Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

33 Bài tán hình tượng Tổ sư của ngài Hám Sơn

05/06/201115:05(Xem: 10316)
33 Bài tán hình tượng Tổ sư của ngài Hám Sơn

CAO TĂNG DỊ TRUYỆN
(Truyện Kể Các Vị Cao Tăng Trung Quốc)
Hạnh Huệ biên soạn - Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 2001

PHỤ LỤC 33 VỊ TỔ

33 Bài tán Hình Tượng TỔ SƯ của ngài HÁM SƠN

Tổ thứ 1

TÔN GIẢ MA HA CA DIẾP

(Maha-Kasypa)

Thân hình sắc vàng
Kim chi sắc hình

Kim cang là tâm
Kim cang vị tâm

Vâng gìn huệ mạng
Phụng trì tuệ mạng

Thường chuyển pháp luân
Thường chuyển pháp luân

Thế Tôn nâng hoa
Thế Tôn niêm hoa

Khẽ mỉm miệng cười
Phá nhan nhất tiếu

Đến nay khiến ngưòi
Chí kim linh nhân

Nghĩ suy chẳng đến.
Tư nghì bất đáo.

Tổ thứ 2

TÔN GIẢ A NAN

(Ananda)

Nghe nhiều như biển
Đa văn như hải

Uống dòng rượu pháp
Ẩm súc pháp lưu

Chư Phật còn mất
Chư Phật xuất một

Chẳng rời đầu lưỡi
Bất ly thiệt đầu

Pháp êm dịu hóa
Cổ hoàng pháp hóa

Tiết phách thành lệnh
Tiết phách thành lệnh

Thế nên thầy ta
Thị cố ngã sư

Là chánh trong thiên
Vi thiên trung chính.

Tổ thứ 3

TÔN GIẢ THƯƠNG NA HÒA TU

(Sanakavasa)

Căn linh Bát Nhã
Bát Nhã linh căn

Kiếp trước đã chứng
Túc sanh dĩ chứng

Nên Sư sắp sanh
Cố sư tương xuất

Cỏ lành ứng trước
Thụy thảo tiên ứng

Dùng tâm ấn tâm
Dĩ tâm ấn tâm

Như lửa vào lửa
Như hỏa đầu hỏa

Đường hẹp gặp nhau
Hiệp lộ tương phùng

Không có chỗ trốn
Định một xứ đóa.

Tổ thứ 4

TÔN GIẢ ƯU BA CÚC ĐA

(Upagupta)

Một người tâm không
Nhất nhân tâm không

Cung ma chấn động
Ma cung chấn động

Cầm mũi kim cương
Ác kim cương phong

Ai dám đùa giỡn
Thùy cảm khinh lộng

Nếu chịu quay đầu
Nhược khẳng hồi quang

Tâm cuồng chóng hết
Cuồng tâm đốn hiết

Lễ bái quy y
Lễ bái quy y

Các tội tiêu diệt
Chư tội tiêu diệt.

Tổ thứ 5

TÔN GIẢ ĐỀ ĐA CA

(Dhrtaka)

Đã ngộ bổn tâm
Dĩ ngộ bổn tâm

Như trời soi đêm
Như nhật chiếu dạ

Mộng sanh tử này
Thị sanh tử mộng

Ánh sáng siêu việt
Quang minh siêu việ

Pháp thầy vốn không
Sư pháp bổn vô

Tâm con chẳng có
Ngã tâm bất hữu

Như không hợp không
Như không hợp không

Lưỡi không ra miệng
Thiệt bất xuất khẩu.

Tổ thứ 6

TÔN GIẢ DI GIÁ CA

(Miccaka)

Đều do đây đến
Đô nhân thử lai

Chẳng vì việc khác
Bất vi biệt sự

Gặp nhau giữa chợ
Náo thị tương phùng

Tự bày pháp khí
Tự thị kỳ khí

Huyền kiến chưa đến
Huyền kiến vị nhiên

Sớm biết hôm nay
Tảo tri kim nhật

Cứ lo buôn bán
Đương hành mãi mại

Chẳng kế giá cả
Bất luận giá trị.

