Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Món quà của vua Ma-kiệt-đà hiến tặng đức Phật

05/09/201103:08(Xem: 5331)
16. Món quà của vua Ma-kiệt-đà hiến tặng đức Phật

HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG
Huệ Trân 2008

Món quà của vua Ma-kiệt-đà
hiến tặng đức Phật

Kính tri ân trường hạ, chùa Phật Đà, San Diego

Suốt cuộc hành trình trong cõi ta-bà, nhân gian có không biết bao nhiêu cơ hội để tặng quà cho nhau. Tất nhiên, mỗi món quà ở mỗi thời điểm đều có giá trị đẹp đẽ đối với cả người tặng lẫn người nhận. Nhưng đóa hoa tươi rồi cũng tàn, viên kim cương lóng lánh cũng chỉ là vật trang sức trên thân tứ đại vô thường, chẳng chiếu sáng xa hơn lòng tự mãn ảo tưởng.

Nhưng cách nay hơn hai mươi lăm thế kỷ, có một món quà không ngừng được nhắc tới với lòng trân quý. Đó là món quà của vua Tần-Bà-Xa-La, quốc vương xứ Ma-Kiệt-Đà đã hiến tặng Đức Phật khi Đức Thế Tôn và tăng đoàn viếng thăm hoàng gia tại thành Vương Xá, như lời hứa năm xưa.

Với nguyện vọng tìm sự giải thoát cho bao đau khổ của nhân loại, Tất Đạt Đa, vị thái tử con vua Tịnh Phạn, dòng họ Thích Ca đã rời cung vàng điện ngọc, trở thành một vị sa-môn. Người đã tìm tới bao đạo tràng, đã đảnh lễ bao vị đạo sư tuổi cao đức trọng, đã thực tập bao môn phái nhưng không nơi nào thỏa mãn được những thao thức sâu thẳm có thể mang lại sự giác ngộ rốt ráo là vượt thoát sinh tử.

Trên con đường thiên lý đó, một buổi chiều, sa-môn Gotama vượt sông Hằng, tiến vào xứ Ma-Kiệt-Đà vì nghe tin là vương quốc này có nhiều vị cao tăng ẩn sỹ. Chính nơi đây, sa-môn đã gặp bạn tri kỷ là vua Tần-Bà-Xa-La. Một lần, rời hoàng cung thăm dân, nhà vua tình cờ nhìn thấy vị sa-môn phong thái an nhiên đĩnh đạc, đang ôm bát vào thành khất thực. Vua truyền ngừng xa giá và cảm thấy bị khuất phục ngay bởi dáng đi khoan thai, thanh thản nhưng lại cực kỳ nghiêm túc của vị sa-môn trẻ. Nhà vua bèn truyền lệnh đem thức ăn cúng dường rồi theo dõi để biết nơi sa-môn trú ngụ.

Sau đó, vua Tần-Bà-Xa-La đích thân đến gặp sa-môn Gotama tại khu rừng sồi mà sa-môn thường tọa thiền. Tình tri kỷ nẩy nở từ những lần gặp gỡ đó. Nhà vua quý mến vị sa-môn đến mức ngỏ lời mời về hoàng cung, dành riêng một cung điện để sa-môn tĩnh tu, nhưng sa-môn Gotama đã nhẹ nhàng từ chối, chỉ hứa là, nếu tìm ra Đạo Cả, sẽ không quên về thăm hoàng gia.

Lời hứa đó đã được thực hiện.

Dân chúng thành Vương Xá tràn ra đường chiêm bái Đức Phật và tăng đoàn khi các vị khất sỹ khoan thai đi về hướng hoàng cung. Vua Tần-Bà-Xa-La đích thân dẫn hoàng gia ra tận cửa thành nghênh đón.

