Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Chim Phượng Hoàng

29/08/201105:03(Xem: 3147)
11. Chim Phượng Hoàng

LƯỢC TRUYỆNTIỀN THÂN ĐỨC PHẬT
Hòathượng Thích Ðức Niệm
PhậtHọc Viện Quốc Tế, California, 1998

Chim Phượng Hoàng

Tôn giả A-Nan thuậtrằng: Một hôm trên núi Kỳ-Xà-Quật thuộc thành Vương-Xá, có một lần nọ, tôi đãtừng nghe đức Phật nói về tiền kiếp của Ngài như vầy:

Thuở quá khứ xa xưa,có một kiếp nọ Như-Lai làm chim Phượng-hoàng chúa với năm trăm người vợ đẹptheo hầu hạ, cuộc sống vinh hoa phú quý quyền uy hạnh phúc như thế, tưởng đã êmđềm với ngày tháng trôi qua. Nhưng bỗng một ngày kia Phượng-hoàng chúa bay dạotrên khu rừng già để thưởng ngoạn những hoa thơm trái lạ, chợt thấy một nàngPhượng-hoàng trẻ đẹp sắc xanh da trời với bộ lông tuyệt mỹ, dáng bay dịu dàng,tiếng hót thanh tao, khiến cho Phượng-hoàng chúa khởi tâm đắm sắc, mê mẩn dụctình, bỏ năm trăm vợ hiền trẻ đẹp để theo nàng Phượng-hoàng yêu kiều diễm lệkia. Nàng Phượng-hoàng trẻ đẹp mới nầy khó tánh, kén ăn kén ở lại thích chiềuchuộng, làm cho Phượng-hoàng chúa phải chiều lòng để cho đẹp dạ nàng. Vì thế,ngày ngày Phượng-hoàng chúa phải bay đi khắp đó đây để tìm những trái cây ngonngọt thơm tốt đem về để làm đẹp lòng nàng Phượng-hoàng tình nhân.

Lúc bấy giờ Hoàng-hậuthành Vương-Xá đau nặng, nhà vua đã mấy phen cho mời các ngự y, danh y trongnước đến xem bệnh hột thuốc, nhưng bệnh tình Hoàng-hậu vẫn không thuyên giảmchút nào. Một hôm, Hoàng-hậu bị cơn bệnh hoành hành mê sảng thiếp đi, trong cơnmê sảng chiêm bao thấy có người đến mách rằng, bệnh của lệnh bà chỉ có ăn thịtPhượng-hoàng chúa mới hết, bằng không thì chẳng bao lâu nữa sẽ phải chết. Khithức giấc, Hoàng-hậu lo sợ khóc lóc đem điềm chiêm bao tâu cho vua nghe. Vualấy làm lo âu liền triệu tập quần thần để đoán mộng. Các thầy đoán mộng tâu vuarằng: "Nếu căn cứ vào điềm chiêm bao của Hoàng-hậu, thì chỉ còn có cách làăn thịt chim Phượng-hoàng chúa, hoàng hậu mới hết bệnh".

Thế rồi, nhà vuatruyền lệnh rằng: "Ai bắt được chim Phượng-hoàng chúa về dâng lên vua thìsẽ được trọng thưởng ngàn lượng vàng và gả công chúa làm vợ".

Khi lệnh nhà vua vừatruyền ra, các người thợ săn vội vã thi đua nhau đi khắp núi rừng để tìm bắtchim Phượng-hoàng chúa với hy vọng được trọng thưởng và làm chồng công chúa.Những thợ săn không quản ngại ngày đêm đi lùng tìm, họ dùng đủ trăm phương ngànkế bủa vây khắp nơi để tìm cách bắt cho được Phượng-hoàng chúa. Chẳng bao lâu,một trong số những thợ săn đã theo dõi biết được tông tích nơi ẩn trú củaPhượng-hoàng chúa và nàng Phượng-hoàng tình nhân.

Gã thợ săn này biếtrằng con Phượng-hoàng chúa không dễ gì bắt được nó. Trong lúc suy tư tìm phươngcách, thì anh ta nghĩ ra một diệu kế, lấy mật và bánh bột nhồi trộn lẫn nhaurồi tự trét lên thân mình anh ta. Ðồng thời chọn mua trái cây thơm ngọt gắndính lên khắp mình anh nhìn như một đống trái cây. Xong rồi, gã thợ săn giảtrang ngồi yên bất động trên một cành cây cổ thụ, kiên nhẫn đợi chờ mấy ngàyliền.

