Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 2

21/09/201201:22(Xem: 5173)
Phần 2

Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh


Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch

Truyen_Co_Phat_Giao_Cuu_Vat_Phong_Sinh


Phần 2



11. Bị CắtĐứt Lưỡi Vì Dao Mổ Trâu

Từ trong ngôi nhà tranh đơn sơ, bỗng nhiên phát ra tiếng kêu thất thanh, tiếng kêu ấy càng lúc càng thê thảm, rồi dần dần trở nên yếu ớt. Thì ra, một người đang nằm sóng soải trên mặt đất, miệng vọt máu tươi giống như suối nước phun, tung tóe khắp chỗ y nằm.
Khi nghe tiếng kêu thất thanh, một số người vội vã chạy đến ngôi nhà ấy,bỗng thấy một người đang nằm lăn quay chết giấc trên mặt đất. Người ấy chính là Tu Đại, hàng ngày sinh sống bằng nghề mổ trâu.
Tu Đại chết một cách thê thảm là do mộtcon dao mổ trâu sắc bén cắtđứt lưỡi mà ra nông nổi. Bởi thế, từ đầu làng đến cuối xóm, ai nấy đều bàn tán về nguyên nhân cái chết thảm khốc của y.
Nguyên nhân sự việc là thế này: Tu Lão Đại vốn sống bằng nghề mổ trâu, cứ mỗi lần giết mộtcon trâu, y đều cắt lưỡi trâu, đem ngâm vào rượu. Trong suốt cuộc đời không biết y đã dùng hết bao nhiêu cái lưỡi trâu như thế.
Một ngày kia, chợt nhiên nghe tiếng kêu của haicon chuột già trên ngưỡng cửa, Tu Lão Đại tò mò, há mồm, ngửa mặt lên xem, rồi vận dụng hết sức lực phóngcon dao mổ trâu lên chỗ haicon chuột ấy. Bất thần, haicon chuột kia chụp lấycon dao phóng xuống trúng ngay vào miệng người đồ tể hiếu sát ấy, không sai một mảy may, khiến cho đầu lưỡi của y bịđứt lìa ngay lạp tức. Tan ôi! Chỉ trong khoảnh khắc, tính mạng của y liền kết liễu. Bàcon lốixóm chứng kiến tận mắt cảnh tượng cái chết của Tu Lão Đại, không ai là không than thở, cùng bảo nhau: "Ôi! Một đời Tu Lão Đại vốn ưa sát sinh thành thói quen, y thường cắt lấy lưỡi trâu đem dầm rượu, để cầu lấy khoái khẩu trong chốc lát, kết cục, haicon chuột già đã dùng hết sức lực cắtđứt lưỡiy, cướp mất mạng sống. Thế mới biết những kẻ ưa sát sinh, thường bị chết thảm; cho nên, việc "nhân quả báo ứng" hoàn toàn không phải là sự bịa đặt.

12. KêuThương Suốt Ba Tháng

Ánh đèn leo lét như hạt đậu, theo gió lập lòe, người ta thấy trong quán hương nhục (quán thịt chó) không còn một chỗ trống. Những người ưa thịt chó đang bô bô ra lệnh cho chủ quán, gây không khí náo nhiệt một cách lạ thường.
Ở phía bên phải đàng sau quán, Tào Thăng Nguyên đang xách mộtcon chóđã giết chết thả vào trong một cái thùng. Y lấy việc giết chó làm nghề sinh sống, và y đã gặp vận may, nên từ khi khai trương quán hương nhục đến nay, việc làm ăn trở nên phát đạt. Trong quán của y có thêm một người giúp việc nữa, người này cao hứng nói nhỏ với y: "Tào đại ca,con này mập thật đấy!"
Tào Thăng Nguyên đắc ý, tủm tỉm cười nói: "Lão đệ, chú thật là sành nghề,con này, chúng ta kiếm khoảng ba mươi lăm đồng lời chớ chẳng phải chơi".
Chủ tớ hai người đang ngồi bên thùng nước, bận rộn mài dao, nhóm lửa, chuẩn bị chế biến chú chó này.
Bỗng nhiên, xáccon chótừ trong thùng vọt nhanh như bay, cao đến mấy thước, nhảy xẩn đến Tào Thăng Nguyên, cắn vào cổ y. Tào Thăng Nguyên hốt hoảng, kêu la cứu mạng thất thanh. Nghe tiếng kêu cứu, tất cả thực khách đều rời chỗ ngồi, chạyvọi đến xem, họ thấy cảnh tượng thây chó chết đang cắn Tào Thăng Nguyênbịthương máu tươi phun ra lai láng, ai nấy mắt chẳng dám nhìn.
Bị chó chết cắn thànhthương tích,Tào Thăng Nguyên cho người đi khắp nơi tìm thầy giởi, thuốc hay chữa trị. Thế nhưng, không hiểu vì sao thuốc không công hiệu, vếtthương ngàycàng lan rộng đau đớn thấu ruột gan, kêu la suốt ngày đêm không dứt. Tình trạng ấy kéo dài hơn ba tháng thì tính mạng y mới bị kết liễu. Những thực khách hảo thịt chó kia, chứng kiến cảnh tượng hãi hùng ấy rồi, từ đó về sau, không còn ai dám ăn thịt chó nữa.