Tổ thứ 7

TÔN GIẢ BÀ TU MẬT

(Vasumitra)

Từ đường nóng đến
Tùng nhiệt lộ lai

Chợt gặp bạn thân
Hốt phùng thân hữu

Một lời luận nghĩa
Nhất ngôn luận nghĩa

Chóng biết chưa có
Đốn tri vị hữu

Xin vị cam lồ
Khất cam lồ vị

Chỉ pháp hư không
Thị hư không pháp

Nếu nói có được
Nhược vị hữu đắc

Rơi bảy rụng tám
Lạc thất lạc bát.

Tổ thứ 8

TÔN GIẢ PHẬT ĐÀ NAN ĐỀ

(Buddhanandi)

Chẳng phải không nói
Bất thị bất ngôn

Nói không đến được
Ngôn chi bất cập

Chẳng phải không đi
Bất thị bất hành

Vốn không tung tích
Bổn vô tung tích

Nay gặp người này
Kim ngộ kỳ nhân

Mới mở miệng được
Nãi khả khai khẩu

Từ đây liền đi
Tùng thử tiện hành

Chẳng rơi hang ổ
Bất đọa khòa cửu.

Tổ thứ 9

TÔN GIẢ PHỤC ĐÀ MẬT ĐA

(Buddhamitra)

Ở trong thai mẹ
Trụ mẫu thai trung

Qua sáu mươi năm
Kinh lục thập niên

Chỉ đợi thầy đến
Chỉ đãi sư lai

Mới thỏa duyên trước
Phương toại tiền duyên

Trên đảnh quang minh
Đảnh thượng quang minh

Nguyên là sẵn có
Nguyên thị bổn hữu

Vừa vót liền thấu
Nhất quát tiện thấu

Như sư tử rống.
Như sư tử hống.

Tổ thứ 10

HIẾP TÔN GIẢ

(Parsva)

Chỉ đất thành vàng
Chỉ địa biến kim

Theo tay mà hiện
Tùy thủ nhi hiện

Thánh nhân liền đến
Thánh nhân tức chí

Còn gì mau hơn?
Hà đẳng khoái tiện

Tợ như hang trống
Tợ hồ không cốc

Ứng tiếng đáp vang
Ứng thanh đáp hưởng

Thì biết tâm ta
Thị tri ngã tâm

Vốn không qua lại.
Bổn vô lai vãng.

Tổ thứ 11

TÔN GIẢ PHÚ NA DẠ XA

(Punyaysas)

Phật chẳng biết Phật
Phật bất thức Phật

Mắt chẳng thấy sắc
Nhãn bất kiến nhãn

Lại kiếm nơi khác
Cánh hướng tha mích

Nên bị kiểm điểm
Cố tao kiểm điểm

Toan nói vẹn toàn
Tương vi hồn toàn

Sớm bị phá vỡ
Tảo bị giải phá

Mãnh tỉnh đưa ra
Mảnh tỉnh tương lai

Mới biết lời rụng.
Phương tri thoại đọa.

Tổ thứ 12

TÔN GIẢ MÃ MINH

(Asvaghosha)

Ngựa kêu bình thương
Mã chi bi minh

Sẵn tự có nhãn
Cố tự hữu nhân

Đất vọt cô gái
Địa dũng nữ tử

Nguyên chẳng phải người
Nguyên phi kỳ nhân

Ma vốn không ma
Ma phi bổn ma

Phật cũng chẳng Phật
Phật diệc phi Phật

Mắt chánh xem lại
Chánh nhãn khán lai

Rốt là vật gì?
Cánh thị hà vật.

Tổ thứ 13

TÔN GIẢ CA TỲ MA LA

(Kapimala)

Từ dị học đến
Tùng dị trung lai

Được tri kiến chánh
Đắc chánh tri kiến

Đường gặp rắn độc
Lộ phùng độc xà

Tâm từ bi hiện
Từ bi tâm hiện

Lại hỏi rồng độc
Cánh vấn độc long

Đều muốn điều phục
Đô yếu điều phục

Mắt thấy tâm hay
Nhãn kiến tâm tri

Như vang lìa hang
Như hưởng xuất cốc.

