả mọi loài chúng sanh là tốt. Có người, sau khi thọ, chỉ ăn xong rồi ngủ thôi. Không làm gì cả. Với tôi, đó cũng là cách “tu”. Ít ra cứ nằm yên, không “quậy” (như tôi) để đem phiền não cho mình cho người là tốt rồi.

Thử tưởng tượng, cả một làng mạc, một thành phố, hay rộng hơn cả nước, tất cả đều thọ Bồ Tát giới, dù tu dưới hình thức nào, giới giữ mình hay mình giữ giới, dù độ tha hay không, nơi đó và đất nước đó cũng đem lại sự an bình hạnh phúc cho mọi người khi xã hội không còn những tệ nạn, gieo tai ương đau khổ cho người khác.

Tôi đứng dậy bước đến bên cửa sổ, nhìn vạt nắng cuối ngày vẫn trải dài trên thảm cỏ xanh. Ngoài kia, cái nắng ngan ngát của giữa mùa hạ với gió hiu hiu, nhất là sau mấy hôm trời trở mưa, trên không trung giăng đầy mây trắng xóa. Không khí ấy mới dễ chịu làm sao! Nắng lung linh mát dịu và trong suốt. Trong như tâm hồn trẻ thơ của những em oanh vũ theo mẹ đến tham dự khóa học; ngoan ngoãn chịu ghép mình nghe các anh, chị trưởng hướng dẫn sinh hoạt, sống trong tình lam yêu thương và ngồi yên nghe quí Thầy, Cô giảng đạo.

Hãy nghe các em thủ thỉ:

Hôm nay em đi học.

Chị huynh trưởng hỏi rằng.

Tối hôm qua giấc ngủ
Các em có ngon không?
Chị ơi em khó ngủ
Bởi các cô, các bà
Các dì, các anh, chị
Đêm – nói cười râm ran
Chúng em rất thích học
Bài chị dạy vui ghê
Nhưng mà không thể được
Thần trí em mệt mề
Giờ chúng con xin nhé
Lời nhỏ nhẹ kính mong
Xin mọi người khe khẻ
Cho con tròn giấc nồng
Khi giấc ngủ no đầy
Tâm hồn vui khoan khoái
Sẽ nghe lời chị dạy
Học tinh tấn hăng say
Mai này khi cuối khóa
Phật pháp hăm bốn này

Chúng con sẽ múa hát

Mọi người xem ngất ngây.

( Thi Sĩ vô danh tại khóa học)

Đấy, các em oanh vũ giỏi, ngoan như thế. Đến người lớn cũng phải...thua! Bằng cớ là người lớn, ngoài cái “tội” ham vui “nói cười râm ran” để các em phiền lòng, còn phải “Đóng Cửa Bảo Nhau”, đó là tựa đề một bài thơ của thi sĩ vô danh bí mật nào đó đã khéo léo nhắc nhở bà con Phật tử khi ngồi trong chánh điện giữ ngay hàng thẳng lối sao cho đạo tràng đẹp mắt, trang nghiêm. Bài thơ được gởi đọc trong phần thông báo những việc trong ngày vào dịp thọ trai đường:

Bồ Tát ngồi trước làm gương.
Phía sau Phật Tử biết đường ngồi theo.
Ngay hàng thẳng lối đẹp sao.
Hàng ngang, hàng dọc, hàng nào cũng ngay.
Đẹp thay khóa học lần này.
Đạo tràng nghiêm chỉnh trong ngoài đều xinh.
Bảo nhau cố gắng giữ mình.

Cứ ngồi ngay ngắn Thầy mình khỏi la!

Để kết thúc bài này, thật là thiếu sót nếu tôi quên, không giới thiệu đến quí vị, chùa Từ Đàm tại Birmingham Anh Quốc mà Thượng Tọa Thích Phước Huệ làm trụ trì và năm nay kiêm trưởng ban tổ chức Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 24.

Thầy Phước Huệ cao lớn, có khuôn mặt tròn, tướng hảo quang minh, trông rất hiền lành, nhưng Phật tử của Thầy “nói nhỏ” với tôi “coi dzậy mà không phải dzậy!” nghĩa là thầy “khó” lắm! Thầy khó thì trò mới nên nhờ vậy mà.....

Ngày cuối thay cho thông lệ đi du ngoạn, tất cả đạo tràng được hướng dẫn đến tham dự lễ kỷ niệm 10 năm thăng trầm phát triển của chùa Từ Đàm và lễ Khai Nhãn cúng dường Tôn tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.

