Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. Tự cứu lấy mình

05/04/201113:34(Xem: 6023)
22. Tự cứu lấy mình

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

PHẦN I: Những chuyện đương thời Đức Phật

22. Tự cứu lấy mình

Thiện La Ni Tân nghe nói đức Phật đang thuyết pháp tại Tinh xá Kỳ Viên. Ngày hôm ấy, ông thành tâm cung kính một mình đến vườn Kỳ Viên mong được đức Phật khai thị. Nhưng ông không vào thẳng trong tinh xá trang nghiêm hùng vĩ mà chỉ đứng lảng vảng ngoài rừng cây do dự, từ xa nhìn vào toà Kỳ Viên tĩnh lặng u mỹ, trong lòng vô cùng hâm mộ.

Lâu lâu ông ngóng về phía tinh xá, lẩm bẩm tự bảo:

– Thế nào đức Phật cũng sẽ bước ra!

Từ hơn mười năm qua ông cứ mãi tìm cách thoát khỏi sự đau khổ của đời người nhưng không sao tìm ra được giải pháp, và bị kẹt vào một sự mâu thuẫn khiến cho ông cứ khổ sở không một phút giây nào yên tịnh.

Trong quá khứ, hễ có chuyện gì không vui là ông chạy đi xem bói, cầu thần linh, nhưng sau bao nhiêu năm, những vị thần linh mà ông vẫn cung phụng đó, không vị nào thỏa mãn được điều ông mong cầu. Dần dần ông sinh tâm hoài nghi: “Thần linh liệu có giải trừ được sự đau khổ của kiếp người, và có đem lại được hạnh phúc cho nhân thế hay không?”

Thế là ông rơi vào hố sâu của sự mâu thuẫn, không thể nào thoát ra được. Vì thế ông sinh đủ thứ bệnh, tinh thần thì đa sầu đa cảm, thân thể thì héo úa, bất an.

Trong lúc ông đang chìm đắm trong những suy tư ấy thì từ bên ngoài có một vị tỳ-kheo trở về tinh xá. Thiện La Ni Tân thấy vị tỳ-kheo trang nghiêm, thái độ uy nghi trầm tĩnh, không cầm lòng được bèn bước đến trước vị ấy cung kính hỏi:

– Ngài có phải là một đạo sư Bà-la-môn không?

– Không, tôi là một tỳ-kheo, đệ tử của đức Phật.

Thiện La Ni Tân giương to cặp mặt kinh ngạc, tỳ-kheo là gì? Đệ tử của đức Phật có nghĩa là sao? Ông chưa từng nghe qua những điều ấy, và mập mờ phỏng đoán rằng:

– Ngài là một vị thánh đang tìm cầu chân lý của nhân sinh chăng?

– Không những tôi đang tìm cầu chân lý của nhân sinh, mà còn là một người xuất gia đang tìm cầu giải thoát sự đau khổ của chính cuộc đời này nữa!

– Vậy thì ngài có thể nói cho tôi biết làm cách nào để giải thoát sự đau khổ của đời người?

– Hãy dựa vào sự cố gắng của chính mình!

Vị tỳ-kheo trả lời một cách giản dị nhưng rất khẳng định.

Như sấm sét bùng nổ giữa bầu trời quang đãng, Thiện La Ni Tân vừa nghe được tiếng chuông chân lý, đánh đổ quan niệm của ông vẫn cho rằng tất cả con người chỉ có thể nương vào sức cứu độ của thần linh mới thoát được mọi khổ đau mà thôi. Ông bàng hoàng khâm phục hỏi tiếp:

– Dùng sức của chính mình để tự giải trừ khổ đau, phải chăng đó là kiến giải thù thắng mà ngài tự mình đặc biệt khám phá ra?

– Không! Đó là lời thầy tôi dạy, tôi chỉ nhắc lại lời của thầy tôi cho ông nghe, riêng phần tôi thì không có kiến giải thù thắng đặc biệt nào của riêng mình.

– Thầy của ngài! Thầy của ngài là ai?

– Thầy tôi là bậc đã hoàn toàn giác ngộ chân lý của nhân sinh và vũ trụ, thầy tôi chính là đức Phật!

– A! Tôi nghe nói có một vị gọi là Phật, hôm nay tôi đến đây cũng chính là để tìm gặp vị ấy.

Thiện La Ni Tân nói như chợt nhớ ra tại sao mình đang có mặt ở chỗ này.

– Thế à, thế thì ông đã gặp đức Phật chưa?

– Chưa, tôi chưa gặp Ngài. Tuy nhiên tôi thường nghe người ta tán tụng rằng đức Phật có phẩm cách cao quý và tinh thần cứu thế cao cả, nên tôi ngưỡng mộ Ngài đã từ lâu.

– Ông tới đây là vì muốn bái kiến đức Phật phải không?

– Đúng vậy. Tôi muốn bái kiến đức Phật, nhưng tôi là một người quá đỗi tầm thường, liệu đức Phật có bằng lòng cho tôi gặp mặt hay không?

– Xin ông đừng do dự nữa, trong tâm từ bi quảng đại của đức Phật không có sự phân biệt sang hèn. Ngài thường hộ niệm tất cả chúng sinh một cách bình đẳng cho nên dĩ nhiên sẽ vui lòng cho ông gặp.

