Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện 51 - 60

24/01/201221:34(Xem: 7269)
Chuyện 51 - 60
Một trăm lẻ một câu chuyện Thiền
Trần Trúc Lâm

51. Ðậu Phụ (Ðậu Hủ) Chua

Vị tăng nấu bếp Dairyo, tại tu viện của Bankei, quyết định sẽ chăm sóc chu đáo cho sức khỏe của sư phụ già của mình và dành cho ngài món đậu phụ tươi (miso) mà thôi. Bankei nhận ra rằng mình được dọn món đậu phụ tươi ngon hơn của các môn đồ, hỏi: "Ai là kẻ nấu bếp bữa nay?"

Dairyo được đem đến trình diện. Bankei hiểu rằng chỉ vì tuổi tác và ngôi vị của mình mà được dùng món đậu phụ tươi. Ngài nói với người nấu bếp: "Như vậy là ngươi cho rằng ta chẳng nên ăn gì ráo." Nói xong ngài lui vào phòng và khóa cửa lại.

Dairyo liền ngồi ngoài cửa xin thầy tha lỗi. Bankei không trả lời. Qua bảy ngày Dairyo ngồi bên ngoài và Bankei bên trong. Cuối cùng một đệ tử nói lớn với Bankei: "Sư phụ già có thể không sao, nhưng tên môn đồ trẻ này cần phải ăn. Y không thể sống được nếu không ăn!"

Ðến đấy thì Bankei mở cửa. Ngài mỉm cười. Ngài nói với Dairyo: "Nên để ta ăn cùng món giống như của tất cả môn đồ khác. Khi ngươi trở thành sư phụ ta không muốn ngươi quên chuyện này."

52. Ánh Sáng Của Ngươi Có Thể Tắt

Một môn đồ của phái Tendai đến thiền viện của Gasan như một thiền sinh. Khi ông ta sắp rời khỏi sau vài năm, Gasan khuyến cáo: "Học hỏi thấu đáo về diệu đế chỉ ích lợi tựa như gom góp những bài thuyết pháp. Nhưng hãy nhớ rằng nếu ông không thường xuyên thiền quán thì ánh sáng chân lý của ông có thể tắt."

53. Thí Chủ Nên Cám Ơn

Khi Seisetsu làm thiền sư của phái Engaku ở Kamakura, ngài muốn có những phòng ốc lớn hơn trong thiền viện, vì kẻ theo học quá đông. Umezu Seibei, một thương gia ở Edo, quyết định cúng tặng năm trăm lượng vàng (ryo) cho việc xây xất. Y mang vàng đến cho thiền sư.

Seisetsu nói: "Thôi được, ta sẽ nhận."

Umezu trao cho Seisetsu một bao vàng, nhưng không mấy hài lòng với thái độ của vị thiền sư. Người ta có thể sống cả năm với ba lượng, đằng này ông thương gia không được một tiếng cám ơn với năm trăm lượng.

"Trong bao này có năm trăm lượng vàng," Umezu ám chỉ.

"Ông đã bảo với tôi như thế rồi," Seisetsu trả lời.

"Ngay cả tôi là một thương gia giàu có, năm trăm lượng cũng là một món tiền lớn," Umezu nói.

"Ông muốn tôi cám ơn vì nó?" Seisetsu hỏi.

"Nên thế," Umezu trả lời.

"Tại sao lại thế?" Seisetsu thắc mắc. "Thí chủ nên cám ơn mới phải chứ."

54. Chúc Thư

Ikkyu, vị thiền sư danh tiếng thời Ashikaga, vốn là hoàng tử. Khi ngài còn bé mẹ ngài đã rời khỏi hoàng thành để theo học thiền trong một tự viện. Cũng vì thế mà Hoàng tử Ikkyu trở thành thiền sinh. Khi mẹ ngài băng hà, có để lại cho ngài một bức thư như thế này:

Gởi Ikkyu:

Mẹ vừa hoàn tất nghiệp quả trong đời này và trở về với cõi vô cùng. Mẹ chúc con trở thành một thiền sinh giỏi và nhận ra Phật tánh của mình. Nhờ vậy con mới biết được rằng mẹ có sa vào địa ngục, và có luôn được gần con hay không.

