Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Tài sản chân thật

05/04/201113:34(Xem: 6297)
3. Tài sản chân thật

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

PHẦN III: Những chuyện thuộc nhiều giai đoạn khác

3. Tài sản chân thật

Thuở xưa, có hai anh em cha mẹ mất sớm, để lại một gia sản to lớn. Không hiếu dưỡng được song thân, họ đều rất lấy làm buồn tiếc.

Thời gian vùn vụt trôi qua, hai anh em cùng lớn lên nhưng khác biệt nhau rất xa, từ chí hướng đến ý thích. Người anh thì mến đạo nghĩa, thường làm việc thiện như bố thí của cải, do đó gia sản ngày càng tổn giảm; còn người em thì say mê tích lũy tài sản, thường dùng đủ mọi mánh khóe làm ăn buôn bán nên gia sản ngày càng tăng thêm. Người em rất bất mãn lối sống của anh mình, nên một hôm, không chịu đựng được nữa, người em đến gặp anh và lên mặt dạy dỗ:

– Anh em chúng ta bất hạnh nên cha mẹ mất sớm. Cha mẹ để lại gia tài cho chúng ta, phận làm con phải nhớ nghĩ đến công ơn của cha mẹ, mau mau phải nỗ lực làm ăn buôn bán để giữ gìn và phát triển cái vốn gia sản sẵn có ấy, khiến hương hồn cha mẹ ở suối vàng cũng được an ủi, như thế mới đúng đạo làm con. Đằng này anh lại từ sáng đến tối cứ lo chạy theo mấy ông sa-môn xuất gia để nghe kinh Phật, không lẽ mấy ông ấy có thể cho anh áo quần tiền của hay sao? Gia đình anh càng ngày càng nghèo khó, gia sản cha mẹ để lại ngày càng hao hụt, không những có lỗi với hương hồn cha mẹ mà còn khiến cho lối xóm phải chê cười.

Người anh hiền từ nhã nhặn đáp lại:

– Những gì chú nói anh đã biết rõ hết, nhưng đó chỉ là những ý nghĩ thiển cận của thế tục. Chú nghĩ rằng mình phải giữ gìn và khuếch trương sản nghiệp của cha mẹ để lại mới là tận hiếu, nhưng anh thì hoàn toàn không nghĩ như chú. Làm như thế chẳng qua chỉ giúp chú có thêm điều kiện hưởng thụ, chứ vong hồn cha mẹ nào được lợi ích gì? Còn anh chỉ muốn lo giữ theo Năm giới một cách nghiêm chỉnh, chuyên cần thực hành Mười điều thiện, cúng dường Tam bảo, nương theo Chánh đạo mà hồi hướng mọi công đức để cứu vớt cha mẹ, nguyện cho hương hồn cha mẹ được xa lìa Ba nẻo khổ mà sinh về đường thiện, dần dần tiến đến chỗ được giải thoát khỏi luân hồi sinh tử. Đây mới thật là con đường báo hiếu chân chính. Đạo và đời vốn khác biệt nhau, cái mà đạo cho là sung sướng và quý giá thì người đời lại cho là vô nghĩa, không thể hiểu được. Những gì chú cho là khoái lạc hôm nay chính là gốc rễ của phiền não về sau. Anh không muốn chạy theo những khoái lạc huyễn ảo như thế. Sự khoái lạc mà người có trí huệ mong cầu phải là một sự khoái lạc chân chánh và thường tồn!

Người em nghe anh nói, cảm thấy mình không có lý lẽ gì để tranh cãi thêm nữa, nhưng trong lòng không phục, bèn nén giận cúi đầu ra về.

Người anh biết em mình không thể nói một lần mà hiểu, bèn nêu rõ tâm chí muốn cầu học đạo của mình. Người em biết anh mình lòng đã cương quyết hướng về đạo nên dù bực tức vẫn im lặng không phản đối.

Không lâu sau đó, người anh vì muốn cho việc học đạo được chuyên tâm nên lìa bỏ gia đình, khoác y ôm bình bát làm sa-môn, ngày đêm tinh tiến tu thiền, cẩn thận từng lời nói, từng ý nghĩ, về sau chứng được quả A-la-hán.

