Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Giữ Gìn Cây Pháp

31/08/201113:33(Xem: 8191)
03. Giữ Gìn Cây Pháp

Đường Vào Nội Tâm
Thích Nữ Trí Hải

3. GIỮ GÌN CÂY PHÁP

(Phỏng thuật theo Kinh Tăng Chi Bộ)

Khi đức Thế tôn ở núi Linh Thứu thành Vương Xá, có tôn giả Dhammikà, sau khi lang thang hết chỗ này tới chỗ khác qua bảy trú xứ mà không nơi nào chấp nhận, cuối cùng lần mò về chỗ Phật. Nguyên do là vì, tôn giả đi đến đâu cũng gây sự với các tỳ kheo ở đó, khiến họ không chịu nổi, bỏ đi. Các cư sĩ biết chuyện, đến mời Tôn giả đi chỗ khác. Thế là cuối cùng Tôn giả về thành Vương Xá yết kiến Phật. Ngài hỏi:

- Này Dhammikà, sao ngươi trở về đó?

- Bạch Thế tôn, con bị các cư sĩ tại các trú xứ mời đi chỗ khác.

- Thế đấy! Ngươi cũng chẳng hề gì cả, vì còn ta đây để cho ngươi quay về. Phải ngươi nghĩ vậy không?

Tôn giả cúi đầu im lặng. Đức Thế tôn lại bảo:

- Thuở xưa, này Dhammika, các nhà buôn đi biển thường mang theo một con chim. Khi tàu ra khơi, không trông thấy bờ bến, muốn biết có hòn đảo nào gần để ghé tàu, người ta thả con chim ra. Nó bay đi tứ phía, nếu không có chỗ nào đậu, không gặp bờ bến, thì nó trở lui về tàu. Nay nhà ngươi cũng vậy đó, Dhammika.

Tôn giả đứng im lặng, Thế tôn lại tiếp:

- Thuở xưa, này Dhammika, có một cây bàng chúa to lớn, chịu đầy trái ngon ngọt. Vua và các cung nữ hưởng thụ một cành, quân đội hưởng thụ một cành, dân chúng một cành, các sa môn, bà la môn một cành, thú rừng và chim chóc một cành. Một hôm có người đến ăn trái no bụng xong, bẻ gãy một cành rồi bỏ đi. Khi ấy vị thần trú nơi cây bàng nói với cây rằng: "Thưa tôn giả, loài người thật là ác độc, đã ăn no rồi còn bẽ gãy cành. Tôn giả đừng có sinh trái nữa." Cây bàng chúa nghe lời, năm sau không thèm sinh trái nữa. Khi thấy cây không còn sinh quả, vua bèn yêu cầu trời Đế thích triệt hạ cây bàng chúa. Đế thích liền ra lệnh cho Thiên lôi nổi sấm sét bật tung gốc rễ cây bàng lên, làm cho nó ngã nằm sóng soài ra giữa đất. Vị thần cây mất chỗ trú ngụ, đứng khóc lóc nước mắt đầy mặt, làm cho trời Đế thích ngạc nhiên hỏi: "Này thần cây, sao ngươi sầu muộn thế?" Thần cây đáp: "Thưa tôn giả, có cơn mưa to gió lớn nổi lên, làm cho trú xứ của con, cây bàng chúa này, bị ngã xuống trốc gốc."

Đế thích hỏi: "Này thần cây, ngươi có giữ gìn cây này, để cho nó sống đúng như pháp không?" Thần hỏi: "Thế nghĩa là gì, thưa Tôn giả?" Đế thích nói: "Nghĩa là ngươi phải nghĩ, với cái cây này, người cần rễ đến lấy rễ, người cần lá đến lấy lá, cần hoa lấy hoa, cần trái lấy trái. Như vậy không có gì dính dấp đến vị thần cây, khiến cho vị ấy không hoan hỉ. Thế là giữ gìn Pháp của cây."

Thần cây nói: "Thưa Tôn giả, con sẽ giữ gìn cây ấy theo pháp của cây. Mong rằng trú xứ của con trở lại như xưa." Rồi Đế thích vấn thần thông làm cho cây bàng chúa dựng đứng trở lại.

Cũng thế, này Dhammika, nhà ngươi có giữ gìn pháp của sa môn, khi các cư sĩ mời ngươi đi chỗ khác hay không?

- Nhưng bạch Thế tôn, thế nào là giữ pháp của sa môn?

- Này Dhammika, sa môn không mắng nhiếc lại người đã mắng nhiếc mình, không tức giận người đã tức giận mình, không khiển trách người đã khiển trách mình. Như vậy là giữ gìn pháp sa môn.

- Bạch Thế tôn, con không giữ gìn sa môn pháp, khi các cư sĩ mời con đi nơi khác.

- Vậy, này Dhammika, từ nay về sau, ngươi cần phải học tập pháp sa môn.

- Thưa vâng, bạch Thế tôn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4524)
Mini, con gái 5 tuổi của tôi không thể sống mà không huyên thiên suốt ngày. Tôi thật sự tin rằng suốt cuộc đời của nó không hề phí một phút giây ...
10/04/2013(Xem: 4705)
Có bao giờ bạn nghe nói Phật khóc chưa? - Phật là Đấng giác ngộ, Ngài đã vượt qua mọi tình thức tầm thường của ...
10/04/2013(Xem: 4835)
Thiền sư Từ Đạo Hạnh vốn là con nhà nho tên Từ Vinh. Từ Vinh có sự trái ý với Diên Thành Hầu, Hầu nhờ pháp sư Đại Điên đánh chết. Sự muốn trả ...
10/04/2013(Xem: 4445)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một ...
10/04/2013(Xem: 4484)
Vào khoảng đầu năm 1996, tình cờ tôi được xem một bức tranh của họa sĩ Samyot Hananundasule, trong cuộc triển lãm dưới chủ đề "Nhìn lại quá khứ" tại Viện Nghệ thuật Quốc gia Thái Lan. Đó là một bức tranh có nhan đề là "Hài nhi của thế giới thứ ba" (Third World Baby), được vẽ vào năm 1976. Bức tranh này được in trên tờ nhật báo Bangkok Post.
10/04/2013(Xem: 5446)
Nhân dịp xuân Nhâm Ngọ, mọi người chúc nhau bằng lời hay ý tốt. Bần sư xin tặng những người thân "món quà pháp" thay lời cầu chúc... .
10/04/2013(Xem: 4183)
Tôi quen Trâm một tháng trước. Nàng là y tá viên điều dưỡng vừa ra trường chưa được một năm. Đang làm việc ở Đà Nẳng thì có giấy đổi vào Nha ...
10/04/2013(Xem: 4262)
Nhân vật Thanh Lam được cha để lại một gia tài đồ sộ. Chàng chia làm hai phần, một lànhững tài sản cố định sinh lợi hằng năm như ruộng vườn, hai ...
10/04/2013(Xem: 4269)
Một sớm mai dưới tia nắng chan hòa tại tu viện Bát Nhã, hòn sỏi gặp bước chân. Hòn sỏi lên tiếng chào: "chào các bạn, các bạn, các bạn từ đâu đến?"...
10/04/2013(Xem: 4032)
Trong đời tôi, rất nhiều lần được ngủ lại chùa, đặc biệt là những ngôi chùa có nghi thức hành lễ theo Bắc-Tông. Theo từng giai đoạn lớn lên, tri thức ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]