Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[13-24]

13/12/201116:29(Xem: 4491)
[13-24]
VI TIẾU
Tác giả: Viên Minh

[13-24]

13. ĐẤNG PHẠM THIÊN BẤT ĐỘNG

Thiên Sứ xuống trần thấy một đạo sĩ Yoga đang tuyệt thực, ngồi ngay ngắn trong một tịnh thất kín đáo yên tĩnh, thân tâm bất động.

Thiên Sứ hỏi:

- Đạo sĩ ngồi như vậy để làm gì?

- Để thể nhập đấng Phạm Thiên.

Thiên Sứ ngơ ngác nhủ thầm:

- đấng chí tôn ban cho hắn uống ăn, đi đứng, hoạt động, hiểu biết, tư duy, ngủ nghỉ v.v... có cái nào ngăn trở hắn thể nhập với Ngài đâu? Hay là hắn muốn Ngài phải bất động theo hắn?

۞

Lời góp ý:

Pháp vốn đầy đủ mọi điều, không phải chỉ có tịnh mà không động, hữu mà không vô, tánh mà không tướng, thế mà không dụng...

Có người nọ được giao cho “ngôi nhà pháp” đầy đủ mọi thứ tiện nghi. Nhưng anh lại bị bịt mắt, chẳng thấy thứ gì nên đi đâu đụng đó. đụng trên đầu thì lo tránh chỗ cao, đụng dưới chân thì ngại ngùng chỗ thấp, đụng dao thì đứt, đụng lửa thì phỏng,... nên đối với anh mọi vật chỉ là tai họa ! Anh bèn nghĩ “bây giờ cứ ngồi một chỗ là tốt nhất” .

Nhưng ngồi mãi cũng có cái khổ của ngồi, lại còn cần phải uống, phải ăn, phải tiểu, phải đại, ... ngồi hoài sao được. Thế rồi anh lại đứng dậy đi, đi thì lại đụng. Lần này anh tự nhủ: “À, phải rồi, bây giờ mình dẹp hết mọi thứ là yên” .

Thế là đụng gì anh dẹp nấy, trong nhà rộng rãi mọi thứ trống trơn. Chưa kịp hân hoan thì bụng đói, nhưng cơm đâu có mà ăn, nước đâu mà uống, mệt lả chẳng có giường mà nằm, lạnh queo chẳng mền đâu mà đắp. Té ra ngôi nhà trống trơn lại càng thêm khổ.

Anh lại nghĩ “thôi mình bỏ nhà này đi tìm nhà khác”. Cuối cùng anh cũng mò mẫm đến được ngôi nhà bên cạnh. Nhưng khi đến nơi mọi việc cũng hoàn như cũ. Anh thở dài ảo não, thất vọng chán chường, khóc lóc thảm thiết. Ý nghĩ cuối cùng đến với anh là “chỉ còn tự tử là xong” .

Có kẻ sáng mắt đi qua, lấy làm lạ gạn hỏi. Anh kể lể đầu đuôi tự sự. Người sáng mắt nói: “Tránh mọi vật hay bỏ chúng đi, ra khỏi nhà hay toan tự tử phỏng có lợi ích gì ? Chỉ vì anh bị bịt mắt mà không thấy, chứ mọi vật đâu có tội tình gì, sao không chịu mở mắt ra mà lại ngồi than oán ?”.

Chúng sanh cũng thế, sợ động tìm tịnh, chán tịnh tìm động, lấy tánh bỏ tướng, tránh thể tìm dụng,... đều y như vậy. Nói là thể nhập vạn pháp mà lại bắt vạn pháp chìu theo ý mình.

Pháp vốn không sai không đúng, vì chấp THỂmà thành ra chơn, giả. Pháp cũng không sạch không dơ vì chấpTƯỚNGmà hóa thành xấu, đẹp. Pháp lại chẳng hay, chẳng dở vì chấp DỤNG mà biến thành thiện.


14. TUỆ QUÁN

Người lãnh trách nhiệm quét dọn thiền đường đang làm việc, thấy Sư bước vào, người ấy hỏi:

- Hành Tuệ Quán có khó không?

Sư nói:

- Từ lâu ta có nghe ngươi than van gì về việc quét tước đâu.

۞

Lời góp ý:

Tuệ Quán (pannaya passati) còn gọi là quán chiếu Bát Nhã, hoặc Tuệ Minh Sát, Tuệ Quán Chiếu (vipassanà) v.v... đều lấy Tuệ Giác mà chiếu soi thực tướng của vạn pháp. Nói “kiến tánh”, nói “thấy thực tướng” đều chỉ là cách nói khác nhau về cùng một sự kiện. Thấy cái này tức thấy cái kia, không thấy cái này thì cái kia cũng mù tịt. Không thể chỉ thấy cái này mà không thấy cái kia được.

Hành Tuệ Quán chính là lặng lẽ chiếu soi hồn nhiên trong sáng. Có tinh tấn nên không phải dễ. Không gắng sức nên chẳng phải khó. Còn đối tượng của Tuệ Quán chính là thực tại hiện tiền (pháp đang là, dương xứ) nên Kinh nói : “Chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính là đây”.Pháp lúc nào cũng hiện tiền : đi - đứng - ngồi - nằm, lau chùi - quét tước, tâm - vật, trong - ngoài chẳng luôn điều gì nên quán nên không. Cứ thực tại hiện tiền mà thấy y như thị (yathàbhùtam), đừng để tướng mê ngăn ngại, đừng để tướng vọng che lấp là Như Lai lập tức xuất hiện ở đời. Tướng mê thấy là tướng mê, tướng vọng thấy là tướng vọng thì “vô minh thực tánh tức Phật tánh”.

Vậy, Tuệ Quán chính là:

“Tâm địa nhược không

Tuệ nhật tự chiếu”.