13. Vì Lòng Nhân Bảo Vệ Chim Non

Trước đây khá lâu, có một cụ già ẩn cư nơi sơn dã, một đời ăn ở nhân từ chưa từng làm hại mộtcon chim nào cả.
Một ngày kia, ông đang ngồi xếp bằng nhạp định dưới gốc đại thọ, bỗng cảm thấy một luồng gió thổi đến, ông lấy làm lạ, mở mắt ra xem thì thấy mộtcon chim nhỏ từ đâu rơi vào lòng ông, thần sắc tự nhiên, tựa hồ đang đậu trên một cành cây.
Cụ già buộc miệng niệm Phật, nhủ thầm: "Mầy đã xem thân ta như cành cây, thì ta nỡ nào xua đuổi mày, A Di Đà Phật, lành thay! Lành thay!"
Sau khi ông nhủ thầm như thế thì chú chim non lặng lẽ nằm xuống, từ từnhắm mắt ngủ. Sợ làm kinh động giấc ngủ yên lành của chimcon,cụ liền nhắm mắt thiền quán, từ từ nhập định. Trải qua một lúc khá lâu,cụ mới xuất định, nhưng chú chim ấy vẫn ngủ ngon chưa tỉnh. O⮧ không muốn làm cho nó kinh sợ liền nói: "A Di Đà Phật, mầy cứ yên tâm mà ngủ ngon, khi nào thức giấc thì hãy bay đi".
Ông nói dứt lời, chú chim bèn mở mắt, uốn mình nhịp đôi cánh, dùng mỏ rỉa lông, gật đầu mấy cái, rồi mới chịu trương cánh bay đi. Khi ấy, cụ già liền từ từ đứng dậy, ngước trông theo chim bay xa, rồi mới rời khỏi gốc cây đại thọ, trở về lại thảo am.

14. Đào Ao Phóng Sanh

Núi Thiên Thai có muôn ngọn trùng điệp, xanh ngắt một màu, phong cảnh cực đẹp. Ở nơi dãy núi thăm thẳm ấy có một tòa Tự Viện, vị Trụ trì pháp hiệu là Trí Giả Đại sư, húy là Trí Khải. Ngài vốn là một bậc Cao Tăng thạc đức, nên vua Tùy Dạng Đế rất ngưỡng mộ, ban hiệu là Trí Giả. Ngài cảmthương chođương thời, lòng người quá đỗi tàn khốc phần nhiều thích sát sinh để mưu cầu sự khoái khẩu trong nhất thời. Vì muốn cảm hóa lòng người, ngài mới mang bình bát đi hóa duyên đây đó.
Trải qua bao năm với tấm lòng tha thiết cứu với sinh linh, ngài đã xinđược một số tiền tạm đủ để làm một việc lợi ích, bèn thuê nhân công đàomột cái ao. Trong lúc đang tiến hành công việc đào ao, rất nhiều người bàng quan chê cười ngài là một lão hòa thượng ngu si.
Thế nhưng, Trí Giả Đại sư chẳng thém quan tâm đến việc nhạo báng của thiên hạ, cứ tiếp tục công việc đào ao của mình. Trong những lúc công nhân nghỉ giải lao, ngài bèn lấy kinh Phật ra giảng giải cho họ nghe, ngài nói: "Phật dạy cho chúng ta biết rằng: Tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Thế nên, mộtcon cá, mộtcon cuađều có thể thành Phật. Hết thảy các loài thú cũng đều có Phật tính như chúng ta. Nếu như loài dã thú giết hại một người nào, thì ai thấy cảnh ngộ bi thảm ấy cũng đều xót xathương cảm; thế thì, khi chúng ta giết mộtcon cá hay một sinh vật nào đó lẽ nào đồng loại của chúng lại không cảm thấy đauthương?"

