Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[01 - 10]

13/02/201217:42(Xem: 9178)
[01 - 10]

DẠO BƯỚC VƯỜN THIỀN

(333 Câu Chuyện Thiền)

Đỗ Đình Đồng góp nhặt

 

1. ĐƯỜNG VÀO CỔNG THIỀN

Một hôm có một ông tăng vào núi tìm Thiền sư Huyền Sa Sư Bị để tham học. Ông tăng nói với sư:

- Con mới đến, xin hòa thượng từ bi chỉ cho con chỗ vào.

Huyền Sa hỏi:

-Trên đường đến đây, ông có đi qua một khe nước, phải không?

Ông tăng đáp:

- Dạ phải.

Huyền Sa hỏi tiếp:

- Ông có nghe tiếng nước chảy không?

Ông tăng đáp:

- Dạ có.

Huyền Sa nói:

- Chỗ ông nghe tiếng nước chảy là đường vào cổng Thiền đấy.

(Chơn Không Gầm Thét)

2. MỘT TÁCH TRÀ

Nam Ẩn, Thiền sư Nhật sống vào thời Minh Trị (1868-1912), tiếp một giáo sư đại học đến hỏi về Thiền.

Nam Ẩn đãi trà. Sư rót trà vào tách của khách, đến khi tách đã tràn mà sư vẫn tiếp tục rót.

Vị giáo sư ngồi nhìn nước tràn ra ngoài, đến lúc không chịu đựợc nữa kêu lên, “Đầy quá, hết chỗ chứa rồi!”

Nam Ẩn nói, “Cũng giống như cái tách này, ông đầy ắp những quan niệm, những suy lý, làm sao tôi có thể chỉ Thiền cho ông được, trừ phi ông cạn cái tách của ông trước?”

(Thiền Cốt Thiền Nhục)

 

3. KHÔNG BIẾT

Khi Bồ-đề Đạt-ma (532 d.l.), Thiền Tổ thứ nhất, từ Ấn độ đến Trung quốc, Lương Vũ Đế (502-550 d.l.) muốn gặp Tổ. Hoàng đế hỏi Tổ, “Thế nào là nghĩa tột cùng của Thánh Đế?” Tổ đáp, “Rỗng thênh, không thánh.”

Hoàng đế lại hỏi, “Ai đang ở trước trẫm đây.”

Tổ đáp, “Không biết.”

Thường chúng ta nghĩ rằng mình biết nhiều việc hoặc tin rằng mình biết mọi việc. Ông có biết tại sao mặt trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây? Ông có thể cười lớn và khinh thị đáp, “Bởi vì trái đất quay tròn.” Rồi hãy để tôi hỏi ông, “Tại sao trái đất quay tròn?” Ông có thể nói, “Bởi vì định luật thứ nhì về vạn vật chuyển động của Newton.” Được rồi, hãy để tôi hỏi tiếp, “Tại sao lại có một định luật như là định luật thứ nhì ấy của Newton?” Chắc hẳn ông sẽ đáp, “Tôi không biết.” Đây không phải là vô minh. Khi nào chúng ta cạn hết kiến thức tích lũy, lúc ấy chúng ta nói sự thật: Tôi không biết.

(Thiền Ngữ Thiền Tự)

4. BIẾT ĐỂ LÀM GÌ?

Pháp Thuận là Thiền sư Việt nam, sống vào cuối thế kỷ thứ 5 và đầu thế kỷ thứ 6. Khi Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi đến Việt Nam gặp sư ở chùa Pháp Vân, Tổ hỏi:

- Ông tánh gì ?
Sư hỏi lại Tổ:

- Hòa thượng tánh gì?

- Ông không có họ sao?

- Họ thì chẳng không, hòa thượng làm sao biết?

- Biết để làm gì?

Sư bỗng nhiên tự tỉnh, liền sụp xuống lạy. Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi ấn chứng, sư trở thành đời thứ nhất của dòng Thiền thứ nhất ở Việt Nam.