15. NGHE PHÁP THUYẾT

Một nhóm thiền sinh đến thỉnh Sư đăng đàn thuyết pháp.

Sư nói:

- Quý vị nghe thuyết pháp đã nhiều, bây giờ nghe pháp thuyết đi chứ.

۞

Lời góp ý:

Thuyết pháp tức là dùng ngôn ngữ để chỉ bày chân lý. Đức Phật thấy chân lý bằng tuệ giác chứ không qua ngôn ngữ của lý trí. Chân lý thuộc về đệ nhất nghĩa đế (paramattha), còn ngôn ngữ thuộc về chế định của tục đế (pannatti). Nhưng chúng sanh không thấy được chân lý nên Đức Phật phải dùng ngôn ngữ để chỉ bày. Người nghe thuyết pháp không nên lệ thuộc vào ngôn ngữ mà chỉ nương ngôn ngữ để thấy chân lý. Người ta thường lắng nghe người thuyết pháp và ngôn ngữ người ấy thuyết để tìm ra một ý nghĩa cao siêu nào đó chứ không chịu lắng nghe chính“cái pháp”mà ngôn ngữ ấy chỉ bày.

Chân lý tự nó luôn luôn hiển hiện sự thật mà không cần ngôn ngữ, đó là cách mà chân lý (pháp) tự thuyết minh chính mình. Ai biết lắng nghe sự tự thuyết ấy của chân lý, người ấy biết nghe pháp thuyết vậy.

Pháp trong Đạo Thiên Chúa gọi là Đức Chúa Cha. Còn Đức Chúa Con sở dĩ được gọi là Ngôi Lời vì Ngài chỉ bày sự có mặt của Đức Chúa Cha. Đó chính là thuyết pháp. Đức Chúa Thánh Thần thì có nhiệm vụ mặc khải sự có mặt của Đức Chúa Cha, không bằng ngôn ngữ như Đức Chúa Con, mà bằng cách hiện ra hình ảnh để từ đó người ta có thể nhận diện được Đức Chúa Cha. Đó chính là pháp thuyết.

So sánh với Phật Giáo, Đức Chúa Cha là Pháp Tánh, Đức Chúa Con là người giác ngộ và chỉ bày Pháp Tánh. Đức Chúa Thánh Thần là hiện tướng của Pháp vậy.


16. MẤT 32 THÂN

Một người thắc mắc về khả năng cứu độ của Đức Quán Thế Âm bèn hỏi Sư:

- Đức Quán Thế Am thần thông biến hóa như vậy sao không cứu độ tất cả chúng sanh vào cảnh giới cực lạc mà cứ để họ trầm luân khổ nạn hoài?

Sư nói:

- Úi chà! Nếu được như ý ngươi thì Bồ Tát mất hết 32 thân!

۞

Lời góp ý:

Nếu người ta chỉ biết Đức Quán Thế Âm như là một nhân vật, một vị Bồ Tát từ bi quảng đại, biến hóa vô cùng, có thể ứng hiện “32” thân để tùy căn duyên chúng sanh mà cứu độ, thì người ta cũng không khỏi thắc mắc khi thấy mặc dù Đức Quán Thế Am có Đại Từ Bi, Đại Thần Lực như vậy mà sao thế gian khổ hải vẫn hoàn là khổ hải?

Lại nữa, không phải chỉ có một Đức Quán Thế Âm mà có vô số Bồ Tát như vậy. Riêng các vị Bồ Tát cùng hạnh nguyện, cùng danh xưng với Đức Quán Thế Âm cũng đã là vô số kể. Vậy tại sao “tam giới”vẫn “bất an do như hỏa trạch”?

Những nguyên lý trong Đạo Phật mà ai cũng biết là “tích thiện phùng thiện, tích ác phùng ác”, “nhân nào quả nấy”, “ai tu nấy đắc”, “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”,v.v... chứng tỏ người Phật tử không ỷ lại vào tha lực, vào sự cứu rỗi của một ai khác. Pháp vốn tự nó đã có luật nhân quả thưởng phạt phân minh. Vậy liệu Đức Quán Thế Âm có thể can thiệp vào sự công minh rành rẽ của pháp giới được chăng?

Mặt khác, Đạo Phật không phải nhằm mục đích trốn lánh chân lý về sự khổ mà người Phật tử phải đối diện trực tiếp với cái khổ để thấy rõ nguyên nhân phát sinh ra nó. KHỔlà một thực tại cần được“thấy, biết, hiện quán và thực chứng”.Đạo Phật không dạy thoát khổ bằng con đường trốn lánh hoặc cầu xin một sự cứu rỗi bên ngoài mà bằng con đường trí tuệ tự chứng.

Như vậy Chư Bồ Tát nói chung và Bồ Tát Quán Thế Âm nói riêng có ý nghĩa gì trong biện chứng giải thoát của Đạo Phật ? Thực ra đây chỉ là ý nghĩa biểu tượng: Bồ Tát nói chung tượng trưng cho tướng dụngTHIỆN MỸcủa Pháp. Về phương diện này Pháp có hai: nội pháp (tâm) và ngoại pháp (cảnh).

1) Đối với tâm pháp, Bồ Tát tượng trưng cho tín, tấn, niệm, định, huệ, từ, bi, hỷ, xả và tất cả thiện pháp. Ngược lại là chúng sanh, như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến và tất cả bất thiện pháp. Riêng Đức Quán Thế Am tượng trưng cho từ bi và chánh niệm. Khi một ác pháp khởi lên trong tâm, đó là một chúng sanh đang đau khổ, đang bị đốt cháy, đang bị đắm chìm, đang bị trói buộc, v.v... Chỉ có Bồ Tát chánh niệm (+ tỉnh giác) mới cứu độ được ác pháp đó ra khỏi trầm luân sinh tử nên “Ngài” quả là từ bi vô lượng. Bất kỳ ác pháp khởi lên ở đâu, chánh niệm cũng đều tới được để độ, nên thần thông biến hóa - nhất là “nhĩ căn viên thông”- của “Ngài” quả là quảng đại. Khi khổ, niệm Quán Thế Am thì hết khổ, có nghĩa là, khi khổ nhớ tới Chánh Niệm Tỉnh Giác là hết khổ vậy.