15. Ở Hiền Gặp Lành

Đại sư Vĩnh Minh húy là Diên Thọ, lúc chưa xuất gia, làm một viên quangiữ kho tại huyện Diên Khánh. Trong lúc ngài đang làm nhiệm vụ, hằng ngày thường dùng tiền ngân khố mua tôm cá phóng sinh. Chung cục, công qũy bị hao hụt, quan phủ bèn bắt ngài giam vào ngục.
Lúc bấy giờ, những điều luật trừng trị tội tham ô rất nghiêm khắc, mà tội của Đại sư Vĩnh Minh là xâm phạm công quỹ nên bi khép vào tội tử hình, phải đem xử công khai để răn đe những kẻ khác.
Khi ấy, Ngô Việt Vương biết Đại sư lâu nay vốn có lòng từ bi, từng phóng sinh rất nhiều, nên truyền lệnh cho viên quan chấp pháp để ý xem lúc đem ra hành quyết ngài có nói điều gì và sắc diện như thế nào về bẩmbáo lại.
Thế rồi, lúc bị tử hình, thần sắc của vị Đại sư vẫn thản nhiên, xem cái chết như được trở về cố hương, không một mảy may sợ sệt, ung dung tựtại một cách khác thường, khiến cho người ta phải sinh lòng kính phục. Viên quan chấp pháp thấy thái độ của vị Đại sư như thế, cực kỳ kinh ngạc, liền hỏi: "Những người khác lúc sắp chết đều sợ hãi muôn phần, vì sao ông vẫn thản nhiên?"
Đại sư đáp: "Tôi lấy tiền trong kho không phải để tiêu pha việc riêng mà dùng để mua động vật phóng sinh, nay được về cảnh giới Tây phương cựclạc thử hỏi còn gì vui thú cho bằng?"
Viên quan chấp pháp bèn đem lời nói và cử chỉ của Đại sư trình lên NgôViệt Vương. Vua nghe rất khâm phục, bèn ra lệnh tha tội chết và phóng thích cho Đại sư. Về sau, Đại sư xuất gia làm Tăng, và cuối cùng chứng đắc Thánh quả.

16. Cứu Rồng Được Bảo Vật

Ngày xưa, tại một xứ nọ có một cụ già họ Tôn, cả đời sống rất từ bi, thường yêuthương cácloài cầm thú. Một ngày kia, bầu trời quang đãng, không khí trong lành, ông bèn rảo bước dạo chơi trong xóm, bỗng thấy hai đứa bé bắt mộtcon rắn có màu da vàng ánh.Con rắnđang ở trong tình cảnh khốn quẫn sắp chết. Động mối rừ tâm, không nỡ nhìn thấy rắn sắp chết, cụ liền xuất tiền ra mua, đem thả cuống nước. Vài hôm sau, trong lúc đang ngồi lặng lẽ tại thư phòng thiu thỉu ngủ, ông bỗng mơ thấy một người mặc áo xanh đến mời ông đi, ông bèn theo chânngười ấy. Y dẫn ông đến một tòa cung điện được xây rất nguy nga tráng lệ, nơi đây không mảy bụi nhiễm ô. Ông băn khoăn, cho là sự kỳ lạ, nhưngchân vẫn bước theo người ấy đến trước một tòa đại sảnh, liền thấy một người thần thái oai vệ, ra đón rước ông, nói rằng: "Bữa qua, cháu nó dạochơi, rủi gặp tai nạn, nếu không nhờ các hạ cứu giúp thì khó mà toàn mạng."
Nói xong, chủ nhân liền sai người nhà bày yến tiệc khoản đãi vị khàch ân nhân. Yến tiệc xong, chủ nhân đem ra nhiều trân kỳ bảo vật biếu cho cụ, nhưng cụ không nhận, chỉ nói: "Tôi nghe nói tại thủy tinh (tức long cung) có nhiều phương thuốc bí truyền, có thể cứu chữa được hành trăm thứ bệnh, làm cho người chết có thể sống lại được, mong ngài truyền cho tôi một phương để đem về nhân gian cứu giúp người đời thì thật là công đức vô lượng". Không nỡ từ chối yêu cầu của vị ân nhân, Long vương liền đem ra một hộp ngọc, trong đó đựng ba mươi sáu phương thuốc trao cho cụ.
Sau khi nhận được bí phương, cụ liền cáo từ chủ nhân, trở lại thư phòng, thì bỗng nhiên tỉnh giấc, mới nhận ra đó chỉ là một giấc mơ. Từ lúc nhận được những phương thuốc thần diệu trong mộng ấy, tài chữa bệnh của ông trở nên tinh thâm kỳ lạ, và ông đã cứu sống được vô số người.