Tổ thứ 14

TÔN GIẢ LONG THỌ

(Nagarjuna)

Trong rồng dạy rồng
Long trung hóa long

Lấy độc chống độc
Dĩ độc công độc

Tôn giả tay khéo
Tôn giả diệu thủ

Một lời điều phục
Nhất ngôn điều phục

Phật tánh tam muội.
Phật tánh tam muội

Thể như hư không
Thể ngược hư không

Trăm ngàn pháp môn
Bách thiên pháp môn

Đều vào đây hết.
Tận nhập kỳ trung.

Tổ thứ 15

TÔN GIẢ CA NA ĐỀ BÀ

(Kanadeva)

Bỏ kim vào bát
Dĩ châm đầu bát

Diệu khế mất lời
Diệu kế vong ngôn

Dạy nghĩa Phật tánh
Thị Phật tánh nghĩa

Trăng tròn hiện tiền
Mãn nguyệt hiện tiền

Đến nhà trưởng giả
Chí trưởng giả gia

Đem kim kéo chỉ
Tương châm dẫn tuyến

Mượn nhân duyên người
Giả tha nhân duyên

Làm phương tiện mình.
Vi kỷ phương tiện.

Tổ thứ 16

TÔN GIẢ LA HẦU LA ĐA

(Rahulata)

Theo dòng được nguồn
Tầm lưu đắc nguyên

Suối cùng non tận
Thủy cùng sơn tận

Chợt gặp người này
Hốt kiến kỳ nhân

Biết ngay là Thánh
Tri kỳ vi thánh

Bưng cơm thơm đến
Hương phạn kình lai

Chia tòa dâng ăn
Phân tòa cung thực

Đại chúng cùng uống
Đại chúng đồng ẩm

Cam lồ như mật
Cam lồ như mật.

Tổ thứ 17

TÔN GIA TĂNG GIÀ NAN ĐỂ

(Saghanandi)

Chẳng thích cung vua
Bất lạc vương vung

Trời mở một đường
Thiên khai nhất lộ

Chạm thẳng cuối nguồn
Trực để cùng nguyên

Chẳng biết lý do
Bất tri kỳ cố

Dưới đám mây tía
Tử vân chi hạ

Chỗ nương của Thánh
Thánh giả sở y

Quả được đồng tử
Quả đắc đồng tử

Hội cơ chư Phật.
Hội chư Phật cơ.

Tổ thứ 18

TÔN GIẢ GIÀ DA XÁ ĐA

(Gayasata)

Bảy ngày chẳng sanh
Thất nhật bất sanh

Chẳng rơi các ấm
Bất đạo chư ấm

Thân thể thơm sạch
Kỳ thể hương khiết

Xưa nay thanh tịnh
Bổn lai thanh tịnh

Gõ cửa một lời
Khẩu môn nhất ngữ

Đáp không là ai?
Đáp vô giả thùy

Mạnh mẽ gọi tỉnh
Mãnh nhiên hóan tỉnh

Ngay đó biết về
Đương hạ tri quy.

Tổ thứ 19

TÔN GIẢ CƯU MA LA ĐA

(Kumarata)

Đã sanh thiên đường
Ký sanh thiên thượng

Chẳng nên dục ái
Bất ưng khởi ái

Một niệm chưa quên
Nhất niệm vị vong

Liền chẳng tự tại
Tiện bất tự tại

Do sức Bát Nhã
Dĩ Bát Nhã lực

Lại thăng cõi Phạm
Phục thăng Phạm thế

Nên đến truyền đăng
Cố lai truyền đăng

Là việc nhà mình.
Thị kỳ gia sự.

Tổ thứ 20

TÔN GIẢ XÀ DẠ ĐA

(Jayata)

Vô sanh vốn đủ
Vô sanh bổn cụ

Chẳng cần cầu chân
Bất dụng cầu chân

Gặp duyên thì phát
Ngộ duyên nhi phát

Như hoa gặp xuân
Như hoa phùng xuân

Cầu thì vội quá
Cầu chi thái cấp

Cách đạo càng xa
Khứ đạo chuyển viễn

Ngay đó biết về
Đương hạ tri quy

Đến đường quay lại.
Tựu lộ nhi phả.

