Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Giữ bò

16/09/201100:39(Xem: 7810)
07. Giữ bò

Thích Nhất Hạnh
TÌNH NGƯỜI
Truyện của tác giả khi còn là chú điệu
Lá Bối xuất bản

7. Giữ bò

Ở chùa chúng tôi có nuôi bốn con bò. Chuồng bò ở dưới vườn dứa. Thỉnh thoảng, vào những buổi trưa nắng chang chang, chú Tâm Mãn thường rủ tôi xuống vườn dứa, ngồi dưới bóng mát những cây sến và hai anh em sau khi gọt dứa, vừa ăn vừa nhìn con bò mẹ đang ngẫm nghĩ chuyện đời và mấy con bò đang đi đi lại lại trong chuồng. Thực ra chùa nuôi bò không phải là để uống sữa, cũng không phải là để làm thịt (ai cũng biết là ờ chùa chúng tôi người nào cũng ăn chay, trừ chú mèo mướp. Nhưng chú này không phải của chùa nuôi, chú ở đâu tới hồi nào chúng tôi không hay và nhất định quanh quẩn ở lại không về). Chúng tôi nuôi bò để lấy phân bò làm vưòn, thế thôi. Đất miền Dương Xuân Thượng có rất nhiều sỏi đá nếu không có phân thì cây lên không tốt. Chúng tôi ủ những đống phân lớn để dành trồng sắn (củ mì) và khoai lang.

Thường thường anh nào vào chùa thì cũng phải trải qua thời hạn chăn bò, ít nhất là sáu tháng. Dầu anh là thứ bạch diện thư sinh yếu ốm, anh cũng phải chịu kỷ luật đó. Buổi sáng sau thời công phu, trong khi mọi người lo chấp tác các công việc chùa như quét tước, dọn dẹp, trồng trọt thì anh mở chuồng và lùa bò ra núi, chọn chỗ nào có nhiều cỏ. Tôi vào chùa được ba tháng thì được đi giữ bò. Nói được không phải là quá đáng đâu, vì tương đối đi giữ bò nhàn nhất và có thì giờ để học bài nhiều nhất. Này nhé, tôi lùa bò ra núi, vai mang hai cái bội (một thứ giỏ lớn) xóc trong một thứ đòn gánh nhọn, và tay cầm một cái liềm. Cuốn luật “Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu” được bỏ vào trong chiếc bội. Ra đến chỗ có nhiều cỏ, tôi để cho bò thong thả ăn cất cuốn Tỳ Ni dưới một gốc thông và lấy một viên đá đè lên cho gió khỏi bay. Thế rồi tôi xách bội và liềm đi bứt bổi. Bứt bổi nghĩa là cắt bằng liềm tất cả các đọt lá tươi trên các bụi cây, lá gì cũng được, và nhận cho thật chặt trong bội. Thứ lá cây này sẽ thay cho rơm rạ của đồng quê, bởi vì trên núi chúng tôi làm gì có rơm. Thứ lá bổi này sẽ trải ra trong chuồng để cho bò nằm, một ngày hai lần. Trộn với phân bò, ẩm và mục đi, bổi trở thành một thứ phân bón cây rất tốt. Cứ dăm mười hôm chúng tôi lại lấy phân bổi trong chuồng đến đổ ở một địa điểm mà chúng tôi gọi là nhà ủ phân. Ngày lấy phân, bốn năm điệu thường chỉ mặc quần cụt bởi vì mặc đủ áo thì “mất vệ sinh” lắm. Xong rồi thì tất cả đưa nhau ra giếng tha hồ tắm.

Khi đã bứt và nhận đầy hai cái giỏ (phải đầy cho có ngọn đấy nhé) tôi mới nghỉ tay và chọn một gốc cây có bóng mát để ngồi. Thường thường phải đi nhiều nơi mới bứt được đầy hai giỏ bổi lớn, và như thế vào khoảng mười giờ rưỡi mới xong. Tôi ngồi nghỉ và đem sách ra học. Cuốn Tỳ Ni viết bằng chữ Hán (chúng tôi không được học kinh gì bằng chữ Việt hết, bởi lẽ những thứ kinh cần học hồi đó thì đều không có bản dịch).

