Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Lên Non

01/11/201204:11(Xem: 8753)
10. Lên Non
NGƯỜI TRỒNG HOA VÀ CHÀNG TU SĨ
Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Lên Non




Trên con đường mòn nhỏ dẫn vào khu rừng u tịch, khi ấy vào khoảng giờ Thân, một kiếm khách giang hồ đang lê từng bước chân khập khiễng ra vẻ không còn hơi sức. Trong ánh chiều tà, y cúi gập tới đằng trước, bóng đổ dài theo vệ đường; tay trái chống lên đầu gối trái, tay phải quài ra sau nắm chặt đốc kiếm; cứ thế, y tiến lên, chậm rãi, mệt mề...

Đến chân dốc đứng cheo leo cạnh chiếc cầu gỗ mục, y dừng lại thở một hơi dài...

Đấy là một thanh niên cường tráng, vận chiếc lam y đã thủng rách nhiều chỗ, đầu quấn chiếc khăn xanh lấm len những vệt máu đã khô cứng. Trên khuôn mặt sạm đen phong trần, thanh tú, những vệt sây sứt do đao kiếm còn hằn những nét chỉ đỏ, chợt ứa ra những giọt lệ nóng hổi. Y khóc. Y khóc mà đôi mắt đen tròn đầy đặn không hề động đậy. Từng giọt, từng giọt như được rỉ ra từ hai kẻ hở của một sườn núi yên lặng, bò qua má, xuống cằm, từ từ qua cổ rồi len thấm vào vuông áo vải. Tay phải của thanh niên vẫn không rời đốc kiếm, y chậm rãi quay lại rồi đứng bất động, đăm đăm nhìn vào phương trời mù mịt dưới xa - nơi y đã đi qua - bây giờ chỉ còn bàng bạc trong màu khói lam nhạt của chiều hôm.

Một cánh chim rừng từ tàng cây sanh phủ dày bên bờ suối kêu chiêm chiếp rồi tung mình khuất sau rặng cây xanh. Cảnh núi rừng trong buổi xế tà tịch mịch lạ.

Chợt có tiếng vó ngựa từ xa vọng lại. Một chốc, từ cuối con đường dốc thoải, bóng con tuấn mã hiện ra, càng lúc càng rõ nét. Trên lưng ngụa, một cô gái chừng hơn hai mươi tuổi, ngang lưng đeo một thanh trường kiếm, dung mạo chim sa cá lặn. Người chưa đến mà tiếng nói đã vang vang cả một triền thung lũng:

- Sư ca ơi.. Sư ca! Sao sư ca đành đoạn bỏ tiểu muội mà đi! Sư ca ơi... sư ca!

Bóng ngựa lướt nhanh cuốn theo vó một luồng bụi đỏ. Thoáng thấy thanh niên, cô gái buông lỏng dây cương, trong mắt thoáng hiện nỗi vui mừng. Nàng nhảy xuống ngựa, nụ cười tươi như hoa:

- Sư ca! Sao sư ca nhìn sững tiểu muội như thế? Sao sư ca bỏ đi mà không nói với tiểu muội một lời?

Thanh niên chẳng có một xúc cảm nào từ khi cô gái xuất hiện. Những hạt lệ đã khô nhưng tròng đen vẫn giữ nguyên vị trí không hề lay động. Một chiếc lá vàng nhỏ rơi xuống, chao lượn mấy vòng giữa không gian rồi bám hờ trên vai áo, cũng yên lặng.

Cô gái quấn cương qua đầu con ngựa bạch, vuốt lại chiếc khăn hồng, sửa lại đốc kiếm rồi khoa đôi hài nhung đỏ bước lại gần.

- Tiểu muội đã ruổi ngựa mấy chục dặm đường mới theo kịp sư ca. Lạy trời run rủi, chứ sư ca rồi như chim rừng hạc nội biết đâu mà tìm!

Cô gái đứng dừng lại cách thanh niên khoảng vài trượng.

- À! Sư ca bị thương ư?

Nàng chợt như hốt hoảng rồi tiếp:

- Ai? Ai có thể làm cho sư ca bị thương? Tên đại ma đầu nào đã dùng độc kế ám toán sư ca?

