Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Chiếc áo

16/09/201100:39(Xem: 7841)
02. Chiếc áo

Thích Nhất Hạnh
TÌNH NGƯỜI
Truyện của tác giả khi còn là chú điệu
Lá Bối xuất bản

2. Chiếc áo

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi. Tôi không thấy chiếc áo ấy xấu và cũ một tí nào, trong khi các bạn đồng học đồng tu của tôi gọi nó là “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”. Suốt thời gian theo học Phật ở chùa Báo Quốc tôi đã dùng chiếc áo kia với một sự ưa thích mặn nồng. Chiếc áo ấy nay đã rách quá, không còn mặc được nữa, nhưng tôi vẫn giữ kỹ bởi vì đó là một kỷ niệm quý giá trong đời xuất gia thiếu niên của tôi.

Không thấy nó xấu và cũ, bởi vì tôi thường đem cả cái tinh thần chủ quan của tôi mà nhìn ngắm nó, sử dụng nó. Cái áo đó hơi rộng bởi vì chính là áo của thầy cho tôi, mà nhất là thầy tôi cho đúng vào lúc tôi đang sửa soạn một tâm trạng chân thành để phát nguyện sống đời giải thoát.

Hồi ấy tôi xin vào chùa để học làm điệu, nghĩa là xin tập sự xuất gia. Lúc tôi xin vào, thì số lượng đại chúng đã là gần hai mươi vị, phần nhiều là các vị đã tu học lâu năm. Học làm “điệu” như tôi chỉ có ba người. Chú Tâm Mãn vào sau tôi một năm. Thế là bốn. Chúng tôi học chung, làm việc chung. Công việc của chúng tôi nặng nề nhất, bởi vì tuổi tu của chúng tôi ít hơn. Năm thứ nhất, chúng tôi học công phu, luật Sa di. Năm thứ hai, chúng tôi hoặc Luật giải và những bộ kinh phổ thông. Năm thứ ba, trong số bốn điệu tôi và chú Mãn được xem luôn luôn học khác hơn cả. Chúng tôi hy vọng được làm lễ thế độ trước. Làm lễ thế độ là được chính thức thọ giới xuất gia. Chúng tôi chờ đợi giờ phút ấy như chờ đợi một sự thành công rực rỡ. Riêng tôi, tôi mong mỏi giờ phút ấy còn hơn một thí sinh mong mỏi giờ phút tuyên bố kết quả một cuộc thi sau bao năm học tập.

Giờ phút ấy, cuối cùng, đã đến ... Một buổi chiều gánh củi về nhà, tôi được chú Tâm Mãn báo tin mừng. Thầy tôi (vị Thượng Tọa) sẽ cho tôi chính thức thọ giới xuất gia trước khi gởi tôi về Phật Học Đường Báo Quốc. Một mình tôi thôi, bởi vì chỉ có tôi đủ điều kiện tuổi tác và khả năng nhập học. Chú Tâm Mãn vì còn nhỏ, thua tôi hai tuổi, thành thử dù có sức học nhưng cũng chưa được chính thức làm lễ thế độ.

