Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện 81 - 90

24/01/201221:34(Xem: 7601)
Chuyện 81 - 90
Một trăm lẻ một câu chuyện Thiền
Trần Trúc Lâm

81. Hãy Ngủ Ði!

Gasan đang ngồi cạnh giường của Tekisui, ba ngày trước khi thầy mình viên tịch. Tekisui đã chọn ngài là vị kế thừa.

Ngôi chùa vừa bị cháy và Gasan bận lo tu sửa. Tekisui hỏi: "Con sẽ làm gì sau khi ngôi chùa được cất lại?"

"Khi sư phụ lành bệnh, chúng con muốn sư phụ thuyết giảng ở đó," Gasan trả lời.

"Giả sử ta không sống được đến ngày đó thì sao?"

"Thì chúng con sẽ tìm người khác vậy," Gasan đáp.

"Giả sử con không thể tìm được người khác?" Tekisui tiếp.

Gasan lớn tiếng trả lời: "Ðừng hỏi những câu vớ vẩn nữa. Hãy ngủ đi."

82. Không Có Gì Hiện Hữu

Yamaoka Tesshu, khi còn là một thiền sinh trẻ, đi viếng hết thiền sư này đến thiền sư nọ.

Ngài đến thăm Dokuon của chùa Shokoku.

Muốn vội tỏ sự chứng ngộ của mình, ngài nói: "Rốt ráo thì, Tâm, Phật, và chúng sinh chẳng hề hiện hữu. Thật tướng của mọi pháp là Không. Không có Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Không có gì để cho và không có gì để nhận."

Dokuon ngồi hút thuốc yên lặng, chẳng nói gì. Bỗng nhiên ngài dùng ống điếu bằng trúc đập Yamaoka một cái làm cho chàng thanh niên nổi giận.

"Nếu chẳng có gì hiện hữu," Dokuon hỏi, "vậy thì cơn giận từ đâu đến?"

83. Không Làm Không Ăn

Hyakujo, Thiền sư Trung Hoa, thường hay lao động cùng với các đệ tử, ngay cả đến tám mươi tuổi, dọn dẹp vườn tược, cắt cỏ, tỉa cây.

Hàng đệ tử không đành lòng thấy sư phụ tuổi đã cao mà làm lụng vất vả quá, nên mới đem giấu dụng cụ làm vườn đi, bởi vì họ biết thầy vẫn không nghe lời họ khuyên mà nghỉ ngơi.

Ngày hôm ấy Thiền sư không ăn. Ngày hôm sau cũng thế, và ngày kế tiếp cũng vậy. "Hay là sư phụ giận vì chúng mình giấu dụng cụ của ngài chăng," bọn đệ tử đoán chừng. "Chúng ta nên để chúng lại chỗ cũ."

Hôm họ trả lại dụng cụ, thiền sư làm việc trở lại và ăn như cũ. Vào buổi tối, ngài dạy chúng: "Không làm, không ăn."

84. Bạn Thật Sự (Hay Bá Nha Tử Kỳ - LND.)

Thuở xưa ở Trung Hoa có hai người bạn, một người đàn rất tuyệt và một người nghe rất tinh.

Khi người đàn về cao sơn thì người nghe bảo: "Tôi có thể nhìn thấy núi thẳm ở trước mặt."

Khi người đàn về lưu thủy, người nghe reo: "Ðây là giòng nước chảy!"

Nhưng rồi người nghe mắc bệnh lìa trần. Người bạn kia cắt đứt dây đàn và không bao giờ đàn nữa. Từ bấy giờ, việc cắt đứt dây đàn ý tỏ tình bạn thắm thiết.

85. Ðến Lúc Phải Chết

Thiền sư Ikkyu, ngay lúc còn bé đã rất thông minh. Thầy của cậu có một chén uống trà rất quý, một đồ cổ hiếm hoi. Ikkyu lỡ tay đánh vỡ chén và vô cùng bối rối. Nghe bước chân thầy đến, Ikkyu vội giấu chén vỡ sau lưng. Thầy xuất hiện, Ikkyu hỏi: "Tại sao con người phải chết?"