Thanh niên không trả lời, tay phải của y vẫn còn trong tư thế quài ra phía sau nắm chặt đốc kiếm.

- Rẹt...!

Một làn sáng xanh nháng lên, cô gái đã rút kiếm ra khỏi vỏ, đôi mắt long lanh, miệng mỉm nụ cười dịu dàng:

- Sư ca ơi! Giang hồ từ các mạn sông Hoài, sông Trường, cho chí Yên Kinh, Trường An, Giang Nam thường đồn đãi rằng: Không kiếm Trấn ma Đỗ Đồng Triều chưa một lần đào thoát dù một phần sống, ngàn phần chết. Thế thì hôm nay phải có sự bí mật nào nên sư ca mới bỏ chạy?

Thanh niên nhúc nhích tia mắt, bình thản nhìn qua hướng cô gái, mấp máy môi trả lời:

- Ta không chạy. Ta đi!

Cô gái quay thanh kiếm một vòng trên không, những ngón tay trắng hồng như búp sen khẽ nắm đầu mũi kiếm, cười nói:

- Ồ! Thế thì tiếng đồn quả đã không ngoa! Sư ca ạ, sư ca đi, nghĩa là sư ca đã đơn thân đại thắng quần hồ?

- Ta không thắng!

Cô gái dùng ngón tay trỏ búng mũi kiếm lên cao, thân kiếm lượn nửa vòng hình bán nguyệt, đốc kiếm rơi nhẹ nhàng vào bàn tay phải của nàng.

- Sư ca bị thương khắp người như thế thật là đau lòng tiểu muội lắm! Vô lẽ sư ca lại bại?

- Ta không bại!

Cô gái tròn xoe đôi mắt:

- Ồ! Có kỳ lạ không chứ? Giang hồ cũng thường đồn đãi rằng: Không kiếm Trấn ma Đỗ Đồng Triều là một kiếm khách của Phật môn, y không bao giờ nói dối!

Thanh niên vẫn đáp hờ hững:

- Phải mà. Ta không hề nói dối!

Cô gái đôi mắt long lên, chiếc hài nhung đỏ bên phải chợt nhích tới, bước qua trái nửa bộ, tay trái quàng ra sau, tay phải đưa mũi kiếm chênh chếch lên trời.

- Sư ca ơi! Điều này tiểu muội cũng có nghe đồn, nhưng hôm nay mới được mục kích tận tường. Không kiếm Trấn ma Đỗ Đồng Triều thường dùng bất biến mà ứng với vạn biến; tay phải y luôn hờm sẵn đốc kiếm, tư thế dung mạo dường như buông thả hững hờ mà nội khí thường huân tụ cụ túc ở thượng phần đơn điền; bao giờ y cũng là kẻ xuất chiêu sau mà chiếm thượng phong.

- Phải rồi!!

- Bởi vậy tiểu muội cũng ngại lắm nên thủ bộ trước.

- Thế là phải. Từ lúc hạ sơn đến nay, ta chưa một lần chiếm tiên cơ của thiên hạ. Còn điều này nữa, ta tuyệt đối không ra chiêu đối với sáu hạng người.

- Ồ! Vậy ư? Điều đó thì tiểu muội chưa nghe được rõ ràng, phải tự miệng sư ca nói ra tiểu muội mới tin được.

- Thứ nhất là sa-môn và ni cô; thứ hai là lão phu lão phụ; thứ ba là kẻ tật nguyền; thứ tư là đàn bà mang thai; thứ năm là trai gái vị thành niên; thứ sáu là kẻ đã ngã ngựa...

- Ồ! Thật là bậc đại nhân đại dũng! Tây Sơn Cuồng Khách Mạc Chấn Vi, Nam Nhạc Túy Tiên Lãng Thụy Ông mà còn phải hạ kiếm nếu nơi nào có sự xuất hiện của Không kiếm Trấn ma thay; huống hồ gì tiểu muội chỉ là một yêu nữ hồng quần tiểu tốt vô danh! Xin sư ca dong thứ.

- Khỏi. Ngươi cứ xuất chiêu đi!