Người em nghe tin này không những không vui mừng mà lòng phiền não giận hờn anh càng tăng thêm. Vì si mê nên từ sáng đến tối anh ta chỉ biết lo làm ăn để tích lũy tài sản, cho đến mức đầu óc phải choáng váng, còn việc nhân sinh giải thoát thì anh ta không mảy may chú ý đến.

Cuối cùng, tài sản kếch sù mà anh ta có được cũng không giúp kéo dài mạng sống vốn có giới hạn. Quả thật, khi chết đi là không đem theo được bất cứ vật gì, chỉ có nghiệp lực đã tạo là vẫn luôn theo sát bên mình.

Trong lúc sống người em quá ư tham dục nên sau khi chết liền bị đọa vào loài súc sinh, đầu thai làm thân trâu. Con trâu này sinh ra mạnh khoẻ mập mạp, liền bị một người nhà buôn mua về để kéo xe muối.

Vì phải kéo xe trèo dốc đường dài, lao khổ không phút nào ngừng nghỉ, nên con trâu mất sức, gầy mòn, mỗi lần lên dốc thở phì phò mà vẫn bị roi vọt, trông thật là thê thảm, thương tâm. Vừa đúng lúc ấy, người anh đi ngang qua dùng đạo nhãn quán sát con trâu, biết đây là em mình ngày trước nên nói để khai mở trí huệ cho em:

– Chú ơi, một đời chú khổ cực, gia tài sản nghiệp chú gom góp được tính ra không biết bao nhiêu mà kể, bây giờ tài sản ấy đâu rồi? Trước kia chú nói việc tu đạo là vô dụng vì không đem lại quần áo, tiền của, chỉ có việc tích lũy tài sản mới đáng quý vì nó giúp chú thỏa mãn mọi dục lạc. Bây giờ đạo pháp đã giúp anh giải thoát được luân hồi, chứng được quả thánh, còn tài sản mà chú quý trọng sao lại không cứu chú thoát khỏi kiếp trâu mà sinh về cõi lành?

Nói xong, người anh vận dụng thần thông khiến con trâu tự thấy được kiếp trước của mình. Con trâu tuy không nói được nhưng đau khổ rơi nước mắt, biết mình kiếp trước có được thân người nhưng lại làm nhiều điều bất thiện, tham lam, ganh ghét, không tin Phật pháp, khinh chê Thánh chúng, không nghe lời khuyên bảo thiện lành của anh, cho đến nỗi bây giờ đọa làm thân trâu, hối tiếc thì đã quá muộn.

Người anh biết em mình đã có tâm niệm hối hận và tự trách, liền xin với người chủ mua lại con trâu này, và đem mối quan hệ giữa mình với con trâu kể cho người chủ nghe. Người chủ trâu nghe xong tóc gáy dựng đứng, rùng mình ghê sợ, không dám nhận tiền mà đem trâu dâng tặng cho người anh. Người anh dắt trâu về chùa, cho nó quy y Tam Bảo và dạy nó niệm Phật. Không lâu sau, con trâu chết đi, sinh lên cõi trời Đao-lợi.

Về sau, người chủ con trâu nghĩ đến vấn đề sinh tử luân hồi cũng xả bỏ tất cả, chuyên tâm học đạo, cuối cùng cũng được mãn nguyện, chứng được Thánh quả, giải thoát phiền não.

