Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bức Chân Dung Thích Tuệ Sỹ hayTrang Sử Sống Của Việt Nam Thời Nay

14/06/201212:06(Xem: 19672)
Bức Chân Dung Thích Tuệ Sỹ hayTrang Sử Sống Của Việt Nam Thời Nay

TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba

Bức Chân Dung Thích Tuệ Sỹ hay Trang Sử Sống Của Việt Nam Thời Nay


Nam Dao

Từ cổ chí kim hay từ Đông sang Tây, cho dù là giống dân nào ở thời đại nào đi chăng nữa thì chắc đa số trong nhân loại đều đồng ý với nhau ở một điểm liên quan đến nội dung câu nói: “Coi mặt mà bắt hình dong.” Đối với những thầy tướng số thì ánh mắt là nơi bắt mạch gian ác tà thiện của con người. Có những ánh mắt láo liên làm chúng ta cảm thấy e dè bất ổn. Có những ánh mắt gian ác làm chúng ta lạnh người run sợ. Thế nhưng cũng có những ánh mắt từ bi bác ái đem lại nguồn an tịnh cho con người. 

Trong gian đoạn đen tối của lịch sử Việt Nam hiện nay, sự tà thiện hiện rõ như mực đen trên trang giấy trắng. Chả cần phải là thầy bói, những nạn nhân của trại cải tạo nói riêng và đại khối dân tộc nói chung đều đã mang vào ký ức của cuộc đời họ những ánh mắt tàn bạo một thời đã tàn phá mảnh đời họ đến rách nát. Đối chiếu với những ánh mắt tàn bạo đó dân tộc Việt Nam ngày hôm nay cũng lại cảm nhận được dù chỉ được nhìn qua hình ảnh những ánh mắt từ bi xây dựng tình người của những bậc tù nhân lương tâm tu hành cao cả như Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, linh mục Nguyễn Văn Lý v.v.. 

Tuy không biết nhiều về bói toán, nhưng khi ngắm nhìn chân dung của những bậc tù nhân lương tâm tu hành nói trên tôi cảm thấy những ánh mắt kia nào có khác chi những bông sen ngát hương thơm từ ái nở trên vũng bùn lầy bạo lực. Tinh thần từ ái đó mạnh đến nỗi tôi không hề thấy hiện trên khuôn mặt quý Ngài một dấu vết dù nhỏ nhoi biểu lộ sự oán giận những kẻ đã đầy đọa cuộc đời quý Ngài. Hình ảnh quý Ngài đã phản ảnh phần nào tinh thần bao dung trong văn hóa Việt Nam có từ ngàn xưa. 

Trong tất cả những bức chân dung của những vị tu hành, có một tấm hình đặc biệt làm tôi xúc động suy tư để rồi đưa ra một kết luận cho riêng mình: bức chân dung của Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ mà tôi được nhìn thấy trên những tờ truyền đơn Niềm Tin Thắng bạo lực, theo tôi đó chính là biểu tượng cho trang sử sống của Việt Nam thời nay, một trang sử pha trộn những nét bi hùng tráng và đen tối những đau thương hấp hối tình người. 