2) Đối với ngoại pháp, Bồ Tát tượng trưng cho các quy luật biểu hiện tính chất công minh, minh bạch, rành rẽ, chính xác v.v... của pháp giới tánh như:

- Biya - niyàma: định luật về giống loại, nhân quả, di truyền v.v...

- Utu - niyàma: định luật về thời tiết, khí hậu, thiên văn v.v...

- Dhamma - niyàma: định luật về vật lý, hóa học v.v...

Những quy luật này luôn luôn tác động vào đời sống chúng sanh khiến họ dần dần học ra được bản chất thật của pháp. Vậy những định luật này chính là những vị Bồ Tát luôn nhắc nhở chúng sanh quay về với sự thật (chân lý), giúp chúng sanh giác ngộ là lòng từ bi của Bồ Tát, và biến hóa vô cùng của các hiện tượng chính là thần thông quảng đại: đó là Quán Thế Am đích thực vậy.

Ví dụ, vì tham ăn mà ta đau bụng. Nhân quả này giúp ta thấy ra sai lầm của lòng tham. Hoặc vì tu sai bị “tẩu hỏa nhập ma” nhờ vậy mà biết mình tà kiến. Hoặc thấy sinh, già, bịnh, chết mà biết được vô thường sinh diệt. Vậy pháp tướng tác động trong đời sống hàng ngày chính là Chư Bồ Tát. Chỉ cần chánh niệm tỉnh giác là thấy được pháp tướng pháp tánh như thật. Vì thế sự thể hiện chân tướng của pháp chính là Bồ Tát Quán Thế Am vậy.

Nếu ác pháp khởi lên trong tâm mà không có “Bồ Tát Quán Thế Am Chánh Niệm Tỉnh Giác”thâm nhập vào cõi“ngũ trược ác thế” đó để độ cho thì làm sao giải thoát được.

Nếu tham ăn đủ thứ mà không có “Bồ Tát Quán Thế Am Đau Bụng” thì làm sao chữa lành bịnh được.

Do không thấy diệu dụng “32” thân của pháp nên con người mới có dục vọng cầu toàn. Nhưng không biết rằng chính hiện tướng 32 thân tự nó đã hoàn toàn đầy đủ tính chất biến hóa vô cùng, từ bi quảng đại. Nếu “hoàn toàn” như dục vọng của con người mà có thật thì đâu còn 32 thân của pháp nữa.


17. TỨ NIỆM XỨ

Tứ niệm xứ là cội nguồn của các môn thiền quán, lấy thực tại đang là làm đối tượng (thân, thọ, tâm, pháp trong và ngoài). Vọng cầu ngoài thực tại hiện tiền là “hướng ngoại cầu huyền”.Thấy đúng thực tánh của thực tại hiện tiền là “kiến tánh thành Phật”.

Mặc dù được giảng như vậy, một thiền sinh vẫn mù tịt. Một hôm gặp Sư, thiền sinh hỏi:

- Đâu là thực tại hiện tiền của Tứ Niệm Xứ?

Sư đáp:

- Ai hỏi đó?

۞

Lời góp ý:

Thực tại hiện tiền của Tứ Niệm Xứ (bốn lãnh vực quán niệm) là thân, thọ, tâm, pháp bên trong và bên ngoài.

Thực tại hiện tiền của Chiếu Kiến Bát Nhã (Bát Nhã Tâm Kinh) là 5 uẩn, 18 giới, 12 nhân duyên, 4 đế.

Thực tại hiện tiền của Kiến Tánh Thành Phật (Thiền Tông Trung Hoa) là “ương xứ tức chân” v.v... và v.v...

Đó là ngôn ngữ khác nhau để chỉ cùng một thực tại. Người mê kẹt ngôn ngữ, sùng lý trí, chấp pháp môn, mê tông phái,... liền khởi tà kiến phân biệt cao - thấp, tiểu - đại, tiệm - đốn, hơn - thua,... thật đáng thương thay!

Thực tại vượt ngoài ngôn ngữ và lý luận. Ngay khi lý trí đặt vấn đề “đâu là thực tại” thì thực tại Sanditthiko (trực hạ tiện kiến), Acinteyya (bất khả tư nghị) đã ngàn trùng xa cách!

Sư đáp: “Ai hỏi đó?”

Tổ đạt Ma nói: “Đưa cái tâm đây ta an cho”

Ngài Huệ Năng rằng: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác”

Bách trượng bảo: “Ra làm vườn đi”

Lâm Tế hét.

Còn Bát Nhã Tâm Kinh thì“ngũ uẩn giai không”.

Họ toa rập nhau làm chuyện gì các vị có biết không?

Nếu không thì chẳng khác gì túi cơm giá áo!


18. TU SỬA

Một thiền sinh hỏi:

- Có phải tu là sửa không ?

Sư nói :

- Không.

- Vậy là không sửa ?

- Cũng không .

Thiền sinh không hiểu, thắc mắc:

- Như vậy tu phải làm sao ?

Sư đáp :

- Không sửa thì kẹt cái này, sửa thì thành ra cái khác.

۞

Lời góp ý:

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy:“Quả thật trong sự sụp đổ của chính mình, người ngu đi tìm tri thức và sở đắc mà không biết rằng chính điều đó chẻ cái đầu nó ra làm hai”.

