Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Vọng Mỹ Nhân

31/08/201113:33(Xem: 6695)
15. Vọng Mỹ Nhân

Đường Vào Nội Tâm
Thích Nữ Trí Hải

15. VỌNG MỸ NHÂN

Vào một ngày đẹp trời, vua Pasenadi (Ba tư nặc) xứ Kosala dạo chơi trong vườn ngự. Khi nhìn ngắm những gốc đại thụ ở nơi tịnh mịch, với những tàn lá tỏa rộng che bóng mát thật khả ái, đẹp mắt, vua bỗng nhớ đến đức Thế tôn, và nghĩ: "Những gốc cây khả ái, đẹp mắt, ở nơi vắng vẻ thoáng gió, xa hết mọi tụ hội huyên náo, thích hợp cho trầm tư này, chính là nơi Thế tôn thường ngự tòa. Chúng ta hãy đi đảnh lễ đức Thế tôn." Rồi vua quay sang người hầu tên Kàràyana bảo:

- Này Kàràyana, ta nhớ đức Thế tôn. Ngươi có biết hiện gi? Đấng Chánh đẳng giác đang ở đâu không?

- Tâu Đại vương, lành thay đại vương nghĩ đến đức Phật Thế tôn. Ngài cùng với đại chúng du hành khắp nơi, rày đây mai đó không có trú xứ nhất định. Thật là một cuộc đời mây bay hạc lánh khó tìm dấu vết. Nhưng may thay, lúc này Ngài đang dừng chân tại thị trấn Meladumpa, cách đây không xa lắm, có thể đi và về nội trong một ngày.

- Thế thì ngươi hãy cho thắng cỗ xe, để chúng ta đi yết kiến đức Thế tôn.

- Thưa vâng, tâu đại vương.

Vua cùng các quan hầu cận đi đến thị trấn Phật đang trú. Vua đi bộ vào ngôi tinh xá. Lúc bấy giờ một số đông tỳ kheo đang bách bộ ngoài trời, vua hỏi:

-Thưa chư đại đức, đức Thế tôn hiện ở đâu? Chúng tôi muốn yết kiến Ngài.

Các tỳ kheo chỉ vào một gian nhà mà bảo:

- Thưa đại vương, gian nhà cửa đóng kín kia là nơi Thế tôn đang nghỉ. Hãy im lặng đến gần, bước vào hành lang thật nhẹ, sau khi tằng hắng, hãy gõ cửa. Đức Thế tôn sẽ mở cửa cho đại vương.

Đến trước cửa, vua cỡi vành khăn đội đầu, và trao thanh kiếm hộ thân cho quan hầu cận. Quan hiểu ý, dừng lại chỗ vua trao kiếm. Vua tằng hắng rồi gõ cửa. Đức Thế tôn mở cửa. Sau khi bước vào gian nhà, vua quỳ xuống đảnh lễ dưới chân Phật, lấy tay sờ chân Phật rồi tự xưng tên mình:

- Bạch Thế tôn, con là vua Pasenadi xứ Kosala.

Thế tôn hỏi:

- Do duyên cớ gì mà đại vương hạ mình tột bực trước thân này như thế?

Vua thưa:

- Bạch Thế tôn, trong khi con thấy những sa môn bà la môn các giáo phái khác hành trì phạm hạnh chỉ một thời gian, rồi trở về thụ hưởng dục lạc, thì các vị tỳ kheo đệ tử Phật thực hành phạm hạnh viên mãn cho đến trọn đời. Do vậy con nghĩ: Thế tôn thực là bậc Chánh đẳng giác, Pháp được Thế tôn khéo giảng, chư Tăng đệ tử khéo hành trì.

Lại nữa, bạch Thế tôn, trong các tập thể ở thế gian, con thường thấy vua chúa cãi lộn với vua chúa, bà la môn cãi lộn với bà la môn, gia chủ cãi lộn với gia chủ. Trong gia đình, cha mẹ anh chị em cũng thường gây gổ nhau. Còn trong Pháp và Luật của Thế tôn, con thấy các tỳ kheo sống với nhau thuận hòa, không tranh cãi, hòa hợp như nước với sữa, nhìn nhau bằng con mắt ái kính. Bạch Thế tôn, con không thấy một nơi nào khác có phạm hạnh viên mãn thanh tịnh như thế. Do vậy con kính ngưỡng Thế tôn.