Phải ! Chân dung của Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ chính là biểu tượng cho trang sử sống của thời đại Việt Nam ngày hôm nay. Khi nhìn bộ mặt chỉ còn da bọc xương của người tù Thích Tuệ Sỹ bị giam lỏng tôi tránh sao không khỏi liên tưởng đến hình ảnh các trẻ em Phi Châu chờ chết vì đói chỉ vì quê hương các em quá nghèo nàn lạc hậu không đủ sức cưu mang các em. Đối với những người ngoại quốc nào không theo dõi tình hình chà đạp nhân quyền ở Việt Nam thì tấm hình Thích Tuệ Sỹ sẽ làm họ liên tưởng đến một nước Việt Nam khốn cùng không thua gì các xứ Phi Châu chậm tiến. Điều họ nghĩ quả không sai sự thật vì Việt Nam nằm trong danh sách của 10 quốc gia nghèo nhất thế giới. Cho nên khuôn mặt da bọc xương của Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ là biểu tượng cho tầng lớp đại đa số quần chúng Việt Nam không có đủ cơm ăn trong cuộc sống hàng ngày đầy rẫy những tủi nhục lầm than trong bóc lột và áp bức. Dân tôi khốn đốn là thế đó. Trẻ thơ nào có được cắp sách đến trường mà phải lê lết đầu đường xó chợ nhặt từng mảnh giấy vụn đem đi bán hay moi thùng rác tìm thức ăn thừa để cầm cự sống qua ngày. Còn người già thì lấy trăng sao làm nhà, gió mưa làm bạn. Thế mà nhà nước CSVN vẫn cứ khoe khoang thành tích xây dựng Xã hội Chủ nghĩa ngày càng tốt đẹp, vỗ ngực tự hào chuyện chăm lo dân thật tử tế ! Vậy thì bộ xương cách trí của người tù Thích Tuệ Sỹ này hẳn phải là bằng chứng của sự đối xử tàn bạo của chính quyền đối với người công dân vô tội tên Thích Tuệ Sỹ. Thích Tuệ Sỹ xơ xác bởi vì đâu ? Phải chăng vì Ngài đói tự do ngôn luận? Thích Tuệ Sỹ khô đét bởi vì đâu? Phải chăng vì Ngài khát sự đối xử công bằng giữa người và người? Mỉa mai thay, trong cơn đói khát tâm linh đó Ngài lại bị nhồi đến căng bụng bởi những trận đòn khủng bố và những món ăn tự do dân chủ khó tiêu được xào nấu bằng loại dầu mang nhãn hiệu Định hướng theo Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Loại dầu độc đó đã làm cho người tù lương tâm Thích Tuệ Sỹ giờ chỉ còn da bọc xương. Loại dầu đó không phải chỉ đốt cháy những tế bào tự do nuôi sống xác thân người tù Thích Tuệ Sỹ mà nó đã thiêu hủy cả bầu trời tự do và những giá trị đạo đức tinh thần trong mỗi con người Việt Nam. Ngày hôm nay, nếu có ai hỏi tôi về tự do dân chủ ở Việt Nam tôi chỉ cần đưa họ xem chân dung Ngài là họ tìm thấy liền câu trả lời thật chính xác và thật sống động. Vâng, chỉ mỗi cái đầu còn da bọc xương của nhà học giả tù nhân lương tâm tên Thích Tuệ Sỹ cũng đủ diễn tả trọn vẹn khúc quanh đen tối của lịch sử Việt Nam ngày hôm nay, một trang sử buồn đậm những dòng chữ chà đạp tự do dân chủ và tình người.

Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã viết một câu thơ khi ông còn bị giam trong ngục tối: “Trong bóng đêm phục sẵn một mặt trời.” Câu thơ này làm tôi liên tưởng đến một mặt trời đã phục sẵn trong hốc mắt thâm sâu của người tù Thích Tuệ Sỹ là biểu tượng của bóng đêm lịch sử Việt Nam ngày hôm nay. Mặt trời đó chính là ánh mắt từ bi sâu thẳm đang sưởi ấm bóng đêm lạnh ngắt tình người. Mặt trời đó cũng chính là tinh thần bất khuất của dòng giống Tiên Rồng không chịu cúi đầu trước bạo lực, là nguồn mạch ngầm từ ngàn xưa từng luân lưu bất tuyệt trong dòng lịch sử truyền thừa của Phật giáo Việt Nam ngày hôm nay. Nguồn mạch ngầm này đang tiếp tục cuồn cuộn chảy nuôi sống tâm linh Thích Tuệ Sỹ, là sức mạnh tinh thần vô biên giúp cho Thích Tuệ Sỹ đứng trên mọi bạo lực, từ bi hiên ngang hiện hữu trên cõi đời này dẫu xác thân Ngài giờ chỉ còn là da bọc xương.