17. Cứu Đàn Kiến, Tăng Tuổi Thọ

Thuở xưa có một chú Sa di xuất gia theo một vị cao Tăng. Một bữa nọ, vị cao Tăng đón biết chú Sa di này trong vòng bảy hôm nữa sẽ mệnh chung,nên lòng rất băn khoănthương xót. Vì chú ấy từng hết lòng hầu hạ, cung kính vâng lời, nên thầy tính kế làm sao cho được vẹn toàn, liền bảo chú: "Nàycon, đã khá lâu màcon chưa về thăm chamẹ, hôm nay ta chocon về hầu thăm chamẹ cho trọn tình hiếu tử, rồi sau tám hômcon sẽ trở lại chùa".
Vì thầy nghĩ rằng chú ấy sẽ không sống quá bảy hôm nữa, nên cho phép về nhà, tám hôm sau trở lại. Nào ngờ dúng hẹn, tám hôm sau chú trở lại chùa. Vị cao Tăng vô cùng ngạc nhiên thấy chú vẫn còn sống, đồng thời thấy thần sắc ửng hồng hiện lên trên má chú lan tỏa đến mắt, không hiểu vì cớ gì, nên hỏi: "Ngàycon, xưa nay ta đoán việc như thần, chưa bao giờ lầm lẫn, ta tưởngcon sẽ chết trong vòng bảy ngày, không hiểu vì sao đến hôm nay, sau tám ngày, màcon vẫn còn sống, trở về mạnh khỏe, và thần sắc tươi sáng tướng tai ách trên mắtcon lại biến mất?"
Sa di nhớ lại việc mình đã làm, thành thực đáp: "Vâng thưa thầy, lúc đi về nhà, đệ tử trông thấy một đàn kiến đang bị nước lũ cuốn trôi, độnglòng trước cảnhthương tâm ấy nên đệ tử dùng một cành cây cứu chúng thoát nạn".
"Con này, làm điều nhân chắc chắn được sống lâu, như cổ đức từng nói: "Cứu một mạng người còn hơn xây dựng một ngôi tháp chín tầng".Con đã giải cứu vô số sinh mạng tương lai chắc chắn sẽ sống lâu, phúc đức củacon saunày không nhỏ, ấy là nhờ ơn cứu mạng sinh linh. Thế nên, công tác hoằngpháp lợi sanh của đạo Phật chính là phát huy tinh thần từ bi cứu thế, lợi lạc chúng sinh, và luôn luôn cổ vũ đức tính bất sát và công việc phóng sinh".
Chú Sa di kính cẩn ghi nhớ lời thầy, về sau trở thành một bậc cao Tăng đức độ.