Trong niềm vui mang ít nhiều bồng bột của tuổi thiến niên ấy, tôi cảm thấy lớn hẳn lên, quan trọng hẳn lên. Chú Tâm Mãn chia với tôi niềm vui ấy một cách sốt sắng chân thành. Ngày khai giảng Phật Học Đường sắp đến. Chúng tôi bàn soạn với nhau về mọi công việc. Riêng về lễ thọ giới, đã có các Thầy lo liệu cho, tôi chỉ việc ôn lại cho thuộc lòng bốn quyển luật Sa di mà thôi. Chúng tôi bàn nhau gởi thư về nhà xin một số tiền nhỏ để nhờ dì Tư đi chợ Bến Ngự mua một ít hương trầm hoa quả để cúng Phật trong ngày lễ thọ giới của tôi. Nếp và đậu chúng tôi nhờ dì Tư nấu xôi chè cúng dường đại chúng chư tăng để kỷ niệm một ngày đáng ghi nhớ nhất trong đời xuất gia học đạo. Nhưng nhà thì xa, gởi thư về không biết có kịp không. Chúng tôi bày tỏ mối lo ngại với dì Tư, dì Tư đã già. Dì cười với hai hàm răng sún rất là dễ thương: “Các chú cứ gởi thư đi, nếu tiền không đến kịp, tôi sẽ lấy quỹ của nhà bếp mà mua cho các chú, rồi mình sẽ bù vào sau”. Thế là chúng tôi mừng rỡ, lên sửa soạn rương kinh sách. Chú Mãn ôm từng chồng giấy vàng bạc bỏ vào rương tôi. Những giấy vàng vạc là do người thập phương đem đên cúng chùa. Thầy tôi dặn đừng đốt, để dùng mà viết kinh. Suốt mấy năm nay chúng tôi đã tập chữ và chép kinh trên giấy ấy mà học. Chú Tâm Mãn chừng sợ tôi ra tường thiếu giấy viết, nên ôm bỏ đầy một góc rương của tôi.

Lễ thọ giới của tôi được định vào bốn giờ khuya mai. Tôi hôm nay, khi cùng đại chúng đi công phu tịnh độ ra, tôi thấy thầy tôi ngồi trên bồ đoàn, trang nghiêm khâu lại một đường rách của một chiếc áo nâu cũ, bên ánh sáng lung linh của cây đèn bạch lạp. Thầy tôi ngồi bán già, ung dung đưa những mũi kim qua lần áo vải. Tuy đã già, nhưng mắt Thầy còn sáng và dáng ngồi của Thầy còn thẳng. Tôi và chú Tâm Mãn dừng lại ở cửa phương trượng, ngắm cái cảnh tượng đẹp đẽ trang nghiêm ấy một lúc lâu. Dưới ánh sáng trong trẻo của ngọn bạch lạp, bên chiếc án thư đặt một chồng kinh Hán tự, thầy tôi có dáng dấp tự tại và trang nghiêm của một vị đại Bồ Tát đương sống những phút trầm tư.

Mãi một lúc sau, chúng tôi mới nhè nhẹ bưóc vào phương trượng. Thấy động, thầy tôi ngửng lên. Thấy chúng tôi, người sẽ gật đầu cúi xuống với đường kim nửa chừng. Chú Tâm Mãn thưa:

- Bạch Thầy xin Thầy đi nghỉ kẻo khuya ạ.

Thầy tôi không ngửng lên:

- Để Thầy khâu lại cái áo tràng nâu để sáng mai cho chú Quán mặc.

Bây giờ tôi mới hiểu tại sao hồi chiều thầy tôi đã mất cả một buổi soạn lại những chiếc áo cũ. Thì ra thầy tôi tìm một chiếc áo lành lặn nhất trong số đó, rồi khâu lại một vài đường rách để cho tôi. Ngày mai tôi sẽ được mặc, lần đầu tiên, một chiếc áo tràng. Ba năm nay chúng tôi chỉ mới được mặc áo năm thân màu lam. Thọ giới xuất gia, tôi sẽ được phép mặc thứ áo quí giá ấy, thứ áo mà trong luật gọi là áo giải thoát - giải thoát phục. Tôi run run bạch lại:

- Bạch Thầy, để chúng con nhờ dì Tư chúng con khâu cũng được.

- Không, thầy muốn tự tay thầy khâu lại cho con.

Im lặng, Chúng tôi vòng tay lễ phép đứng hầu một bên, không dám nói thêm một lời nào nữa. Một lát sau, thầy tôi, mắt vẫn không rời mũi kim, lên tiếng:

- Các chú có nghe trong Kinh dạy rằng ngày xưa có một vị đại đệ tử chỉ nhờ khâu y mà chứng ngộ không? Để thầy nói cho nghe. Vị đại đệ tử ấy thường tìm sự thích thú an lạc trong việc vá lại những chiếc y đã rách, vá lại cho mình và những bạn đồng tu. Mỗi khi đâm qua một mũi kim, ngài làm phát sinh một tâm niệm lành, một tâm niệm giải thoát. Cho đến một ngày kia, khi mũi kim vừa thấu qua làn vải, ngài liền thấu suốt được một pháp môn thâm diệu, và trong sáu mũi liên tiếp, ngài chứng được lục thông.