- Sao sư ca lại nói thế? Tấm lòng của tiểu muội đối với sư ca thế nào thì sư ca đã biết. Tiểu muội nào dám xuất chiêu với sư ca. Tiểu muội chỉ đề phòng những khi sư ca hắt hủi tiểu muội mà ra đòn thẳng tay bất ngờ đấy thôi. Sư ca ơi! Sư ca tệ bạc với tiểu muội lắm, sư ca biết không?

Thanh niên im lặng.

Cô gái giọng nói càng lúc càng thê lương:

- Sư ca bị thương, tiểu muội thấy mình như đoạn từng khúc ruột, những muốn kề bên để han hỏi, lương liệu thuốc thang mà sư ca cứ mặt lạnh như tiền, quả tim thì trơ trơ như đá. Vậy lỡ sư ca có mệnh hệ nào thì tiểu muội đành ôm hận mà về chín suối thôi.

- Phải rồi! Ta bị cả hàng chục vết thương, giờ không còn một chút khí lực nào. Ngươi có muốn giết ta thì ra tay đi, vĩnh viễn ta chẳng đem lòng oán hận. Ngươi nói nhiều quá!

- Thế ư? Tiểu muội cảm nghe trong hơi thở và giọng nói của sư ca có vẻ như là “trung khí bất túc”. Điều này chứng tỏ sư ca bị cả nội lẫn ngoại thương, nhưng tại sao sư ca vẫn hờm sẵn đốc kiếm như vậy?

Thanh niên cười rộ:

- Ồ! Ta có cố ý thủ kiếm đâu.

Cô gái có vẻ tức tối:

- Thế thì tay ai quài ra sau đốc kiếm như thế?

- Tay ta chứ ai!

Cô gái hét lên:

- Trước mắt tiểu muội mà sư ca còn nói dối đến mặt dạn mày dày thế ư?

Thanh niên chợt hú lên một tiếng dài, khu rừng vang động không ngớt; những cánh chim chiều từ trong các lùm cây tán loạn bay lượn tứ tung; chung quanh đấy khoảng vài trượng, lá cây rụng rã ào ào như bị một cơn lốc bão.

- Hồng Diện Nương! Hồng Phấn La Sát! Đỗ Đồng Triều này dù sao cũng là kẻ nam nhi trên đời, một lời nói ra xem nặng bằng non, còn tin hay không tin đó là quyền của ngươi. Tiếng sư tử hống vừa rồi là kết tụ của tất cả chân khí còn lại. Ngươi hạ thủ đi thôi!

Thấy thanh niên đã bị thương trầm trọng mà còn thần oai lẫm lẫm như thế, cô gái không rét mà run. Khi thanh niên cất tiếng hú thì cô gái đã hoành thân nhảy vọt ra xa, bây giờ đã trở lại.

- Tay sư ca rõ ràng đang thủ hờ đốc kiếm mà sư ca cứ bảo rằng không. Tiểu muội chẳng dám trách ai mà chỉ tủi phận mình đã chọn lầm thần tượng. Thôi, từ rày tiểu muội chẳng dám quấy rầy bậc quân tử nữa! Giang hồ mênh mông ắt hẳn còn có ngày tái ngộ...

Cô gái nói xong, hạ thanh kiếm xuống, cúi đầu theo tư thế “liên hoa nghinh Phật”, kiếu từ...

Thanh niên đôi mắt sáng rực như điện rồi buông rủ xuống, lờ đờ, nói lớn:

- La sát yêu hoa tiễn! Hay lắm!

Thanh niên nói chưa dứt thì ba mũi ám tiễn từ phía cô gái đã bay đến trước mặt nhanh như luồng sao xẹt, hướng đến các trọng huyệt ở cổ và ở tay - những mũi tên đằng chuôi có đính những bông sen nhỏ bằng lụa không ngớt rung rinh.

Cô gái phóng ám khí xong, nhún mình một cái, người đã lạng ra xa, đứng vừa vặn trên một tảng đá cao.

- Sư ca ơi! Tiểu muội cung kính dùng thế “liên hoa nghinh Phật” để dâng tặng sư ca ba đóa hồng liên, chứng tỏ tiểu muội thương kính sư ca như thần như Phật, sao sư ca không hoan hỷ đưa tay đón nhận mà lại bỡn cợt dùng nội lực hút dính vào người như thế? Sư ca coi thường tiểu muội như thế thì thôi!