Cuốn Tỳ Ni là cuốn phải học thuộc lòng cũng như rất nhiều cuốn khác. Cũng như cuốn Sa di luật nghi hay là cuốn Quy sơn cảnh sách. Muốn thọ giới sa di, ít nhất anh phải học thuộc hai buổi công phu, và bốn cuốn luật, gọi là luật tiểu, trong đó có ba cuốn tôi vừa nhắc ở trên, và thêm cuốn Uy nghi. Khi nào anh đọc thuộc lòng và trả lời thông suốt những câu hỏi của thầy về bốn cuốn ấy anh mới hy vọng được thọ giới sa di và được gọi bằng chú. Nếu không thì lớn thế mấy, giỏi thế mấy, anh cũng còn bị gọi là điệu. Điệu chỉ mới là tập sự vòng ngoài mà thôi.

Những hôm trời mưa đi bứt bổi và giữ bò thật là khổ. Trời có khi rét căm căm. Tôi mặc thêm chiếc áo len, và mang tơi cá (đố các cậu bé thành phố biết tơi cá là gì?) ra núi. Cuốn Tỳ Ni phải giữ kín trong tơi, nếu không thì sẽ bị thấm nước bở ra hết. Học thuộc bốn cuốn luật tiểu thật là khó khăn, nếu anh làm biếng thì khó lòng lắm. Có điệu học trước quên sau, học sau quên trước. Tôi có biết một điệu học chú Lăng Nghiêm suốt một năm mà không thuộc; mà chú Lăng Nghiêm khó thật, đã bằng tiếng Phạn mà lại dài bằng sáu bảy lần chú Đại Bi. Thảo nào có câu tục ngữ: “đi lính thì sợ cửa ải, ở sãi thì sợ Lăng Nghiêm”. Thực ra thì tôi không sợ Lăng Nghiêm, vì tuy bận tôi cũng học thuộc nó trong mười lăm ngày. Chú Mãn phục lăn; chú học không có phương pháp nên tốn hơn một tháng.

Có hôm trời mưa nhột lưng con bò mẹ tự nhiên bỏ chạy và mấy con bò con chạy theo. Tôi cũng phải ... chạy theo, vì sợ mất bò. Thế rồi không biết con bò giở chứng làm sao ấy, không chịu về và chạy mãi về tận An Cựu. Mấy con bò con lạc tứ tán. Bữa ấy tôi bị một phen rách chân. Mới đi chăn bò hơn một tháng, làm gì biết được những cái tật kỳ lạ đó của bò mà đối phó? Tôi mệt nhoài, bỏ về thì sợ mất bò mà theo đuổi thì biết theo đuổi tới đâu mới bắt được chúng lùa về chuồng? Tôi đành phải thuê hai người nông dân đón đầu và dùng áp lực của roi vọt mới lùa được con bò mẹ về. May sao khi về tới đồi Nam Giao thì mấy con bò con còn quanh quẩn ở đấy. Rồi ba con bò con nhập đoàn cùng về, chiều hôm ấy tôi nhốt luôn mấy con bò trong chuồng không cho đi ăn cỏ.

Chính trong thời kỳ chan bò mà tôi học thuộc được bốn cuốn luật tiểu, cuốn chót tức là cuốn Quy sơn Cảnh sách, tôi học rất mau bởi vì văn hay và viết theo thể biền ngẫu. Chú mãn cũng cùng học luật tiểu với tôi và chúng tôi thường dò bài với nhau, thường thường vào giờ trưa, sau giờ thọ trai. Trong thời đi chăn bò, tôi thường về chậm và ăn cơm một lần với chú Mãn. Thường thường khi thầy hương đăng cúng ngọ, tiếng chuông và tiếng mõ cùng vọng ra ngoài núi với nghi thức cúng dường. Lúc đó là lúc tôi đang học cuốn Tỳ Ni. Tôi bỏ cuốn sách xuống, lắng tai nghe tiếng chuông trong trẻo trong gió và tiếng mõ trầm trầm ấm áp. Rồi khi nghe ba tiếng mộc bản vang động rừng núi, tôi sửa soạn đưa bò về. Ba tiếng bản ấy báo giờ thọ trai. Tôi gánh bổi lùa bò về, và giải bổi trong chuồng trước khi đóng cửa chuồng lại. Rồi tôi xuống giếng tắm. Tắm xong lên nhà ngoài thì đại chúng đã thọ trai xong, ai nấy đều vào phòng nghỉ trưa. Phần cơm của tôi và của chú Mãn (chú Mãn làm thị giả hầu thầy nên ăn sau) còn để trên bàn quả đường, phía trong (phía ngoài là chỗ ngồi của các thầy lớn). Một phần gồm có một in cơm và hai thức ăn, trong đó một món rau luộc chấm tương, còn món kia là một món xào, kho hay là canh. In cơm khá chặt, gồm có hai chén cơm thật đầy úp lại với nhau thật chặt. Kể ra thì vào khoảng bốn chén lưng. Thường thường chúng tôi ăn rất ngon lành. Tôi ăn no, một phần vì đói, một phần là vì hai con mắt sáng và câu chuyện có duyên của chú Mãn.