(Thiền Sư Việt Nam)


5. CÂY BÁCH

Một ông tăng hỏi Thiền sư Triệu Châu, “Thế nào là đại ý Phật pháp?” Triệu Châu đáp, “Cây bách trước sân.”

Thoạt nghe như Triệu Châu đang chỉ cây bách trước sân như một ngoại vật, nhưng sự thật chẳng có gì qui định là “trong” hay “ngoài”. Triệu Châu trở thành cây bách và cây bách trở thành Triệu Châu.

Thiền sư Đạo Nguyên (1200-1253) nói:

Học Phật pháp là học chính mình.

Học chính mình là quên chính mình.

Quên chính mình là trở thành một với Đại Tâm vô biên.

Khi tự quên mình, Triệu Châu trở thành một với cây bách vô biên, vô lượng. Không cần nói ai cũng biết rằng tinh thần này không những chỉ áp dụng cho cây bách mà còn áp dụng cho cả mọi sự vật.

(Thiền Ngữ Thiền Tự)


6. MÂY TRẮNG

Thiền có câu nói rằng:

Núi xanh bất động,

Mây trắng đến đi .

Câu nói cho thấy sự tương phản giữa xanh và trắng, bất động và động, cũng như sự tương phản giữa cái có thể tiếp xúc và cái không thể tiếp xúc. “Đến đi” có ý nghĩa thâm sâu. Khi các Thiền tăng gặp các bậc thầy của họ, các sư hay hỏi họ, “Ông từ đâu đến?” Nếu họ đáp, “Con từ Kinh đô đến,” đây là câu trả lời hoàn toàn đúng. Chúng ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu sau khi chết? Đây là câu hỏi nền tảng nhất cho tất cả chúng ta. Vậy “Mây trắng đến đi” ám chỉ Chân Hữu của chúng ta -- nó không từ đâu đến, không đi về đâu, mà luôn luôn lơ lửng trên núi xanh và núi ấy có thể là thiên đường hay địa ngục.

(Thiền Ngữ Thiền Tự)

 

7. BÁT NHÃ

Bát nhã là dịch âm chữ Phạn prajna. Chữ bát nhã, dù được dịch là trí tuệ, tốt nhất nên hiểu theo nguyên nghĩa của từ.

Để hiểu nghĩa chữ bát nhã, cách hữu ích cho chúng ta là nghĩ cái gì chẳng phải là bát nhã. Cái học hàn lâm chẳng phải là bát nhã, tích lũy kiến thức chẳng phải là bát nhã, tất cả những gì do học mà có chẳng phải là bát nhã.

Mặt khác, có thể hiểu bát nhã bằng thái độ ngược lại, nghĩa là, bằng cách gột sạch tất cả kiến thức đã có. Hành động tinh thần và thể xác đặt căn bản trên trực giác bản hữu là bát nhã. Chẳng hạn như một người bị đánh kêu, “Ui cha!” -- không nghĩ tốt hay xấu, chỉ “Ui cha!” thôi. Đây là bát nhã.

(Thiền Ngữ Thiền Tự)

 

8. MẸ CỦA CHƯ PHẬT

Thiền sư Thanh Biện thuộc đời thứ tư dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Năm 12 tuổi sư xuất gia theo ngài Pháp Đăng tu học ở chùa Phổ Quang. Khi Pháp Đăng tịch, sư chuyên trì tụng kinh Kim Cang.

Một hôm có Thiền khách đến viếng, thấy sư trì kinh, liền hỏi:

- Kinh này là mẹ chư Phật ba đời, thế nào là nghĩa mẹ Phật?

Sư đáp:

- Từ trước đến nay trì kinh mà chưa hiểu ý kinh.

Thiền khách hỏi:

- Ông trì kinh đến giờ đã được bao lâu?

- Đã tám năm.

- Trì kinh đã tám năm mà một ý kinh cũng không hiểu, dù trì mãi đến trăm năm nào có công dụng gì?

Sư liền đảnh lễ, thưa hỏi chỗ thâm sâu ấy. Thiền khách bảo sư đến Thiền sư Huệ Nghiêm ở chùa Sùng Nghiệp giải quyết cho.