Tôi ngước nhìn Thầy tôi với một niềm kính mến vô biên. Thầy tôi với đạo phong uy nghi thế kia thì dù chưa chứng được lục thông đi nữa cũng đã lên đến một trình độ giải thoát tự tại mà không biết bao nhiêu lâu nữa, chúng tôi mới mong đạt đến được.

Nhưng chiếc áo đã khâu xong. Thầy tôi ra hiệu cho tôi lại gần. Người bảo tôi mặc thử. Chiếc áo đối với tôi hơi rộng, nhưng không phải vì thế mà tôi không cảm thấy hân hoan đến gần chảy nước mắt. Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng đã từng nuôi dưỡng chí nguyện của tôi trong suốt bao nhiêu năm trường xuất gia tu học.

Tôi tiếp nhận cái áo của thầy tôi trao cho mà như tiếp nhận được cả niềm khuyến khích vô biên kèm theo một tình thương dịu dàng, kín đáo. Giọng nói của thầy tôi lúc ấy có thể là giọng nói êm dịu nhất mà tôi đã được nghe:

- Thầy tự khâu lấy cho xong để sáng mai con có áo mà mặc.

Thật là đơn sơ, nhưng tôi cảm động vô cùng khi tôi nghe câu ấy. Thân tôi tuy lúc ấy không quỳ trước đức Phật, miệng tôi lúc ấy tuy không đọc lời đại nguyện độ sinh, nhưng lòng tôi lúc ấy thật đã phát lời thệ nguyện rộng sâu để sống cuộc đời phụng sự. Chú Tâm Mãn đã nhìn tôi với một cái nhìn cảm mến. Vũ trụ của chúng tôi giờ phút ấy thật là một vũ trụ của hương hoa.