"Thật là tự nhiên," vị thầy già trả lời. "Mọi vật đã sống lâu tất phải chết."

Ikkyu, liền giơ cái chén vỡ ra nói: "Ðã đến lúc cái chén của thầy cũng phải chết."

86. Phật Sống Và Thợ Làm Bồn Tắm

Các Thiền sư thường chỉ dạy cho đệ tử trong biệt thất. Không ai được bén mảng đến.

Thiền sư Mokurai ở chùa Kennin tại Kyoto, vẫn thích trò chuyện với các thương gia, nhà báo cũng như với các đệ tử của ngài. Có một người thợ làm bồn tắm ít học, hay đến hỏi những câu vớ vẩn, uống một cốc trà rồi bỏ đi.

Một ngày nọ có mặt người thợ trong khi Mokurai muốn chỉ dạy cho một đệ tử, nên ngài yêu cầu người thợ đợi ở phòng bên cạnh.

"Tôi biết ngài là một vị Phật sống," người thợ phản đối. "Ngay cả các tượng Phật đá còn chẳng hề từ chối mọi người đến lễ bái. Thế tại sao tôi lại bị mời ra?"

Mokurai đành phải bước ra bên ngoài để tiếp đệ tử.

87. Ba Hạng Ðệ Tử

Thiền sư Gettan, sống vào cuối triều đại Tokugawa. Ngài thường bảo: "Có ba hạng đệ tử : một hạng hoằng hóa giáo lý, một hạng tu tập ở chùa, và một hạng giá áo túi cơm.

Gasan cũng nói như thế. Khi ngài còn tu học với vị thầy rất khắt khe là Tekisui; đôi khi còn bị thầy nện cho mấy gậy. Nhiều thiền sinh khác không chịu nổi đã phải bỏ đi. Gasan ở lại, nói: "Một đệ tử xoàng thì dựa oai thầy. Một đệ tử khá thì ngưỡng mộ từ tâm của thầy. Môt đệ tử giỏi thì trở nên vững chãi hơn dưới kỷ luật của thầy."

88. Làm Sao Làm Một Bài Thơ Chữ Hán

Một thi sĩ nổi danh người Nhật được hỏi làm thế nào để kết cấu một bài thơ chữ Hán (Tuyệt Cú - LND).

"Thông thường một bài tuyệt cú chỉ có bốn câu," ông ta giải thích. "Câu đầu là khởi; câu hai là thừa, câu ba là chuyển và câu bốn là hợp. Một bài ca quen thuộc của Nhật đã vẽ rõ như thế này:

Hai cô con gái của người bán lụa ở Kyoto

Cô chị hai mươi tuổi, Cô em, mười tám.

Một chiến sĩ có thể giết người bằng lưỡi kiếm,

Nhưng các cô gái này giết đàn ông bằng đôi mắt."

89. Ðối Thoại Thiền

Các thiền sư hay huấn luyện cho đệ tử tự biểu lộ. Hai Thiền viện có hai cậu bé thiền sinh được gởi gắm. Một cậu thường đi mua rau mỗi sáng, gặp cậu kia trên đường.

"Anh đi đâu đấy?" một cậu hỏi.

"Tôi đi đến bất cứ nơi nào bàn chân dẫn dắt," cậu kia trả lời.

Câu trả lời như thế làm cậu kia bối rối, bèn đến nhờ thầy mình giúp. "Sáng mai," sư phụ bảo, "khi con gặp tên nhãi ấy, hỏi lại câu ấy. Nó sẽ trả lời y như cũ, thì hỏi nó: ‘Giả sử anh không có chân, vậy anh đi đâu đấy?’ Như thế sẽ sửa lưng được nó." Hai đứa bé gặp lại nhau sáng hôm sau.

"Anh đi đâu đấy?" cậu trước hỏi.

"Tôi đi đến bất cứ nơi nào gió đưa," cậu kia trả lời.

Thế là cậu bé trước ngẩn ngơ, thiểu não về tìm gặp thầy.

"Hỏi nó đi đâu nếu không có gió," sư phụ mách.

Lũ trẻ lại gặp nhau hôm sau, lần thứ ba.