Bỗng vào một buổi maikhi ánh bình minh vừa rạng chiếu chân trời, chim chóc khắp nơi trên cành cây kẽlá reo hò thi đua nhau bay đi tìm mồi, thì Phượng-hoàng chúa cũng như mọi ngàybay đi tìm trái cây ngon ngọt cho tình nhân. Khi Phượng-hoàng chúa bay qua đámrừng già, thoạt ngửi thấy mùi thơm ngọt thoảng trong gió, liền tìm bay đến chỗphát ra mùi thơm, lượn mấy vòng trên không quan sát kiếm tìm. Phượng-hoàng nhìnkỹ thì thấy trên cây cổ thụ một đống trái cây thơm tốt, nên lòng rất mừng rỡ tựnhủ rằng: "Ðỡ quá! Sao mà nhiều trái cây ngon ngọt thế nầy! Từ đây ta sẽkhông còn phải mất thì giờ khổ công ngày ngày tìm kiếm trái cây cho người yêuquý của ta nữa!"

Chẳng ngần ngại,Phượng-hoàng đáp nhanh xuống cây cổ thụ quán sát một hồi thấy rõ một khối tráicây tươi tốt thơm ngọt. Tin chắc không còn ngại ngùng e sợ, Phượng-hoàng liềnbay đến đậu trên đống trái cây, đúng ngay vị trí bả vai của gã thợ săn ngụytrang kia, miệng vừa cắn trái cây, chân dính mật. Nhanh như chớp, gã thợ sănchụp lấy. Phượng-hoàng kinh hãi thét lên mấy tiếng vùng vẫy. Nhưng đã quá chậmrồi. Phượng-hoàng run rẩy van xin: "Ông ơi! Chắc ông đã phải khổ cực lắmmới bắt được tôi. Vì tôi mà ông đã phải ngồi bất động cực nhọc như thế nầy.Chắc là để đổi lấy điều gì lợi ích lớn lao lắm đây, nên ông mới tốn hao khổcông thế nầy? Nếu ông chịu thả tôi ra, tôi sẽ dẫn chỉ cho ông một núi vàng. Nơiđó, ông sẽ trở thành giàu sang triệu phú. Còn mạng tôi đây có đáng gì đâu! Xinông thương xót tha cho".

Gã thợ săn đáp:"Sao lại không đáng? Nhà vua đã hứa rằng, hễ ai bắt được ngươi đem nộp,thì sẽ được thưởng ngàn lượng vàng và được gả công chúa làm vợ. Còn núi vàngkia làm sao bằng công chúa? Bộ ngươi muốn đùa với ta sao chớ?"

Nói xong, kẻ thợ săntrói chặt Phượng-hoàng đem về dâng nạp lên vua. Ðược chim Phượng-hoàng chúa,nhà vua rất đỗi vui mừng, liền truyền lệnh làm thịt nấu cho Hoàng-hậu ăn để hếtbệnh.

Phượng-hoàng chúathưa: "Muôn tâu Thánh-thượng! Thánh thượng là bậc chí tôn trong thiên hạ,ân đức trùm khắp cả bốn phương. Nay vì cứu mạng sống của Hoàng-hậu mà tôi phảihy sinh, thì tôi cũng không lấy gì làm tiếc cái thân mạng hèn hạ nầy. Nhưng tâuThánh-thượng, tôi vốn biết bùa phép linh thiêng kỳ diệu, có thể cứu Hoàng-hậura khỏi ngặt nghèo mà không cần phải ăn thịt tôi. Nếu Thánh-thượng tin thương,thì xin cho một thau nước, tôi sẽ vẽ thần chú linh phù trong nước rồi đem dângcho Hoàng-hậu uống và tắm thì bệnh hết ngay. Nhược bằng không hiệu nghiệm, tôixin chịu tội mất mạng cũng chẳng muộn. Còn nếu Hoàng-hậu lành bệnh, xin Ngàithả tôi về lại với núi rừng". Nhà vua lấy làm ngạc nhiên, nhưng vẫn nhậnlời và ra lệnh cận thần bưng thau nước đến.