Dục vọng của con người thường phóng ra một lý tưởng trong tương lai rồi nỗ lực thực hiện cho bằng được lý tưởng đó, không biết rằng người ta đang chạy theo một ý niệm, một vọng tưởng, một ảo ảnh do bản ngã vẽ ra, nhằm thỏa mãn tham vọng của mình. Tu sửa phải chăng là ý đồ thay thế cái bản ngã đang bị bất mãn bằng một bản ngã vừa lòng hơn? Vậy ý niệm tìm kiếm, chứng đạt, sửa đổi v.v... chỉ là công cụ của vô minh dục vọng hầu làm giàu thêm cho bản ngã mà thôi chứ không thể nào giải thoát một cách rốt ráo ra khỏi bản ngã được. “Chẻ cái đầu ra làm hai” là như vậy.

Nếu thế phải chăng tu là giữ nguyên trạng cái ngã đang có ? Nếu giữ nguyên trạng cái ngã vì tự mãn, dính mắc, chấp thủ, đam mê, đắm trước thì đó cũng là vô minh dục vọng. Còn nếu giữ nguyên trạng cái ngã chỉ vì “luân hồi nào biết mối manh nẻo về”thì đó chính là mê muội bất giác trong bể khổ trầm luân.

Đức Phật dạy:“Như Lai không bước tới, không dừng lại mà thoát khỏi bộc lưu”.Vậy con đường tu của Ngài không phải là sửa đổi, cũng không phải là không sửa đổi. Cốt tử của chỗ tu hành hoặc hạ thủ công phu là mê hay ngộ. Mê thì đâu cũng là biển khổ, ngộ thì đâu cũng là bờ giác.

Trong tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, sửa đổi hay không sửa đổi chủ quan không còn chỗ đứng, chỉ có pháp đương xứ chính là “tịch diệt hiện tiền”, “vô sinh bất diệt”, “Đại Bát Niết-bàn”.

Quá khứ không truy tầm

Tương lai không ước vọng

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính là đây

Không động không rung chuyển

Biết vậy nên tu tập

Hôm nay nhiệt tâm làm

Ai biết chết ngày mai.

Không luyến tiếc quá khứ, không mơ mộng tương lai, không đắm chìm hiện tại, chỉ còn lại pháp tự nó vận hành thì đâu cần phải sửa hay không sửa để làm gì?

Khi ngộ rồi “núi vẫn là núi, sông vẫn là sông”,nên nếu có thay đổi thì đó chính là sự thay đổi tự nhiên của pháp như bản chất muôn đời của nó.



19. KINH PHÁP HOA

Có một thời tôn giáo bị hạn chế, Kinh sách không được in ấn, vì vậy tín đồ đua nhau đi thỉnh Kinh. Nghe nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa được nhiều người tìm kiếm nhất vì người ta tin rằng đọc tụng Kinh này sẽ được vô lượng phước đức, tai qua nạn khỏi.

Một hôm có người khách đến xin Sư chỉ dẫn cho ở đâu có Kinh Pháp Hoa để thỉnh. Sư ngạc nhiên hỏi:

- Thế còn Kinh Pháp Hoa của ông đâu?

۞

Lời góp ý:

“Nhất thiết Tu-đa-la giáo như tiêu nguyệt chỉ”- tất cả Kinh điển đều như ngón tay chỉ mặt trăng. Chấp lầm ngón tay là mặt trăng thì chẳng bao giờ thấy được mặt trăng thật.

Kinh điển thường dùng biểu tượng ẩn dụ để chỉ bày chân lý. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa mượn tên Hoa Sen để chỉ sự tròn đầy tánh tướng thể dụng của tự tánh mỗi người. Trong các phẩm của Kinh lại mượn nhiều biểu tượng và ẩn dụ để “khai thị”cho chúng ta “ngộ nhập Phật tri kiến”. Vậy Kinh “Pháp Hoa văn tự”không phải là Kinh“Pháp Hoa tự tánh”.Người xem Kinh“Pháp Hoa văn tự”phải biết giải mã các biểu tượng và ẩn dụ thành Kinh “Pháp Hoa tự tánh”.Thí dụ trong phẩm Hiện Bảo Tháp :

Phật Đa Bảo:thực tánh Pháp.

Tháp Đa Bảo:thực tướng Pháp.

Phật Thích Ca:sự thể hiện Phật tri kiến.

Hiện giữa hư không:vô ngã, tánh không.

Phật Đa Bảo ngồi trong Tháp Đa Bảo: thực tánh ở trong thực tướng.

Phật Thích Ca cùng ngồi một bảo tòa với Phật Đa Bảo: Phật tri kiến và thực tánh pháp là một.

28 phẩm trong Kinh“Pháp Hoa văn tự”đều chỉ mô tả cảnh thuyết pháp và ngầm gợi ý chứng minh, chỉ bày đâu là Kinh Pháp Hoa thật, đồng thời kín đáo hướng dẫn cách ngộ nhập Kinh Pháp Hoa thật đó.

Người biên chép, đọc tụng, giảng nói Kinh Pháp Hoa cứ tưởng là biên chép, giảng nói“Kinh Pháp Hoa văn tự”mà quên rằng “biên chép, đọc tụng, giảng nói” chính là thực hành Phật tri kiến trên tự tánh mình vậy.

Thiền Tông cũng dạy người ta “đọc tụng” Kinh Pháp Hoa bằng cách:

Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền

Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.

“Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” tức là phải lìa “Kinh Pháp Hoa văn tự” bằng cách “y nghĩa bất y ngữ” hoặc phải biết cách đọc “ý tại ngôn ngoại”.

“Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” tức là phải đọc thẳng vào “Kinh Pháp Hoa tự tánh” để trực ngộ sự thật.