Tổ thứ 21

TÔN GIẢ BÀ TU BÀN ĐẦU

(Vasubandhu)

Sáng tối đồng thể
Minh ám đồng thể

Thánh phàm một đường
Thánh phàm nhất lộ

Chỗ đến sâu xa
Lai xứ u vi

Chẳng biết thế nào?
Mạc trì kỳ cố

Người chỗ khó quên
Thục xứ nam vong

Lại cầu bạn lữ
Cánh cầu bạn lữ

Chợt lại gặp nhau
Hốt nhĩ tương phùng

Chấp nhận tâm mình.
Khẳng tâm tự hứa.

Tổ thứ 22

TÔN GIẢ MA NOA LA

(Manorhita)

Được thọ ký rồi
Tùng thọ ký lai

Chẳng làm việc khác
Bất vi biệt sự

Đồng loại theo nhau
Đồng loại tương tùng

Duyên gặp liền ngộ
Duyên hội tất ngộ

Ôi bầy hạc kia
Ta bỉ hạc chúng

Bay kêu đã lâu
Phi minh ký cửu

Chỉ ở một lời
Nhất ngôn chi ngôn

Chóng biết sẵn có.
Đốn tri bổn hữu.

Tổ thứ 23

TÔN GIẢ HẶC LẶC NA

(Haklena)

Từ đảnh Tu Di
Tùng Tu Di đảnh

Cầm vòng vàng lai
Trì kim hoàn lai

Ôi! Chúng hạc kia
Ta bỉ hạc chúng

Tình cảnh đáng thương
Kỳ tình khả ái

Gặp được sư tử
Đắc sư tử nhi

Rống tiếng rống lớn
Tác đại hô hống

Có khí xuyên trời
Hữu khí quán thiên

Thí nghiệm việc sau.
Thí nghiệm kỳ hậu.

Tổ thứ 24

TÔN GIẢ SƯ TỬ

(Aryasimha)

Gặp nhau đòi châu
Tưong kiến sách châu

Mở tay liền có
Khai phủ tiện hữu

Vì trước đã giao
Dĩ tiên sở phó

Từ biệt không lâu
Biệt lai bất cửu

Biết thiếu nợ trước
Tri hữu túc khiếm

Riêng đến đáp đền
Đặc lai phụng thù

Đầu kề gươm nhận
Tương đầu lâm nhận

Sữa trắng tuôn trào
Bạch nhũ hoành lưu.

Tổ thứ 25

TÔN GIẢ BÀ XÁ TƯ ĐA

(Basiasita)

Cầm kiếm Bát Nhã
Bỉnh Bát Nhã kiếm

Năm châu như ý
Ác như ý châu

Tuy nói tạm đến
Tuy vân tạm đáo

Hạnh này chẳng hư
Thử hạnh bất hư

Bỗng gặp người ác
Ngẫu ngộ ác nhân

Khéo được bạn tốt
Kháp đắc hảo bạn

Nhân tà đánh chánh
Nhân tà đả chánh

Tiện lợi cả hai.
Lưỡng đắc kỳ tiện.

Tổ thứ 26

TÔN GIẢ BẤT NHƯ MẬT ĐA

(Punyamitra)

Từ dòng Sát lợi
Tùng sát lợi chủng

Tiếp ngọn truyền đăng
Tục truyền đăng diệm

Nối pháp chẳng rõ
Chân tự bất minh

Cơ hồ mất hẳn
Cơ hồ thất hãm

Vào trong phố chợ
Tùng náo thị trung

Chợt gặp cố nhân
Hốt phùng cố nhân

Nắp hộp vừa vặn
Hàm cái tương hợp

Bèn được rõ chân.
Nãi đắc kỳ chân.

Tổ thứ 27

TÔN GIẢ BÁT NHA ĐA LA

(Prajnatara)

Chớ bảo không nhân
Mạc vị vô nhân

Gặp nhau liền thấy
Tương phùng tiện kiến

Chỗ đến tự nhiên
Lai xứ tự nhiên

Không nhờ phương tiện
Bất giả phương tiện

Nay nhân châu này
Kim nhân kỳ châu

Bèn được người ấy
Nãi đắc kỳ nhân

Đào ao được trăng
Khai trì đắc nguyệt

Mua đá được (thêm) mây.
Mãi thạch nhiêu vân.