Khuôn mặt thanh niên thoáng chốc biến đổi, nhưng y đã gượng lấy sắc bình thường rồi nói:

- La sát yêu hoa tiễn chỉ một vài khắc là độc tố lan khắp cơ thể, chạy đến tim thì dù Biển Thước, Hoa Đà cũng không còn cơ cứu vãn. Hồng Phấn nương tử! Ta tuyệt đối không thù hằn gì ngươi cả, nhưng trước khi chết, ít nhất ngươi cũng cho ta hiểu rõ ngọn nguồn, tại sao ngươi lại oán độc đối với ta lắm vậy?

- Sư ca nói thế thì thôi! Tiểu muội đem lòng thương tưởng sư ca đã không hết thì có đâu lại để dạ oán ghét sư ca? Tiểu muội trộm nghĩ rằng, sư ca là một kỳ nam tử, là một đóa hoa ưu tú trong võ lâm, nếu không giữ sư ca cho riêng mình thì làm sao một nữ ma đầu như tiểu muội lại tranh đoạt nổi với giang hồ, với những hạng thuyền quyên thục nữ trong đời?

- Vì vậy nên ngươi giết ta?

- Tiểu muội không giết. Tiểu muội không hề giết sư ca. Giết sư ca thì tiểu muội làm sao còn sống được?

Thanh niên mỉm cười dịu dàng:

- Ngươi không giết ta thật, mà ngươi chỉ phóng ba mũi tên kỳ độc vào cái thân “ngũ ấm vốn không” này thôi!

- Không phải mà! Sư ca nhạo tiểu muội làm chi!

Thanh niên nghiêm trang nhìn cô gái, buông từng tiếng một:

- Ngươi làm việc ác đức, ta ngăn. Ngươi vì tình ái hoang dâm mà giết người vô cớ, ta cấm. Bao giờ ta cũng nhún nhường, nhã nhặn tìm cách dẫn ngươi về với lương tâm, về với con đường phải. Trong quãng đời hành hiệp, ta chưa một lần vô lễ với ngươi? Ở Trường An năm xưa, đã hai lần ta cứu ngươi thoát khỏi bàn tay dâm đầu của Đại Diệu Thủ Phong Tình Khách. Và không dưới bảy lần ta đưa ngươi ra khỏi sự vây bủa của Đông Hải Triêu Dương Bang. Đã biết bao nhiêu lần ngươi gài bẫy ta phạm những giới cấm của sư môn, dẫu thế, ta chẳng phiền trách gì ngươi mà chỉ tìm cách dẫn ngươi về với chánh đạo...

Nghỉ một chút dường như để lấy lại khí lực, thanh niên tiếp:

- Thế đấy! Hồng Phấn nương tử ơi! Dẫu ở gần hay xa, dẫu ngươi tội lỗi nhiều hay ít, ta chưa bao giờ dám khinh ngươi. Trong ta, không có oán ghét và thù hận... Thế mà... bây giờ ngươi lại giết ta.

Thanh niên nói một thôi dài, người y cúi gập xuống. Thiếu nữ òa khóc.

- Sư ca ôi! Tiểu muội không giết, tiểu muội yêu sư ca còn hơn là mạng sống của mình nữa!

Thanh niên thở ra, khuôn mặt ngả màu tím đen, đôi mắt lờ đờ, miệng lẩm nhẩm:

- Phàm kẻ xuống núi hành đạo, trước tiên là phải có kiếm, có ma. Thầy đặt Pháp danh cho con là “Không kiếm Trấn ma”, có phải là để cho con ngộ được điều này: Kiếm tuy có mà cũng dường như không, dùng tâm mà vệ đạo giáng ma chứ không phải dùng kiếm mà vệ đạo giáng ma! Kiếm ấy chỉ là phương tiện hạ thừa. Bao nhiêu năm qua, kiếm này đã coi như không, mà ma kia vẫn còn đó... Thế thì... Thế thì... Ta đã “Không kiếm Trấn ma chưa?”