Sau khi thọ trai tại vườn thượng uyển và được Đức Phật ban pháp về ngũ giới cho hoàng gia và hơn sáu ngàn quan khách của triều đình, vua Tần-Bà-Xa-La đã quỳ trước Đức Thế Tôn, thành tâm kính cẩn ngỏ lời xin cúng dường công viên Trúc Lâm để tăng đoàn làm trụ sở tu học. Đó là một công viên tọa lạc ở phía bắc thành Vương Xá, chỉ cách kinh đô chừng hai dặm. Công viên này rất yên tĩnh, đẹp đẽ và xanh tươi vì rừng tre bát ngát quanh công viên, bên những con suối trong veo, ngọt mát. Nếu được chấp thuận thì nhà vua sẽ cho thợ khởi công xây cất tịnh xá rải rác khắp công viên để tăng đoàn có chỗ nghỉ ngơi.

Đây là một duyên lành vì Đức Thế Tôn cũng vừa nghĩ đến việc ấn định thời gian an cư cho tăng đoàn trong mùa mưa để tránh dẫm đạp các loài côn trùng trồi lên mặt đất trong mùa ấy; đồng thời cũng là thời gian để các tăng lữ thúc liễm thân tâm, trau dồi đạo hạnh.

Món quà của vua xứ Ma-Kiệt-Đà hiến tặng đã được Đức Phật chấp nhận.

Đây cũng chính là địa điểm An Cư Kiết Hạ đầu tiên của tăng đoàn, có hình thức rõ nét cho một lịch trình trải dài suốt hơn hai mươi lăm thế kỷ.

Quà tặng thiết thực, mang mục đích cao đẹp như thế, làm sao mà địa danh Trúc Lâm không đi vào lịch sử Phật Giáo.

Truyền thống An Cư Kiết Hạ đã trở thành Phật-luật. Trong mùa an cư, thời khóa và nội dung tu học sẽ được các vị trưởng lão đạo cao đức trọng, đồng hội ý biên soạn và toàn chúng sẽ tuân hành nghiêm túc để đạt được sự gạn lọc cấu trần, thanh tịnh thân tâm, trao truyền năng lượng và kinh nghiệm cho nhau để sau thời gian an cư có thêm hành trang vững chãi trên đường tiếp tục hoằng hóa.

Hàng năm, không phải chỉ giới xuất gia nao nức vân tập về các Trường Hạ mà hàng Phật tử tại gia cũng hoan hỷ không kém vì đây là dịp thể hiện sự cúng dường trong tinh thần bình đẳng theo lời Phật dạy. Một củ khoai của người nghèo khó hay trăm lượng bạc của nhà giầu, nếu dâng cúng bằng tâm chí thành như nhau thì có đồng công đức như nhau. Lời dạy từ bi này đã đem đến biết bao an ủi, hạnh phúc cho giai cấp nghèo khó, giúp họ vững tin nhìn lại bản tâm để tìm ra giá trị đích thực của hạt giống Bồ-Đề đã được gieo trong tâm thức mỗi người, không phân biệt giầu nghèo, sang hèn. Chỉ khác, bụi vô minh dầy hay mỏng mà thôi.

Làm sao phủi lớp bụi nghiệt ngã này để nhận ra Phật-tánh? Phải từng bước tu tập, từ cạn tới sâu, kiên trì, dõng mãnh và tự tin.

An Cư Kiết Hạ cũng là thời gian tối thắng cho giới xuất gia, được diện kiến đảnh lễ những bậc trưởng-thượng, được nghe lời giáo huấn trực tiếp từ quý ngài, được đồng tu đồng học với các bạn đạo gần xa, được chia xẻ, vun bồi năng lượng, giúp mỗi cá nhân tự kiểm điểm chặng đường đang đi.

Cùng với nắng hè, Trường Hạ đang được khai pháp khắp năm châu bốn biển, bất cứ nơi nào có người biết chắp tay, niệm đôi tiếng đơn sơ: “Nam Mô Phật”, nơi đó, tinh thần An Cư Kiết Hạ sẽ được thể hiện. Ở làng xóm xa xôi thì vị thầy nơi ngôi chùa mái tranh vách lá sẽ giảng pháp; ở thành thị thì các chùa sẽ phối hợp, thỏa thuận một địa điểm để cùng câu hội về. Tùy theo hoàn cảnh địa phương, người con Phật tuân lời Cha dạy, để Trường Hạ nào cũng phảng phất hương-đạo-vị của vườn Trúc Lâm khi xưa.

