Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Ngộ

29/08/201112:48(Xem: 5542)
9. Ngộ

TÂM HƯƠNG TẢI ĐẠO
Tuyển tập truyện ngắn thắp lên tinh thần Đạo Giác Ngộ giữa chốn vô minh
Gió Đông xuất bản 2002
Linh Linh Ngọc

NGỘ

Lòng hiếu kỳ của dân địa phương về những tu sĩ người Á Đông đã được giải tỏa phần nào qua sự dọ hỏi những gia nhân nhà triệu phú Coleman. Dù vậy, câu chuyện vẫn mang nhiều phần hoang đường đối với họ.

Đại khái, họ được biết, hơn hai mươi năm trước, cậu Steven của giòng họ Coleman được gọi đi làm nghĩa vụ công dân ở chiến trường Việt Nam. Trước đó, không mấy ai trong gia đình cậu biết đến địa danh của xứ Á Châu đó nằm ở chỗ nào trên bản đồ thế giới.

Ngày tiễn cậu đi, bà mẹ khóc ngất như ngày tử biệt. Bà không bao giờ tưởng tượng được rằng có một ngày con trai bà phải rời xa gia đình để đến một nơi chốn xa xôi, nguy hiểm như vậy. Mà bà lo lắng, bi ai cũng phải, vì nơi cậu Steven đến qủa là nguy hiểm.

Cậu đồn trú trên miền cao nguyên, cách thủ đô miền Nam Việt Nam hơn ba trăm dặm. Đơn vị cậu có nhiệm vụ yểm trợ đơn vị bạn khi có giao tranh trong vùng họ trách nhiệm. Thường, những vụ đụng độ quanh vùng chỉ được coi như lẻ tẻ. Cậu thấy chiến tranh ngoài đời, đôi khi không khốc liệt bằng trên màn ảnh.

Cho đến mùa hè năm 1972, một tháng, trước khi cậu mãn hạn nhiệm vụ, cậu mới thực sự nếm mùi máu lửa. Cuộc đột kích bất thần của địch vào ngay bản doanh đơn vị bạn đã gây một số thiệt hại đáng kể. Kho đạn dự trữ phát nổ, kịp thời chặn phe địch định dùng chiến thuật biển người tràn vào chiếm đồn. Không dạt được mục tiêu chớp nhoáng, chúng vội rút chạy theo chân núi vì biết lực lượng tiếp viện sẽ tới.

Qủa vậy, đơn vị cậu chặn đường rút chạy của địch ngay bìa rừng. Và trận giao tranh ác liệt, gần như xáp lá cà, trong đêm tối, là kinh nghiệm xương máu không bao giờ cậu Steven có thể quên được. Cậu thấy bạn mình gục phía trước, thấy kẻ địch ngã phía sau, nghe bốn phía những tiếng hò hét man rợ cho tới khi cậu trúng đạn liên tiếp vào bả vai. Cậu có cảm tưởng cánh tay phải đã đứt lìa ra, trước khi cậu ngã lăn xuống một hố sâu, và ngất đi.

Khi cậu tỉnh lại, tiếng súng đã êm, khu rừng chìm trong màn đêm mịt mùng. Mùi thuốc súng vẫn còn khét lẹt quanh đây, chứng tỏ cậu ngất đi không lâu lắm. Cậu gượng lết dậy, ôm bả vai bị thương, đi miệt mài. Cậu hoàn toàn mất phương hướng, chỉ đi theo linh tính. Phe địch hẳn còn trà trộn quanh đây, nếu không ra khỏi rừng trước trời sáng, e rằng khó sống.

Vết thương rỉ máu, đau đớn, cậu vẫn gắng bước. Lúc tưởng đành kiệt lực thì cậu thoáng thấy một căn nhà nhỏ, mái ngói cong.

Không còn chọn lựa, cậu liều mạng bò tới, gõ cửa, rồi qụy ngay xuống bực thềm.

Người cứu sống cậu là vị sư trụ trì ngôi chùa nhỏ trong thôn làng hẻo lánh đó.

Nhìn tình cảnh, sư ông đã hiểu, bèn vội vã cùng hai đệ tử khiêng cậu Steven vào chùa, lo băng bó vết thương. Nhờ biết đôi chút tiếng Anh, sư ông đã trấn an cậu, khuyên nên nán lại chùa đôi ba ngày chờ tình hình lắng dịu. Sau đó, sư ông sai đệ tử tìm đơn vị cậu báo tin để họ lo phương tiện an toàn tới đón.

