Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Cưu Ma La Thập

05/06/201115:05(Xem: 9964)
15. Cưu Ma La Thập

CAO TĂNG DỊ TRUYỆN
(Truyện Kể Các Vị Cao Tăng Trung Quốc)
Hạnh Huệ biên soạn - Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 2001

15. CƯU MA LA THẬP

Sư người Trung Thiên Trúc, cha tên Cưu Ma La Viêm, làm Tướng quốc mà bỏ vinh hoa đi chu du. Vua nước Quy Tư đem em gái gả cho ông, sanh ra Cư Ma La Thập. Sư còn bé mà tinh thần linh mẫn, bảy tuổi đi theo mẹ đến chùa . Thấy bát sắt, thử nhấc để lên cổ, rồi sực nhớ: “Bát này rất nặng, sao ta nhấc nổi?”. Sư nhấc lại, bát không nhúc nhích, liền ngộ được vạn pháp duy tâm. Sự học rộng nhớ giỏi của Sư không ai bì kịp.

Năm Sư hai mươi tuổi, mẹ Sư từ giã vua, đến Thiên Trúc, bảo Sư rằng:

- Giáo lý Phương đẳng thâm sâu, chẳng thể suy lường. Chỉ có con mới truyền được đến phương Đông. Nhưng việc này đối với con có chỗ bất lợi, chả biết phải làm sao đây!

Sư đáp:

- Chỉ cần cho đại pháp được lưu truyền, con tuy chịu khổ sở cũng không có gì hối hận.

Mẹ Sư đến Thiên Trúc, tu đắc quả A na hàm.

Phù Kiên chiếm nước Tần, công phạt Nhượng Dương, rước được Đạo An. Đạo An khuyên Phù Kiên đến Tây Vực rước Sư. Gặp ngay lúc Thái sử tâu:

- Đức tinh hiện ở rừng, thuộc địa phận Tây Vực, sẽ có bậc đại trí đến Trung Quốc.

Phù Kiên nói:

- Trẫm nghe nước Quy Tư có ngài La Thập, chẳng phải là đây sao?

Bèn sai tướng Lữ Quang, bảo:

- Trẫm chẳng phải tham đất mà dụng binh. Nhưng nghe ngài La Thập hiểu sâu về pháp tướng, làm tông phú cho kẻ hậu học. Ngươi nếu khắc phục được Quy Tư, nên đón Ngài về.

Lữ Quang đem quân phá Quy Tư, đưa La Thập về. Giữa đường, nghe tin Phù Kiên bị Diêu Trường hại, bèn dừng lại không về nữa. Vì thế Sư không đến được kinh đô nhà Tần. Sau Diêu Trường cũng nghe danh Sư, muốn thỉnh nhưng Lữ Quang không chịu. Diệu Trường chết, con là Diệu Hưng lại thỉnh nữa, cũng không được, liền đem quân đánh Lữ Quang. Lữ Quang thua phải hàng. Tần mới rước được Sư.

Tháng mười hai, Sư đến Trường An. Tần chủ sai đưa Sư vào vườn Tiêu Dao ở Tây nội dịch kinh. Sư xem lại kinh sách cũ thấy nhiều chỗ sai lầm, không phù hợp với bản tiếng Phạn, bèn tập hợp sa môn Tăng Triệu, Tăng Duệ... để dịch lại.

Sư ở đất Tần, thường giảng kinh ở chùa Thảo Đường. Tần chủ Diêu Hưng, triều thần và sa môn khoảng mấy ngàn người, nghiêm túc lắng nghe. Một hôm Diêu Hưng bảo với Sư:

- Đại sư thông minh, biện tài vô song. Sao lại để hạt giống Pháp không nối tiếp được!

Rồi đem mười cung nữ ép nhận. Sư từ đó không ở trong tăng phòng, cất nhà riêng ở. Chư tăng có người muốn bắt chước. Sư bèn lấy một bát đựng đầy kim, bảo mọi người:

- Nếu ai bắt chước ta ăn được bát này thì cho phép cất nhà riêng để ở.

Sư nói xong, lấy bảy cây kim đưa vào miệng nhai nuốt. Chư tăng nể phục bèn thôi.