Vậy làm thế nào để có thể thực sự “biên chép, đọc tụng, giảng nói Kinh Pháp Hoa tự tánh”? Kinh điển Nguyên Thủy dạy rất rõ ràng rằng chúng ta chỉ cần tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác đối với thực tại hiện tiền, có như thế chúng ta mới thấy đúng (như thị) tánh, tướng, thể, dụng, tác, nhân, quả, duyên, báo và bản lai diện mục toàn diện của Pháp.

Thấy Pháp như thị sinh, trụ, dị, diệt, thành, trụ, hoại, không, vị ngọt, sự nguy hại mà không thủ không xả, đó chính là Chánh Biến Tri, là sử dụng Phật Tri Kiến đối với tự tánh Pháp (sabhàvadhammo) vậy.

Tiếc rằng người ta chỉ biết đi tìm Kinh Pháp Hoa văn tự mà bỏ quên Kinh Pháp Hoa tự tánh vẫn luôn luôn hiện hữu trong đời sống mỗi người!


20. MỤC ĐÍCH

Một võ sư lừng danh hỏi người đệ tử mới nhập môn:

- Con muốn học võ à?

- Vâng, con muốn học võ để chiến thắng kẻ địch.

- Con ạ, còn nghĩ đến chiến thắng và kẻ địch thì chưa học võ được đâu vì còn hiếu thắng.

- Vậy con chỉ học võ để tự vệ thôi.

- Còn đề kháng tự vệ cũng chưa học võ được vì còn vị kỷ.

- Nếu vậy con học võ để làm gì?

- Lại để làm gì ! Chung quy con vẫn còn vướng vào một mục đích.

Võ sinh ngạc nhiên :

- Nhưng làm thế nào có thể học võ mà không có mục đích?

Võ sư ung dung bước ra giữa võ đường múa một bài quyền và nói:

- Ngươi cứ thế mà làm không được sao ?

Lời góp ý:

Hình như con người không thể sống mà không có mục đích. Nhưng mục đích thì hầu như luôn ở tương lai phía trước : tôi sẽ là, tôi sẽ có, tôi sẽ được, tôi sẽ hơn, tôi sẽ thành công, tôi sẽ chiến thắng v.v... và v.v... Vì vậy người ta phải mong ước, đợi chờ và hy vọng. Hạnh phúc của con người tiếc thay lại đặt hầu hết trên niềm hy vọng mà hậu quả của nó là: “Vị đạo sanh bình hận bất tiêu”, hoặc “Đạo đắc hoàn lai vô biệt sự”.Rốt rồi cả hai cũng chỉ là... thất vọng. Vì vậy William Faulkner có lý khi nói :“Con người là tổng số của những nỗi thống khổ, nhưng khi bạn hy vọng một ngày kia những nỗi thống khổ ấy sẽ vơi đi, lúc bấy giờ thời gian chính là nỗi thống khổ của bạn.”

Ngày mai, hy vọng và thời gian chính là nội dung của tư tưởng và bản ngã. Chúng khởi lên cùng một lúc với phiền muộn, khổ đau và thất vọng. Nói một cách khác, khi bản ngã đề ra một mục đích thì ngay lập tức nó mời gọi tư tưởng, thời gian, đợi chờ và đau khổ cùng hiện hữu.

Nhưng khi một mục đích “tốt hơn” được phóng hiện qua thời gian và tư tưởng thì có nghĩa là bản ngã đang bất mãn với chính nó trong điều kiện hiện thời. Cho nên ta có thể có công thức:

Bất mãn hiện tại + ảo vọng tương lai = chuỗi dài đau khổ.

Cũng cần phải mở ngoặc rằng, có hai loại mục đích: một mục đích có tính kỹ thuật và một mục đích có tính tâm lý. Thí dụ, khi đói bụng ta nấu ăn để mà ăn, khi mệt ta nghỉ cho khỏe v.v... Đó là những mục đích có tính kỹ thuật rất cần cho đời sống con người. Ở đây chúng ta đang nói đến mục đích có tính tâm lý, hoang tưởng, ảo tưởng, ảo vọng,..., con đẻ của bản ngã vô minh ái dục. Chính những mục đích này mới là nguyên nhân của phiền não khổ đau.

Nhưng cho dù là mục đích nào, khi con người quá chú trọng đến tương lai mà bỏ quên thực tại thì có nghĩa là họ đang đánh mất cái hạnh phúc sẵn có để mong cầu một thứ hạnh phúc chưa có. Ở khoảng giữa thời gian sự vắng mặt của hai thứ hạnh phúc này, ắt hẳn chỉ là đau khổ!

Người ta không biết rằng, hạnh phúc, chân lý và sự toàn hảo vốn đã đầy đủ trong thực tại hiện tiền, nên người ta cứ loay hoay đi tìm ảo ảnh như là mục đích lý tưởng của cuộc đời. Vì vậy Chúa nói:“Tiếc thay mùa màng thì phong phú mà chẳng có người gặt”và Ngài Huệ Năng nói: “Hà kỳ tự tánh bổn tự cụ túc”.Còn một triết gia Tây phương thì nói rằng: “Hạnh phúc là cái khi bạn đuổi bắt thì nó vuột khỏi tầm tay. Nhưng khi bạn dừng lại thì nó ở cùng với bạn.”

Nghệ thuật sống hạnh phúc chính là ở chỗ biết dừng lại như thế. Bạn có thể nào làm tất cả mọi việc, kể cả hoạch định một kế hoạch tương lai, mà vẫn không đánh mất thực tại hiện tiền hay không ? Được, miễn là bạn làm mọi việc trong sáng suốt, định tĩnh, trong lành. Đó chính là mục đích không mục đích của sự sống muôn đời...