Sau buổi lễ dưới sự chứng minh của chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật Tử, là chương trình văn nghệ cúng dường do anh em Gia Đình Phật Tử tại địa phương đảm nhiệm. Trong không khí thân tình, thoải mái, khán giả Phật Tử chúng tôi cứ ngồi tại chỗ ngoài sân chùa dưới chiếc dù dã chiến, được cấp phần ăn mang đến tận nơi rồi coi văn nghệ. Nhìn các màn ca, vũ với quần áo lộng lẫy, hình thức đã đẹp mà nội dung cũng hay, đã nói lên khả năng và tấm lòng của các anh chị em. Buổi lễ được đánh giá thành công và nhìn thầy, trò chùa Từ Đàm (thầy “khó”, trò “ngoan”) khắn khít làm việc, tôi hy vọng tiềm năng phát triển của chùa còn xa thêm nữa.

Nguyện cầu Phật gia hộ ngôi chùa luôn vững mạnh để là nơi nương tựa tinh thần cho những người con Phật lưu lạc xa quê hương. Và nguyện cầu khắp mọi loài chúng sinh đều trọn thành Phật Đạo. Nam Mô A Di Đà Phật.

Trần Thị Nhật Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2021(Xem: 23904)
Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 07/07/2020 (17/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 16: ĐỨC PHẬT TỲ BA THI 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Nhẫn nhục đệ nhất đạo Phật thuyết vô vi tối Xuất gia não tha nhân Bất danh vị sa môn. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ Tỳ Bà Thi Phật. (1 lạy) Phật dạy: Hạnh nhẫn nhục Là pháp tu thứ nhất, Pháp vô vi tột cùng. Cho nên người xuất gia Gây khổ não cho người, Thì không gọi “sa môn”. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Bà Thi. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
18/01/2021(Xem: 9017)
Paing Takhon, năm nay 24 tuổi hiện là người mẫu kiêm diễn viên, MC nổi tiếng ở Myanmar, nhưng anh là một Phật tử thuần thành, mới đây anh đã phát tâm tham dự khóa tu xuất gia ngắn hạn tại quê nhà. Anh chàng sở hữu thân hình cường tráng với chiều cao khủng 1m88, mái tóc dài lãng tử cùng loạt hình xăm chất ngầu nên được mệnh danh là "Aquaman châu Á". Paing Takhon gia nhập làng giải trí với tư cách người mẫu từ năm 2014. Ba năm sau anh còn lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh và ca hát. Tất cả số tiền thu được từ album đầu tay anh đều quyên góp cho trẻ mồ côi. Ngoài ra, anh còn biết vẽ tranh sơn dầu, thích nấu ăn và yêu động vật.
16/01/2021(Xem: 3185)
5 giờ sáng, cuộc điện khác thường từ danh bạ mang tên Thầy G.D: - Ông có bà mới? Tưởng nghe nhầm – hỏi lại – vẫn câu nói trên . - Dạ chưa, đó là tấm ảnh lúc nàng 30 tuổi,” hoa khôi” một huyện ven 40 năm trước ạ. - Cô ta là “hoa khôi”, ông là “hoa héo”. *** Vâng, “hoa héo” xuất hiện sau nhiều thập niên làm thân cô lữ, là con “bà Phước” trong trại cải tạo, mang thân tù mà không có tội, chỉ vì làm việc cho một bậc chân tu lãnh đạo một GH trước 1975. Duyên số thân “hoa héo” ốm đói, đen nhòm, kết duyên với “hoa khôi”sau khi thoát khỏi cá chậu chim lồng; bơ vơ biết về đâu! Cổng chùa khép kín, từ chối với tầm nhìn e sợ kẻ mang án tích; cơm cho ăn nhưng không cho chỗ trú; chùa thường xuyên bị xét hàng đêm. Công viên, gầm cầu là điểm thường ngã lưng khi bóng đêm vừa phủ .
12/01/2021(Xem: 18056)
TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT, ĐỆ NHẤT TRÍ TUỆ 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba 25/08/2020 (07/07/Canh Tý) Chư pháp tùng duyên sinh, Diệc phục tùng duyên diệt, Ngã Phật đại sa môn, Thường tác như thị thuyết. Các pháp do duyên sinh, Lại cũng do duyên diệt. Thầy tôi là Đức Phật Thường giảng dạy như vậy. 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼
10/01/2021(Xem: 5535)