Riêng chúng tôi, những người Việt tha hương cư ngụ tại miền Nam California Hoa Kỳ, vừa được hưởng tràn đầy ân triêm công đức qua bẩy ngày An Cư Kiết Hạ tại chùa Phật Đà, thành phố San Diego, do TT Thích Nguyên Siêu trụ trì.

So với một vài ngôi chùa ở vùng Orange County thì chùa Phật Đà khá khiêm nhường, nhưng với lòng dũng cảm và niềm tin ở sự nhiệm mầu, TT viện chủ chùa Phật Đà đã đứng ra nhận trách nhiệm tổ chức Trường Hạ năm nay trong thời gian từ 16 tháng 6/2008 tới 22 tháng 6/2008, khi trong tay chưa có đủ tài vật và nhân sự cho một lễ hội mang tầm vóc như thế. Chính tinh thần bi dũng này mà chùa Phật Đà đã lập tức được các chùa trong vùng nhận lời bảo trợ, trong đó phải kể đến Như-Lai thiền tự, chùa Vạn Hạnh, tịnh xá Ngọc Minh và chùa Phổ Quang đã tận tình cùng chung lo trong mọi nhu cầu cần thiết. Khi mọi việc đã thành hình, được thông báo rộng rãi thì sự chia xẻ Phật-sự của các chùa khắp nơi và phát tâm cúng dường của đông đảo Phật-tử xa gần đều quy hướng về Phật Đà, như những con sông nghe tiếng gọi mầu nhiệm đều chảy về biển cả để cùng hòa thành đại dương mênh mông …..

Trường Hạ ở chùa Phật Đà đã mãn, sau lễ Tự Tứ và truyền giới ngày 22 tháng 6/2008 nhưng âm vang trầm hùng của chú Thủ Lăng Nghiêm mỗi công phu sáng, lời nguyện chí thành khi tụng Thủy Sám buổi chiều, hình ảnh rực vàng pháp phục Như-Lai khi lạy Hồng Danh Chư Phật, chư Bồ Tát, không khí thân thương và đạo vị trong những buổi học tập và thảo luận Phật pháp, nghiêm túc và im-lặng-hùng-tráng khi thọ trai Quá Đường, nhẹ nhàng an nhiên khi thiền hành niệm Phật v.v… vẫn ấp ủ tâm tư và theo bước chân từng người, trên đường trở về trú xứ.

Với hơn hai trăm Chư Tôn Đức Tăng Ni của 50 tự viện tham dự, dọc từ Washington State, ngang từ Texas, xa từ Canada … đều một lòng câu hội về chùa Phật Đà giữa tình huống khắc nghiệt và đau thương của Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại bấy lâu nay, đã là câu trả lời hùng hồn, xác quyết rằng, cấu uế thế gian dù dàn dựng tinh vi đến đâu cũng không có chỗ bám vào tâm-thiết-thạch của những ai thực sự là trưởng tử Như Lai.

Ngàn lần tri ân cũng không đủ, đối với Chư Tôn Đại Lão Hòa Thượng, với TT viện chủ chùa Phật Đà, với chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni, với tấm lòng hộ pháp của Phật tử muôn phương đã cùng góp công sức để mùa An Cư Kiết Hạ tại Trường Hạ chùa Phật Đà, thành phố San Diego viên mãn thập phần tốt đẹp trong tinh thần “Nhất tức thị đa, đa tức thị nhất”, một là tất cả, tất cả là một.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