Khi gặp hòa thượng Huệ Nghiêm, sư liền đem việc trước thuật lại đầy đủ. Huệ Nghiêm nói:

- Ông tự quên mất rồi, sao không nhớ trong kinh nói, “Chư Phật trong ba đời và pháp A nậu đa la tam miệu tam bồ đề,” đều từ kinh này ra, đâu không phải là nghĩa mẹ chư Phật ư?

Sư thưa:

- Phải. Thế là con tự quên.

Huệ Nghiêm hỏi:

- Kinh này là người nào nói?

- Đâu không phải là Như Lai nói sao?

- Trong kinh nói, “Nếu nói Như Lai có nói pháp, tức là chê bai Phật, người ấy không thể hiểu nghĩa ta nói,” ông khéo suy nghĩ đó. Nếu nói kinh này không phải Phật nói là chê bai kinh, nếu nói là Phật nói, tức chê bai Phật. Ông phải làm sao? Nói mau! Nói mau!

Sư toan mở miệng, Huệ Nghiêm cầm phất tử đánh ngay miệng. Sư bỗng nhiên tỉnh ngộ.

(Thiền Sư Việt Nam)

9. TỊNH TÂM TỊNH ĐỘ

Một hôm, một người đàn bà, tên gì không ai biết, đến nghe Bạch Ẩn nói pháp. Trong bài pháp, có đoạn sư nói, “Tịnh Tâm Tịnh Độ, Phật ở nơi mình: một khi Phật hiện, mọi vật trên thế gian liền chiếu hào quang. Nếu ai muốn thấy được như thế, hãy quay vào tâm mình, nhất tâm tìm kiếm.”

“Vì là tịnh tâm Tịnh Độ, làm sao Tịnh Độ được trang nghiêm? Vì là Phật ở nơi mình, Phật có tướng tốt gì?”

Nghe vậy, người đàn bà suy nghĩ, “Cái đó có khó gì lắm đâu.” Trở về nhà, bà nhìn vào đó ngày đêm, mang nó trong lòng dù thức hay ngủ. Rồi một hôm, trong lúc đang rửa nồi, bỗng nhiên bà thông suốt.

Ném cái nồi sang một bên, đến gặp Bạch Ẩn, bà nói: “Tôi đã qua đến ông Phật trong chính thân tôi đây. Mọi vật đều chiếu sáng. Kỳ diệu quá! Thật là kỳ diệu!” Bà sung sướng nhảy múa vì vui.

Bạch Ẩn nói, “Đó là bà nói, còn cái hầm chứa phân thì thế nào?”

Bà liền bước lên tát Bạch Ẩn một cái, nói, “Cái lão này chưa thông rồi.”

Bạch Ẩn cười rống lên.

(Giai Thoại Thiền)

 

10. UỐNG TRÀ ĐI

Triệu Châu là một Thiền sư xuất sắc sống vào đời nhà Đường ở Trung quốc. Một hôm, một ông tăng hành cước đến viếng sư. Sư hỏi, “Ông từng đến đây chưa?” Ông tăng đáp, “Dạ, từng đến.” Triệu Châu nói, “Uống trà đi.”

Một ông tăng hành cước khác cũng đến viếng sư, sư lại hỏi, “Ông từng đến đây chưa?” Ông tăng đáp, “Dạ chưa.”

Triệu Châu bảo, “Uống trà đi.”

Vị tăng viện chủ của Triệu Châu, có mặt trong cả hai trường hợp, khá bối rối, hỏi sư, “Tại sao đối với một ông tăng đã ngộ hòa thượng bảo ‘Uống trà đi’ rồi đối với một ông tăng chưa ngộ hoà thượng cũng bảo ‘Uống trà đi’?” Triệu Châu đáp, “Uống trà đi.”

Đây là Thiền của Triệu Châu, siêu việt lý luận, chỉ là “Uống trà đi.” Chỉ thế thôi! Trà này là trà phổ hiện. Nếm trà này là nếm Thiền. Nói như vậy có lẽ cũng đã quá nhiều.