Cho đến bây giờ. Tôi đã bao nhiêu lần may thêm áo mới. Những chiếc áo nâu sau này, chiếc nào cũng có một thời gian được ưu đãi rồi cũng cũng có một thời gian bị lãng quên, nhưng chiếc áo nâu cũ rách năm xưa bao giờ cũng giữ được địa vị vị thiêng liêng của nó. Ngày xưa, mỗi lần tôi mặc áo là tôi nhớ đến Thầy tôi. Ngày nay, chiếc áo rách quá không còn dùng được nữa, nhưng tôi còn giữ nó đấy để nhiều lúc trầm tư nhớ lại một kỷ niệm êm đẹp của thời xưa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2017(Xem: 4409)
Hôm nay ngày 1.11 tôi viết bài này chỉ nhằm kể một câu chuyện thực tế lịch sử; vì đâu, nguyên nhân, tôi xin miễn đào sâu vì cũng không có đủ hiểu biết, thời gian và cũng không phải mục đích tôi muốn chia sẻ ở đây! Ba mẹ tôi đều sinh ra và lớn lên tại Huế, học xong tú tài ở trường Khải Định năm 1955 (tên lúc bấy giờ của trường Quốc Học Huế). Giai đoạn đó đất nước vừa chia đôi, TT Ngô Đình Diệm vừa chấp chính. Ông Diệm xuất thân từ gia đình quan lại, bản thân ông cũng từng đỗ đạt ra làm thượng thư như cha của ông là Ngô Đình Khả, anh là Ngô Đình Khôi, nên rất trọng bằng cấp, học vấn như lối suy nghĩ của tầng lớp trí thức nho học thời bấy giờ. Vì vậy ông Diệm rất ưu tiên cho ngành giáo dục, đặc biệt trong giai đoạn sau 1954 khi người Pháp rời khỏi VN, cần xây dựng một nền giáo dục bản xứ thay thế cho nền giáo dục thuộc địa của Pháp.
19/10/2017(Xem: 14353)
Truyện thơ: Hoàng Tử Khéo Nói và Con Thủy Quái, (thi hóa, phỏng dịch theo bản văn xuôi PRINCE GOODSPEAKER AND THE WATER DEMON của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson) , Ngày xưa có một ông vua Trị vì đất nước rất ư công bằng Cạnh bên hoàng hậu đoan trang Vua yêu, vua quý, chứa chan hương tình. Thế rồi hoàng hậu hạ sinh Một trai kháu khỉnh đẹp xinh vô cùng Nhà vua sung sướng vui mừng Nghĩ suy chọn lựa tìm đường đặt tên Mong cho con lúc lớn lên Vẻ vang ngôi vị, êm đềm tương lai Vua bèn đặt tên con trai Hoàng tử Khéo Nói, nhiều tài mai sau.
06/09/2017(Xem: 7482)
Hạt hồ đào (walnut) ăn rất ngon nhưng cái vỏ của nó rất cứng. Ở Tây phương người ta có chế ra một cái kẹp sắt, chỉ cần bóp mạnh cái kẹp thì vỏ hồ đào vỡ và ta có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngọt và bùi của hồ đào. Có những kẻ trong chúng ta đã từng bị lúng túng trong khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Nhưng trong hai mùa Đông năm 2001-2002 và 2002-2003, thầy của chúng tôi là thiền sư Nhất Hạnh đã giảng giải cho chúng tôi nghe và hiểu được những bài kệ ấy một cách dễ dàng và thích thú. Sách này ghi lại những bài giảng của thầy về sáu phẩm căn bản của Trung Quán Luận, các phẩm Nhân Duyên, Khứ Lai, Tứ Đế, Hữu Vô, Nhiên Khả Nhiên và Niết Bàn
31/08/2017(Xem: 5108)
Vào một buổi tối mùa đông cách đây hơn 30 năm, tại thủ đô Washington của nước Mỹ, một quý bà không may đánh rơi chiếc cặp tài liệu trong bệnh viện. Chồng của quý bà là một thương nhân giàu có. Ông đã vội vã quay lại bệnh viện giữa đêm hôm để tìm kiếm, bởi vì trong chiếc cặp không chỉ là rất nhiều tiền mà còn có cả một tập tài liệu mang thông tin mật của thị trường tài chính. Vị thương nhân đang đảo mắt tìm kiếm thì thấy một đứa trẻ rách rưới đứng ở hành lang bệnh viện. Cô bé đứng dựa vào tường, người vẫn còn co rúm trong bộ quần áo mỏng manh. Và trên tay cô bé chính là chiếc cặp mà vợ ông đánh mất.
29/08/2017(Xem: 6858)
Khi tôi 26 tuổi, tôi hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. George có mái tóc đen, mắt xanh và cặp lông nheo dài tôi chưa bao giờ thấy ai có được như vậy. Cu cậu bắt đầu nói khi được chín tháng, đi được khi được mười tháng và có thể bay nhảy khi được hai tuổi. Cậu bé là niềm vui của tôi, và tôi yêu thương thằng bé hơn cả tình thương mà tôi có. Đứa Con Trai Hoàn Hảo, Sharon Drew Morgan, Quảng Tịnh dịch