"Anh đi đâu đấy?" cậu trước hỏi.

"Tôi ra chợ mua rau," cậu kia trả lời.

90. Cú Ðập Chót

Tangen theo học với Sengai từ khi còn bé. Khi được hai mươi tuổi, ngài muốn từ giã sư phụ để tìm học thêm ở các thiền sư khác mà đối chiếu, nhưng Sengai không cho phép. Cứ mỗi lần Tangen gợi ý liền bị Tangen đập cho một gậy lên đầu.

Sau rốt Tangen nhờ một sư huynh xin thầy hộ. Vị sư huynh liền giúp và cho Tangen biết: "Xong rồi. Huynh đã sắp xếp để đệ có thể đi tầm đạo ngay."

Tangen đến gặp Sengai để cảm tạ. Thiền sư trả lời bằng cách đập cho đệ tử một gậy khác.

Khi Tangen kể lại chuyện ấy, vị sư huynh nói: "Làm sao thế được? Không lẽ thầy đã cho phép rồi lại đổi ý. Huynh sẽ hỏi thầy." Và ông ta đi gặp sư phụ.

"Ta không hề hủy phép," Sengai bảo. "Ta chỉ muốn cho hắn một cú đập chót lên đầu, để khi trở về hắn sẽ giác ngộ và ta không còn dịp để quở trách hắn nữa."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/09/2018(Xem: 8259)
Cực tịnh sanh động (Truyện tích của HT Thích Huyền Tôn kể, do Phật tử Quảng Tịnh diễn đọc) Cách đây 28 năm (1973), hồi đó tôi 16 tuổi (1945), nghe kinh Bát Nhã và pháp Bảo Đàn, bỗng nhiên lòng tôi không còn luyến tiếc gì bản thân và muốn xa lìa tất cả để lên non cao tu luyện. Tôi đem ý nguyện ấy thưa với Bổn sư là Hòa thượng Diệu Quang, Tổ thứ sáu của Tổ đình Thiên Ấn và là vị khai sơn chùa Viên Giác núi Thanh Thanh - nơi tôi đang tu học.
26/09/2018(Xem: 3854)
Một anh chàng thanh niên lái xe mô tô rất là tài giỏi. Không cờ bạc, không hút sách, không rượu chè, anh ta có một thú đam mê duy nhất : lái xe mô tô. Đúng là một đức tính rất tốt cho các luật lệ giao thông rất nghiêm khắt ở xứ sở Kangaroo này. Thế nên bao năm qua vượt nhanh cũng nhiều, lạng lách cũng lắm, chưa bao giờ anh gây ra tai nạn nào, mà cũng chưa hề một lần phạm luật bị phạt vi cảnh.
26/09/2018(Xem: 7101)
Truyện kể rằng, ngày xưa có gia đình ông Trương Công Nghệ, họ hàng sống với nhau chín đời : cố, ông, bà, con, cháu, chắt, chít ... tính sơ sơ trên dưới trăm người, lúc nào cũng rất mực yêu thương, rất mực thuận hòa, vui vẻ và êm ấm, chẳng bao giờ thấy họ gây gỗ, ganh đua hoặc lục đục chia lìa và xa cách nhau.
24/09/2018(Xem: 9450)
Audio Truyện Cổ Tích: Chín Mươi Ba Kiếp Mới Gặp Lại Con; Việt dịch: HT Thích Huyền Tôn; diễn đọc: TT Thích Nguyên Tạng -- Vào khoảng thời gian hai mươi năm sau Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni nhập diệt, Từ thành Tỳ-Xá-Ly hướng về phía Bắc Thành Ca-Tỳ-La-Vệ. Có một đoàn Tăng lữ gồm 17 vị, họ bước những bước chân nhịp nhàng và đều đặn, tuy không phát ra tiếng động của nhiều bàn chân cùng nện xuống mặt đất bột khô dưới sức nóng của mùa hè oi bức, nhưng không sao tránh khỏi lớp bụi bủn tung tỏa dưới sức dẫm của 34 cái bàn chân, tạo nên một đám mây cuồn cuộn; từ xa, tưởng chừng như các tiên nhân vừa từ trên không đằng vân vừa đáp xuống. Mây bụi vẫn cuộn trôi về phía sau lưng của họ, mặt trời càng rực đỏ và nghiêng hẳn về hướng tây, đến ngã rẽ, trước mặt họ là rừng cây khô trụi lá, một con quạ cô đơn ngoác mỏ kêu: Quạ! Quạ! Quạ!