Quả đúng như vậy. Saukhi Hoàng-hậu uống và tắm nước linh phù xong, thì cảm thấy mạnh khỏe và sắcdiện Hoàng-hậu trở nên trẻ đẹp hơn trước. Nỗi sầu lo ưu buồn của nhà vua và củacả hoàng triều cũng liền theo đó không còn nữa. Ðược tin Hoàng-hậu bình phụcnhư thường, từ trong thành nội cho đến ngoài nhân gian, khắp mọi cõi lòng trànngập nguồn vui.

Sau khi Hoàng-hậu trởnên mạnh khỏe trẻ đẹp hơn xưa, nhà vua vô cùng mừng rỡ và thầm khen tài nghệthần bí của Phượng-hoàng. Nhà vua muốn giữ Phượng-hoàng ở lại hoàng cung. Nhưngtrước đó nhà vua đã hứa thả Phượng-hoàng về với núi rừng, khi Hoàng-hậu lànhbệnh. Trong lúc đó, Phượng-hoàng để thử ý nhà vua, xem có con thiết tha cầnmình nữa không, nên xin nhà vua giữ lời hứa. Riêng về nhà vua lúc nầy thì mảibận vui với Hoàng-hậu, nên chẳng còn để ý tới Phượng-hoàng nữa.

Trước khi rời khỏicung vua để bay về núi rừng sống lại cuộc đời mây nước trời cao rừng thẳm baola, Phượng-hoàng còn tâu với vua lần chót rằng: "Muôn tâu Bệ-hạ! Ðể trả ơnBệ-hạ tha sống, xin Bệ-hạ cho phép tôi được đáp xuống hồ sen bán nguyệt đọcthần chú linh phù, để nhân dân trong nước của Ngài nếu ai có bệnh tật mà uốngnước hồ nầy thì cũng sẽ được tiêu trừ". Nhà vua cả mừng bằng lòng ngay. Từđấy, nhân dân trong nước, hễ ai có bệnh tật gì đến xin lấy nước hồ sen uống thìđều được lành bệnh ngay.

Phượng-hoàng bay đậutrên nóc cung điện bái chào nhà vua và hoàng triều lần cuối trước khi từ biệt.Từ trên nóc cung điện, Phượng-hoàng nói lớn lên rằng: "Trên đời nầy có bakẻ điên: Kẻ thứ nhất là tôi. Kẻ thứ nhì là gã thợ săn, và kẻ thứ ba làBệ-hạ".

Nói xong thấy nhà vuavà cả hoàng triều nhìn chim Phượng-hoàng với dáng điệu ngơ ngác ngạc nhiên,Phượng-hoàng liền nói tiếp: "Chư Phật đã từng nói, nữ sắc cắt giết mạngngười. Tôi vì mê sắc đẹp của tình nhân mà bội bạc bỏ năm trăm người vợ hiềnchung tình ngày đêm săn sóc cho tôi. Tôi vốn là vua của loài Phượng-hoàng, trờicao mây nước vốn là giang sơn của tôi. Thế mà vì nữ sắc, tôi phải ngày ngày đemthân làm tôi mọi đi kiếm tìm thức ăn ngon ngọt để về cung phụng cho một conPhượng-hoàng mái, để đến nỗi phải rơi vào tay gã thợ săn xuýt nữa toi mạng. Ấylà tôi điên.

Còn gã thợ săn kia,tôi đã thật tình khẩn khoản chỉ núi vàng cho gã để đổi lấy mạng sống của tôi,để gã trở nên người giàu sang triệu phú. Nhưng gã vì quá ước mơ được lấy côngchúa. Lời hứa của đàn bà chẳng khác sương sáng cành hoa, mây chiều lãng đãng,có chắc gì đâu? Nghe thì hay ho êm dịu, thấy thì đẹp như hoa nở bướm lượn,nhưng tất cả đều là ảo tưởng huyễn mộng, không có gì thật cả. Sự nghiệp danhgiá của kẻ nam nhi sẽ lại tan tành trong nháy mắt vì nữ sắc. Như gã thợ sănkia, vì nghe lời hứa của nhà vua, say sưa sẽ được công chúa, mà mất cả núivàng, mất cả giàu sang và mất cả công chúa. Ấy là kẻ điên thứ hai.

