Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Khương Tăng Hội

05/06/201115:05(Xem: 9574)
8. Khương Tăng Hội

CAO TĂNG DỊ TRUYỆN
(Truyện Kể Các Vị Cao Tăng Trung Quốc)
Hạnh Huệ biên soạn - Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 2001

8. KHƯƠNG TĂNG HỘI

Tam Tạng Khương Tăng Hội hành hóa đến nước Ngô. Sư là con của Đại Thừa Tướng nước Khương Cư, tên Tăng Hội, đi tu. Đến Kiến Chương, cất am tranh, lập bàn thờ tượng Phật, hành đạo. Người nước Ngô lấy làm lạ. Ngô Tôn Quyền biết được, liền nói:

- Hay là như mộng của Hán Minh Đế, Phật đạo đã truyền đến chăng?

Bèn sai người vời Sư đến hỏi. Tăng Hội trình bày việc Như Lai tịch diệt và nói:

- Như Lai nhập diệt đã ngàn năm rồi nhưng linh cốt xá lợi vô cùng linh ứng. Xưa vua A Dục thờ tám mươi bốn ngàn tháp. Ngay đây cũng có di hóa (xá lợi để lại).

Ngô Tôn Quyền nói:

- Nếu Thầy cầu được xá lợi, ta sẽ tạo tháp phụng thờ. Còn cầu không linh nghiệm, Thầy sẽ bị nghiêm phạt.

Tăng Hội xin kỳ hạn bảy ngày. Trở về bảo quyến thuộc:

- Phật pháp hưng thịnh hay bị phế bỏ đều do lần này. Mọi người nên chí tâm cầu khẩn.

Qua bảy ngày, chẳng thấy hiệu nghiệm. Tăng Hội lại xin triển hạn bảy ngày nữa, cũng chẳng thấy gì. Ngô Tôn Quyền nói:

- Mau đem ông thầy này bỏ vào vạc nấu!

Tăng Hội thầm nghĩ: “Đức Phật từ bình thường, lẽ nào phụ lòng ta”. Rồi năn nỉ cho thêm bảy ngày. Đến canh năm, nghe co tiếng leng keng, Sư liền trổi dậy nhìn vào bình, thấy hiện ngũ sắc, bèn kêu to:

- Quả đúng như nguyện của ta!

Hôm sau Sư đem vào triều. Ngô Tôn Quyền cùng công khanh xúm vào xem, khen:

- Thật là điềm hiếm có!

Tăng Hội nói:

- Oai thần của xá lợi, tất cả thế gian không gì làm hoại được.

Tôn Quyền sai lực sĩ lấy chùy đập, ánh sáng vẫn rực rỡ. Vua bèn lập chùa, dựng tháp, đặt tên làng là Phật Đà, chùa là Kiến Sơ. Đây là ngôi chùa, tháp đầu tiên của Giang Nam.

Tôn Quyền hỏi Thái phó Hám Trạch:

- Phật giáo vào Trung Quốc năm nào của thời Hán Minh Đế? Do đâu lại không đến phương Đông?

Hám Trạch nói:

- Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười một Phật pháp mới đến, cách đây một trăm bảy mươi năm. Đến năm thứ mười bốn, đạo sĩ Ngũ Nhạc là nhóm Trừ Thiện Tín đấu phép với tăng Ấn Độ. Thiện Tín thua, hổ thẹn mà chết. Người Trung Quốc không được xuất gia, nên không có người truyền bá. Hơn nữa, vì loạn ly nhiều năm. Bây giờ Phật giáo mới đến nước ta.

Tôn Quyền nói:

- Đã có Khổng Tử viết kinh sách dạy dỗ đời sau; rồi Lão, Trang tu thân tự vui; phóng lãng chốn núi rừng, tâm hồn đạm bạc. Vậy còn thờ Phật làm chi nữa?

Hám Trạch thưa:

- Hai đạo Khổng Lão là pháp trời chế ra để dùng, nên không dám ngược ý trời. Phật giáo thì chư thiên vâng làm, không dám trái ý Phật. Xem đó thì rõ hơn, kém.