21. DU HÍ THẦN THÔNG

Sư cận thị, tín thí đem dâng Sư mỗi người một cặp kính cận, vì vậy Sư đeo khá nhiều kính khác nhau. Vị thị giả hỏi:

- Sao Thầy đeo nhiều kính thế?

Sư đáp:

- À, đó, là du hí cận thị thần thông.

Hôm sau lại thấy Sư không đeo kính, thị giả hỏi:

- Sao hôm nay Thầy không đeo kính?

Sư nói:

- À, đó là thần thông du hí cận thị.

۞

Lời góp ý:

Có người nói : “Tôi phải là”, thế rồi cố gắng dựng lên cho mình một con người mẫu với nào là phong cách, nhân cách, tính cách v.v... và rồi những tập tính đó trở thành thói quen. Vô tình anh ta tự giam mình trong tháp ngà tù ngục của chính mình, muôn đời khó thoát.

Nhiều người tu hành cũng không tránh khỏi cái bẫy đó. Hình như họ nỗ lực để trói buộc mình hơn là cởi mở mình ra khỏi những thằng thúc của ý niệm vọng ngã. Họ cố làm ra vẻ giản dị chỉ càng gây thêm phức tạp, họ làm ra bậc Bồ Tát chỉ phơi bày tâm địa hẹp hòi. Vì vậy mà một hôm có vị Tăng đến xin Thiền Sư chỉ cho cách cởi mở trói buộc, Thiền Sư nói :”Có ai trói buộc ngươi đâu!”

Nếu một người thấy pháp đến đi, sinh diệt như thị như thực thì cái xấu cái tốt, cái mất cái còn, cái thuận cái nghịch đâu có gì vướng bận. Khi có kính thì Sư đeo, khi bị dấu đi thì Sư cứ nhìn đời bằng đôi mắt cận thị. đeo kính thì thấy chỗ diệu dụng của kính. Không đeo kính thì thấy chỗ diệu dụng của đôi mắt trần. Thế giới mờ ảo hay rõ ràng đều có cái hay của nó. Thực tướng không phải ở cảnh, sắc, cũng chẳng phải ở nhãn căn mà ở nơi cái nhìn giác ngộ.

Đã thấy chỗ nhiệm mầu của pháp thì không đòi hỏi một điều kiện tất toàn mà “tùy sở trú xứ thường an lạc”.Khổng Tử cũng nói :”Tùy cảm nhi ứng, tùy ngộ nhi an”.Cho nên chỉ người mê mới cầu toàn, còn người ngộ thì cứ“tùy duyên”mà vẫn “bất biến”.

Cổ đức nói :”Đói ăn mệt ngủ là thiền, bửa củi gánh nước là diệu dụng thần thông”.Người như thế ắt có thể thong dong trong vạn pháp mà đêm ngày sáu thời vẫn an lành tự tại.

Tới lui chừ không động

Sinh tử chừ thong dong

Đoạn thường chừ chẳng có

Nhất dị chừ cũng không.


22. TRÀ ĐẠO

Khách đến viếng một trà thất, chủ nhân tiếp đón theo nghi phong trà đạo Nhật Bản. Khách thì lại cứ rót trà uống tự nhiên không theo luật lệ nào cả.

Thấy vậy, chủ nhân khéo léo thuyết minh về trà đạo, về cách pha trà và phong thái uống trà v.v...

Nghe xong, khách nói:

- À, thì ra trà đạo là vậy! Tôi cứ tưởng đạo trà là khát thì uống thôi chứ.

Rồi khách xuất khẩu ngâm:

Xưa nay trà là đạo

Khát chỉ việc uống thôi

Nghĩ thêm trà với đạo

Đầu thượng trước đầu rồi!

۞

Lời góp ý:

Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, Đạo Phật bắt đầu được vận dụng cho thích nghi với trình độ căn cơ của quần chúng. Những nguyên lý giải thoát trong thời Nguyên Thủy được cụ thể hóa cho phù hợp với sinh hoạt xã hội. Đó là những phương tiện thiện xảo tiếp độ quần sanh.

Nhưng khi đã vận dụng thành phương pháp cụ thể kèm theo những hình thức nghi lễ, luật tắc thì không tránh khỏi hiệu ứng hai chiều. Chiều thuận là chuyển hóa quần chúng dần dần vào đạo. Chiều nghịch là làm khô chết nguyên lý linh động ban đầu, khiến cho người ta chỉ còn lệ thuộc hình thức, chẳng thấy nội dung, chấp chặt phương tiện bỏ quên cứu cánh. Sự chân thành, trang nhã, tinh khiết, giản dị, trong sáng, bình lặng lúc đầu mà phương tiện trà đạo muốn cống hiến, dần dần chỉ còn là cách pha trà, cách nâng chén... như một thứ nghi lễ trình diễn bên ngoài.

Nếu chỉ giữ nguyên lý(thiên)thì quá xa với quần chúng. Nếu vận dụng thành phương tiện(địa)thì đã rơi vào hình thức. Chỉ có người thức ngộ mới có thể thể hiện nguyên lý mà không lệ thuộc vào hình thức, sử dụng hình thức mà không rời xa nguyên lý trong mỗi nhịp sống hài hòa(nhân).Đối với họ, không có cái gì không phải là Đạo. Không có hành động nào không trong sáng hồn nhiên và lặng lẽ.

Ngày kia có người hỏi :”Cái gì là Đạo?”

Thiền Sư trả lời :”Thế ngươi nói cái gì không phải là Đạo?”


23. PHẬT Ở ĐÂU

Những người chủ nghĩa duy lý không hiểu sao người ta lại cứ ngồi lâm râm niệm Phật từ giờ này qua giờ khác, thật là mê tín, vô ích, vô lý và rõ ràng là thiếu cơ sở.