Mấy ngày ẩn náu trong chùa, cậu Steven đã được nghe tiếng chuông mõ và những lời tụng kinh trầm bổng. Tuy không hiểu nghĩa nhưng cậu cảm thấy tâm hồn như chắp cánh mỗi khi tiếng chuông ngân lên, tan dần vào không gian. Cậu cũng thấy lòng như mở rộng, thanh thản, bình an, khác hẳn với cảnh khốc liệt ngoài cánh rừng kia. Đây với đó không bao xa mà như hai thế giới hoàn toàn khác biệt. Một nơi đầy hận thù chết chóc, một nơi bàng bạc sự thanh thản, an nhiên. Trong một lúc xúc động, cậu đã tưởng, cậu có thể ở lại nơi này, cùng sư ông sớm chiều tụng kinh gõ mõ. 

Tất nhiên, đó chỉ là ý nghĩ nhất thời.

Khi được đơn vị đến đón, cậu hết lời cám ơn ân nhân và dốc hết tiền bạc có trong người để đền đáp. Nhưng sư ông từ chối và điềm đạm nhắc rằng, cậu đã ở đây mấy ngày, hẳn thấy người tu hành không cần tiền bạc.

Hơn hai mươi năm sau, vào lúc bất ngờ nhất, ông Steven gặp lại vị sư cứu mạng, trên đường phố quê hương mình.

Không tin lại có sự tương ngộ kỳ diệu này, nhưng ông Steven không thể lầm được. Qủa đúng là vị sư đã cứu mạng ông năm xưa, vì gương mặt đó, dáng dấp đó, ông không thể lầm lẫn được.

Vị sư gìa không chú ý đến gì xung quanh. Trong bộ áo cà-sa bạc mầu và bình bát trên tay, Người bước những bước chân trần thong dong, an lạc. Người đang hướng dẫn những sa-môn trẻ đi vào khu phố có người Á-Đông cư ngụ. Thỉnh thỏang họ dừng lại khi có người cung kính bỏ vào bình bát nải chuối, hộp bánh...Khi được cúng dường, họ chỉ khẽ cúi đầu tỏ ý cám ơn rồi lại tiếp tục chậm rãi bước. Hình như họ đi chỉ để mà đi, chứ không phải đi để mà tới. Qúa khứ đã qua, tương lai chưa đến, nên có lẽ, đối với họ, thời gian chỉ thực sự hiện hữu ở những bước chân hiện tại này.

Cố dằn nỗi bồi hồi, ông Steven chạy theo, lắp bắp:

-A Di Đà Phật ... A Di Đà Phật ...

Ông Steven đã học thuộc được câu này trong những ngày ẩn trú tại chùa, hơn hai mươi năm trước. Để nhớ ơn người cứu mạng, ông tự nguyện niệm danh hiệu đó trước khi đi ngủ. Vì thế, dù bất ngờ, ông Steven đã thốt lên danh hiệu Phật A Di Đà dễ dàng như nói tiếng mẹ đẻ.

Giọng phát âm trọ trẹ câu niệm Phật đã khiến vị sư gìa thoáng bỡ ngỡ. Linh tính cho Người biết không phải chỉ là lời chào bình thường của Phật tử. Người dừng lại.

Những vị sa-môn trẻ đi sau cũng dừng theo.

Ông Steven nắm lấy tay ân nhân, lại nói:”A Di Đà Phật”, rồi hỏi luôn một hơi:

-Tôi là Steven đây ! Tôi đã được ông cứu sống hơn hai mươi năm trước ở Việt-Nam, ông có nhớ không ? Ông có nhớ không ???

Vị sư gìa nhìn người bạn cũ, mỉm cười an hòa ...

Bây giờ thì vị sư khó mà từ chối lòng đãi ngộ của người thọ ơn.

Ông Steven vẫn nhớ, người tu hành không cần tiền bạc. Bởi vậy, ông đâu có đền ơn bằng tiền bạc. Ông chỉ ra lệnh cho gia nhân dọn sạch căn nhà nhỏ ở cuối vườn trái cây thuộc gia trang rộng lớn của ông. Căn nhà cuối vườn đó thật yên tĩnh, biệt lập, thích hợp cho người tu hành hơn là dưới phố.