Càng ngắm nhìn chân dung Ngài tôi lại càng thấu hiểu câu nói ánh mắt là cửa sổ của tâm hồn. Tâm hồn bất khuất và bao dung của dân tộc Việt Nam có từ ngàn xưa đang bàng bạc phảng phất trong ánh mắt của người tù Thích tuệ Sỹ ngày hôm nay. Qua hốc mắt sâu thẳm đó tôi đã cảm nhận được một dòng suối Từ trong tim Ngài chảy ra, một dòng suối phát xuất từ mạch ngầm tự nghìn xưa đang âm thầm cố gắng xoa dịu những đổ vỡ điêu tàn của dân tộc. 

“Trong bầu không khí được bao trùm bởi trạng thái ứ đọng của vũng nước ao tù, bị cắt đứt với mạch nguồn quá khứ, bị che chắn khuất tầm nhìn tương lai...”,một bông sen Thích Tuệ Sỹ đã trồi lên từ vũng nước ao tù đó. Bông sen ngát hương Bi Chí Dũng làm sống dậy lịch sử hào hùng của những bậc chân tu Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt vì lòng từ bi muốn cứu độ chúng sinh thời đó nên đã tạm cởi chiếc áo nhà tu khổ hạnh đi vào đấu tranh để cho đất nước ta được độc lập ấm no và tồn tại cho tới ngày hôm nay. Dòng suối Từ của Đức Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt và Thiền sư Vạn Hạnh giờ đây đang luân lưu trong ánh mắt Thượng Tọa Thích Tuệ sỹ và quý Thầy lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, là thức ăn tinh thần nuôi sống những tâm hồn vị tha cao cả đó - những Người Lái đò lịch sử đang cố gắng Chèo Con Đò Lịch Sử Việt Nam vượt qua những trận cuồng phong tàn bạo để sớm đưa dân tộc và đạo pháp đến được bến bờ an lạc, hạnh phúc trong nắng ấm của tình người.

Kính Bạch Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ,

Con tránh sao không khỏi đau lòng khi chọn chân dung Ngài là bức tranh sống của lịch sử Việt Nam đen tối thời nay. Thế nhưng trong sự đau buồn đó lòng con lại nhen nhúm một niềm hãnh diện về sự kiên cường bất khuất không cúi đầu trước bạo lực lẫn tấm lòng bao dung của dòng giống Lạc Việt đã được thể hiện qua ánh mắt Từ bi Chí Dũng của Ngài. Bức chân dung Thích Tuệ Sỹ nào khác chi một lời huấn từ nhắc nhở con và những ai còn nghĩ mình còn là người Việt Nam rằng trước khúc quanh cực kỳ đen tối của lịch sử Việt Nam ngày hôm nay muôn người như một phải bỏ qua mọi dị biệt, đến với nhau trong tinh thần Hòa đồng, để cùng với đại khối dân tộc lèo lái con thuyền quốc gia sớm vượt qua cơn lốc độc tài đảng trị hầu đem lại những mùa xuân hạnh phúc cho muôn dân. Trên hải trình vạn dặm gian nan lướt con sóng độc tài, con luôn ghi nhớ lời Thầy nhắc nhở phải lắng nghe trong tâm mình “dòng suối Từ vẫn âm thầm tuôn chảy, để xoa dịu những đau thương mất mát, để hàn gắn những đổ vỡ điêu tàn của dân tộc.” Đây mới là điều chính yếu nói lên sự khác biệt giữa những con người thật sự Việt Nam thấm nhuần lòng bao dung của tổ tiên với những con người lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã bị chủ thuyết ngoại lai phá hủy toàn diện cội nguồn Việt Nam trong tâm hồn họ.