Còn Bệ-hạ được mộtdanh y cứu sống Hoàng-hậu, cứu bệnh tật muôn dân, đem lại sự an lành cho thiênhạ. Ấy thế mà Bệ-hạ để cho danh y ấy ra đi không một lời khẩn khoản nài nỉ,không một chút tiếc nuối. Bệ-hạ chỉ biết vui với Hoàng-hậu, sẵn sàng chém đầubất cứ ai, miễn là được Hoàng-hậu vui vẻ bên vua. Nếu tôi không có thần chúlinh phù thì chắc cái đầu tôi cũng bay đi rồi, và giờ nầy thân tôi đã vào bụngHoàng-hậu. Thế có phải Bệ-hạ là kẻ điên thứ ba không?" Nói xong,Phượng-hoàng cất cánh bay cao vào khoảng trời mây bao la cao rộng xanh biếc.

Thuật câu chuyện xong,đức Phật nói với đại chúng rằng: "Người thợ săn trong mẩu chuyện mà ta mớivừa kể chính là tiền thân của Ðề-Bà Ðạt-Ða. Còn Hoàng-hậu đòi ăn thịt chimPhượng-hoàng kia chính là tiền thân vợ của Ðề-Bà Ðạt-Ða ngày nay. Nhà vua thuởđó chính là tiền thân của Xá-Lợi-Phất. Chim Phượng-hoàng chính là tiền thân củaNhư-Lai đây vậy".

Ðức Phật còn nói tiếp,thuở ấy, tuy đọa làm thân súc sanh, nhưng ta đã phát tâm tu Bồ-Tát hạnh, hànhBồ-Tát đạo với tâm từ bi hỷ xả cứu độ thế nhân. Chẳng qua vì một niệm si mê đắmsắc dục tình mà ta đã phải lụy thân làm kiếp con Phượng-hoàng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 2072)
Nguyên Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn, là người rất ưa rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bịnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàn...
05/01/2011(Xem: 2280)
Thắng trận, Sở Trang vương đời Xuân Thu truyền bày tiệc liên hoan, gọi là "Thái bình yến". Phàm các quan văn võ bất cứ cấp nào đều được tham dự.
04/01/2011(Xem: 42290)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 2171)
Quỳnh Lộc là bạn học cùng lớp với chị cả của tôi, nhà chị cách đó chỉ vài căn. Cùng lớp cùng hàng xóm nên hai chị rất thân nhau. Đã vậy, nhà tôi có năm chị em gái, đủ chuyện, lắm trò càng thu hút chị Quỳnh Lộc chạy sang chơi. Dường như mỗi ngày chị đều ghé đến, sáng, trưa, chiều, tối...bất cứ lúc nào chị rảnh. Ba má tôi cũng dễ dãi, không ngăn cấm gì sự hiện diện của chị. Trái lại, còn coi chị thân thiện như con cháu trong nhà.
04/01/2011(Xem: 1972)
Mình biết rằng lối xưng hô này chưa được đúng lắm vì Kim Chi là bà Hiệu trưởng của mình nhưng Kim Chi vẫn thường nói hai đứa mình cùng ngang tuổi nhau nên muốn tụi mình xưng hô với nhau như vậy cho thân mật và mình đang làm theo lời yêu cầu của Kim Chi đây.
30/12/2010(Xem: 3656)
"Ngọc tỉnh liên" là "Hoa sen trong giếng ngọc". Đây là bài phú của Mạc Đĩnh Chi. Ông đỗ Trạng nguyên, khi vào bái yết nhà vua, Trần Anh Tông thấy hình dung ông xấu xí quá...
30/12/2010(Xem: 7285)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
28/12/2010(Xem: 2580)
Một ông lão ở gần cửa ải Nhạn Môn, nơi giáp giới nước Tàu với Phiên Quốc (Hồ) có con ngựa. Một hôm, con ngựa đi mất. Người quen thuộc đều đến thăm hỏi, chia buồn.
28/12/2010(Xem: 1772)
Đời nhà Đường (618-907), triều Lý Thái Tông (Lý Thế Dân), niên hiệu Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có con sông Kinh, nước trong vắt.
28/12/2010(Xem: 1745)
Thời xưa, người ta tiễn nhau thường bẻ cành liễu đưa cho người đi. Dương Quan là một cửa ải ở biên giới tỉnh Thiểm Tây. Đường thi có bài "Tống Nguyên Nhị sứ An Tây"...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567