Nếu không vì lòng chân thành qúa đỗi, ông Steven cũng khó mà thuyết phục được ân nhân.

Từ khi vị sư gìa và các sa-môn tới trụ trì tại căn nhà cuối vườn, người ta thấy ông Steven cắp sách đến trường mỗi sáng.

Ông đi học tiếng Việt-Nam.

Ông cũng dành nhiều thì giờ trong thư viện để nghiên cứu về Đạo Phật. Càng tìm hiểu, ông càng thấy sự mầu nhiệm mênh mông về một tôn giáo mà trước đây ông không hề quan tâm đến. Sự mầu nhiệm mỗi ngày mỗi thôi thúc bởi tiếng chuông huyền diệu vọng lên từ tịnh thất cuối vườn, lúc mặt trời vừa ló dạng.
Khi ông Steven ngỏ ý muốn trở thành một sa-môn, vị sư gìa không tỏ vẻ ngạc nhiên gì. Người chỉ nói:

-Được, ông cứ xuống đây những giờ tu học, nhưng không cần thay đổi gì nhiều về đời sống cá nhân, cho đến khi ông thực sự hiểu đạo.

Ông Steven chuyên cần tu học, cố gắng hòa nhập với đời sống thanh thản, bình dị. Tuy chưa được thực tập khất thực nhưng ông Steven cũng hiểu rằng đi khất thực là một phần trong việc tu luyện, giữ lòng bình thản, nhẫn nhục giữa tha nhân. Ông Steven sẽ ngạc nhiên lắm nếu ông chứng kiến chút bất thường xẩy ra trong buổi xuống phố khất thực của tăng đoàn vào sáng thứ bẩy vừa qua.

Hình ảnh các nhà sư đi chân đất, tay ôm bình bát, mắt nhìn thẳng, bước nhừng bước chậm rãi, đã quen thuộc với dân chúng trong tỉnh. Nhất là khi họ biết câu chuyện về sự liên hệ giữa nhà sư và gia đình triệu phú Coleman thì họ đều có cảm tình với những người tu hành có lối tu ...kỳ cục như vậy.

Khi thấy tăng đoàn khất thực, không phải chỉ người Á Đông mới cúng dường thực phẩm mà đôi khi, người địa phương cũng hoan hỉ bỏ bánh kẹo vào bình bát.

Giữa nắng tháng hai, dưới phố nhộn nhịp, không phải chỉ có các nhà sư áo vàng mà còn có một đoàn thiếu nữ áo xanh, ôm thùng đi lạc quyên. Đó là những nữ sinh trường trung học Gío Đông. Họ đi lạc quyên để đóng góp vào buổi Đại Nhạc Hội cứu trợ trẻ tỵ nạn mồ côi trong các trại tỵ nạn Đông Nam Á, sẽ bị trả về Việt Nam.

Vị sa-môn trẻ nhất nghe các thiếu nữ áo xanh nói loáng thoáng như thế khi các cô gắn bông hồng nhỏ bằng lụa lên áo khách qua đường và đưa thùng lạc quyên lên, xin cứu trợ.

Lòng vị sa môn trẻ bỗng giao động mãnh liệt. Bước chân trần như dán chặt xuống mặt đường, và đôi mắt từ-lâu-không-nhìn-gì, giờ như bị các thiếu nữ áo xanh thôi miên.

Vị sa-môn trẻ nhất đã phạm giới !

Trên đường khất thực, các vị khất sĩ tuyệt đối không được nói lời nào, không được nhìn gì ngoài con đường thẳng trước mặt.

Các vị sa-môn đi sau bối rối trước điềm lạ đó của bạn. Một vị đánh liều, đi sát bạn, đẩy nhẹ cánh tay vào vị sa-môn trẻ, ra dấu bước tới, hy vọng cứu vãn kịp trước khi sư phụ phát giác ra điều bất ổn.

Ngay lúc đó, một trong những thiếu nữ áo xanh nhận ra đoàn tu sĩ quen thuộc trong tỉnh. Hẳn cô là người mộ đạo. Cô trao vội thùng lạc quyên cho bạn, chạy vào tiệm bách hoá ngay đó. Khi bước ra, cô cung kính đặt phong bánh vào bình bát của vị sa- môn trẻ nhất, miệng nói: “A Di Đà Phật”.

Như trong cơn mơ, vị sa-môn đáp lời: “A Di Đà Phật”.