Phật Đà Da Xá (Giác Minh) đến Cô Tàng, nghe La Thập nhận cung nữ nhà Tần, liền than:

- La Thập như bông vải, có thể khiến gặp gai góc sao?

Sư nghe tin Da Xá vì mình mà lặn lội từ xa đến, nên khuyên Tần chủ tiếp đón. Sứ giả đến nơi, Da Xá nói:

- Chiếu chỉ của vua từ xa đến, lẽ ra nên đem ngựa tiếp đón long trọng như lễ La Thập, mới là đàn việt chiêu đãi kẻ sĩ. Bần đạo nên đến phía bắc Bắc Sơn thôi!

Sứ trở về. Diêu Hưng lại đi giục đi thỉnh nữa, Da Xá liền đến. Tần chủ nghinh tiếp, lập tịnh xá riêng, cúng dường như bậc vương giả. Da Xá không nhận gì cả. Đến giờ ăn, chỉ ăn ngày một bửa thôi.

Cưu Ma La Thập ưa thích Đại thừa, muốn được diễn giảng, Sư thường than:

- Ta nếu cầm viết, làm luận Đại thừa thì Ca Chiên Tử cũng không bì kịp. Nay người hiểu sâu quá ít ỏi, biết luận gì bây giờ?!

Sư vì Diêu Hưng mà tạo hai quyển Thành Thật Luận.

Đời Hậu Tần, niên hiệu Hoằng Thủy thứ mười lăm (41), tháng tư Ngài có bệnh, bèn đọc ba biến thần chú, sai đệ tử ngoại quốc (Thiên Trúc) tụng để tự cứu chữa nhưng chưa đúng sức. Sư biết bệnh mình nguy kịch, bèn nhóm chúng bảo:

- Chúng ta nhân nơi Phật pháp mà được gặp nhau, nhưng vẫn chưa được trọn tấm lòng. Tôi sợ người sau có thể trách mình còn mờ tối, dở tệ lầm lẫn dẫy đầy mà truyền bá những bản kinh dã dịch. Mong rằng sự truyền bá sau này được trôi chảy. Nay tôi thành tâm xin phát nguyện trước chúng: “Nếu chỗ truyền chẳng lầm, nghĩa khế hợp với tâm Phật, thì cho tôi sau khi thiêu thân, lưỡi vẫn còn nguyên vẹn”.

Nói xong, Sư thị tịch. Khi trà tì, củi tàn, thân cháy hết mà lưỡi Ngài vẫn tươi hồng như màu sen. Sư thọ bảy mươi hai tuổi.

Ban đầu, Sư thường cùng mẹ đến yết kiến tôn giả Bắc Sơn ở nước Đại Nguyệt Thị. Bắc Sơn bảo mẹ Sư:

- Hãy khéo gìn giữ Sa di này. Năm ba mươi lăm tuổi, tỳ ni sẽ không thiếu sót, độ người như ngài Ưu Ba Cúc Đa.

Ngài Bôi Độ ở Bành Thành, nghe tin ngài La Thập tịch, than rằng:

- Ta cùng người này tạm biệt đã hơn ba trăm năm, mờ mịt chẳng biết đâu gặp lại, nay thì lại chậm đến đời sau vậy.

Đệ tử Sư hơn ngàn người. Bốn vị: Đạo Sinh, Tăng Triệu, Đạo Dung, Tăng Duệ là Tứ thánh dưới cửa Ngài.

