Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Kho tàng là rắn độc

05/04/201113:34(Xem: 6058)
24. Kho tàng là rắn độc

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

PHẦN I: Những chuyện đương thời Đức Phật

24. Kho tàng là rắn độc

Có một hôm, tôn giả A Nan đi cùng với đức Phật ra ngoài thành hành hóa. Đến một chỗ nọ, đức Phật thình lình ngừng bước, quay đầu lại hỏi tôn giả A Nan:

– A Nan! Ngay nơi đây có rất nhiều, rất nhiều rắn độc đang ẩn núp trong lòng đất, ông có thấy không?

Tôn giả A Nan đã chứng được thiên nhãn thông nên nhìn thấy rất rõ ràng, ngài trả lời:

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn! Đệ tử đã nhìn thấy.

Nói xong, hai người khoan thai tiếp tục bước đi.

Khi đức Phật và A Nan đi ngang qua chỗ ấy thì có một người làm công cũng vừa đến sau lưng hai người. Người này nghe lời đối thoại giữa đức Phật và A Nan bèn lấy làm lạ, tự nghĩ:

– Không lẽ mắt của hai vị sa-môn này lợi hại đến thế sao, đến nỗi nhìn thấy tất cả những gì được chôn giấu dưới mặt đất? Để ta đào đất lên xem thử dưới ấy có nhiều rắn độc như họ nói không. Nếu thật sự có rắn độc cũng chẳng hề gì, dù sao đi nữa chúng cũng không hại ta nổi.

Nghĩ thế xong, ông bèn đi lấy cuốc tới đào đất chỗ ấy. Khi ông đào xuống được khoảng 3 thước, bỗng nhiên nhìn thấy từ phía dưới có ánh sáng chói lọi chiếu lên. Thì ra chôn giấu dưới lòng đất không phải rắn độc mà là rất nhiều vàng bạc châu báu!

Người làm công này mừng quá, nói không ra lời, nghĩ rằng:

– Đây là vận may của ta, ta nên đem hết về nhà.

Rồi ông ta vội vàng lén lút mang hết kho tàng về nhà mình. Từ một người làm công nghèo rách mồng tơi, chỉ một bước ông đã biến thành một tay triệu phú.

Tuy ông có rất nhiều tiền, sống một cuộc sống hết sức sung sướng thoải mái, nhưng ông có một người hàng xóm ở sát bên tường rất ganh ghét ông. Ngay từ trước hai bên đã không ưa nhau, nay người hàng xóm thấy ông này bỗng nhiên trở nên giàu có nên trong lòng lúc nào cũng ngờ vực và ganh tị, bèn tìm cách điều tra xem tiền của ấy từ đâu ra.

Không lâu sau, nghe được một đứa bé kể lại rằng tiền của này do ông nọ đào được kho tàng mà có, thế là người hàng xóm vội đi báo cáo cho nhà vua biết.

Theo luật pháp đương thời của nước ấy, bất kỳ ai đào được kho tàng cũng đều phải trình tâu lên triều đình, và kho tàng ấy phải được sung vào ngân khố của quốc gia. Thế nhưng người làm công nói trên lại không tuân hành luật pháp, nên khi việc này đến tai nhà vua, nhà vua nổi trận lôi đình ra lệnh bắt ngay người ấy về tra tấn hạch hỏi, bắt phải khai chỗ đã đào được kho tàng, nghĩ rằng biết đâu chỗ ấy còn sót lại bảo vật nào chăng?