Bạch Thầy,

Quý Thầy đã đem lại cho con và đặc biệt cho tuổi trẻ Việt Nam ngày hôm nay niềm tự hào về quê hương dân tộc. Quý Thầy đã dạy cho chúng con một bài học lịch sử hào hùng về ý chí quật cường bất khuất của dòng giống Tiên Rồng, được tiếp nối ngày hôm nay qua cuộc đời tù tội của Quý Thầy. Bài học tự rèn luyện cho mình một tín tâm bất hoại, một đức tính dũng mãnh vô úy để có thể “đứng thẳng trên đôi chân của chính mình bằng đôi mắt của trí tuệ và hùng lực nhìn thẳng không khiếp sợ vào quyền lực xấu ác của thế gian, tự xác định hướng đi cho bản thân để làm những việc cần làm cho chính mình và cho mọi người.”Một bài học tu hành nhắc nhở con và các Phật tử rằng trong giai đoạn Phật pháp lâm nạn ngày hôm nay thì chuyện sống hay chết, vinh hay nhục, sẽ không làm dao động tâm tư của những ai biết sống và chết xứng đáng với phẩm cách của con người, không hổ thẹn với phẩm hạnh cao quý của bậc xuất gia.

Bạch Thầy,

Dẫu con biết rằng những lời vấn an gửi đến Thầy cũng bằng thừa vì Thầy đã chấp nhận cái chết để đổi lấy tự do hạnh phúc cho muôn dân. Tuy nhiên nơi phương trời xa xăm con vẫn xin mạn phép gửi đến Thầy lời vấn an chân thành nhất của một công dân nước Việt nguyện cố sống với những điều mà Thầy đã giảng dạy:

- Các con hãy tự hào với niềm tự hào trong trắng và vô tư của tuổi trẻ đứng thẳng trên đôi chân của chính mình bằng đôi mắt của trí tuệ và hùng lực mà nhìn thẳng không khiếp sợ vào quyền lực xấu ác của thế gian, tự xác định hướng đi cho bản thân để làm những việc cần làm cho chính mình và cho mọi người.

Dòng suối Từ cuồn cuộn chảy trong hốc mắt sâu thẳm bất khuất của Thầy đã trở thành tiếng gọi của Hội nghị Diên Hồng dìu dắt con và tuổi trẻ Việt Nam ngày hôm nay vững bước trên con đường đấu tranh đòi lại những quyền tự do căn bản cho dân mình. Ánh mắt Từ Bi Chí Dũng đó cũng đã đưa con đến với Đạo. Đạo làm người với ý nghĩa đúng đắn nhất của nó. 

Nam Dao

(Adelaide 03-12-01, Úc Châu)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 2928)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 2643)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 5124)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 9607)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 3914)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 2566)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 2550)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
25/12/2010(Xem: 2725)
Chúng ta, những người bỏ xứ ra đi, đã quay lưng với cổng trường ngày cũ, nhưng lòng vẫn còn tưởng nhớ đến những hình ảnh thân yêu của bạn bè ngày nào! Vẫn mong ước ngày trở lại để tìm kiếm ký ức thầm kín ngày xưa, để được nhìn gặp những người ở lại của thuở ấy, nhưng những người ở lại có còn gì nữa đâu? Đói khổ đã làm mòn mỏi thêm cuộc sống, tất cả chỉ còn biết đem hơi sức bám vào nhịp thở, sống cho qua chuỗi ngày còn lại. Tôi quen chị Xuân Viên khi được đổi về trường Sương Nguyệt Anh (SNA). Hình ảnh một con người tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng đầy nghị lực đã đập vào mắt tôi và dần dần từ chỗ quen biết, chúng tôi đã thương mến nhau từ lúc nào cũng không hay nữa! Nói đến chị, phải nói đến một con người mẫu mực, một cô giáo hoàn toàn gương mẫu đúng phong cách một nhà giáo đầy đạo đức. Đó là người mà tôi mến phục nhất và lúc nào cũng chiếm trọn trong tôi một niềm thương yêu trìu mến và bất tận. Giao cho chị phụ trách làm giáo sư hướng dẫn một lớp nào, coi như nhà trường khỏi phải
24/12/2010(Xem: 7193)
Từ ngày định cư ở một xứ hiếm mưa, lắm lúc tôi tưởng chừng như không còn nhớ nhiều đến những cơn mưa vùng nhiệt đới; mưa quê hương, nhất là những cơn mưa dai dẳng của một xứ "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", mưa xứ Huế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]