Nếu con trở thành một kẻ hiểu được rằng Ðức Phật và đệ tử của Ngài là Bồ Ðề Ðạt Ma đều là những kẻ tôi tớ của chính con, con nên ngừng chuyện nghiên cứu học hỏi mà nên làm việc cứu nhân độ thế. Ðức Phật đã thuyết pháp trong bốn mươi chín năm mà vẫn thấy không cần thiết nói lên một lời. Con phải biết vì sao. Nhưng nếu con không và ít ra, nên tránh nghĩ đến những điều vô ích.

Mẹ của con,

Không sinh, không tử.

Ngày đầu Tháng Chín.

Tái bút: Giáo pháp của Ðức Phật là cốt để giác ngộ kẻ khác. Nếu con bị lệ thuộc vào những phương cách, thì con chẳng qua chỉ là một con côn trùng ngu muội. Có đến tám vạn kinh điển Phật giáo và nếu con phải đọc cho hết mà vẫn không nhận ra Phật tính của con, con sẽ không hiểu được gì cả ngay cả lá thư này. Ðây là di chúc của mẹ.

55. Trà Sư Và Kẻ Thích Khách

Taiko, một tướng quân sống ở Nhật trước thời Tokugawa, học môn Cha-no-yu, trà đạo, với Sen no Rikyu, một vị thầy về biểu hiện vẻ đẹp của tĩnh lặng và tự tại.

Viên phó tướng của Taiko tên là Kato lại cho rằng sự đam mê về trà đạo của cấp trên làm xao lãng việc nước, nên y quyết đi giết Sen no Rikyu. Y dàn xếp như là một cuộc thăm viếng xã giao và được mời đến dùng trà.

Trà sư, rất tinh ý cho nên mới nhìn qua đã biết được ý định của viên võ tướng. Ngài yêu cầu Kato gởi kiếm ở bên ngoài trước khi vào phòng, giải thích rằng Cha-no-yu là biểu tượng cho an lạc.

Kato chẳng nghe lời. "Ta là võ tướng," y bảo. "Gươm luôn luôn ở cạnh ta. Cha-no-yu hay không Cha-no-yu, ta vẫn phải mang gươm."

"Vậy thì, hãy cứ mang gươm của ngài vào dùng trà," Sen no Rikyu thỏa thuận.

Ấm đang sôi trên lò than. Chợt Sen no Rikyu làm nó ngã. Hơi nóng réo lên cùng với khói và tro bao trùm khắp phòng. Viên võ tướng giật mình chạy ra ngoài. Trà sư xin lỗi. "Do tôi vụng về. Xin trở vào dùng trà. Gươm của ngài lỡ bị tro phủ và tôi sẽ cho lau chùi sạch sẽ trước khi giao lại cho ngài."

Trong tình huống như vậy viên võ tướng hiểu rằng y không thể giết được trà sư, nên bỏ hẳn ý định.

46. Chánh Ðạo

Ngay trước khi Ninakawa lìa trần, thiền sư Ikkyu đến thăm. "Có cần bần tăng dẫn độ chăng?" Ikkyu hỏi.

Ninakawa trả lời: "Tôi đến đây một mình và tôi ra đi một mình. Ngài có thể giúp gì nào?"

Ikkyu trả lời: "Nếu ông nghĩ rằng ông thực sự đến và đi, đó là vọng tưởng. Ðể ta chỉ cho ông con đường theo đó chẳng có đến và chẳng có đi."

Rồi dùng lời, Ikkyu mở cho thấy con đường sáng rõ và Ninakawa mỉm cười viên tịch.

47. Cửa Thiên Ðường

Một chiến sĩ tên là Nobushinge tìm đến Hakuin hỏi: "Thiên đàng và địa ngục có thực chăng?"

"Ông là ai?" Hakuin hỏi.

"Tôi là một hiệp sĩ đạo," người chiến sĩ trả lời.

"Oâng mà là hiệp sĩ à!" Hakuin thảng thốt. "Quan nào mà lại thuê ông hộ vệ? Gương mặt ông trông giống tên hành khất."

Nobushinge bắt đầu nổi giận toan rút kiếm, nhưng Hakuin nói tiếp: "Thì ra ông cũng có kiếm! Vũ khí của ông nom có vẻ đùi lắm làm sao mà cắt được đầu ta."