11/09/2018(Xem: 3880)
Phía Bắc Trung Ấn Độ, vào thời cổ xưa, hơn 2000 năm, có một vị Thủ Tướng của nước Ba-la-nại, gia sản của ông rất là giàu có, quyền tước lớn, nhưng lòng ông luôn mang một nỗi niềm đau khổ. Vì, tuổi tác càng ngày càng già, tuy nhiều vợ, nhưng không một bà nào đem về cho ông một niềm vui mà ông mãi hoài mong thao thức, đó là một đứa con trai.
01/09/2018(Xem: 3053)
Có những niềm vui
24/08/2018(Xem: 5494)
Kịch : Tôn Giả Vô Não Biên soạn và đạo diễn: Trần Thị Nhật Hưng Hai màn Diễn viên: Sư phụ, sư mẫu,Vô Não và vai Đức Phật. Lời giới thiệu: Kính thưa Quí vị Là Phật tử, hẳn chúng ta đã từng nghe về nhân vật cắt 1000 ngón tay, xâu đeo vào cổ. Đó là chuyện tích Phật giáo nói về ngài Vô Não mà Đức Phật đã chuyển hóa thành một người tốt và trở thành đệ tử của Phật, về sau còn đắc quả A La Hán nữa. Hôm nay trên sân khấu này, chuyện tích đó sẽ được kể lại dưới ngòi bút của Trần Thị Nhật Hưng qua sự diễn xuất một cách sống thực của... Kính mời Quí vị theo dõi. Đây màn kịch Vô Não xin bắt đầu.
21/08/2018(Xem: 11848)
Mục Kiền Liên vốn xuất thân Con ông trưởng giả vô ngần giàu sang Ông cha tu rất đàng hoàng Nổi danh đạo đức xóm làng biết tên, Nhưng bà mẹ thời luân phiên Làm điều ác đức cho nên trong đời Gây nhiều nghiệp nặng tày trời Kiếp sau quả báo vào nơi đọa đày. Riêng Mục Liên nổi tiếng thay Thông minh, hiếu thảo lại đầy lòng nhân Can trường, cương nghị, lạc quan Thấy điều bất chính là can thiệp liền.
16/08/2018(Xem: 8003)
Trong nhiều bài kinh từ Hán tạng cho đến Pali tạng, Đức Phật tán thán hạnh hiếu dưỡng cha mẹ vì công ơn mang nặng đẻ đau và dưỡng dục của cha mẹ là vô ngần, không thể tính kể. Cho nên trong Tăng Chi Bộ, Thế Tôn gọi Cha Mẹ là Phạm Thiên, và những con cháu trong gia đình nào mà kính dưỡng cha mẹ được xem ngang bằng với Phạm Thiên: “Những gia đình nào, trong ấy các con cái kính lễ cha mẹ, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên, được chấp nhận là đáng được cúng dường”
13/08/2018(Xem: 6825)
Từ ngày vào chùa ở với sư cụ, chú Nhị Bảo ít khi được về thăm gia đình, mặc dù từ chùa về nhà không xa lắm, chỉ băng qua một cánh đồng, một khu rừng đầy thông reo là đến con đường lớn dẫn thẳng về nhà. Nếu đi bộ, chú phải mất hơn mấy tiếng đồng hồ. Công việc của chú hằng ngày tuy đơn giản nhưng thời khóa cũng khít khao. Sau những giờ hầu sư cụ, chú học kinh, viết chữ nho và thỉnh kệ chuông U Minh buổi tối. Mỗi ngày, chú còn phải đến lớp để tiếp tục chương trình phổ thông cơ sở. Chú học giỏi lại có hạnh kiểm tốt, đặc biệt gương mặt trong vắt ngây thơ và thánh thiện của chú khiến mọi người ai cũng mến yêu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]