Ngô Tôn Hạo sau nối ngôi cha, hạ lệnh dẹp đền chùa, miếu mạo. Quần thần can:

- Tiên đế cảm điềm lành mà lập chùa, Chúa công chẳng nên phá hủy!

Tôn Hạo bèn cho gọi Sư lại hỏi:

- Phật nói có báo ứng thiện ác, Thầy có thể giảng cho ta nghe chăng?

Sư nói:

- Minh chủ lấy hiếu từ trị thiên hạ, thì đế hiệu Xích Ô được rõ ràng, người dân sống lâu. Dùng nhân đức nuôi vạn vật thì suối ngọt tuôn trào, lúa tốt nảy mầm. Lành có cảm ứng, ác cũng vậy. Nếu làm ác ở chỗ kín đáo, quỷ sẽ giết, làm ác ở chỗ công khai, người sẽ giết. Kinh Dịch nói “Tích thiện dư khánh” chứa điều lành thì niềm vui có dư, còn dù văn thơ hay, cầu phước cũng chẳng đến. Tuy đó là cách ngôn của nhà Nho, mà thực làm sáng tỏ lời Phật dạy.

Tôn Hạo nói:

- Thế thì Chu Khổng đã nói rồi, đâu cần Phật giáo?

Sư nói:

- Chu Khổng chẳng muốn nói sâu, nên chỉ dạy sơ lược. Phật giáo chẳng dừng ở lời cạn cợt, nên chỉ rõ ràng tường tận cái cốt yếu. Tất cả đều tốt. Thánh nhân chỉ sợ làm thiện không được nhiều. Bệ hạ sao lại không ưa?

Tôn Hạo không đáp được, bèn bỏ lệnh hủy chùa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/02/2012(Xem: 4121)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
18/02/2012(Xem: 14254)
Phần 01 1/ Tấm gương đạo hạnh muôn đời còn ghi 2/ Hương Trinh công chúa 3/ Tôn giả Bạt Ðà Lợi 4/ Mở mắt chiêm bao 5/ Ðại bố thí Phần 02 6/ Người làm mặt nạ 7/ Người chăn bò 8/ Chồn và sư tử 9/ Chim bồ câu và chàng đặt bẫy 10/ Quả cam oan nghiệt
18/02/2012(Xem: 12647)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
17/02/2012(Xem: 3836)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
16/02/2012(Xem: 16007)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
11/02/2012(Xem: 3141)
Nhìn lịch treo trên tường làm tôi nhớ lại chỉ còn đúng 60 ngày nữa là đến 30 tháng 4, tròn 40 năm ngày lịch sử Việt Nam sang một trang sử khác. Trang sử ghi lại hàng triệu kẻ vỗ tay reo mừng chiến thắng, tước đoạt được đất đai, tài sản của cải người miền Nam. Trong lúc đó cũng có hàng chục triệu người mắt lệ đổ thành sông; và cũng có hàng chục ngàn người bị giam cầm trong lao tù cải tạo; cũng có đến hàng vạn thây người đã nằm sâu dưới lòng đại dương. Chưa kể vài triệu người đang sống lưu vong ở hải ngoại cũng bị chính quyền cộng sản Việt Nam hồi đó xếp vào thành phần phản động, du đảng, đĩ điếm, cướp giựt, lười biếng lao động… nên phải trốn đi. Cộng sản đâu biết rằng, hàng triệu người muốn đi tìm hai chữ Tự Do bằng mọi giá mà thôi.
01/02/2012(Xem: 7284)
Video phim: Lục Tổ Huệ Năng, Đạo diễn: Lý Tác Nam. Thuyết minh: Huy Hồ, Chiếu Thành, Dũng, Nguyễn Vinh.
26/01/2012(Xem: 9652)
Người Việt vốn ít thương súc vật. Khi nuôi một con vật nào thường có mục đích: Như chó để giữ nhà, mèo bắt chuột, gà vịt heo... để ăn thịt. Tuy nhiên cũng có người nuôi chúng lâu ngày tình cảm nảy sinh, trong số đó có tôi. Nhưng tôi không cưng chiều chúng quá độ như người Âu, Mỹ mặc dù tình cảm đều như nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]