Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

61. Ngôn Pháp Hoa

05/06/201115:05(Xem: 8463)
61. Ngôn Pháp Hoa

CAO TĂNG DỊ TRUYỆN
(Truyện Kể Các Vị Cao Tăng Trung Quốc)
Hạnh Huệ biên soạn - Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 2001

61. NGÔN PHÁP HOA

Ngôn Pháp Hoa chẳng biết từ đâu đến, tướng Sư cổ quái, nói năng phóng khoáng, ẩn hiện không lường. Sư thường xăn quần vào chợ, hoặc có khi lấy tay vẽ trên không rồi đứng yên hồi lâu. Sư lại kết giao với bọn hàng thịt, ăn uống theo họ, đạo tục đều gọi Sư là Cuồng tăng.

Lúc Sư đến viện Thất Câu Chi ở chùa Cảnh Đức. Thừa tướng Lữ Hứa Công hỏi về đại ý Phật pháp. Sư đáp:

- Xưa nay không một vật, nhất vị thảy đều chơn.

Tăng hỏi:

- Đời có Phật không?

Sư đáp:

- Trong chùa có Văn Thù.

Hỏi:

- Sư là phàm hay Thánh?

Sư đưa tay lên nói:

- Ta không trụ nơi này.

Niên hiệu Chí Hòa năm thứ ba (1056), vua Nhân Tông ban đầu không được vui vì chưa có người nối ngôi. Thiên hạ buồn bã. Gián quan Phạm Trấn chủ trương làm một cuộc đại nghĩa, xin chọn người hiền trong hàng tôn thất, cho làm thái tử trong khi chờ đợi hoàng tử ra đời. Thông Phán Tinh Châu là Tư Mã Quang cũng nhân đó mà bàn, dâng sớ cho vua đến ba lần. Một đêm, vua thắp hương thầm khấn: "Ngày mai sẽ thiết trai ở điện Hóa Thành, kính thỉnh đại sĩ Pháp hoa đến dự, đừng chối từ.

Sáng sớm, vua sai Y Ngưng đứng đón. Lát sau, ông ta vào báo rằng sư Pháp Hoa đang vào cửa bên phải. Sư vào thẳng tẩm điện (phòng ngủ của vua), thị vệ hét đứng lại mà không được. Vua cười bảo:

- Sư đến theo lời trẩm thỉnh đó.

Sư leo luôn lên giường vua và ngồi xếp bằng, thọ trai xong bèn đi. Vua nói:

- Trẫm vì chưa lập được thái tử, đại thần bàn cố gắng kiếm con muộn, không biết có được không? Xin Sư định giùm việc này!

Sư đòi giấy bút, viết:

Thập tam, thập tam

Phàm số thập hành.

Rồi ném bút không nói thêm lời nào. Mọi người không hiểu nổi. Sau này Anh Tông lên ngôi . Vua là con thứ mười ba của An Hiển Vương, nghiệm lại đúng lời Sư đã viết.

***

Lữ Thần Công mong đúng vào ngày nhậm chức đốt sớ thỉnh Sư thọ trai. Sáng hôm sau Sư đến nhà ngồi. Công vừa bước ra, tự nghĩ không biết nên lễ hay không? Sư bèn kêu to:

- Già Lữ! Mau ra đây! Lễ cũng được, không lễ cũng được!

Lữ Công thất kinh bèn đến làm lễ. Thọ trai xong. Lữ Công hỏi việc vị lai thế nào? Sư viết hai chữ "Hào Châu".

Về sau nghĩ việc, đến Hào Châu mới rõ. trường hợp Thiên Y Nghĩa gặp Sư ở Cảnh Đức. Sư vỗ lưng Nghĩa Hoài nói:

- Lâm Tế, Đức Sơn đây!

Nghĩa Hoài nhân đó phấn khởi hành Thiền, Sư làm hưng thạnh đạo của Vân Môn, con cháu rõ ràng mới thấy lời Sư thật linh nghiệm.

Ngày 23 tháng 11 năm Canh Tý (1960), Sư thị tịch. Trước đó bảo với mọi người:

- Ta từ vô lượng kiếp đến nay, thành tựu rất nhiều quốc độ, phân thân hoàng hóa rộng rãi. Nay ta sẽ về phương Nam.

Nói xong nằm nghiêng bên phải mà tịch.

Có nơi nói: Sư họ Hứa quê ở Thọ Xuân. Đến năm mười lăm tuổi, Sư dạo Đông Đô, xuất gia ở viện Câu Chi, qua lại giảng tứ rất lâu (nơi giảng kinh). Một hôm đọc ngữ lục Vân Môn, hốt nhiên khế ngộ, bèn được linh thông.

Hà Nam Chí nói: Chí Ngôn họ Hứa, từ Thọ Xương đến chùa Cảnh Đức ở Đông Kinh, bói việc cát hung cho người, viết chữ rất mau, nét cứng cỏi mạnh mẽ, thoạt xem khó hiểu, về sau ứng nghiệm. Ai dâng cúng thịt nem, Sư cũng ăn hết, đến sông mửa ra hóa thành cá nhỏ lội theo đàn. Khách đi biển gặp sóng gió sắp chìm, liền thấy Sư quăng dây kéo thuyền đưa đi. Đến bến, khách bước xuống. Sư bảo rằng:

- Nếu không có ta, chẳng biết các ông ra sao!

Khách ghi nhớ dáng mạo của Sư chính là người đã dẫn thuyền. Sau Sư tịch, Nhơn Tống đem họa tượng chân thân của Sư thờ trong chùa, bảng đề Hiển Hóa Thiền sư.

