Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26. Vua rồng và tiếng chuông chùa

05/04/201113:34(Xem: 6436)
26. Vua rồng và tiếng chuông chùa

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

PHẦN III: Những chuyện thuộc nhiều giai đoạn khác

26. Vua rồng và tiếng chuông chùa

Tại đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn có một cái ao lớn, trong đó có rất nhiều rồng. Chúng thường nổi gió to bão lớn, làm ngã đổ cây rừng, gây nguy hại cho dân chúng sống ở dưới chân núi. Vì vậy tiếng than khóc của người dân vang thấu tới trời, kẻ thì dọn đi nơi khác, người thì chết bỏ xác, thật là thê lương!

Vua Ca Nị Sắc Ca biết được chuyện ấy thì vô cùng tức giận. Để giải cứu cho dân, ông bèn cho xây dưới chân núi một bảo tháp cao tới hơn trăm thước và dạy dân tới đó cầu nguyện mưa thuận gió hòa.

Vua rồng trong ao thấy chuyện như thế, nổi trận lôi đình, tạo một trận cuồng phong thổi sập bảo tháp.

Vua Ca Nị Sắc Ca thấy bảo tháp bị sụp đổ, lập tức sai người xây lên trở lại. Vua rồng không chịu thua, lại nổi gió bão sân nộ lên thổi sập bảo tháp lần nữa, cứ thế sáu lần tất cả, vua Ca Nị Sắc Ca tốn bao nhiêu công lao cực khổ cũng như không!

Nhưng vua Ca Nị Sắc Ca là một vị vua anh minh dũng cảm, thông minh sáng suốt, không biết sợ là gì, có một nghị lực bất khuất kiên cường. Trong hoàng cung vua đứng ngồi không yên, đêm ngày suy nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề này. Đột nhiên ông phát nguyện như sau:

– Không làm thì thôi, đã làm thì làm cho tới cùng! Là đệ tử của Phật thì sợ gì mà không hy sinh thân mệnh để cứu khổ cho chúng sinh? Không làm cho vua rồng hàng phục thì ta không ngừng nghỉ!

Vua bèn dẫn đại binh đi lấp bằng cái ao rồng trên núi. Thế là đoàn binh mã cuồn cuộn như thủy triều nhắm núi Hy Mã Lạp Sơn mà tiến. Lúc ấy vua rồng mới kinh hoàng, lắc mình một cái, biến thành một ông lão già lụm khụm, tiến đến trước mặt vua Ca Nị Sắc Ca chặn đường:

– Đại vương! Ngài không nên đấu với vua rồng, tuyệt đối không nên đấu với vua rồng! Vua rồng tuy chỉ là một loài súc sinh, nhưng sức người không sao chống lại hắn nổi! Nếu thắng được hắn thì đại vương cũng chẳng được thêm uy đức gì, mà trái lại nếu thua hắn thì thật là xấu hổ! Chẳng bằng đại vương rút quân trở về là hơn!

Nhưng ý của vua Ca Nị Sắc Ca đã quyết, không có gì lay chuyển được, nên vua cứ kéo quân tiến tới.

Vua rồng giận dữ trở về ao trên núi, tức thời mây đen kéo tới dày đặc, đất đá bay nghịt trời thật là hãi hùng làm cho người ngựa kinh khiếp chạy trốn tứ tán, và khiến cho đoàn quân của vua Ca Nị Sắc Ca không biết cách nào mà đối phó.