Lại nữa, bạch Thế tôn, khi du hành, con thường gặp các sa môn gầy gò khốn khổ bạc nhược không đẹp mắt chút nào. Con hỏi, và được họ trả lời rằng, tâu đại vương, chúng tôi bị bệnh gia truyền. Trái lại, con thấy các tỳ kheo đệ tử Phật luôn luôn hoan hỉ, các căn thoải mái, tịch tịnh, khinh an. Do vậy, con kính ngưỡng Thế tôn và nghĩ, Pháp được Thế tôn khéo giảng, chư Tăng khéo an trú trong Pháp ấy.

Lại nữa, bạch Thế tôn, con là vua cả nước, có quyền sinh sát trong tay, vậy mà khi con ngồi xử kiện đôi lúc có người dám ngắt lời con, mặc dù con đã ra lệnh không được ngắt lời. Còn trong khi Thế tôn thuyết pháp, thì không một ai gây tiếng động. Một lần, có một vị cư sĩ ho lên trong khi Thế tôn thuyết pháp, và đã bị người ngồi cạnh khẽ đập vào đầu gối. Con nghĩ, thật là vi diệu, hội chúng của Thế tôn được huấn luyện không cần đến gươm giáo gậy gộc.

Lại nữa, bạch Thế tôn, con thấy nhiều học giả thật uyên bác, muốn đến chất vấn Thế tôn, bàn sẵn những lời kích bác, nhưng khi đến trước Thế tôn, thì họ câm lặng, và sau khi được Pháp thoại của Thế tôn làm cho hoan hỉ, phấn khởi, tất cả đều xin quy y Thế tôn, trở thành đệ tử. Do vậy con kính nguỡng Thế tôn.

Lại nữa, bạch Thế tôn, con có hai quan giữ ngựa, ăn cơm của con, đi xe của con, nhờ con mà sống, chính con đem lại danh dự cho chúng. Vậy mà chúng không hạ mình với con như với Thế tôn. Có một lần, trên đường hành quân, con và hai quan giữ ngựa vào nghỉ đêm trong một căn nhà hẹp giữa rừng. Sau khi cùng nhau thảo luận về Pháp của Thế tôn giảng cho đến quá nửa đêm, họ nằm xuống ngủ, để đầu hướng về nơi mà họ được nghe là Thế tôn đang ngự tòa, và trở chân về hướng con nằm. Bạch Thế tôn, khi ấy con nghĩ, thật sự những người này chắc phải ý thức một sự thù thắng trong giáo lý Thế tôn, nên mới có thái độ tôn trọng tột mức đến nỗi coi nhẹ mạng sống như vậy. Do thế, con lại càng kính ngưỡng đức Thế tôn.

Và bạch Thế tôn, Thế tôn cùng thuộc dòng Sát đế l?i, cùng ở nước Kosala, cùng tuổi tám mươi như con. Do vậy con sẵn sàng hạ mình tột bực đối với Thế tôn và biểu lộ tình thân ái.

Kể xong những lý do trên, vua Pasenadi đảnh lễ Thế tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi kiếu từ. Sau khi vua ra về, Phật kể lại câu chuyện trên cho các tỳ kheo, và dạy:

- Này các thầy, đấy là các pháp trang nghiêm, các thầy nên học tập. Các pháp ấy là căn bản của phạm hạnh.

LỜI BÀN: Đọc xong kinh Pháp trang nghiêm, kẻ hậu bối không khỏi cảm khái vài ý nghĩ.

1. Vua Ba tư nặc trước cảnh đẹp thiên nhiên, phi tần mỹ nữ không nhớ, rượu ngon thịt béo không nghĩ, mà chỉ nhớ tưởng đến Thế tôn, tha thiết như nhớ cha mẹ, và tức tốc tìm đến nơi để đảnh lễ ngài. Thật là một vị vua hiền, xứng đáng được sinh đồng thời Phật. Và đức Phật chúng ta cũng may mắn hơn Khổng phu tử nhiều. Vì trong lúc đó thì bậc thánh ở Trung hoa phải than phiền về ông vua bê bối say mê nàng Nam tử: "Nhà vua trọng sắc hơn trọng đức." Nhưng đối với vua Ba tư nặc ngày xưa, cũng như với Phật tử chúng ta ngày nay, thì đức Phật quả là NGƯỜI ĐẸP CỦA MUÔN ĐỜI VÀ VẠN LOẠI. Do đó có câu: "Vọng mỹ nhân hề, thiên nhất phương."