Một người trong nhóm họ không chịu nổi sự vô lý đó nên đến hỏi Sư cho ra lẽ:

- Không ai thấy Phật ở đâu sao người ta lại niệm?

Sư nói :

- Nhưng nếu có Phật ở đâu thì ai lại niệm làm gì?

۞

Lời góp ý:

Nguyên nghĩa của niệm Phật không phải là lâm râm khấn vái danh tánh của một vị Phật hay Bồ Tát để cầu xin một điều gì. Niệm Phật là ghi nhớ đức tánh của bậc giác ngộ. Như Araham là tánh thanh tịnh giải thoát, Buddho là tánh giác, Vijjà-carana-sampanno là tánh sáng suốt và công hạnh viên mãn v.v... Niệm Phật như vậy là để phát huy tánh giác nơi chính người niệm, nhờ thế những đức tánh như tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác, từ bi, hỷ xả,... sẵn có nơi mọi người được khai mở và sử dụng. Và chính những đức tính Phật này cứu họ ra khỏi thất niệm bất giác của vô minh ái dục, phiền não khổ đau, luân hồi sinh tử. Đó chính là niệm Phật tại tâm vậy.

Nhưng về sau, để vận dụng cho căn cơ đức tin, các nhà hoằng pháp đặt ra phương pháp niệm nhiều danh hiệu Phật và Bồ Tát tượng trưng cho những đức tánh từ bi, tánh giác, vô sanh, thanh tịnh v.v... Nhờ tin ở Phật và Bồ Tát bên ngoài này, người ta cố gắng niệm Phật ngày đêm mà vô tình phát huy được chánh niệm, tỉnh giác, từ bi, thanh tịnh ngay nơi tự tánh của họ.

Như, do niệm Phật thành tâm mà lòng từ phát khởi, khổ báo được yên nên nhân cách hóa Đức Quán Thế Am. Do niệm Phật trong lành mà phát khởi thiện tâm, không thoại hóa vào đường ác, nên nhân cách hóa thành Đức Địa Tạng. Do niệm Phật thanh tịnh mà tâm hồn sáng suốt thoát khỏi mê đồ, nên nhân cách hóa thành Đức Di đà. Do niệm niệm trầm tĩnh mà chân khí hoàn nguyên, tiêu tan tật bịnh nên nhân cách hóa thành Đức Dược Sư ...

Vậy người niệm Phật đến chỗ vô biệt niệm thì đâu cần phải có Phật ở đâu, vì ngay nơi một niệm bất động bất thối chuyển thì cả tam thiên đại thiên thế giới đều trở thành vô nghĩa, huống gì nói đến cái gọi là “cơ sở” của người trần mắt thịt!


24. NAMMÔ THƯỜNG BẤT KHINH

Một số thiền sinh đang ngồi bàn cãi về ý nghĩa một câu Kinh. Mỗi người đưa ra một kiến giải khác nhau, ai cũng cho mình đúng, kẻ khác sai.

Sư đi ngang qua, ngâm bài kệ:

Cũng chỉ một lời Kinh

Tùy căn cơ sai khác

Kiến giải bất đồng tình

Nam Mô Thường Bất Khinh.

۞

Lời góp ý:

Y Kinh giải nghĩa tam thế Phật oan

Lý Kinh nhất tự tức đồng ma thuyết.

Cho nên, trừ phi các bậc Giác Ngộ đã thấy sự thật không còn y cứ vào ngôn thuyết, những người học Phật khác không nên tự cho chỗ hiểu của mình là tiêu chuẩn. Với những người đang đi tìm ý nghĩa trong Kinh giáo như thế, chắc chắn kiến giải sẽ bất đồng, nhiều môn phái, nhiều kinh luận ra đời tranh nhau chỗ đứng, ai cũng tự cho mình là nắm được ý chỉ của Phật, nhưng khó mà biết được ai đúng ai sai, ai tà ai chánh.

Sở dĩ kiến giải khác biệt như thế là do căn cơ trình độ bất đồng, điều đó không thể nào tránh được. Người bi quan một chút sẽ than rằng Giáo Pháp đã bị lu mờ hoặc xuyên tạc, không còn có người liễu giải. Nhưng lạc quan một chút thì sẽ thấy rằng Phật pháp giống như nước mưa, trăm cây ngàn cỏ cứ tùy sức mình mà sử dụng. Cây lớn dùng theo sức lớn, cây nhỏ dùng theo sức nhỏ, rồi biến hóa theo cách riêng của mình, đâm chồi nẩy lộc, đơm hoa kết trái mà làm đẹp cho đời.