Tổ thứ 28

TÔN GIẢ BỒ ĐỀ ĐẠT MA

(Bodhidharma)

Tâm sư thật gấp
Sư tâm thậm cấp

Đến đây quá sớm
Kỳ lai thái tảo

Một lời chẳng hợp
Nhất ngữ bất đầu

Tâm này chẳng xong (rõ)
Thử tâm bất liễu

Ngồi lạnh Thiếu Lâm
Lãnh tọa Thiếu Lâm

May được Thần Quang
Hạnh đắc Thần Quang

Một tay rơi rụng
Nhất tí đọa lạc

Đạo này thịnh hưng.
Kỳ đạo đại xương.

Tổ thứ 29

ĐẠI SƯ HUỆ KHẢ

Vượt thuyền riêng đến
Hàng hải đặc lai

Biết bao khổ tâm
Đa thiểu khổ tâm

Trong nước Trung Hoa
Chấn Đán quốc lý

Chỉ được một người
Kỳ đắc nhất nhân

Tìm không thể được
Mích bất khả đắc

Như nước tùy bình
Như thủy nhậm khí

Lấy đây trao truyền
Dĩ thử truyền gia

Đấy là đệ nhị.
Thị vi đệ nhị.

Tổ thứ 30

ĐẠI SƯ TĂNG XÁN

Suốt thân là bệnh
Thông thân thị bịnh

Chẳng biết từ đâu
Bất tri lai xứ

Chợt gặp y vương
Hốt phùng y vương

Tỉnh hẳn duyên cớ
Mãnh tỉnh kỳ cố

Tâm rỗng xương cứng
Tâm không cốt cương

Lại đi hành cước
Thả tiện hành cước

Gặp người có sức
Ngộ hữu lực giả

Một gánh giao cho.
Nhất đảm phó thác.

Tổ thứ 31

ĐẠI SƯ ĐẠO TÍN

Tuổi trẻ xuất gia
Thiếu niên xuất gia

Lợi căn nhậm lẹ
Lợi căn tiệp tật

Hơn sáu mươi năm
Lục thập dư niên

Hông không dính chiếu
Hiếp bất chí tịch

Người học tụ tập
Học lữ vân trăn

Đâu tiếp trẻ con
Hà đãi tiểu nhi

Vì có hẹn xưa
Dĩ hữu túc ước

Người xem chẳng biết.
Quán giả bất tri.

Tổ thứ 32

ĐẠI SƯ HOẰNG NHẪN

Lai lịch chẳng tỏ
Lai lịch bất minh

Xuất thân đúng lúc
Xuất thân kháp hảo

Một việc chưa xong
Nhất kiện vị hoàn

Hai nhà đều rõ
Lưỡng gia đô liễu

Trong núi Phá Đầu
Phá đầu sơn trung

Trên đường Hoàng Mai
Hoàng Mai lộ thượng

Qua lại tự do
Vãng lai tự do

Đủ tướng đại nhân.
Cụ đại nhân tướng.

Tổ thứ 33

ĐẠI SƯ HUỆ NĂNG

Búa tiều vừa ném
Tiều phủ tài phao

Lấy đá cột eo
Dĩ thạch trụy yêu

Linh căn trồng lâu
Linh căn cửu thực

Từ đây nảy nhánh
Tùng thử trừu điều

Nguồn từ Tào Khê
Nguyên xuất Tào Khê

Trôi khắp đại địa
Hoành lưu đại địa

Thẳng đến bây giờ
Trực chí vu kim

Không đâu chẳng phải.
Vô xứ bất thị.

52. THIỀN SƯ QUY TÔNG TUYÊN

Thiền Sư Quy Tông Tuyên, người Hán Châu, nối pháp Ngài Lang Gia Quảng Chiếu kết thân với Quách Công Phủ. Chợt một hôm có quan trấn thủ Nam Khang đến, Sư sai người đem thơ cho Công Phủ lại dặn người đưa thơ chớ cho quan huyện trông thấy. Công Phủ đọc thơ thấy ủy thác rằng:

- Tôi còn sáu năm duyên đời chưa hết, hôm nay không chịu nổi áp bức muốn thác sanh vào nhà ông, mong ông chiếu cố cho.