2. Trong bảy lý do vua kể vì sao mà vua kính ngưỡng Phật, thì hết năm lý do liên hệ đến tư cách người đệ tử, là: sống phạm hạnh trọn đời (trên nguyên tắc, không kể ngoại lệ), không cãi lộn, lóng tai chí thành nghe Pháp, nhan sắc vui hòa, và biết tôn kính Thầy (hai quan giữ ngựa kính Phật hơn vua). Đủ thấy tư cách người theo Phật thực quan trọng, gọi là "nhân năng hoằng đạo, phi đạo hoằng nhân".

3. Về chuyện hai quan giữ ngựa. Vua thấy hai bề tôi phạm tội khi quân, dám ngủ quay chân về hướng mình, mà không vội nổi sân đòi chém đầu, lại lần dò tìm hiểu lý do tại sao chúng lại kính Phật hơn mình, trong khi mình là người cầm giữ sinh mạng chúng. Thái độ ấy quả là thái độ của một vị vua có trí.

4. Về điểm cuối cùng, vua ngưỡng mộ Phật vì ngài cùng một "ca líp" với mình. Đó là kiểu suy tư của một hạng người mà đối với họ, Phật tánh quả có Nam Bắc. Họ sẽ không chịu quy y với một chàng bán củi như Lục tổ Huế Năng khả kính của chúng ta. Có lẽ vì vậy, mà Phật phải giáng sanh vào dòng vua chúa, để độ cho hạng vương giả. Tất cả đều là phương tiện của Bồ tát để độ sanh: khi cần ngồi xe bò thuyết pháp, cứ ngồi xe bò.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 51926)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
19/08/2010(Xem: 7084)
Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
04/08/2010(Xem: 3508)
Tác-giả Thiện Xuân Malkhanova là một con người thật đặc-biệt. Còn nhớ năm 2000 khi chị Trương Anh Thụy và tôi đi sang họp Đại-hội Văn-bút Thế-giới ở Mạc-tư-khoa, chúng tôi đã để ý đến chuyện đi đường, gặp con sâu róm ở dưới đất, chị đã ân cần lấy một cái lá nâng nó lên rồi đặt nó lên một cành cây gần đó. Một con người từ-bi đến với cả cỏ cây, đất đá! Chị bảo đó là điều chị đã học được từ đạo Phật.
04/08/2010(Xem: 3151)
Không biết từ lúc nào, mà ngôi tịnh thất vô danh thấp thoáng dưới tàn cây huỳnh đàn rậm lá trên đỉnh núi Ông cheo leo mây mù đong đưa bao phủ quanh năm, đã được dân quê dưới chân núi ưu ái gọi là am Mây Ngàn thay thế cho cái tên “chòi đạo Ân” mà họ hùa nhau ám chỉ túp lều lá của sư Từ Ân ngày trước. Thuở mới đăng sơn cắm dùi khẩn đất làm chốn ẩn tu, sư lủi thủi một mình chẳng có móng đệ tử lăng xăng đón đưa phục dịch, sư tự vác cuốc, quẩy gánh... lặng lẽ lên tận đỉnh, khai phá được một khoảnh đất nhỏ làm rẫy. Sư bắt đầu trồng các loại rau đậu, khoai, bắp, cà dưa... để sớm gặt hái hoa lợi,
20/07/2010(Xem: 8791)
Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, tất cả mọi hành động bằng thân, lời và ý đều xuất phát từ hai tiêu chuẩn đó nhằm đem lại lợi lạc cho mình và tha nhân. Đây là những đức tính rất cơ bản để phát triển về Giới-Định-Tuệ mà một người muốn thăng tiến về mặt tâm linh thì cần phải quan tâm và thực hiện một cách triệt để.
17/07/2010(Xem: 3907)