52. THIỀN SƯ QUY TÔNG TUYÊN

Thiền Sư Quy Tông Tuyên, người Hán Châu, nối pháp Ngài Lang Gia Quảng Chiếu kết thân với Quách Công Phủ. Chợt một hôm có quan trấn thủ Nam Khang đến, Sư sai người đem thơ cho Công Phủ lại dặn người đưa thơ chớ cho quan huyện trông thấy. Công Phủ đọc thơ thấy ủy thác rằng:

- Tôi còn sáu năm duyên đời chưa hết, hôm nay không chịu nổi áp bức muốn thác sanh vào nhà ông, mong ông chiếu cố cho.

Công Phủ vừa sợ vừa mừng, nửa đêm bà vợ mơ màng thấy Sư vào trong phòng ngủ, bất giác thất thanh nói:

- Đây không phải là chỗ Hòa thượng đến.

Công Phủ hỏi duyên cớ, bà vợ kể lại. Công Phủ sai đốt đền, lấy thơ của Sư cho coi. Quả nhiên sau bà vợ có thai sanh con đặt là Tuyên Quang. Vừa đầy năm đã nhớ hỏi chuyện trước.

Đến ba tuổi, Hòa thượng Bạch Vân Đoan đi qua nhà này, Công Phủ kêu con ra tương kiến, vừa thấy kêu lên:

- Sư Điệt! (cháu).

Hòa thượng Đoan nói:

- Cùng Hòa thượng từ biệt nhau đã mấy năm rồi?

Tuyên co ngón tay nói:

- Bốn năm.

Hòa thượng Đoan nói:

- Tương biệt tại đâu?

- Tại Bạch Liên Trang.

- Lấy gì để chứng nghiệm?

- Cha mẹ tôi ngày mai sẽ mời Hòa thượng thọ trai.

Chợt có tiếng đẩy xe qua ngoài cửa. Hòa thượng Đoan nói:

- Tiếng gì ngoài cửa vậy?

Tuyên làm thế đẩy xe. Hòa thượng Đoan nói:

- Qua thế nào?

- Đất bằng có một rãnh nước.

Đến sáu tuổi không bệnh mà chết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 19961)
Ngày xửa, ngày xưa, có một cô công chúa Út con gái yêu của hoàng đế La Mã - một ông hoàng giàu sang độc tài và rất hung bạo.
08/04/2013(Xem: 13679)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 14052)
Cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ, vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, tại miền trung nước Ấn Độ, Bồ tát Hộ Minh đã giáng trần, qua hiện thân thái tử Sĩ - Đạt – Ta, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya. Ngài đã vì lòng từ bi, . . .
08/04/2013(Xem: 10555)
Nhân sinh nhật lần thứ 57 (kể theo tuổi ta) của tôi năm nay (28.6.2005) có một Phật Tử Việt Nam tại New York, Mỹ Quốc, gởi tặng cho tôi một bộ kinh Kim Cang rất quý, có xuất xứ từ đời nhà Thanh (Trung Hoa) và chính do vua Khang Hi (1666-1722) viết, được phục chế lại. Quả là một món quà vô giá.
08/04/2013(Xem: 11473)
Hương bối ngàn xưa gió thoảng về mái chèo Thập Ðộ vượt sông mê Gương soi vằng vặc, Tâm Bồ tát Thánh Hạnh, trăng sao rạng bốn bề!
08/04/2013(Xem: 16552)
Thuở xa xưa có một chàng trai con của một vị Bà la môn (giai cấp "tu sĩ" cao nhất ở Ấn Độ) sống dưới triều đại vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), kinh thành Xá Vệ, thuộc vương quốc Kosala (Kiều Tát La). Tên của chàng là Ahimsaka (người thất bại). Chàng được gởi đến thành phố Taxila để học hành.
08/04/2013(Xem: 14120)
Trong cuốn Xứ Trầm Hương, nhà thơ Quách Tấn khi viết về chùa chiền ở Khánh Hòa đã có những nhận xét là Khánh Hòa có lẽ là tỉnh nhiều chùa hơn tất cả các tỉnh Miền Nam Trung Việt và chùa có mặt hầu hết trên khắp xã phường trong tỉnh. Các tổ khai sơn đều là người Việt, phần nhiều có sự nghiệp để lại cho đời.
08/04/2013(Xem: 15600)
Toàn thể câu chuyện, cũng như mỗi tình tiết nhỏ nêu ra đều được nung nấu trong mối tư lường của một thánh tính đạt tới cõi lô hỏa thuần thanh, siêu thần nhập hóa. Không thể nào nói đó là bút pháp tài tình, kỹ thuật điêu luyện,chỉ có thể nói rằng đó là một cuộc kết tinh huyền nhiệm của lịch sử Đông phương giữa một triều sóng rộng dâng lên cùng với bao nhiêu ngọn gió ở bốn chân trời lổ đổ thổi lạ
08/04/2013(Xem: 14019)
Nếu có chánh niệm, đem những khổ đau, luân lạc và gian truân của mình ra đọc truyện Kiều chúng ta có cơ hội thấy được bản thân. Và như vậy đọc truyện Kiều cũng là tu. Tu tức là nhìn tất cả những gì đã và đang xảy ra trong đời mình bằng con mắt quán chiếu.
08/04/2013(Xem: 13462)
Tenzin Palmo đã sống một mình và tu tập trong động tuyết này. Cô đã chạm trán với những thú rừng hoang dã, đã vượt qua những cơn lạnh khủng khiếp, những cái đói giết người, và những trận bão tuyết kinh hồn....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com