Một cơn gió núi lạnh lẽo lùa qua, thanh niên đôi chân run run lảo đảo, nhưng y cố trấn tỉnh gượng đứng lại... Chợt trong tiếng gió, y nghe rõ mồn một giọng nói khàn khàn, già nua:

- Không kiếm Trấn ma con! Không kiếm Trấn ma chỉ mới là giai đoạn đầu tiên của một hành giả kiếm đạo. Cuối giai đoạn ấy, con phải thật sự thấy rõ “kiếm đã không rồi mà ma kia cũng không!”

Thanh niên chợt ngửa mặt nói lớn giữa hư không:

- Thầy ơi! Gần một năm nay con đã không hề trả chiêu. Có kiếm mà cũng dường như không, có ma mà cũng dường như không, vậy thì có phải...

- Thế thì ta sẽ cho con lên non. Lên non để con có cơ hội thể nghiệm cái chặng đường cuối cùng của một hành giả kiếm đạo: người cũng không!

Thanh niên chợt mỉm cười, vừa nói vừa đổ ập chiếc thân về phía trước:

- Hay quá! Thầy ơi! Con đã được lên non. Hay quá! Thầy ơi! Kiếm không, Ma không, mà Người cũng không!

Thiếu nữ chạy nhanh lại, nhổ mạnh mũi ám tiễn ở ngực và cổ. Khi đưa tay ra định nhổ mũi tên ở cánh tay cầm đốc kiếm, nàng sững lại: cánh tay thanh niên đã bị ai chém gãy rồi họ cột chặt vào đốc kiếm bằng sợi gân tê ngưu.

- Ồ! Y đã không nói dối!