Công Phủ vừa sợ vừa mừng, nửa đêm bà vợ mơ màng thấy Sư vào trong phòng ngủ, bất giác thất thanh nói:

- Đây không phải là chỗ Hòa thượng đến.

Công Phủ hỏi duyên cớ, bà vợ kể lại. Công Phủ sai đốt đền, lấy thơ của Sư cho coi. Quả nhiên sau bà vợ có thai sanh con đặt là Tuyên Quang. Vừa đầy năm đã nhớ hỏi chuyện trước.

Đến ba tuổi, Hòa thượng Bạch Vân Đoan đi qua nhà này, Công Phủ kêu con ra tương kiến, vừa thấy kêu lên:

- Sư Điệt! (cháu).

Hòa thượng Đoan nói:

- Cùng Hòa thượng từ biệt nhau đã mấy năm rồi?

Tuyên co ngón tay nói:

- Bốn năm.

Hòa thượng Đoan nói:

- Tương biệt tại đâu?

- Tại Bạch Liên Trang.

- Lấy gì để chứng nghiệm?

- Cha mẹ tôi ngày mai sẽ mời Hòa thượng thọ trai.

Chợt có tiếng đẩy xe qua ngoài cửa. Hòa thượng Đoan nói:

- Tiếng gì ngoài cửa vậy?

Tuyên làm thế đẩy xe. Hòa thượng Đoan nói:

- Qua thế nào?

- Đất bằng có một rãnh nước.

Đến sáu tuổi không bệnh mà chết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/02/2012(Xem: 4120)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
18/02/2012(Xem: 14249)
Phần 01 1/ Tấm gương đạo hạnh muôn đời còn ghi 2/ Hương Trinh công chúa 3/ Tôn giả Bạt Ðà Lợi 4/ Mở mắt chiêm bao 5/ Ðại bố thí Phần 02 6/ Người làm mặt nạ 7/ Người chăn bò 8/ Chồn và sư tử 9/ Chim bồ câu và chàng đặt bẫy 10/ Quả cam oan nghiệt
18/02/2012(Xem: 12644)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
17/02/2012(Xem: 3836)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
16/02/2012(Xem: 16007)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
11/02/2012(Xem: 3135)
Nhìn lịch treo trên tường làm tôi nhớ lại chỉ còn đúng 60 ngày nữa là đến 30 tháng 4, tròn 40 năm ngày lịch sử Việt Nam sang một trang sử khác. Trang sử ghi lại hàng triệu kẻ vỗ tay reo mừng chiến thắng, tước đoạt được đất đai, tài sản của cải người miền Nam. Trong lúc đó cũng có hàng chục triệu người mắt lệ đổ thành sông; và cũng có hàng chục ngàn người bị giam cầm trong lao tù cải tạo; cũng có đến hàng vạn thây người đã nằm sâu dưới lòng đại dương. Chưa kể vài triệu người đang sống lưu vong ở hải ngoại cũng bị chính quyền cộng sản Việt Nam hồi đó xếp vào thành phần phản động, du đảng, đĩ điếm, cướp giựt, lười biếng lao động… nên phải trốn đi. Cộng sản đâu biết rằng, hàng triệu người muốn đi tìm hai chữ Tự Do bằng mọi giá mà thôi.
01/02/2012(Xem: 7283)
Video phim: Lục Tổ Huệ Năng, Đạo diễn: Lý Tác Nam. Thuyết minh: Huy Hồ, Chiếu Thành, Dũng, Nguyễn Vinh.
26/01/2012(Xem: 9652)
Người Việt vốn ít thương súc vật. Khi nuôi một con vật nào thường có mục đích: Như chó để giữ nhà, mèo bắt chuột, gà vịt heo... để ăn thịt. Tuy nhiên cũng có người nuôi chúng lâu ngày tình cảm nảy sinh, trong số đó có tôi. Nhưng tôi không cưng chiều chúng quá độ như người Âu, Mỹ mặc dù tình cảm đều như nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]