18. Cứu Rùa Được Phong Thần

Thời nhà Tấn, tại đất Sơn Âm, có một chành thanh niên tên là Khổng Du, nguyên là một việc quan cấp nhỏ, từng mua mộtcon rùa đem thả dưới sông.Con rùaấy hình như hiểu được lòng người, nên sau khi xuống nước, lại ngoái đầunhìn chăm chăm vào Khổng Du, rồi mới lần lần bơi đi. Khổng Du cũng cảm thấy không thể rời bỏ nó. Về sau, Du đánh giặc có công, được phong hầu cực kỳ vinh hiển.
Lúc đúc chiếc ấn phong hầu, thì trên quả ấn xuất hiện hìnhcon rùangoái đầu nhìn lại, mọi người đều cho là chuyện kỳ quặc, bèn phá hủy chiếc ấn ấy, rồi đúc lại chiếc khác. Đúc đi đúc lại như thế nhiều lần màlần nào cũng có hình rùa hiện lên trên ấn. Thợ đúc kiểm tra kỹ khuôn đúc, thì chẳng thấy có dấu vết gì, nhưng trên ấn vẫn có hình rùa. Họ rấtđỗi băn khoăn, liền mang ấn đến trình lên Khổng Du và thưa: "Bẩm đại quan, chúng tôi đúc xong ấn, bỗng thấy hiện lên hình rùa ngoảnh đầu nhìnlại, không hiểu tại sao?"
Khổng Du bvèn bảo thợ đúc phá đi, đúc lại nhưng kết quả vẫn như trước.Khổng Du cũng lấy làm quái lạ. Chuyện ấy dần lan truyền đến triều đình,nhà vua liền mời Khổng Du vào triều để hỏi rõ nguyên nhân, nhưng Du không biết làm sao trả lời, suy nghĩ trăm chiều cũng không tìm ra được kết luận.
Thế rồi, trên đường từ triều đình trở về nhà, Khổng Du đột nhiên nhớ lại một sự kiện đã xảy ra ngày trước. Do đó, hôm sau, ông vào triều tâu với nhà vua: "Tâu đại vương, thần đã nghĩ ra nguyên nhân rồi: Trước đây nhiều năm, nhân thấy ngư phủ thả lưới bắt mộtcon rùa, thần không nỡ thấy nó chết nên mua nó thả vào trong nước.Con rùa ấy hình như hiểu được ý người nên ngoi đầu lên mặt nước,nhìn chầm chập vào thần. Ngày nay, thần được vệ hạ đoáithương phong hầu cho thần, đó chính là do kết quả của việc thả rùa ngày trước vậy.
Vua liền bảo với quần thần: "Làm điều thiện chắc chắn có sự báo đáp của việc thiện, trường hợp của Khổng Du ngày nay là một sự kiện rất đángcho chúng ta suy ngẫm."