Có những buổi chiều trời mát, sau khi chấp tác xong, chú Mãn tìm ra núi “chơi” với tôi. Thật là những giờ vui nhất trong đời. Vui có lẽ vì làm như thế là hơi bất hợp pháp đấy. Chú mang ra cho toi một ít củ khoai nướng và hai anh em ngồi trên đồi vừa trông chừng mấy con bò, vừa bóc khoai ăn ngon lành. Những củ khoai nướng chín có những cái vỏ vàng thơm và ngon. Ăn xong thì khát quá. Nước suối uống không được bảo đảm, chúng tôi phải cho bò về sớm hơn thường lệ rồi vào nhà bếp tìm tới nồi nước chè. Dì Tư hỏi: “Làm gì mà các Điệu uống nước nhiều vậy?”

Như tôi đã nói, công việc giữ bò tuy thế mà nhàn nhã hơn nhiều công việc khác. Hồi mới đến, tôi phải tập gánh nước. Gánh nước từ giếng lên nhà bếp, không xa lắm, chỉ vào khoảng bốn trăm thước. Tôi tập gánh nửa thùng và vài ba ngày sau tôi gánh được đầy thùng. Hai cái vai học trò đỏ ra và sưng lên. Đau đến nỗi thà rằng gánh hai thùng nước đầy mà còn ít đau hơn là gánh hai thùng không. Mãi đến mấy tuần sau mới chai đi; còn giã gạo nữa. Giã gạo bằng chày vồ, bốn năm người. Cái chày đối với chú Mãn và tôi thì “hơi” nặng. Thế mà cứ phải nhấc lên dáng xuống thật đều, thật đúng lúc. Có khi dáng xuống không chỉnh, gạo văng tung tóe. Hoặc cái chày nằm nghiêng. Phải rút ngay ra kẻo người đứng bên dáng chày của người ấy xuống. Giã gạo được chừng năm sáu chục chày thì mệt đừ người, mồ hôi mồ kê đầm đìa. Rõ thật là tệ.

Lại còn bao nhiêu việc khác mà ai cũng phải làm. Như là xay lúa, gánh đất trồng khoai và củ mì. Chùa chúng tôi là một tu viện về Thiền Tông cho nên tất cả chúng tôi từ trên xuống dưới đều tuân theo nguyên tắc “bất tác bất thực”. Chúng tôi ai cũng biết câu chuyện của tổ Bách Trượng. Ngài chấp tác với toàn thể đại chúng, làm việc trong vườn, trồng rau, tỉa đâu, ngày nào cũng thế, dù cho Ngài đã 80 tuổi. Tăng chúng trong Viện thấy thế lấy làm ái ngại, tuy muốn cho Ngài nghỉ nhưng biết rằng bạch ngài thế nào Ngài cũng chẳng nghe. Một hôm các chú đem giấu cuốc xẻng của Ngài đi.

Mất cuốc xẻng. Ngài không ra vườn làm việc được; nhưng hôm ấy Ngài không ăn cơm. Cả ngày mai tới và ngày mốt tới. Ngài cũng không chịu ăn. Các chú nói: “Có lẽ Ngài bực mình vì chúng ta giấu cuốc xẻng của Ngài”. Rồi đem trả cuốc xẻng lại. Hòa thượng ra vườn làm việc ngày hôm ấy và buổi trưa thọ trai. Chiều đó Ngài dạy đại chúng: “bất tác bất thực”.

Chùa chúng tôi đông và đại chúng sống về vườn tược và ruộng nương. Ruộng thì ở xa chùa nên chúng tôi phải giao cho người ta làm và mỗi mùa đem phần lúa của chùa lên cho chùa; còn vườn tược thì chúng tôi tự cai quản lấy. Chúng tôi trồng rất nhiều thức để tự túc: từ cây chè, cây mít cho đến khoai sắn.