Vị sa-môn trẻ nhất lại vừa phạm giới nữa !

Lần này thì tai hại qúa !. Sư phụ hẳn đã nghe thấy. Thay vì bước tới, Người điềm nhiên xoay người, đi ngược lại.

Sự kiện một nhà tu hành, nhìn trân trối đoàn thiếu nữ ngoài đường phố là một hình ảnh không nghiêm túc chút nào. Thay vì tiếp tục khất thực, Người phất tay ra dấu quay trở lại tịnh thất. 

Thật là qúa quắt lắm, chân tuy bước mà mắt vị sa-môn phạm giới như không rời đoàn thiếu nữ ...

Về tới tịnh thất, sư phụ bảo các môn đệ ngồi xếp bằng trước điện thờ. Người cũng ngồi như thế, đối diện với họ.

-Tâm Như, con giải thích cho thầy và các bạn rõ về sự phạm giới của con vừa rồi.

Sa-môn Tâm-Như cúi đầu, nét đau đớn hằn trên gương mặt trẻ.

-Tâm-Như, có nghe thầy hỏi không ?
-Thưa thầy ...thưa thầy ...
Các sa-môn khác nhìn nhau, lo lắng cho bạn.
-Tâm-Như, con nghĩ gì, cứ nói.
-Thưa thầy, con không .....tự chủ được.
Sư phụ cao giọng:
-Không tự chủ được ? Vì điều gì ?
-Thưa thầy, vì .....những thiếu nữ áo xanh !
-Vì nữ giới ?
-Thưa thầy, không phải !
-Con vừa nói.
-Vâng, con nói thế, nhưng ...không phải thế.

-Tâm-Như, các con tự nguyện tu hành, không do ai ép buộc. Vậy, nếu tự biết không cưỡng được sự quyến rũ của dục lạc, các con có quyền trở lại đời sống phàm tục bất cứ lúc nào. Nhưng lẫn lộn giữa đạo và đời, thầy e rằng các con khó đạt thành ước nguyện.

-Thưa thầy, xin cho con cơ hội tu sửa. Theo nghiêm luật, con xin chịu hình phạt đội hương đêm nay.

-Được, con mới phạm giới lần đầu, thầy chấp nhận lời xin. Đêm nay, sau giờ thiền, con sẽ quỳ gối trước chánh điện, lưng giữ thẳng, hai tay nâng lư hương ngang đầu. Qùy như thế cho đến giờ công phu.

Sa-môn Tâm-Như cúi đầu nhận lệnh. Các bạn đồng môn ái ngại, nhưng họ đều biết, nghiêm luật phải được thi hành với người phạm giới.

Sáng sớm hôm sau, mặt trời chưa thức, sư phụ bước ra chánh điện. Trên bàn thờ, chiếc lư hương mà Tâm-Như thọ phạt, có ba nén nhang còn cháy dở. Trong ánh sáng lờ mờ của ngày chưa rạng, Người thấy một phong thư nằm ngay ngắn dưới lư hương. Thở một hơi nhẹ, Người mở thư ra, nghiêng trang giấy dưới ánh nến và đọc:

Bạch thầy,

Con đã thọ phạt như nghiêm luật đã định. Suốt mấy tiếng đồng hồ qùy gối trong đêm tối, con đã tìm thấy ánh sáng.

Con đã ngộ.

Bạch thầy, con đã ngộ, nếu chữ ngộ được hiểu theo nghĩa “Biết được điều mình đang tìm kiếm. Biết được điều mình phải làm”

Bạch thầy,

Bấy lâu nay theo thầy tu học, con những mong xa lìa khỏi trói buộc của nhân gian, hướng tới cõi tịnh tịch an lạc. Con những tưởng đã quên được bao thống khổ của đời này để dọn tâm thành an nhiên cho niềm vui vĩnh cửu là giải thoát khỏi luân hồi nghiệp chướng.

Nhưng bạch thầy, hôm qua, dưới phố, con đã không tự chủ được khi thấy những thiếu nữ áo xanh ôm thùng lạc quyên cứu trợ trẻ mồ côi. Con đã nhìn lại bình bát con đang ôm trên tay. Con cũng đang đi xin tha nhân nhưng chỉ xin cho riêng mình. Con xuất thế tu học cũng chỉ mong tìm giải thoát cho riêng mình. Con không quên lời thầy thường ân cần dạy dỗ “Hãy tự độ trước rồi sau mới mong độ tha”.