(Trường Hạ chùa Phật Đà, 22 tháng 6/2008)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/01/2021(Xem: 24243)
Đức Phật Quá Khứ Tỳ Bà Thi 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba, 07/07/2020 (17/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. Bài kệ số 16: ĐỨC PHẬT TỲ BA THI 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Nhẫn nhục đệ nhất đạo Phật thuyết vô vi tối Xuất gia não tha nhân Bất danh vị sa môn. Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ Tỳ Bà Thi Phật. (1 lạy) Phật dạy: Hạnh nhẫn nhục Là pháp tu thứ nhất, Pháp vô vi tột cùng. Cho nên người xuất gia Gây khổ não cho người, Thì không gọi “sa môn”. Một lòng kính lạy đức Phật Tì Bà Thi. (1 lạy) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
18/01/2021(Xem: 9166)
Paing Takhon, năm nay 24 tuổi hiện là người mẫu kiêm diễn viên, MC nổi tiếng ở Myanmar, nhưng anh là một Phật tử thuần thành, mới đây anh đã phát tâm tham dự khóa tu xuất gia ngắn hạn tại quê nhà. Anh chàng sở hữu thân hình cường tráng với chiều cao khủng 1m88, mái tóc dài lãng tử cùng loạt hình xăm chất ngầu nên được mệnh danh là "Aquaman châu Á". Paing Takhon gia nhập làng giải trí với tư cách người mẫu từ năm 2014. Ba năm sau anh còn lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh và ca hát. Tất cả số tiền thu được từ album đầu tay anh đều quyên góp cho trẻ mồ côi. Ngoài ra, anh còn biết vẽ tranh sơn dầu, thích nấu ăn và yêu động vật.
16/01/2021(Xem: 3216)
5 giờ sáng, cuộc điện khác thường từ danh bạ mang tên Thầy G.D: - Ông có bà mới? Tưởng nghe nhầm – hỏi lại – vẫn câu nói trên . - Dạ chưa, đó là tấm ảnh lúc nàng 30 tuổi,” hoa khôi” một huyện ven 40 năm trước ạ. - Cô ta là “hoa khôi”, ông là “hoa héo”. *** Vâng, “hoa héo” xuất hiện sau nhiều thập niên làm thân cô lữ, là con “bà Phước” trong trại cải tạo, mang thân tù mà không có tội, chỉ vì làm việc cho một bậc chân tu lãnh đạo một GH trước 1975. Duyên số thân “hoa héo” ốm đói, đen nhòm, kết duyên với “hoa khôi”sau khi thoát khỏi cá chậu chim lồng; bơ vơ biết về đâu! Cổng chùa khép kín, từ chối với tầm nhìn e sợ kẻ mang án tích; cơm cho ăn nhưng không cho chỗ trú; chùa thường xuyên bị xét hàng đêm. Công viên, gầm cầu là điểm thường ngã lưng khi bóng đêm vừa phủ .
12/01/2021(Xem: 18186)
TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT, ĐỆ NHẤT TRÍ TUỆ 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Ba 25/08/2020 (07/07/Canh Tý) Chư pháp tùng duyên sinh, Diệc phục tùng duyên diệt, Ngã Phật đại sa môn, Thường tác như thị thuyết. Các pháp do duyên sinh, Lại cũng do duyên diệt. Thầy tôi là Đức Phật Thường giảng dạy như vậy. 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼
10/01/2021(Xem: 5583)
8 giờ tối mùa Đông Âu Châu nói chung, Thụy Sĩ nói riêng thật thê thảm. Trời tối đen, lạnh cóng, trên đường không bóng người qua lại. Đã vậy thêm dịch bệnh covid 19 kéo dài mấy tháng nay, mọi người bị giam hãm lâu ngày đã ê chề, nay thời tiết như thế càng ảm đạm thê thảm hơn. Vào mùa này, ngay cả người bản xứ còn than vãn, chán chường, huống chi người Việt tha hương buồn đến...thúi cả ruột! Gần nhà tôi có cái thung lũng tình yêu, gặp lúc thất tình, tuyệt vọng, có người còn nhảy xuống tự tử mắc công chính quyền sau này phải giăng lưới hứng họ! Nhưng chính trong không gian ảm đạm như thế càng tăng thêm sự ấm áp thân thương khi nhìn thấy, dù chỉ qua màn hình và nghe tiếng nói của vị đạo sư tôi hằng kính mến, không ai xa lạ, còn có nhân duyên quen biết từ mấy chục năm nay, đó là Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển. Thầy không ở đâu xa, hiện diện ngay trước mặt đây thôi xua đuổi hết bao cảm giác cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người.