Trong khi Nobushinge rút kiếm Hakuin nhận xét: "Ðây là cửa mở ra địa ngục!"

Qua câu nói người võ sĩ đạo ngộ được lời dạy của thiền sư, tra kiếm vào bao và cúi lạy.

"Ðây là cửa mở vào thiên đàng," Hakuin nói.

58. Bắt Giam Tượng Phật

Một anh lái buôn vác trên vai năm mươi cuộn bông dừng nghỉ trong một trạm dưới chân một tượng Phật bằng đá để tránh hơi nóng. Y buồn ngủ và chợp mắt, khi thức dậy thì hàng hóa biến mất. Y liền đi trình báo với nhà cầm quyền.

Vị quan tòa tên là O-oka mở cuộc điều tra. "Tượng Phật đó chắc đã đánh cắp món hàng," quan tòa kết luận. "Lẽ ra ông ta phải chăm sóc cho sự an lành của dân lại không làm tròn phận sự cao cả. Bắt giam tượng ngay."

Quan chức liền bắt giam tượng Phật và khiêng vào giữa tòa án. Một đám đông ồn ào kéo theo sau tượng Phật, tò mò muốn biết quan tòa xử hình phạt gì đây.

Khi O-oka đăng đường, ông liền trách mắng đám đông. "Các vị dám cả gan đến tòa cười cợt chế riu? Các vị mang tội khinh mạng tòa án nên phải bị phạt tiền và tù."

Ðám đông vội vã xin lỗi. "Ta sẽ giữ nguyên phạt vạ," quan tòa phán, "nhưng ta sẽ khoan hồng nếu mỗi người mang đến tòa một cuộn bông trong kỳ hạn ba ngày. Ai không y lệnh sẽ bị bỏ tù."

Một trong những cuộn bông mang đến liền được anh lái buôn nhận ra là của mình, do đó tên trộm bị lộ diện. Anh lái buôn thu hồi số hàng bị mất và mọi cuộn bông được trả lại cho dân.

59. Những Chiến Sĩ Nhân Ðạo

Có lần một sư đoàn quân đội Nhật tập trận, vài sĩ quan thấy cần phải đặt bộ chỉ huy trong thiền viện của Gasan.

Gasan bảo nhà bếp: "Dọn cho các sĩ quan cùng một món mà chúng ta thường ăn."

Ðiều này làm cho đám sĩ quan tức giận vì họ thường được hưởng ưu đãi. Một người đến gặp Gasan và nói: "Ông nghĩ chúng tôi là ai? Chúng tôi là chiến sĩ, hy sinh mạng sống cho quốc gia. Tại sao ông không đối đãi với chúng tôi đúng cách?"

Gasan nghiêm trọng trả lời: "Ông nghĩ chúng tôi là ai? Chúng tôi là chiến sĩ nhân đạo, cốt cứu được tất cả chúng sinh."

60. Ðường Hầm

Zenkai, con của một hiệp sĩ đạo, du hành đến Edo và được nhận làm hầu cận của một quan chức lớn. Y tư tình với bà vợ viên quan và chuyện bị vở lở. Vì tự vệ, y hạ sát viên quan rồi tẩu thoát với nhân tình.

Cả hai về sau trở thành đạo chích. Nhưng người đàn bà tham lam quá độ làm cho Zenkai ghê tởm. Cuối cùng, y đành phải bỏ rơi bà ta và trôi nổi đến một tỉnh xa Buzen, trở nên một tên hành khất lang thang.

Ðể chuộc tội trong quá khứ, Zenkai nguyện làm vài điều thiện trong đời. Biết có một con đường đi qua vực núi rất nguy hiểm đã làm nhiều người chết và bị thương, y quyết tâm đục một đường hầm qua núi.

Khất thực ban ngày. Zenkai đào hầm vào ban đêm. Sau ba mươi năm, đường hầm đã được đào dài 2,280 bộ, cao 20 bộ, và rộng 30 bộ.

Hai năm trước khi công việc hoàn tất, người con của viên quan bị y giết, nay là tay kiếm cao thủ, tìm ra tông tích Zenkai và tìm đến giết y để trả thù.