19. Khuất Tiên Sinh Thả Cá Lý

Ở một xứ nọ có ông già họ Khuất, tuổi độ sáu mươi, cuộc đời ông từng làm nhiều việc thiện, như bắc cầu, sửa đường, cứu giúp kẻ bần cùng…, nênxóm giềng đều ca ngợi công đức của ông.
Một ngày kia, có một ngư phủ câu được mộtcon cálý ngư. Toàn thân nó màu hồng tợ lửa, mắt lấp lánh như sao. Ngư ông định đem ra chợ bán. Khuất tiên sinh thấy thế động lòng trắc ẩn, bèn dốchết túi tiền muacon cáấy với một giá đắt, rồi đem thả vào trong hồ. Làm xong một việc thiện nhỏ, lòng ông cảm thấy sảng khoái phi thường. Sau đó ít lâu, Khuất lão tiên sinh cảm thấy thân thể rũ rượi, tinh thần uể oải. Bỗng một hôm, đang mơ màng trong giấc điệp, ông chợt thấy một đứa tiểu đồng từ đâu đến, thưa rằng: "Thưa cụ, chủ nhân tôi sai tôi đến đây mời cụ sang để dựtiệc khoản đãi".
Khuất tiên sinh bèn đi theo tiểu đồng, trông thấy phía trước màu vàng chói mắt. Đi một lát, ông cảm thấy cảnh trí bao la, cung điện tráng lệ, trước cửa có tấm bảng đề "Thủy tinh cung", lòng ông băn khoăn, chưa biếtlà đâu. Bỗng có một người từ trong thủy cung bước ra, râu dài, mắt sáng, thần khí hiên ngang, có vóc dáng của một bậc trưởng giả đức độ, với năm chòm râu dài tha thướt, niềm nở tiếp đón ông. Sau một lúc hàn huyên, ông mới biết vị ấy chính là Long vương. Ngồi thêm chốc lát, lại thấy bày ra một bàn tiệc linh đình, toàn là sơn hào hải vị. Trong lúc hai bên đối ẩm, Long vương nói: "Hôm trước, cháu nó đi dạo chơi, rủi gặptai nạn, may nhờ các hạ cứu giúp mới toàn tính mạng. Tuổi thọ của ngài đã hết, nhưng nhờ công đức cứu sống rồngcon này sẽ tăng thêm một kỷ nữa. Hôm nay tôi mời các hạ tới đây là để đáp tạ mối ân tình ngày trước".
"Chẳng dám, Long vương có lòng ưu ái như vậy, tôi rất cảm kích, từ naytrở đi tôi phải làm nhiều việc thiện hơn nữa mới không phụ tấm lòngthương tưởng của Long vương". Khuất tiên sinh đáp.
Thế rồi, khách chủ vui vầy đến trọn buổi tiệc, cụ Khuất mới từ giã ra về. Bỗng giật mình tỉnh dậy, Khuất tiên sinh mới hay mình đang nằm mơ. Về sau, ông thọ đến một trăm hai mươi tuổi, không bệnh mà từ trần một cách an lành.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2014(Xem: 4698)
Hai kẻ thù đã lâu đời, hai chàng trai trẻ nhất thuộc hai dòng tộc võ sĩ đạo lâm chiến, đang rình rập nhau trong vùng hẻm núi dưới mé sông trong lúc bà con dòng họ đôi bên đang chém giết lẫn nhau trên phía đồng bằng. Mối hận thù nẩy sinh giữa hai chàng sâu đậm đến độ như muốn lộn mửa, và khi trông thấy nhau, mỗi chàng đều nguyện cầu: “Lạy Trời nếu con phải chết, xin cho con gây ra tử thương cho kẻ oán thù trước khi con lìa đời.”
18/10/2014(Xem: 43810)
Uống trà là một nét đẹp văn hóa truyền thống của Á Đông theo phương châm“Bình minh nhất trản trà". Cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết đến trà như một loại nước uống mang lại sự sảng khoái, thanh khiết cho tinh thần, là cách để khai tâm mở trí. Người ta xem chén trà là đầu câu chuyện, là gợi mở tâm linh, là giao thoa văn hóa và kết nối lòng người.
10/10/2014(Xem: 4397)
Từ lâu, người ta tin rằng có một cái “bản ngã” thường hằng, bất biến, tồn tại độc lập trong vạn pháp. Trước sự nhầm lẫn tai hại đó, Phật Thích Ca bèn nói thuyết “Vô ngã” để chúng sinh phá chấp. “Vô ngã” không phải không có gì hết mà là không có tự tánh, không có tự thể riêng biệt. Đây là một trong ba Pháp ấn trong hệ thống giáo lý của Phật giáo (hai pháp ấn kia là Khổ và Vô thường). Gọi là Pháp ấn có nghĩa là trong tám mươi bốn ngàn pháp môn của đạo Phật nếu có pháp môn nào không có một trong ba khái niệm Khổ, Vô thường và Vô ngã thì không phải giáo lý đạo Phật.
03/10/2014(Xem: 4344)