Kinh luận Sư dịch hơn 390 quyển.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2019(Xem: 3762)
Sau thời gian dài hơn nửa đời người mon men đến chùa thân cận với thiện hữu tri thức và nghe Pháp, tôi quen thuộc đến hai chữ “Nhân Duyên, Nhân Quả“ rồi nhìn lại cuộc sống, chiêm nghiệm, mới nhận rõ rằng hai điều đó luôn hiện hữu trong đời sống chúng ta.
01/02/2019(Xem: 3250)
"Sinh Tử Sự Đại Vô Thường Tấn Tốc" Năm cùng tháng tận Tống cựu nghinh tân Nói chuyện chữ Sinh Đón chuyện mới tinh Cho mình phơi phới! Vậy là bước qua năm mới, ngay trong "tháng Giêng là tháng ăn chơi", tôi sẽ được... lên chức. Nam mô Phật! Lên chức.
28/01/2019(Xem: 3427)
Trong ngôi thiền viện thuở xưa Đứng đầu là một thiền sư lâu đời Lìa trần tuổi chín mươi hai Danh ngài viện chủ khó ai sánh cùng, Ngài gìn giữ để không vương Không hề mắc chuyện tầm thường thế nhân.
19/01/2019(Xem: 3649)
Ông ngoại nuôi tôi từ nhỏ, từ khi tôi mới bỏ bú mẹ, đến năm lên lớp 12 thì ông không còn sức lực để làm những công việc đồng áng nặng nhọc đòi hỏi phải có lòng nhẫn nại, tính cần cù và sức dẻo dai. Ông ngoại đã vắt kiệt sức mình ra suốt hai mươi năm hơn, để rồi bị quật ngã một đòn trí mạng phải nằm dính chặt trên chiếc giường ọp ẹp.
06/01/2019(Xem: 3448)
Mỗi năm vào khoảng cuối tháng 10 âm lịch, con thường hay buồn. Vì sao mạ có biết không? Đặc biệt là năm nay con buồn hơn mọi năm khác vì con về nước mà không về làng Đơn Duệ tận ngoài miền Trung khô cằn của mình để được đến thắp nén hương trên mộ mạ.
03/01/2019(Xem: 4511)
Tosui là một thiền sư nổi danh vào thời của ông. Ông đã sống trong nhiều thiền viện và giảng dạy tại các tỉnh khác nhau. Ngôi thiền viện sau cùng ông ghé thăm tụ họp quá nhiều môn sinh cho nên ông nói với họ rằng ông sẽ hoàn toàn từ bỏ hẳn công tác giảng thuyết . Ông khuyên họ nên phân tán ra và đi tới bất cứ nơi nào mà họ mong muốn. Sau đó không một ai còn thấy được chút dấu tích nào của ông nữa.
27/12/2018(Xem: 5711)
Dường như, không ai nghĩ, ngọn lửa mùa thu 1989, được đốt lên từ sinh viên, từ nhà thờ (Nikolaikirche) Leipzig đã thiêu cháy bức tường Berlin nhanh đến như vậy. Tuy vui mừng, nhưng cái bất ngờ ấy, cũng mang đến sự hoang mang không ít cho người Việt chúng tôi đang sống, và làm việc ở miền Đông nước Đức. Bởi, hầu hết các nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Không riêng chúng tôi, mà kể cả những nghiên cứu sinh, sinh viên đại học cũng chạy loạn xí ngầu. Có lẽ, chỉ có ai đã từng sống qua cái thời khắc đó,
27/12/2018(Xem: 4203)
"Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng. Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không", hai câu thơ của vị thiền sư nào đó đã ngấm sâu vào huyết mạch của tôi, một người con gái tươi đẹp của tuổi mười chín, vừa biết tin mình vướng phải một khối u ác tính trong đầu. Trời đất như quay cuồng phải không các bạn?
22/12/2018(Xem: 3622)
Tôi đưa mắt nhìn quanh hết ngoài sân rồi lại trong nhà, có ý tìm người trong nhóm tỵ nạn đang đứng, nằm, ngồi la liệt vẫn không thấy vợ chồng anh chị Phi đâu cả. Tôi cẩn thận đi một vòng nữa, len lỏi vào những dãy giường tầng kê san sát nhau. Lỗ tai tôi như muốn ù đi bởi tiếng ồn ào như đàn ong vỡ tổ của mọi tiếng động hỗn hợp từ sinh hoạt của hàng trăm người tỵ nạn phát ra.
08/12/2018(Xem: 3719)
Hễ gặp mặt lớp trưởng bất kỳ đâu, dù đang ở trong sân trường hay ngoài đường phố quán xá, băng “Ngũ Quỷ” bọn tôi đều đồng thanh tương ứng mở năm cái loa được mở hết công suất ghẹo: “Thịnh Mái ơi… Chị đi đâu đó?”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]