21/08/2017(Xem: 4735)
Tại Sao Tôi Đi Tu ? Thích Từ Lực và Trần Mạnh Toàn, Thường ngày, cảm giác của người bị phong tỏa, rình rập và đe dọa từng giây từng phút khiến anh thấy như quên mất con người riêng của mình. Nỗi buồn, vui, rung động trước ngọn gió cuối năm như đã xa rời anh. Tiếng súng và trọng pháo vắng hẳn trong buổi chiều hưu chiến. Anh không nghĩ có thể tạm quên được sự nguy hiểm, báo động thường xuyên nhưng sự vắng lặng của chiều cuối năm khiến cho những xúc động trong lòng dậy lên như âm binh được điều động. Ngọn gió nơi chân đồi bỗng làm anh thấy gờn gợn đôi tay trần. Ngọn gió y hệt như lúc vi vu bên hàng chè trước nhà vào chiều ba mươi tết, lúc mà anh giúp mẹ đặt nồi bánh chưng lên bếp lửa. “Tết ni được no rồi.” Bấy giờ, anh chẳng để ý để hiểu hết câu nói của mẹ, vừa nói, đôi tay chai sạn vừa đẩy mấy gộc tre vào lòng bếp.
09/08/2017(Xem: 4315)
Tôi về ở trong appartement này đã hơn 20 năm, một khoảng thời gian dài đủ để chứng kiến bao cảnh tang thương biến đổi của cuộc đời. Bóng xế hoàng hôn ảm đạm dàn xuống chung cư này nhiều hơn là ánh sáng rực rỡ của những buổi bình minh... Những năm đầu khi tôi mới đến, vợ chồng ông Damhart ở tầng 1 là một cặp vợ chồng đã được nhiều người yêu mến về tính tình cởi mở, luôn luôn hòa nhã với mọi người. Bà rất siêng năng mẫu mực, làm việc nhà không biết mỏi mệt, lúc nào cũng mang sẵn một cái tablier trước ngực. Tôi có cảm tưởng như công việc nhà của Bà làm không bao giờ hết được. Và gặp ai cũng vui vẻ dừng lại, hỏi thăm đôi ba câu rồi mới chịu đi. Ông chồng lại rất vui tính với nụ cười hiền hòa thật dễ thương. Rồi dần dà, Bà bị đau, không còn nhớ gì, đi gõ cửa hết nhà này đến nhà khác, có khi quên cả lối về! Cuối cùng thì không còn đi được n
28/07/2017(Xem: 4479)
Sau những cơn nắng luộc da vào Hạ, trời Hà Nội có vẻ dịu hẳn, phố phừng dập dìu xe cộ. Căn nhà nằm sâu trong đoạn đường vừa khai phóng, đối diện với một cao ốc, tầng dưới là siêu thị đơn điệu vài mặt hàng không đủ cho khách vãng lai dán mắt nhìn. Căn nhà của cô Chung, trưởng đoàn từ thiện, là cứ điểm để nhóm Từ Tâm - Hiểu và Thương hàng năm vê đây làm nơi phát xuất chuyến lữ hành mãi tận vùng Tây Bắc, cận biên Việt-Trung. Gia Lâm là một huyện ngoại thành phía đông của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 8 km. Đây là cửa ngõ để đi sang các tỉnh thành phía Đông như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên...
04/07/2017(Xem: 10611)
Từ hai ba tháng qua, hầu như ngày nào tôi cũng dành thì giờ ôn lại các bài học của Bụt Thích Ca trong tập phim Buddha, do nhà sản xuất Modi đưa lên mạng Youtube từ năm 2016. Khi được bạn bè giới thiệu cuốn phim này, tôi coi mấy đoạn đầu, rồi nhảy cách tới đoạn Buddha thành đạo (tập 34), và coi tiếp sau đó tập 41 tả cảnh Buddha về thánh Ca Tỳ La Vệ thăm gia đình. Đoạn 41 này rất hay, đạo diễn và tài tử đều diễn tảđược tình cảm của Buddha và bà vợ mà ông rất thương yêu trước khi đi tu.
02/07/2017(Xem: 5914)
Tống Văn đời Đường được bổ nhiệm làm tri phủ Tô Châu. Là người nổi tiếng thanh liêm, chính trực nhưng lại trọng Nho, khinh Thích. Khi về trấn nhậm Tô Châu nghe nói sự cụ Chùa Hàn Sơn là bậc tu hành đắc đạo nhưng không tin. Tống Văn lý luận rằng: Tụng kinh gõ mõ, lóc cóc leng keng ai làm chẳng được. Người tu hành không quyền thế, không binh lính trong tay, không hiền lành thì hung dữ với ai. Lại nữa, có tỏ ra hiền lành thì thập phương mới cúng kiếng chứ hung dữ thì chỉ có nước bỏ chùa đi ăn mày…cho nên tìm cách thử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]