Thưa thầy, con hiểu rằng, vì biết rõ sự non yếu của chúng con mà thầy nhắc nhở như thế. Nhưng bạch thầy, có cơ duyên nào mà người tu hành có thể, vừa chuyên cần tu học để lo tự độ, vừa hành trì Tứ Vô Lượng Tâm để độ tha hay không ? Bởi, nếu người tu hành chỉ dốc hết định huệ, tâm lực vào việc tu học, còn bao đau thương ngoài xã hội kia thì sao ?. Con không thể phủ nhận thực thể của xã hội mà con vẫn phải nương tựa vào - dù dưới hình thức nào - cho tới khi hồn lìa khỏi xác. Đã nương tựa vào là có nợ. Nợ chưa trả, mong gì thanh thản mà tìm an vui cõi lạc phúc ?

Lòng hổ thẹn đã khiến con đứng chết lặng giữa đường phố. Và khi người thiếu nữ tạm trao thùng lạc quyên cho bạn để chạy mua phong bánh, bỏ vào bình bát của con thì lòng con chợt rụng rời tan nát vì xấu hổ.

Bạch thầy,

Xin thầy tha thứ. Đây chỉ là ý nghĩ của riêng con. Thầy vẫn dạy, mỗi người có căn duyên riêng, sẽ tự tìm thấy đường giác ngộ của mình. Con xin hứa cùng thầy, con sẽ vẫn là một sa-môn giữ giới tu hành, chỉ không nhất thiết phải quay mặt với tha nhân mà sẽ đem tấm tình nhân thế, hài hòa giữa đạo và đời, góp phần phụng sự xã hội.

Nếu phải coi sự chọn lựa này là nhập thế, thì con đã nhập thế bằng sự giác ngộ diệu kỳ của đạo pháp.