10/01/2021(Xem: 5451)
Đã lâu lắm rồi, từ lúc cơn dịch Covid-19 hoành hành đến giờ chúng tôi (Hoa Lan và Nhật Hưng) chưa được cùng nhau viết chung một đề tài về Phật pháp. Tưởng chừng ngòi bút sẽ rỉ mòn theo Covid, làm gì còn các khóa tu học mà viết bài tường thuật. Một nỗi buồn sâu lắng! Thế nhưng sáng nay, ngày thứ hai đầu tiên trong năm 2021 mùng 4 tháng giêng, nhận được tin nhắn khẩn cấp của Nhật Hưng qua Viber, phải gắn chương trình Zoom vào máy để tối nay lúc 8 giờ tối giờ Âu Châu nghe HT Sư Phụ giảng Pháp. Không cần biết Người sẽ cho mưa Pháp kiểu nào? Nghe lệnh là phải có mặt ngay, để chứng tỏ tinh thần Tứ Trọng Ân với Thầy Tổ.
31/12/2020(Xem: 16720)
Đức Diệu Sắc Thân Như Lai 🏵️🌻🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Chủ Nhật, 19/07/2020 (28/5/Canh Tý) Giải thích Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn và hành trì trong suốt cuộc đời của Ngài. 28/ ĐỨC DIỆU SẮC THÂN NHƯ LAI Như lai diệu sắc thân Thế gian vô dữ đẳng Vô tỉ bất tư nghì Thị cố kim đảnh lễ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Diệu Sắc Thân Như Lai. Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia)
24/12/2020(Xem: 14408)
Thập Tổ Bà Lật Thấp Bà (Hiếp Tôn Giả, Parsvika) | TT Thích Nguyên Tạng giảng 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng: từ 6.45am, Thứ Bảy, 12/09/2020 (25/07/Canh Tý) Chơn thể tự nhiên chơn Nhơn chơn thuyết hữu lý Lãnh đắc chơn chơn pháp Vô hành diệc vô chỉ. Chơn thể đã sẵn chơn Bởi chơn nói có lý Hội được pháp chơn nhơn Không đi cũng không dừng. Nam Mô Đệ Thập Tổ Bà Lật Thấp Bà Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am ( giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03: 45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfU
11/11/2020(Xem: 5695)
Trong thời gian qua, rất nhiều thông tin đăng tải về những chương trình từ thiện giúp đỡ cho người nghèo, cứu trợ ủng hộ bão lụt thiên tai, thậm chí kêu gọi đóng góp xây dựng chùa chiền, những công trình văn hóa tâm linh v.v… rất nhiều trường hợp danh xưng “Mạnh Thường Quân” được nhắc đến để chỉ những người có tấm lòng độ lượng, biết yêu thương người khác, giúp đỡ kẻ khốn cùng…Theo thiển ý của người viết, dù Mạnh Thường Quân có tốt nhưng cũng không đến độ như một biểu tượng như thế. Theo lịch sử ghi lại thì những đóng góp của ông ta hoàn toàn không có liên quan gì đến Phật sự, hay giá trị tâm linh, còn từ thiện thì cũng không có gì đáng kể. Tất cả những việc làm của ông gần như thuần túy thiên về phương diện chính trị. Có lẽ do suốt chiều dài bị nền phong kiến Trung Quốc phương Bắc đô hộ cả ngàn năm nên có những ảnh hưởng đến văn hóa, tập tục, ngôn ngữ và cũng có thể ảnh hưởng danh xưng Mạnh Thường Quân này.
11/11/2020(Xem: 9865)
Trong quyển Yếu giải kinh A Di Đà lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam cũng như trên thế giới được in cả nguyên tác bằng chử Hán của Đại sư Linh Phong Ngẩu Ích cùng bản dịch Anh ngữ của Tiến sỉ J.C. Cleary và phần dịch sang Việt ngữ có chú giải của chính mình, học giả Lý Việt Dũng đã… “tự bạch” về “tiểu sử dài lòng thòng đáng chán của Song Hào Lý Việt Dũng”. Trong đó ông thẳng thắng nhận rằng: “Về quan điểm cuộc sống, tôi là người lạc quan tếu… Tôi cũng chay mặn tùy duyên, không bó thân trong những giới luật xa rời cuộc sống, chẳng có bổn sư vì chẳng quy y ai, chẳng có giới xơ cứng để giữ, sống đa cảm tự tại, có hơi “quậy” một chút!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]