"Ta sẽ nộp mạng cho ngươi," Zenkai bảo. "Hãy để ta hoàn thành công việc này. Ðến ngày đó ngươi có thể giết ta."

Người con chờ đợi ngày đó. Vài tháng trôi qua và Zenkai tiếp tục đào. Người con chán ngồi không và góp tay đào giúp. Sau hơn một năm giúp đào, người con thán phục tư cách và ý chí của Zenkai.

Cuối cùng, đường hầm đào xong và mọi người qua lại an toàn.

"Hãy lấy đầu ta," Zenkai nói. "Việc đã hoàn tất."

"Sao ta lại có thể cắt đầu của thầy ta được?" người thanh niên hỏi mà nước mắt đầm đìa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2015(Xem: 4487)
Một người phụ nữ ra khỏi nhà và nhìn thấy ba người đàn ông râu dài bạc trắng đang ngồi trên băng ghế đá ở sân trước. Bà không hề quen ai trong số họ. Tuy nhiên, vốn là người tốt bụng, bà nói: “Tôi không biết các ông nhưng chắc là các ông đang rất đói, xin mời các ông vào nhà ăn một chút gì đó”.
03/11/2015(Xem: 4152)
Đã lỡ hứa với lòng là từ đây nhất định sẽ không viết chuyện tình nữa, nhưng có lẽ “mối dây ràng buộc của nghiệp trần duyên“ của tôi vẫn còn nên phải đành viết tiếp câu chuyện tình của Liên Hoa Hòa Thượng và nàng công nương em gái vua Gia Long. Thiên tình sử kéo dài đến 40 năm với một tình yêu độc đạo, nghĩa là đường yêu chỉ có một chiều. Nàng yêu đắng, yêu cay trong tuyệt vọng vị Hòa Thượng làm Tăng Cang chùa Thiên Mụ ở kinh đô Huế và cũng là sư phụ truyền Bồ Tát giới cho nàng. Để tránh mối tình ngang trái chỉ làm cản trở đường tu và sự trong sáng của mình, vị Hòa Thượng khả kính đã tìm cách trở về chùa xưa, Sắc Tứ Từ Ân ở Gia Định để tỵ nạn tình duyên. Nhưng Hoàng Cô - cô của vua Minh Mạng vẫn bám theo kiểu, cho dù chàng có đi đến chân trời góc biển nào, thiếp cũng khăn gói theo chàng.
24/10/2015(Xem: 6403)
Tại Hoa Kỳ, nếu nói về những người Mỹ gốc Việt đang thành danh trong ngành Luật và hành nghề Luật sư tại các Tiểu Bang khắp nước Mỹ thì thật là cả một lực lượng quá đông. Nhưng nói đến một nữ Luật sư có nhan sắc xinh đẹp, có nhiều tài năng đa dạng vừa là Luật sư xuất sắc kiêm Họa sĩ từng nhiều lần triễn lãm tranh sơn dầu vẽ kích thước lớn trên vải bố Cavas; và là một Thi sĩ có những bài Thơ rất hay đầy tính nhân bản, thật lãng mạn thì chắc chắn người ta phải nói đến Nữ Luật Sư JENNY ĐỖ tại San Jose, bắc California.
08/10/2015(Xem: 3918)
S au 5 năm, tôi trở lại thăm bạn lần thứ tư trên xứ người. Bước xuống phi trường, thấy bạn lững thững từ xa đi đến, bóng dáng lẻ loi nổi bật trên nền trời xanh biếc làm lòng tôi quặn thắt. Tôi biết bây giờ bạn là người cô đơn nhất, lòng đang chất chứa một nỗi u hoài. Còn tôi, cũng chỉ đến với bạn đôi ba ngày, có chăng cũng chỉ đem đến cho bạn vài nụ cười ngắn ngủi rồi đành phải chia xa!
02/10/2015(Xem: 3454)