(Thiền Ngữ Thiền Tự)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 35351)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
09/12/2013(Xem: 7306)
Vào khoảng năm 1978, chùa chúng tôi xảy ra một biến cố làm cho tất cả mọi người có thêm kinh nghiệm rùng rợn về tái sinh và nghiệp báo. Nếu biến cố này xảy ra trước 75 thì chắc chắn những tờ nhật báo tha hồ khai thác
07/12/2013(Xem: 22342)
Phật Ngọc, ước nguyện hòa bình thế giới
27/11/2013(Xem: 50695)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
16/11/2013(Xem: 27765)
Tên tục của tôi là Trai. Dòng họ xuất thân từ Lan Lăng là hậu duệ của vua Lương Võ Đế. Gia tộc cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam, huyện Tương Lương. Cha tên Ngọc Đường, mẹ tên Nhan Thị. Năm đầu đời nhà Thanh, cha làm quan tại tỉnh Phú Kiến. Năm mậu tuất và kỷ hợi làm quan tại châu Vĩnh Xuân. Cha mẹ đã ngoài bốn mươi mà chưa có mụn con. Mẹ ra ngoài thành nơi chùa Quán Âm mà cầu tự. Bà thấy nóc chùa bị tàn phá hư hoại, lại thấy cầu Đông Quan nơi thành không ai sửa chữa nên phát nguyện trùng hưng kiến lập lại. Đêm nọ, cả cha lẫn mẹ đều nằm mơ thấy một vị mặc áo xanh, tóc dài, trên đỉnh đầu có tượng Bồ Tát Quán Thế Ấm, cưỡi hổ mà đến, nhảy lên trên giường. Mẹ kinh sợ, giật mình thức dậy, liền thọ thai. Cuối năm đó cha đi nhậm chức tại phủ Nguyên Châu.
10/11/2013(Xem: 44180)
9780975783085, Cách phi trường quốc tế Melbourne 15 phút lái xe, theo Western Ring Road và exit vào Hume High Way, sau đó quẹo trái từ đường Sydney road, đi vào con đường Lynch thân thương, khách hành hương sẽ nhìn thấy một quần thể kiến trúc nổi bật trong vùng cư dân này, đó là Bảo Tháp Tứ Ân và cổ lầu của chánh điện Tu Viện Quảng Đức, tọa lạc tại số 105 Lynch Road, vùng Fawkner
09/11/2013(Xem: 14863)
Chọn cách ẩn tu trong một hang động hẻo lánh trên rặng núi Ky Mã Lạp Sơn, cách biệt với thế giới bên ngoài bởi những rặng núi tuyết phủ, ni sư Tenzin Palmo đã tu luyện tại đây trong suốt 12 năm. Ở đó ni sư đã phải chiến đấu với cái lạnh cắt da cắt thịt, với những thú hoang dã, với sự khan hiếm thực phẩm và tuyết lở.
05/11/2013(Xem: 5791)
Mẹ tôi là hình ảnh lớn nhất, là nhân vật vĩ đại nhất, là người đàn bà số một trong cuộc đời tôi. Ấy chết! Hãy thận trọng nếu là con trai, vì người đàn bà khác bên cạnh sẽ bắt bẻ ngay. Thật ra người con nào cũng có thể viết về mẹ của mình những dòng chữ ấy, chẳng thấy sai một tí nào. Nhất là khi người mẹ của họ đã không còn có mặt trên thế gian này nữa.
26/10/2013(Xem: 63862)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
14/10/2013(Xem: 19686)
Nàng thở ra một hơi thật dài, mặt sáng lên, vui mừng nói: “Bây giờ em mới thực sự hết lo về chuyện cô cán bộ ấy. Nhưng không biết cô ấy và ông thầy kia có thoát được thật không hay là cuối cùng lại bị bắt? Em lo cho họ quá.” “Hy vọng họ thoát, vì từ đó về sau, không nghe cán bộ hay tù nhân trong trại đá động gì tới họ nữa.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]