Học sinh thường cho rằng, các thầy cô chỉ nhớ tên học sinh giỏi, học sinh đẹp hoặc hoạt động hiệu đoàn... Cho nên mỗi lần nếu tôi gặp lại một em học sinh không có gì xuất sắc ngày xưa mà tôi còn nhớ tên, thì đó là một niềm vui to lớn của em là được thầy cô còn nhớ mặt và nhớ tên của mình. Sau khi cuộc chiến lan tràn trên quê hương thầy trò phân tán, tôi đi cùng nam cực bắc, đi xa nửa trái địa cầu, rải rác khắp nơi, tôi vẫn gặp lại những em học sinh Đồng Khánh cũ. Và nhờ cố gắng nhớ mặt, nhớ tên các em, nên hầu như ở đâu tôi cũng gieo được chút niềm vui cho những người đang phập phồng chờ được gọi đích danh sau một câu mở đầu công thức: „Cô còn nhớ em không?“. Những con người ấy, những học sinh Đồng Khánh tha phương - xa trường, xa thầy bạn cũ đã xưa rất xưa, mà chính bản thân khi soi gương cũng không còn bắt được hình bóng mình ngày ấy..., bất giác còn được gọi tên, còn được nhớ, còn được nhắc nhở đến bao kỷ niệm của một thời. Ôi! Vui biết bao nhiêu, ấm áp ngọt ngào biết bao nhiêu
02/10/2014(Xem: 4259)
Ra đến bến xe trời hãy còn khuya khoắt, trông cảnh nhộn nhịp ì xèo rộn lên từ những gian hàng ăn uống ở một góc gần bên, và tiếng nói cười lăng xăng của hành khách đi lại lẫn với tiếng những người bán hàng rong mời mọc. Nhìn sang quầy bán vé bây giờ không giống như những ngày tháng sau năm 1975, bề mặt thoáng mát rộng rãi trang trí bởi những bảng quảng cáo, những hoa văn sắc màu, những hàng ghế để khách ngồi chờ trông lịch sự. Khách mua vé rất nhanh khỏe hơn xưa, không còn cảnh chen lấn xếp hàng cả buổi trời như trước đây, lại có thêm nhiều loại xe phục vụ trên các tuyến, việc nầy còn tùy thuộc vào túi tiền của hành khách, ai có tiền nhiều thì đi loại xe chất lượng cao, còn ai ít tiền thì đi loại xe bình dân hơn. Nói vậy chứ còn khá hơn trước Đây, bởi ba chiếc xe car cũ kỹ hoặc xe chạy bằng than đá trên những tuyến Miền Đông, Miền Tây vào những năm 1975 - 1990.
24/09/2014(Xem: 6363)
Xưa có một người quyết tâm học đạo, theo một vị thiền sư sống trong một cái cốc nhỏ, sống đạm bạc, quyết chí tu hành. Một này kia, có công việc, vị thiền sư phải đi xa, dặn đệ tử ở lại phải lo chăm chỉ tu hành, luôn luôn giữ lối sống đạm bạc và tâm hồn thanh tịnh. Người đệ tử này chỉ có một chiếc khố che thân. Đêm tới khi ngủ, máng khố trên vách, thường bị chuột chui ra cắn rách, phải xin bá tánh chút vải thừa thay khố nhiều lần.
03/09/2014(Xem: 4641)
Lúc đó tôi được 13 tuổi. Trước đó một năm gia đình tôi đã chuyển từ Bắc Florida đến miền Nam California. Tôi dễ hận thù khi vừa đến tuổi vị thành niên. Tôi rất nóng nảy và hay cãi lại đối với bất cứ chuyện gì dù nhỏ mà ba mẹ đề cập tới, đặc biệt là nếu nó liên quan đến tôi. Cũng giống như nhiều đứa trẻ lứa tuổi thiếu niên, tôi khó chấp nhận bất cứ điều gì đi ngược lại với quan điểm của mình về thế giới chung quanh. Một đứa bé “thông minh không cần dạy bảo”. Tôi phản đối bất cứ biểu lộ nào của tình thương. Thật sự, tôi dễ giận dữ khi đề cập đến cái từ “thương yêu”.
26/08/2014(Xem: 4061)
Ở ven bờ bể Mễ Tây Cơ, có một làng nhỏ chuyên sống nghề đánh cá, một chiếc thuyền con lướt sóng nhẹ vào bờ, đem về vài con cá khá to. Một ông khách Mỹ đứng trên bờ, khen ngợi nghề đánh cá tài giỏi của anh chàng Mễ Tây Cơ và hỏi anh ta mất bao nhiêu thì giờ mới được chừng đó cá. _ “ Không lâu lắm đâu !” anh Mễ Tây Cơ trả lời.
17/08/2014(Xem: 25032)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà. Đến tảng sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến thăm, bảo cha ngài rằng: “Khuya nay ông vừa sinh quý tử, chúng tôi đến đây là để đặt tên cho cháu bé. Ông nên đặt trước là chữ Huệ, sau là chữ Năng.”
17/08/2014(Xem: 24072)
Nhân quả báo ứng là một tập truyện của Trung Quốc, có vẽ tranh minh họa rất sinh động. Tập truyện này trước do ngài Văn Xương Đế Quân đời nhà Tấn sưu tập những truyện nói về nhân quả và sự báo ứng qua nhiều triều đại ở Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]