Cô gái òa khóc, rồi chợt hớt hải lần tìm phương thuốc chữa thương. Núi rừng hoàng hôn đang đi vào sẫm tối.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2018(Xem: 4839)
Mẹo hay Đánh cược với hòa thượng, cậu bé thắng một gánh củi nhưng để mất thứ quý giá gấp nhiều lần
30/03/2018(Xem: 9499)
Ngày xưa có chú nai hiền Nhởn nhơ vui sống giữa miền hoang sơ Trong khu rừng rậm ven bờ Sông Hằng cuồn cuộn sóng mờ nhân gian. Dáng nai đẹp đẽ dịu dàng Sừng trong nước ngọc, thân vàng ánh châu Nhưng mắt nai lắng u sầu Thương cho trần thế nhuốm mầu bi ai, Nai nghe, nói được tiếng người Nai là Bồ Tát một thời hiện thân. Bên nai muông thú quây quần Coi nai như mẹ muôn phần yêu thương
21/03/2018(Xem: 9729)
Tu Viện Quảng Hương Già Lam, thường được công chúng gọi ngắn gọn là Chùa Già Lam, tọa lạc tại quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập vào năm 1960, đây chính là nơi đào tạo tăng tài (cấp đại học) để hoằng dương chánh pháp, phụng sự Phật đạo. Ban đầu, chùa có tên là Giải Hạnh Già Lam, đến năm 1964 được đổi tên là Quảng Hương Già Lam, do lấy tên của một vị học tăng pháp danh Quảng Hương đã vị pháp thiêu thân vào năm 1963 ở Sài Gòn.
16/03/2018(Xem: 15472)
Bí Mật Xứ Tạng (sách pdf) Thích Minh Thế
13/03/2018(Xem: 10091)
Đại hành giả yogi Milarepa sinh trưởng tại tỉnh Gungthang miền Tây Tây Tạng. Ngài là con trai của một chúa đất giàu có tên là Mila Sherab Gyaltsen. Nhưng năm lên bảy tuổi, cha Ngài lâm trọng bệnh và qua đời, trước đó ông đã giao phó toàn bộ gia sản và gửi gắm vợ con mình cho chú thím của Milarepa rồi dặn dò khi nào Milarepa trưởng thành thì chú thím phải trả lại tài sản cho Milarepa và cô em gái. Thế nhưng sau khi cha Ngài mất, người chú và người thím xấu xa tước đoạt toàn bộ gia tài, họ còn bắt ba mẹ con Milarepa phải làm việc như những kẻ nô bộc trên đồng ruộng mà không được trả công. Khi Milarepa lớn lên, chú thím không những không trả lại gia sản mà còn cho rằng đó là phần mà cha Ngài phải trả nợ cho họ. Tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục, mẹ của Milarepa gửi Ngài đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín. Chẳng bao lâu sau, Milarepa thành thục quyền năng huyền thuật hủy diệt và trong khi trả thù chú thím, Ngài đã sát hại rất nhiều người vô tội. Vô cùng hối hận t
13/03/2018(Xem: 8703)
Tôi rất vui mừng khi được một người bạn mời đóng góp cho trang tôn giáo, tiết mục Phật giáo, trên website của Gia đình Mũ đỏ vùng Thủ đô Hoa Thịnh đốn & Phụ cận, Trước khi bắt đầu cho những bài viết sắp tới, tôi xin được nói về bản thân mình, điều mà rất hiếm khi tôi thường nói đến. Vì tôi nghĩ, nói về Nhảy dù mà bản thân chẳng có một ngày nào sống trong binh chủng này, hay nói về Tae Kwon Do mà không biết tí gì về võ thuật, hay nói về kỹ thuật nhảy toán mà chưa một ngày mang huy hiệu thám sát của Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, thì khi nói đến ai mà tin. Vì vậy tôi phải nói một ít về bản thân, tạo niềm tin cho đọc giả với những bài viết về Phật giáo sau này.
09/03/2018(Xem: 11949)
Tuy là thầy của Nhật Hoàng Thiền sư vẫn thích lang thang du hành Ngài tuy đã rất nổi danh Vẫn làm khất sĩ dạo quanh khắp vùng. Một hôm ngài chợt tạm ngừng Ghé ngôi làng nhỏ trên đường lãng du Trời chiều tăm tối âm u Mưa rơi tầm tã, gió ru lạnh lùng Thân ngài thấm ướt vô cùng Dép rơm tơi tả muốn bung đứt rồi. Tại ngôi nhà nhỏ ven đồi Thấy vài đôi dép bày nơi cửa ngoài Ngài bèn ghé lại tìm người Hỏi mua dép mới thay đôi cũ này, Một bà ở tại trong đây Biếu ngài đôi dép. Lòng đầy xót xa
01/03/2018(Xem: 9358)
Con người còn sống là còn nhiều chuyện để làm, để nói, và suy nghĩ. Ngay cả sau khi chết, sự sống vẫn tiếp tục dưới nhiều hình thức khác. Dù tu chứng đến thành Phật hay Bồ tát thì các ngài vẫn có chuyện để làm, đó là tiếp tục ra vào sinh tử độ sinh, và công việc đó không bao giờ chấm dứt. Mạng sống của con người có ngày chấm dứt nhưng sự sống và dòng đời trôi chảy bất tận.
01/03/2018(Xem: 14350)
Từ lâu Kinh Phật dạy rồi: "Những điều chứa ẩn ở nơi Tâm người Luôn luôn biểu lộ ra ngoài: Tâm như họa sĩ đại tài khéo tay Vẽ muôn hình tượng giống thay, Chúng sanh nên gắng tu ngay Tâm mình!".
04/02/2018(Xem: 5094)
Các trung tâm Bưu điện Úc ( Australia Post – Mail Centre ) có thể nói là nơi dung nạp hay nói đúng hơn là nơi lựa chọn công việc để nương thân của một số những người VN tỵ nạn trong những năm đầu tiên được định cư nơ xứ sở tốt đẹp nầy. Công việc được tuyển dụng vào các trung tâm thư tín nầy là lựa thư ( mails sorting ) và đã được hệ thống Bưu điện Úc gọi cho một cái tên tương đối cũng vui vui là “Mail Officer “ . Việc làm tương đối không có gì cực nhọc, lương bổng cũng tạm hài lòng so với những công việc hiện thời, nhiều over time nên càng có cơ hội để kiếm thêm tiền, công việc vững vàng, ổn định, vì là thuộc diện Job chính phủ, rất hợp cho hoàn cảnh của những người VN tỵ nạn nữa thầy, nữa thợ nơi đây, nói vậy chứ một số lớn người VN làm cho ngành Bưu điện Úc, ngoại trừ một số người có mưu cầu cao hơn, thì cũng ít người bỏ việc nữa chừng, họ đã từ cái job nầy mà được ăn ngon, mặc đẹp, nhà cao, của rộng, xe cộ xênh xang, đời sống khá vững vàng, đủ điều kiện lo cho con cái ăn học nê
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]