Trước cảnh hiểm nghèo như thế, vua Ca Nị Sắc Ca bèn dẫn đoàn quân chạy đến trước bảo tháp, chí thành cầu nguyện. Tâm thành của họ đã cảm lên đến chư Phật và chư Bồ Tát, trong nháy mắt trời quang mây tạnh, sấm chớp tắt ngấm. Lúc ấy vua Ca Nị Sắc Ca mới sai binh lính mỗi người ôm một tảng đá to, đem lên núi để lấp bít ao rồng. Khi nghe lệnh vua như thế, vua rồng biết không còn cách kháng cự được, nên lại biến thành ông già như lần trước, tới thỉnh cầu vua:

– Đại vương! Tôi chính là vua rồng hóa thân tới đây xin đầu hàng, cầu xin đại vương tha mạng cho tôi. Tôi biết tính tình hung bạo của tôi khó khắc phục, vì vậy xin đại vương hãy treo trên đỉnh mỗi chùa tháp một cái chuông lớn, nếu thấy mây đen kéo tới trên đỉnh núi thì mau gõ lên tiếng chuông, tôi nghe tiếng chuông sẽ tự giác mà ngừng tâm ác lại!

Vua Ca Nị Sắc Ca nghe vua rồng sám hối như thế rất vui mừng, bèn cho xây bên cạnh bảo tháp một ngôi chùa hùng vĩ nguy nga, và treo trên mái chùa một cái chuông thật to, cử người đến trông coi, hễ thấy mây đen tụ tập thì đánh lên cho âm thanh tiếng chuông vang hưởng. Vua rồng nghe tiếng chuông thì tự giác, do đó tội ác được giảm xuống không biết mấy mà kể!

Từ chuyện này mà vua Ca Nị Sắc Ca được dân chúng sùng kính vô hạn, nhân đó mà ông cảm hóa được rất nhiều người tin theo Phật giáo.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4517)
Mini, con gái 5 tuổi của tôi không thể sống mà không huyên thiên suốt ngày. Tôi thật sự tin rằng suốt cuộc đời của nó không hề phí một phút giây ...
10/04/2013(Xem: 4701)
Có bao giờ bạn nghe nói Phật khóc chưa? - Phật là Đấng giác ngộ, Ngài đã vượt qua mọi tình thức tầm thường của ...
10/04/2013(Xem: 4834)
Thiền sư Từ Đạo Hạnh vốn là con nhà nho tên Từ Vinh. Từ Vinh có sự trái ý với Diên Thành Hầu, Hầu nhờ pháp sư Đại Điên đánh chết. Sự muốn trả ...
10/04/2013(Xem: 4443)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một ...
10/04/2013(Xem: 4483)
Vào khoảng đầu năm 1996, tình cờ tôi được xem một bức tranh của họa sĩ Samyot Hananundasule, trong cuộc triển lãm dưới chủ đề "Nhìn lại quá khứ" tại Viện Nghệ thuật Quốc gia Thái Lan. Đó là một bức tranh có nhan đề là "Hài nhi của thế giới thứ ba" (Third World Baby), được vẽ vào năm 1976. Bức tranh này được in trên tờ nhật báo Bangkok Post.
10/04/2013(Xem: 5446)
Nhân dịp xuân Nhâm Ngọ, mọi người chúc nhau bằng lời hay ý tốt. Bần sư xin tặng những người thân "món quà pháp" thay lời cầu chúc... .
10/04/2013(Xem: 4183)
Tôi quen Trâm một tháng trước. Nàng là y tá viên điều dưỡng vừa ra trường chưa được một năm. Đang làm việc ở Đà Nẳng thì có giấy đổi vào Nha ...
10/04/2013(Xem: 4255)
Nhân vật Thanh Lam được cha để lại một gia tài đồ sộ. Chàng chia làm hai phần, một lànhững tài sản cố định sinh lợi hằng năm như ruộng vườn, hai ...
10/04/2013(Xem: 4264)
Một sớm mai dưới tia nắng chan hòa tại tu viện Bát Nhã, hòn sỏi gặp bước chân. Hòn sỏi lên tiếng chào: "chào các bạn, các bạn, các bạn từ đâu đến?"...
10/04/2013(Xem: 4032)
Trong đời tôi, rất nhiều lần được ngủ lại chùa, đặc biệt là những ngôi chùa có nghi thức hành lễ theo Bắc-Tông. Theo từng giai đoạn lớn lên, tri thức ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]