Nhưng chúng tôi không làm việc suốt ngày đâu. Chúng tôi có giờ để học kinh, tập viết chữ, nghe thầy giảng, tụng kinh và tham thiền; và tham thiền là quan trọng nhất. Thầy tôi dạy: tham thiền là cửa ngõ để đi vào trí tuệ, là sự nghiệp của người tu.

Tuy nhiên không phải vào chùa là được học tham thiền ngay đâu; còn phải bứt bổi giữ bò, còn phải gánh nước, giã gạo, kiếm củi tháng này sang năm khác. Mẹ tôi mỗi khi từ làng xa lên thăm, thường cho rằng đó là những thử thách của giai đoạn đầu tiên trên bước đường tu. Có lẽ mẹ ái ngại nhưng mà thấy tôi mạnh khỏe hơn lên mẹ cũng vui lòng. Tôi thì tôi biết rằng đó không phải là thử thách. Đó là chính sự tu hành vậy. Anh vào đi tu thử xem và anh sẽ thấy. Nếu không giữ bò, bứt bổi, gánh nước, trồng khoai thì anh có cách chi để học tham thiền.

Và chú Mãn cũng như tôi, cả hai sau này đều nghĩ đến thời gian làm “điệu” với một cảm mến sâu đậm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2021(Xem: 7426)
Thật là một điều kỳ diệu và lý thú khi được tin báo trên Viber là Tuyển Tập pháp Thoại vừa hoàn thành và đã sẵn sàng đến tay Phật Tử khi đến dự Lễ Vu Lan tại Tu Viện Quảng Đức (nếu không bị lockdown). Vì sao gọi là kỳ diệu? Chỉ sau khi tôi được học xong 10 duyên mà Đức Phật cho là quan trọng nhất theo thứ tự của 24 duyên, mà chúng ta ai cũng phải gặp trong thời gian còn làm người phàm, và nếu hiểu rõ tường tận thì mình có thể sẽ không bao giờ thốt lên câu “Học muôn ngàn chữ nghĩa nhưng không ai học được chữ Ngờ” của bộ Đại Phát Thú / Vi Diệu Pháp, do Giảng Sư Thích Sán Nhiên đã thuyết giảng qua 61 video, mỗi video kéo dài từ 3: 00 đến 3:50 giờ. Chính vì thế, nhờ đó tôi chợt nhận ra nhân duyên gì đã làm trưởng duyên và đẳng vô gián duyên, để tôi đến với Đại Gia Đình Quảng Đức Đạo tràng nói chung, và tiếp xúc liên hệ với TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng và được cộng tác với Ngài trên trang website Phật Giáo, Trang Nhà Quảng Đức, để rồi hôm nay lại có duyên
17/08/2021(Xem: 6874)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều “nhân” xấu nên khi chết đi chịu “quả” ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
14/08/2021(Xem: 22647)
Chủ đề: Thiền sư Thuần Chân (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 272 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 14/08/2021 (07/07/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 11:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
10/08/2021(Xem: 24746)
Con kính lễ Thiền sư Bảo Tánh và Thiền sư Minh Tâm (? - 1034) (Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông, hai vị Thiền Sư chuyên thọ trì Kinh Pháp Hoa)🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
07/08/2021(Xem: 28179)
Chủ đề: Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116) (Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vị Thiền Sư sau khi viên tịch tái sanh trở lại làm Vua vào triều đại nhà Lý VN) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 269 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 07/08/2021 (29/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
06/08/2021(Xem: 9597)