Khải bạch,
Đệ tử Tâm-Như 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2018(Xem: 4866)
Mẹo hay Đánh cược với hòa thượng, cậu bé thắng một gánh củi nhưng để mất thứ quý giá gấp nhiều lần
30/03/2018(Xem: 9761)
Ngày xưa có chú nai hiền Nhởn nhơ vui sống giữa miền hoang sơ Trong khu rừng rậm ven bờ Sông Hằng cuồn cuộn sóng mờ nhân gian. Dáng nai đẹp đẽ dịu dàng Sừng trong nước ngọc, thân vàng ánh châu Nhưng mắt nai lắng u sầu Thương cho trần thế nhuốm mầu bi ai, Nai nghe, nói được tiếng người Nai là Bồ Tát một thời hiện thân. Bên nai muông thú quây quần Coi nai như mẹ muôn phần yêu thương
21/03/2018(Xem: 9779)
Tu Viện Quảng Hương Già Lam, thường được công chúng gọi ngắn gọn là Chùa Già Lam, tọa lạc tại quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập vào năm 1960, đây chính là nơi đào tạo tăng tài (cấp đại học) để hoằng dương chánh pháp, phụng sự Phật đạo. Ban đầu, chùa có tên là Giải Hạnh Già Lam, đến năm 1964 được đổi tên là Quảng Hương Già Lam, do lấy tên của một vị học tăng pháp danh Quảng Hương đã vị pháp thiêu thân vào năm 1963 ở Sài Gòn.
16/03/2018(Xem: 15756)
Bí Mật Xứ Tạng (sách pdf) Thích Minh Thế
13/03/2018(Xem: 10325)
Đại hành giả yogi Milarepa sinh trưởng tại tỉnh Gungthang miền Tây Tây Tạng. Ngài là con trai của một chúa đất giàu có tên là Mila Sherab Gyaltsen. Nhưng năm lên bảy tuổi, cha Ngài lâm trọng bệnh và qua đời, trước đó ông đã giao phó toàn bộ gia sản và gửi gắm vợ con mình cho chú thím của Milarepa rồi dặn dò khi nào Milarepa trưởng thành thì chú thím phải trả lại tài sản cho Milarepa và cô em gái. Thế nhưng sau khi cha Ngài mất, người chú và người thím xấu xa tước đoạt toàn bộ gia tài, họ còn bắt ba mẹ con Milarepa phải làm việc như những kẻ nô bộc trên đồng ruộng mà không được trả công. Khi Milarepa lớn lên, chú thím không những không trả lại gia sản mà còn cho rằng đó là phần mà cha Ngài phải trả nợ cho họ. Tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục, mẹ của Milarepa gửi Ngài đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín. Chẳng bao lâu sau, Milarepa thành thục quyền năng huyền thuật hủy diệt và trong khi trả thù chú thím, Ngài đã sát hại rất nhiều người vô tội. Vô cùng hối hận t
13/03/2018(Xem: 8882)
Tôi rất vui mừng khi được một người bạn mời đóng góp cho trang tôn giáo, tiết mục Phật giáo, trên website của Gia đình Mũ đỏ vùng Thủ đô Hoa Thịnh đốn & Phụ cận, Trước khi bắt đầu cho những bài viết sắp tới, tôi xin được nói về bản thân mình, điều mà rất hiếm khi tôi thường nói đến. Vì tôi nghĩ, nói về Nhảy dù mà bản thân chẳng có một ngày nào sống trong binh chủng này, hay nói về Tae Kwon Do mà không biết tí gì về võ thuật, hay nói về kỹ thuật nhảy toán mà chưa một ngày mang huy hiệu thám sát của Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, thì khi nói đến ai mà tin. Vì vậy tôi phải nói một ít về bản thân, tạo niềm tin cho đọc giả với những bài viết về Phật giáo sau này.
09/03/2018(Xem: 12217)
Tuy là thầy của Nhật Hoàng Thiền sư vẫn thích lang thang du hành Ngài tuy đã rất nổi danh Vẫn làm khất sĩ dạo quanh khắp vùng. Một hôm ngài chợt tạm ngừng Ghé ngôi làng nhỏ trên đường lãng du Trời chiều tăm tối âm u Mưa rơi tầm tã, gió ru lạnh lùng Thân ngài thấm ướt vô cùng Dép rơm tơi tả muốn bung đứt rồi. Tại ngôi nhà nhỏ ven đồi Thấy vài đôi dép bày nơi cửa ngoài Ngài bèn ghé lại tìm người Hỏi mua dép mới thay đôi cũ này, Một bà ở tại trong đây Biếu ngài đôi dép. Lòng đầy xót xa
01/03/2018(Xem: 9423)
Con người còn sống là còn nhiều chuyện để làm, để nói, và suy nghĩ. Ngay cả sau khi chết, sự sống vẫn tiếp tục dưới nhiều hình thức khác. Dù tu chứng đến thành Phật hay Bồ tát thì các ngài vẫn có chuyện để làm, đó là tiếp tục ra vào sinh tử độ sinh, và công việc đó không bao giờ chấm dứt. Mạng sống của con người có ngày chấm dứt nhưng sự sống và dòng đời trôi chảy bất tận.
01/03/2018(Xem: 14666)
Từ lâu Kinh Phật dạy rồi: "Những điều chứa ẩn ở nơi Tâm người Luôn luôn biểu lộ ra ngoài: Tâm như họa sĩ đại tài khéo tay Vẽ muôn hình tượng giống thay, Chúng sanh nên gắng tu ngay Tâm mình!".
04/02/2018(Xem: 5169)
Các trung tâm Bưu điện Úc ( Australia Post – Mail Centre ) có thể nói là nơi dung nạp hay nói đúng hơn là nơi lựa chọn công việc để nương thân của một số những người VN tỵ nạn trong những năm đầu tiên được định cư nơ xứ sở tốt đẹp nầy. Công việc được tuyển dụng vào các trung tâm thư tín nầy là lựa thư ( mails sorting ) và đã được hệ thống Bưu điện Úc gọi cho một cái tên tương đối cũng vui vui là “Mail Officer “ . Việc làm tương đối không có gì cực nhọc, lương bổng cũng tạm hài lòng so với những công việc hiện thời, nhiều over time nên càng có cơ hội để kiếm thêm tiền, công việc vững vàng, ổn định, vì là thuộc diện Job chính phủ, rất hợp cho hoàn cảnh của những người VN tỵ nạn nữa thầy, nữa thợ nơi đây, nói vậy chứ một số lớn người VN làm cho ngành Bưu điện Úc, ngoại trừ một số người có mưu cầu cao hơn, thì cũng ít người bỏ việc nữa chừng, họ đã từ cái job nầy mà được ăn ngon, mặc đẹp, nhà cao, của rộng, xe cộ xênh xang, đời sống khá vững vàng, đủ điều kiện lo cho con cái ăn học nê
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]