Đêm qua con nghe bài pháp “Vượt qua oan gia trái chủ”của thầy Thích Tâm Đại, cảm thấy bàng hoàng, sửng sốt, mồ hôi ướt lạnh. Hóa ra, trong quá khứ, con đã tạo vô lượng tội, gieo vô lượng oán thù, oan gia trái chủ.
25/06/2010(Xem: 4288)
Vì không biết sự vận hành nội tại nên hầu hết mọi người trên thế gian không ai nhận ra chính mình và cũng không đồng ý với chính mình. Có người nương vào thể chất như thân thể cao lớn, mạnh khỏe, sắc diện đẹp đẻ, sáng sủa thù thắng …và cho đó là ta. Có vị lấy tri thức như bằng cấp học vị là mình như tiến sĩ, bác sĩ hay kỹ sư v.v. Có vị lấy danh vọng chức tước như tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng v.v.làm ta.
25/06/2010(Xem: 7471)
Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào
02/06/2010(Xem: 2769)
Đó là ngày 26 Tháng 10 năm 1967. Tôi đang bay ngay trên bầu trời trung tâm Hà Nội đan chéo đầy hỏa tiễn trong phi vụ thứ 23 của mình, thì bị một hỏa tiễn Nga kích thước cỡ cột điện thoại bắn tung cánh phải chiếc Skyhawk ném bom tôi bay. Phi cơ bổ nhào từ cao độ khoảng 4,500 feet xuống đất, bị đảo ngược lại, gần như chúi thẳng đầu xuống đất. Tôi kéo cần bung dù thoát hiểm. Lực phóng làm tôi bị bất tỉnh vì tốc độ gió đâu khoảng 500 knot (chú thích người dịch: 926 km/giờ). Lúc đó tôi không nhận thức được, nhưng chân phải ngay quanh đầu gối và ba nơi trên cánh tay phải cùng cánh tay trái của tôi đã bị gãy. Tôi tỉnh lại ngay trước khi cánh dù của tôi rơi xuống một hồ nước ngay một góc của Hà Nội, một trong những hồ họ gọi là Hồ Tây. Mũ phi công và mặt nạ dưỡng khí của tôi đã bị thổi bay đâu mất. Tôi chạm mặt nước và bị chìm xuống đáy. Tôi nghĩ rằng hồ sâu khoảng 15 feet, cũng có thể 20. Tôi chòi chân phía dưới để nổi lên mặt nước. Lúc đó tôi không cảm thấy bất kỳ đau đớn nào. Tôi hít một
03/04/2010(Xem: 2979)
Đạo vốn vô ngôn; do ngôn mà hiển đạo, thế nên có mạn lục, có bảo huấn, có bút ngữ, có võ khố. Nay đây, có Hòa thượng Văn Thủ, tự Nhất Ty (1607 – 1648) người nước Nhật Bản, lúc đầu ở ẩn nơi Tây Cương thuộc đất Lạc Tây, về sau Ngài về núi Đan mai danh ẩn tích. Nhưng các hàng xuất gia khắp chốn hải hồ tìm đến bên Ngài kết am tranh tu học số đông không kể xiết. Rốt cuộc, danh Ngài thấu đến cửu trùng, vua thỉnh Ngài trụ trì hai chùa Pháp Thường và Linh Nguyên, ban hiệu là Định Huệ Minh Quang Phật ĐảnhQuốc Sư. Những khi nhàn rỗi, Ngài xem lại gương xưa góp nhặt những di ngôn, vãng hạnh của Phật Tổ và thêm vào đó lời phẩm bình biên tập lại thành bộ Truy Môn Bảo Tạng Tập (trong bản dịch nầy tạm lấy nhan đề là Kho Báu Nhà Thiền). Bộ sách nầy thật là cây đuốc huệ trong đường tăm tối, là thuốc hay cho người bệnh, chẳng những lợi cho người đương thời mà cũng là tiếp độ kẻ hậu côn, thật không có gì hơn vậy. Than ôi! Vào niên hiệu Bảo Vĩnh vì ảnh hưởng thời cuộc nên đâu có khắc bản và muốn lưu hàn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567