Cũng như chuông, trống cũng được coi như là một loại pháp khí không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của đa số dân tộc theo Phật giáo. Phật tử Việt Nam chúng ta rất gần gũi với thanh âm ngân vang thâm trầm của tiếng chuông; tiếng trống thì lại dồn dập như thôi thúc lòng người...Tại các ngôi chùa, trống Bát Nhã được đánh lên là để cung thỉnh Chư Phật, Chư Bồ Tát quang giáng đạo tràng chứng tri buổi lễ. Thông thường trống Bát Nhã được đánh lên vào ngày lễ Sám hối và trong những ngày Đại lễ. Ba hồi chuông trống Bát Nhã trổi lên để cung thỉnh Chư Phật và cung đón Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni quang giáng đạo tràng, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người nên lắng lòng, buông bỏ mọi tạp niệm. Bà kệ trống Bát Nhã được đọc như sau: Bát Nhã hội Bát Nhã hội Bát Nhã hội Thỉnh Phật thượng đường Đại chúng đồng văn Bát Nhã âm Phổ nguyện pháp giới Đẳng hữu tình Nhập Bát Nhã Ba La Mật môn Ba La Mật môn Ba La Mật môn.
06/08/2021(Xem: 4966)
Dấu chân xưa du hóa, một mảnh trời bao dung, gởi những lời vàng ngọc hương xưa bay khắp cả cung trời. Từ xứ Ấn, nơi thánh tích niềm tâm linh Tôn Giáo Phật Đà, Bậc Cha Hiền Đấng Như Lai Thích Ca truyền giáo, khai sáng nguồn tâm nuôi dưỡng chủng tánh cho chư vị Thánh giả Tỳ Kheo Tăng, Tỳ Kheo Ni, hay chư vị Thiên thần Long vương, Trời người quy kính, nghe Đấng Như Lai thuyết giảng, từ gốc nhìn sâu lắng, từ pháp tu thực hành, nên Vua Quan, dân chúng ở xứ Ma Kiệt Đà, xứ Kiều Tất La, vang khắp dòng suối chảy Hưng Long Chánh Pháp nơi xứ Ấn. Có chư vị Thập đại đệ tử lớn, các vị Thánh Tăng tu tập chứng nghiệm, đạt thánh quả A-La- Hán. Tôn Giả A- Nan nối truyền Kinh Tạng nghe thông thuộc ghi nhớ không sót một câu, Tôn Giả Đại Ca Diếp nối truyền Y bát tâm tông Phật trao, làm đệ nhất Tổ sư truyền thừa, vị Luật sư Tôn giả Ưu Ba Ly, và 500 vị A- La-Hán, kết tập Kinh điển Giáo lý mà Đấng Như Lai thuyết trình qua 49 năm hành hóa độ sinh, Tôn Giả A- Nan là vị trùng tuyên Kinh Tạng, Tôn Giả Ưu-Ba-
05/08/2021(Xem: 22666)
Chủ đề: Thiền Sư Cứu Chỉ (Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 268 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 05/08/2021 (27/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: [email protected]
04/08/2021(Xem: 6652)
Sông Thạch Hãn, Ngân Thiền Tâm Mộ Phật. Chốn Trà Trì, Gương Học Hạnh Xuất Gia. Nhỏ Tầm Chơn, Quyết Chí Xa Thế Tục. Khoác Áo Nâu Sòng, Học Lối Thích Ca. Chào Song Thân, Xứ Bảo Lộc Quê Nhà. Nương Thầy Tổ, Giữ Gìn Tâm Hướng Đạo. Mùi Kinh Kệ, Tháng Ngày Xông Cõi Tịnh. Thuộc Luật Nghi, Từ Góc Hạnh Trăng Sao.
02/08/2021(Xem: 18751)
Tiếng chuông chùa vang lên để xoa dịu, vỗ về những tâm hồn lạc lõng, bơ vơ. Hồi chuông Thiên Mụ, mái chùa Vĩnh Nghiêm một thời chứa chan kỷ niệm. Đó là lời mở đầu trong băng nhạc Tiếng Chuông Chùa do Ca sĩ Thanh Thúy trình bày và ấn hành tại hải ngoại vào đầu thập niên 80. Thanh Thúy là ca sĩ hát nhạc vàng, đứng hàng đầu tại VN trước năm 1975. Cô là đệ tử của HT Nguyên Trí ở chùa Bát Nhã, California. Khi Thầy còn ở VN cuối thập niên 80 có đệ tử ở bên Mỹ đã gởi tặng Thầy băng nhạc Tiếng Chuông Chùa này. Hôm nay Thầy nói về chủ đề Tiếng Chuông Chùa, hay tiếng Chuông Đại Hồng Chung. Đại Hồng Chung là một cái chuông lớn được treo lên một cái giá gỗ đặt trong khuôn viên chùa hay trong Chánh điện. Hồng Chung là một pháp khí linh thiêng, là một biểu tượng đầy ý nghĩa của Phật giáo, nên chùa nào cũng phải có, lớn hay nhỏ tùy theo tầm cỡ của mỗi chùa. Hàng ngày Đại Hồng Chung được thỉnh lên vào buổi chiều tối, báo hiệu ngày
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]