8 giờ tối mùa Đông Âu Châu nói chung, Thụy Sĩ nói riêng thật thê thảm. Trời tối đen, lạnh cóng, trên đường không bóng người qua lại. Đã vậy thêm dịch bệnh covid 19 kéo dài mấy tháng nay, mọi người bị giam hãm lâu ngày đã ê chề, nay thời tiết như thế càng ảm đạm thê thảm hơn. Vào mùa này, ngay cả người bản xứ còn than vãn, chán chường, huống chi người Việt tha hương buồn đến...thúi cả ruột! Gần nhà tôi có cái thung lũng tình yêu, gặp lúc thất tình, tuyệt vọng, có người còn nhảy xuống tự tử mắc công chính quyền sau này phải giăng lưới hứng họ! Nhưng chính trong không gian ảm đạm như thế càng tăng thêm sự ấm áp thân thương khi nhìn thấy, dù chỉ qua màn hình và nghe tiếng nói của vị đạo sư tôi hằng kính mến, không ai xa lạ, còn có nhân duyên quen biết từ mấy chục năm nay, đó là Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển. Thầy không ở đâu xa, hiện diện ngay trước mặt đây thôi xua đuổi hết bao cảm giác cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người.
10/01/2021(Xem: 5393)
Đã lâu lắm rồi, từ lúc cơn dịch Covid-19 hoành hành đến giờ chúng tôi (Hoa Lan và Nhật Hưng) chưa được cùng nhau viết chung một đề tài về Phật pháp. Tưởng chừng ngòi bút sẽ rỉ mòn theo Covid, làm gì còn các khóa tu học mà viết bài tường thuật. Một nỗi buồn sâu lắng! Thế nhưng sáng nay, ngày thứ hai đầu tiên trong năm 2021 mùng 4 tháng giêng, nhận được tin nhắn khẩn cấp của Nhật Hưng qua Viber, phải gắn chương trình Zoom vào máy để tối nay lúc 8 giờ tối giờ Âu Châu nghe HT Sư Phụ giảng Pháp. Không cần biết Người sẽ cho mưa Pháp kiểu nào? Nghe lệnh là phải có mặt ngay, để chứng tỏ tinh thần Tứ Trọng Ân với Thầy Tổ.
31/12/2020(Xem: 16566)
Đức Diệu Sắc Thân Như Lai 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Chủ Nhật, 19/07/2020 (28/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 28/ ĐỨC DIỆU SẮC THÂN NHƯ LAI Như lai diệu sắc thân Thế gian vô dữ đẳng Vô tỉ bất tư nghì Thị cố kim đảnh lễ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Diệu Sắc Thân Như Lai. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
24/12/2020(Xem: 14345)
Thập Tổ Bà Lật Thấp Bà (Hiếp Tôn Giả, Parsvika) | TT Thích Nguyên Tạng giảng 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Bảy, 12/09/2020 (25/07/Canh Tý) Chơn thể tự nhiên chơn Nhơn chơn thuyết hữu lý Lãnh đắc chơn chơn pháp Vô hành diệc vô chỉ. Chơn thể đã sẵn chơn Bởi chơn nói có lý Hội được pháp chơn nhơn Không đi cũng không dừng. Nam Mô Đệ Thập Tổ Bà Lật Thấp Bà Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am ( giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03: 45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfU
11/11/2020(Xem: 5672)
Trong thời gian qua, rất nhiều thông tin đăng tải về những chương trình từ thiện giúp đỡ cho người nghèo, cứu trợ ủng hộ bão lụt thiên tai, thậm chí kêu gọi đóng góp xây dựng chùa chiền, những công trình văn hóa tâm linh v.v… rất nhiều trường hợp danh xưng “Mạnh Thường Quân” được nhắc đến để chỉ những người có tấm lòng độ lượng, biết yêu thương người khác, giúp đỡ kẻ khốn cùng…Theo thiển ý của người viết, dù Mạnh Thường Quân có tốt nhưng cũng không đến độ như một biểu tượng như thế. Theo lịch sử ghi lại thì những đóng góp của ông ta hoàn toàn không có liên quan gì đến Phật sự, hay giá trị tâm linh, còn từ thiện thì cũng không có gì đáng kể. Tất cả những việc làm của ông gần như thuần túy thiên về phương diện chính trị. Có lẽ do suốt chiều dài bị nền phong kiến Trung Quốc phương Bắc đô hộ cả ngàn năm nên có những ảnh hưởng đến văn hóa, tập tục, ngôn ngữ và cũng có thể ảnh hưởng danh xưng Mạnh Thường Quân này.
11/11/2020(Xem: 9717)
Trong quyển Yếu giải kinh A Di Đà lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam cũng như trên thế giới được in cả nguyên tác bằng chử Hán của Đại sư Linh Phong Ngẩu Ích cùng bản dịch Anh ngữ của Tiến sỉ J.C. Cleary và phần dịch sang Việt ngữ có chú giải của chính mình, học giả Lý Việt Dũng đã… “tự bạch” về “tiểu sử dài lòng thòng đáng chán của Song Hào Lý Việt Dũng”. Trong đó ông thẳng thắng nhận rằng: “Về quan điểm cuộc sống, tôi là người lạc quan tếu… Tôi cũng chay mặn tùy duyên, không bó thân trong những giới luật xa rời cuộc sống, chẳng có bổn sư vì chẳng quy y ai, chẳng có giới xơ cứng để giữ, sống đa cảm tự tại, có hơi “quậy” một chút!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]