Hôm nay tôi đến nhà người anh họ để dự đám giỗ mẹ của anh ấy (cũng là mợ của tôi), nhìn lên bàn thờ thấy khói hương nghi ngút, thức ăn, trái cây bày cúng ê hề, lòng tôi bỗng nhói lên một niềm cảm xúc. Thời gian trôi nhanh quá, mới đó đã mười hai năm. Nhớ lúc cha tôi vừa mất, khi chuẩn bị tẩn liệm cho người, mợ ấy đến nhìn mặt cha tôi lần cuối rồi khen rằng cha tôi chết không mất một miếng thịt (cha tôi mất đột ngột do tai biến mạch máu não), mấy tháng sau bắt đầu đến mợ ấy. Thế nhưng căn bệnh ung thư đại tràng đã hành hạ thân xác mợ gần một năm trời khiến mợ như chỉ còn da bọc xương.
01/10/2015(Xem: 8375)
Vạn Dặm Rong Chơi, Đường Rộng Mở _ Thích Từ Lực
14/09/2015(Xem: 3949)
Văn Nhân là văn sĩ nổi tiếng đã có vài chục tác phẩm xuất bản. Nếu như sinh ra ở Hoa Kỳ hay Tây Phương thì chàng ta đã trở thành triệu phú, đời sống đế vương. Thế nhưng thị trường chữ nghĩa của người Việt hải ngoại thì nhỏ, “văn chương hạ giới lại rẻ như bèo”, báo phát không, báo biếu, báo chợ, báo cắt dán khơi khơi đăng truyện của chàng mà không phải trả nhuận bút, nhà xuất bản kiếm được mớ tiền khi xuất bản sách của chàng…thế nhưng chính tác giả lại nghèo kiết xác.
08/09/2015(Xem: 4573)
Ông trời run rủi thật kỳ lạ, cho những người từ những phương trời xa lắc xa lơ bỗng nhiên gặp nhau, rồi cuộc đời ràng buộc với nhau ! Hôm đó trong văn phòng ông Paul, khoa trưởng trường đại học ở một tỉnh xa Paris, có ba người gặp nhau lần đầu : ông Paul, cậu Santy và Jean. Ông Paul người gốc Ba Lan, giòng dõi quý phái, theo cha mẹ lưu lạc sang Pháp. Ông học xuất sắc, đỗ đạt cao, làm giáo sư , rồi lên chức khoa trưởng kiêm giám đốc một trung tâm khảo cứu. Santy là một thanh niên người Lào, con nhà khá giả, được bố mẹ cho đi học bên Tây. Thông minh, chăm chỉ, đậu tiến sỹ rất sớm, cậu được nhận ngay làm giáo sư diễn giảng trong đại học ông Paul.
03/09/2015(Xem: 3555)
Tôi rất thích thiên nhiên. Dù đối với tôi, ở đâu, ngắn hay dài ngày, diện tích lớn hay nhỏ không quan trọng mà tôi luôn chọn cho mình một nơi trú ngụ có thiên nhiên. (Và yêu cầu thứ 2 là sạch sẽ). Điều mong muốn này không có nghĩa rằng tôi đòi hỏi cho mình vườn cây, hồ nước hay bể bơi. Cái mà tôi muốn nhất là khoảng không, là bầu trời. Dù ở căn hộ hay ở phòng thuê nhỏ xíu tôi rất thích có cửa sổ để ngắm trời xanh, mây trắng, và có thể thêm màu xanh của cây cối nơi xa xa…
28/08/2015(Xem: 4713)
Cải biên từ một bài hát, tôi xin đổi là: “Âu Châu có gì lạ không em? Mai em về còn nhớ gì không?”. Còn nhớ chứ, nhớ nhiều nữa là khác. Nhớ như một người yêu nhớ người tình. Và tôi đã nhớ gì, xin... thỏ thẻ cùng các bạn nỗi lòng của tôi nha. Âu Châu năm nay có hai sự kiện: * Sự kiện thứ nhất là khóa tu học hằng năm vẫn thường xảy ra tại một nước trong Âu Châu, không chỉ Phật tử khắp Âu Châu đều biết mà cả thế giới cũng có một số người quan tâm. * Sự kiện thứ hai độc nhất vô nhị thật đặc biệt chưa từng có trên thế gian này đã làm xôn xao khắp năm châu bốn biển đó là 4 đại lễ cùng tổ chức một lần tại chùa Khánh Anh, Paris. - Lễ Đại Tường Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm. - Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Evry. - Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày về nguồn 9) - Đại Giới Đàn Khánh Anh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]