Đã hưởng được lợi ích của mưa pháp thì tùy duyên tùy sức mà cống hiến cho đời, đừng nên tranh chấp hơn thua ai đúng. Cái sai không phải ở tầm vóc hiểu biết mà ở chỗ ngã mạn cố chấp cho mình là đệ nhất thiên hạ. Không có Kinh Giáo nào của Phật tự cho là đệ nhất. Những Kinh Luận tự cho mình là đệ nhất đều do người sau thêm thắt theo tư kiến tư dục của họ mà thôi.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2021(Xem: 3289)
Già San Đường Trí Quán Đại Tông Sư, vị đại học giả, vị Luật sư, Thiền sư nổi tiếng, vị Tổng vụ trưởng xuất sắc trong việc quản lý các vấn đề hành chính Phật giáo. Ngài được ca tụng lảu thông Tam tạng giáo điển, lý sự viên dung. Già San Đường Trí Quán Đại Tông Sư (가산당 지관대종사, 伽山堂 智冠大宗師, 1932-2012) tục danh Lý Hải Bằng (이해붕, 李海鵬), theo tộc phả tên Chung Bằng (종붕, 鍾鵬), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 32, Phật giáo Hàn Quốc, hiệu Già Sơn đường Trí Quán Đại tông sư (가산당지관대종사, 伽山堂智冠大宗師), sinh ngày 14/6/1932 (05/11/Nhâm Thân), nguyên quán làng Cheonghae-myeon, huyện Gyeongju, tỉnh Gyeongsangbuk-do, Đại Hàn. Phụ thân của Ngài là cụ ông Lý Khuê Bạch (이규백, 李圭白) và Hiền mẫu của Ngài là cụ bà Kim Tiên Y (김선이, 金先伊). Gia đình truyền thống Phật giáo lâu đời, kính tin Tam bảo.
30/11/2021(Xem: 24299)
316. Thi Kệ Bốn Núi do Vua Trần Thái Tông biên soạn. Trần Thái Tông (1218-1277), là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (triều đại kéo dài đến 175 năm sau, ông cũng là một Thiền sư đắc đạo và để lại những tác phẩm Phật học vô giá cho đời sau). Đây là Thời Pháp Thoại thứ 316 của TT Nguyên Tạng, cũng là bài giảng cuối của năm thứ 2 (sẽ nghỉ qua sang năm sẽ giảng lại) từ 6.45am, Thứ Ba, 30/11/2021 (26/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com
26/11/2021(Xem: 3262)
“‘Giống như một vị Bồ Tát’ là người mà tôi có thể mô tả về thuyền trưởng Jeon Je Young,” ông Nguyễn Hùng Cường, người tổ chức lễ tưởng niệm vị thuyền trưởng vừa qua đời, tại chùa Huệ Quang, Santa Ana, nói hôm Thứ Bảy, 14 Tháng Mười Hai. Ông Cường là một trong 96 người được vị thuyền trưởng vớt trong hành trình vượt biển vào lúc 6 giờ 45 phút chiều ngày 14 Tháng Mười Một, 1985, trong lúc chiếc thuyền chở ông đang lênh đênh trên Biển Đông, bị nhiều tàu khác làm lơ trước đó. Ông Cường nói thêm: “Ông là ‘tộc trưởng’ của nhóm 96 người chúng tôi. Ông vừa ra đi với hai bàn tay trắng, nhưng ông để lại biết bao yêu thương của không những 96 người, mà với cộng đồng Việt Nam.”
25/11/2021(Xem: 28750)
315. Sáu Thời Sám Hối do Vua Trần Thái Tông biên soạn Đây là Thời Pháp Thoại thứ 315 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 25/11/2021 (20/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
23/11/2021(Xem: 14551)
314. Vua, Thiền Sư Trần Thái Tông Người thiết lập nền tảng cho Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Đây là Thời Pháp Thoại thứ 314 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 23/11/2021 (19/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
18/11/2021(Xem: 23843)
312. Thiền Sư Hiện Quang (? - 1221) (Đời thứ 14, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, đời Vua Lý Huệ Tông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 311 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 18/11/2021 (14/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
16/11/2021(Xem: 4401)
Sào Phủ Hứa Do là tên một tích truyện cổ Trung Quốc, lấy tên hai nhân vật trong đó là Sào Phủ (chữ Hán:巢父) và Hứa Do (許由). Theo truyền thuyết, hai nhân vật này sống đời vua Nghiêu. Câu chuyện như sau (lời đối thoại theo "Chuyện giải buồn" của Huỳnh Tịnh Của): Hứa Do được tiếng là người hiền, vua Nghiêu vời vào để truyền ngôi. Hứa Do từ chối, cười mà về rồi ra suối rửa tai. Khi đó, Sào Phủ mới dắt trâu tới suối uống nước, thấy Hứa Do rửa tai, bèn hỏi tại sao. Hứa Do trả lời: "Ông Nghiêu đòi tôi, biểu tôi thì làm vua." Sào Phủ bèn dắt trâu bỏ lên trên giòng nước cho uống. Hứa Do hỏi tại sao, Sào Phủ đáp: "Anh rửa tai anh xuống đó tôi sợ trâu tôi uống nhằm." Sào Phủ lại nói: "Anh đi đâu cho người ta biết vua mà muốn nhường ngôi vua cho anh, ấy là tại bụng anh vẫn còn danh lợi." Huỳnh Tịnh Của phê rằng, "Nghe mà rửa, chi bằng giữ vẹn đừng nghe."
16/11/2021(Xem: 4796)
Sức mạnh của thiên nhiên rốt cuộc đáng sợ như thế nào? Thông qua những hình ảnh dưới đây, chúng ta cùng cảm nhận. Ngày nay, dưới vòng hào quang của sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, rất nhiều người đã dần quên rằng, con người thực tế chỉ là một bộ phận của thiên thiên. Thế nên con người mới sinh ra tư tưởng làm chủ thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên, ‘bắt thiên nhiên’ phục vụ con người, và lầm tưởng rằng, thiên nhiên cũng chẳng qua như thế mà thôi. Con người đã đánh mất cái tâm kính úy đối với thiên nhiên. Nhưng sự thực có thực như vậy không? Trước sức mạnh tuyệt đối của thiên nhiên, tất cả những gì mà chúng ta lấy làm tự hào đều bị hủy diệt trong khoảnh khắc. Khi núi lửa Kilauea phun trào ở Hawaii, dùng nham thạch nóng chảy giống như một dòng sông của địa ngục...
16/11/2021(Xem: 6344)
Hạnh phúc luôn là “KPI” của mỗi người và mỗi quốc gia. Mỗi người hạnh phúc sẽ góp phần xây nên một một quốc gia hạnh phúc. Vậy quốc gia nào hạnh phúc nhất thế giới? Hãy cùng mayvesinhmienbac.com.vn gọi tên top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong năm 2021 nhé!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567