Nỗ lực kiếm tiền cho chính bản thân mình thì tiền ấy không hề thuộc quyền sở hữu của mình; còn dùng tiền tài để đem lại hạnh phúc cho xã hội, ích lợi cho chúng sinh, thì tiền tài ấy mới chính thật thuộc về mình. Có nhân thì tất nhiên phải có quả, đây là một đạo lý bất di bất dịch.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2019(Xem: 3837)
Sau thời gian dài hơn nửa đời người mon men đến chùa thân cận với thiện hữu tri thức và nghe Pháp, tôi quen thuộc đến hai chữ “Nhân Duyên, Nhân Quả“ rồi nhìn lại cuộc sống, chiêm nghiệm, mới nhận rõ rằng hai điều đó luôn hiện hữu trong đời sống chúng ta.
01/02/2019(Xem: 3362)
"Sinh Tử Sự Đại Vô Thường Tấn Tốc" Năm cùng tháng tận Tống cựu nghinh tân Nói chuyện chữ Sinh Đón chuyện mới tinh Cho mình phơi phới! Vậy là bước qua năm mới, ngay trong "tháng Giêng là tháng ăn chơi", tôi sẽ được... lên chức. Nam mô Phật! Lên chức.
28/01/2019(Xem: 3530)
Trong ngôi thiền viện thuở xưa Đứng đầu là một thiền sư lâu đời Lìa trần tuổi chín mươi hai Danh ngài viện chủ khó ai sánh cùng, Ngài gìn giữ để không vương Không hề mắc chuyện tầm thường thế nhân.
19/01/2019(Xem: 3772)
Ông ngoại nuôi tôi từ nhỏ, từ khi tôi mới bỏ bú mẹ, đến năm lên lớp 12 thì ông không còn sức lực để làm những công việc đồng áng nặng nhọc đòi hỏi phải có lòng nhẫn nại, tính cần cù và sức dẻo dai. Ông ngoại đã vắt kiệt sức mình ra suốt hai mươi năm hơn, để rồi bị quật ngã một đòn trí mạng phải nằm dính chặt trên chiếc giường ọp ẹp.
06/01/2019(Xem: 3546)
Mỗi năm vào khoảng cuối tháng 10 âm lịch, con thường hay buồn. Vì sao mạ có biết không? Đặc biệt là năm nay con buồn hơn mọi năm khác vì con về nước mà không về làng Đơn Duệ tận ngoài miền Trung khô cằn của mình để được đến thắp nén hương trên mộ mạ.
03/01/2019(Xem: 4582)
Tosui là một thiền sư nổi danh vào thời của ông. Ông đã sống trong nhiều thiền viện và giảng dạy tại các tỉnh khác nhau. Ngôi thiền viện sau cùng ông ghé thăm tụ họp quá nhiều môn sinh cho nên ông nói với họ rằng ông sẽ hoàn toàn từ bỏ hẳn công tác giảng thuyết . Ông khuyên họ nên phân tán ra và đi tới bất cứ nơi nào mà họ mong muốn. Sau đó không một ai còn thấy được chút dấu tích nào của ông nữa.
27/12/2018(Xem: 5809)
Dường như, không ai nghĩ, ngọn lửa mùa thu 1989, được đốt lên từ sinh viên, từ nhà thờ (Nikolaikirche) Leipzig đã thiêu cháy bức tường Berlin nhanh đến như vậy. Tuy vui mừng, nhưng cái bất ngờ ấy, cũng mang đến sự hoang mang không ít cho người Việt chúng tôi đang sống, và làm việc ở miền Đông nước Đức. Bởi, hầu hết các nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Không riêng chúng tôi, mà kể cả những nghiên cứu sinh, sinh viên đại học cũng chạy loạn xí ngầu. Có lẽ, chỉ có ai đã từng sống qua cái thời khắc đó,
27/12/2018(Xem: 4290)
"Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng. Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không", hai câu thơ của vị thiền sư nào đó đã ngấm sâu vào huyết mạch của tôi, một người con gái tươi đẹp của tuổi mười chín, vừa biết tin mình vướng phải một khối u ác tính trong đầu. Trời đất như quay cuồng phải không các bạn?
22/12/2018(Xem: 3724)
Tôi đưa mắt nhìn quanh hết ngoài sân rồi lại trong nhà, có ý tìm người trong nhóm tỵ nạn đang đứng, nằm, ngồi la liệt vẫn không thấy vợ chồng anh chị Phi đâu cả. Tôi cẩn thận đi một vòng nữa, len lỏi vào những dãy giường tầng kê san sát nhau. Lỗ tai tôi như muốn ù đi bởi tiếng ồn ào như đàn ong vỡ tổ của mọi tiếng động hỗn hợp từ sinh hoạt của hàng trăm người tỵ nạn phát ra.
08/12/2018(Xem: 3813)
Hễ gặp mặt lớp trưởng bất kỳ đâu, dù đang ở trong sân trường hay ngoài đường phố quán xá, băng “Ngũ Quỷ” bọn tôi đều đồng thanh tương ứng mở năm cái loa được mở hết công suất ghẹo: “Thịnh Mái ơi… Chị đi đâu đó?”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]