Sự thật thì kho tàng đã được đào sạch cả rồi, nhưng nhà vua không chịu tin, vẫn cho tra khảo đánh đập người làm công nọ cho bầm thịt nát xương, rồi còn cho mật thám vào ngục tối ở chung với ông, dò xét xem ông có giấu giếm điều chi không. Ông đem hết sự thật ra kể cho mật thám nghe, nhưng trước khi nói, ông thành kính chắp tay ngước nhìn lên trời, sa nước mắt mà rằng:

– Lời của đức Phật quả thật là không bao giờ sai quấy. Lúc Ngài đi ngang chỗ chôn kho tàng, Ngài đã nói với tôn giả A Nan rằng đất này độc hiểm nên có rất nhiều rắn độc ẩn núp ở phía dưới. Tôi ngu si nên nghe thế muốn biết thực hư ra sao, bèn đem cuốc đến đào đất lên. Đào ra mới thấy ở phía dưới toàn là châu báu, tôi mừng khôn kể xiết, mới bí mật đem kho tàng về nhà. Lúc ấy tôi cho rằng đó là vận may của tôi, còn đức Phật và A Nan mới là kẻ ngu si nên không biết làm giàu.

Nào có ngờ đâu vì việc này mà chiêu cảm đại họa, chỉ hận là lúc ấy tôi không tin lời đức Phật, bây giờ mới biết rằng vàng bạc châu báu không khác gì rắn độc, nên mới đưa tôi đến cái tai vạ bị tra tấn đến tan xương nát thịt ngày hôm nay!

Mật thám đem câu chuyện lên trình tâu nhà vua, nhà vua nghe xong, biết người làm công đã tin lời đức Phật rồi và đã phát nguyện hối cải, nên mới thả cho ông ra khỏi ngục mà nói:

– Thế Tôn đại từ bi mới gọi kho tàng là ổ rắn độc để khuyên người khác tránh xa. Người ta không tin lời đức Phật nên nổi lòng tham và tạo tội. Nếu nghe nhớ lời Phật dạy thì có tai nạn nào còn lụy đến thân nữa?

Nói xong, nhà vua cho phép người làm công trở về nhà.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2010(Xem: 2850)
Năm Tiết Đào lên tám, một hôm vào mùa thu, Tiết Đào đứng chơi bên cạnh cha, gần một cây ngô đồng. Cây đã già, cành lá sum sê đứng sừng sững trước nhà...
05/10/2010(Xem: 3802)
Kiều bào hơn 30 quốc gia trên thế giới đã về Thủ đô nhân mùa lễ hội kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà nội. Ngày 30/9, tất cả đã có mặt, và được đón về khách sạn Kim Liên. Ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 10, tất cả các đoàn Kiều bào được tập dợt tại đường Bắc Sơn, sơ duyệt diễu hành tại Quảng trường Ba Đình. Và những ngày sau đó được Ban Tổ chức đưa đi thăm viếng thắng cảnh, các khu di tích có liên quan đến triều đại Thánh Vương Lý Thái Tổ.
04/10/2010(Xem: 2656)
Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Đường (618-907), nhân dự hội Đạp Thanh đến Đào Hoa Trang, gõ cửa một nhà xin được giải khát. Một thiếu nữ đứng thập thò bên cửa...
02/10/2010(Xem: 2967)
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng!". Sư hỏi người đàn bà...
30/09/2010(Xem: 10000)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
27/09/2010(Xem: 6814)
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực Đẳng Giác trải đến vô lượng A Tăng Kỳ kiếp rồi. Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật. Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sanh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ Tát như vậy. Còn như nói đến tiền thân của Ngài từ khi chưa chứng quả vị, có kiếp Ngài làm con gái, có kiếp thì Ngài làm con trai, và cũng có kiếp Ngài làm vua nữa.
25/09/2010(Xem: 9676)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
10/09/2010(Xem: 58439)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
02/09/2010(Xem: 6975)
Sơ lược về Thiền Sư Nguyễn Minh Không, Ông tên là Nguyễn Chí Thành sinh ngày 14/8 năm Bính Thìn (1076) tại Điềm Xá, Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của ông cha. Năm 29 tuổi ngài xuất gia đầu Phật. Ngài đã cùng Thiền sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm bạn thân sang Thiên Trúc học đạo với thầy Samôn được phép: Lục Trí Thần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]