Thiện La Ni Tân nghe thế bèn đi theo sau vị tỳ-kheo ấy tiến vào bên trong tinh xá để bái kiến đức Phật. Lúc ấy đức Phật đang trụ trong thiền định, Ngài mở mắt dùng từ nhãn nhìn Thiện La Ni Tân mà nói:

– Thiện La Ni Tân! Ông đến thật đúng lúc. Ông có vấn đề chi cứ việc hỏi ta!

Thiện La Ni Tân không ngờ đức Phật lại ưu ái mình như vậy, ông vội gieo cả năm vóc xuống đất đảnh lễ và nhìn lên khuôn mặt trang nghiêm từ ái của đức Phật, nói:

– Bạch Thế Tôn! Thân con nay đã hư hoại hết rồi! Cũng vì cái thân gầy mòn suy nhược và bệnh hoạn này mà con kinh nghiệm được cái khổ nạn của sinh lão bệnh tử, và biết rõ rằng thân thể là căn nguyên của mọi sự đau khổ. Vì lý do đó mà con đã tin tưởng những gì Bà-la-môn ngoại đạo nói, và cầu xin sự gia bị của thần linh. Nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo và bệnh vẫn hoàn bệnh, nên dần dần con bắt đầu nghi ngờ thần linh. Thế Tôn! Trong tâm con hiện nay đầy dẫy những mâu thuẫn, nên con xin thỉnh ý Ngài. Con nên hay không nên đặt hết niềm tin vào thần linh?

Đức Phật yên lặng nghe Thiện La Ni Tân nói hết rồi mới đưa tay chỉ một ngôi làng cách khu Kỳ Viên không xa lắm, nhẹ nhàng hỏi:

– Thiện La Ni Tân! Ông hãy nhìn những người nông phu trong ngôi làng kia! Giả sử vào mùa xuân, khi vạn vật đang sinh trưởng, họ không lo khổ công cày ruộng gieo giống mà ngày ngày chỉ ngồi trước mặt thần linh cầu nguyện để có một mùa gặt phong phú vào mùa thu, thì ông nghĩ sao? Nếu tự họ không cày bừa gieo hạt, thần linh có sẽ làm cho họ được mùa hay không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn! Nếu không cày bừa gieo giống thì có cầu nguyện mấy đi nữa, đứng trước một bãi đất hoang cũng không thu hoạch được gì cả.

– Thiện La Ni Tân, ông trả lời rất đúng. Thì cũng thế thôi, có nhiều người không làm việc theo chính nghiệp, không chịu vận động, thân thể ngày càng suy yếu, gia cảnh ngày càng nghèo khó, giống như một thủa ruộng không được cày bừa ngày càng hoang phế, chắc chắn không phải nhờ cầu thần linh mà thân thể khoẻ mạnh, gia cảnh khá giả, và đến mùa thu thì lại được một mùa gặt phong phú đâu!

Thiện La Ni Tân im lặng gật đầu, ông cảm thấy lòng mình từ từ trở nên thư thái, nhẹ nhàng. Đức Phật hỏi tiếp :

– Thiện La Ni Tân! Nếu có một người nông phu, đang lúc mùa xuân vạn vật xinh tươi, khổ công cày bừa gieo hạt, nhưng lại không cầu xin ân huệ gì của thần linh, thì ông nghĩ xem, có phải do vì người ấy không cầu xin thần linh mà không gặt hái được gì trong ruộng của mình không?

– Thưa không, bạch Thế Tôn! Chỉ cần cày bừa gieo hạt trong ruộng thì tuy không cầu xin thần linh, đến mùa thu vẫn được mùa như thường!

– Thiện La Ni Tân! Thì cũng y như thế, nếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta, chúng ta chịu cần kiệm, chịu vận động, thì tự nhiên thân thể sẽ khoẻ mạnh, gia đình sẽ giàu có, y hệt như việc gieo hạt trong ruộng đất kia vậy.

Cho nên Bà-la-môn ngoại đạo cầu thần linh không phải là một biện pháp để giải thoát sự đau khổ của đời người, chỉ có từ trong sự hoạt động bình thường của thân tâm mà tinh tiến làm việc thiện, ngưng bặt mọi chuyện ác, khiến thân tâm thanh tịnh, chúng ta mới giải thoát được sự đau khổ và bước vào đất thánh tịnh lạc được!

Thiện La Ni Tân nghe diệu pháp của đức Phật như được uống thuốc thánh để trị bệnh, căn bệnh mâu thuẫn trong tâm ông được chữa lành trong khoảnh khắc. Ông cảm thấy chưa bao giờ hoan hỉ như thế. Ông chí thành đảnh lễ đức Phật để cảm tạ, và từ đó nguyện quy y Tam bảo, nỗ lực hành trì theo lời đức Phật dạy!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 4050)
Khi tơi đang dịch “Nhân Kiếp và Tai Kiếp” (Human Life And Problems, do hịa thượng tiến sĩ K. Sri Dhammananda) vào giữa tháng 09/2001 tại Toronto thì bất ngờ được biết thầy Thích Tâm Quang bên Mỹ đã dịch xong với tựa đề là “Các Vấn Đề Của Xã Hội Hơm Nay” (web www.budsas.org)
29/03/2013(Xem: 10791)
Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
29/03/2013(Xem: 17196)
Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cảo thơm lần giở trước đèn, Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
29/03/2013(Xem: 9285)
Chuyến hành hương Thái Lan và Nhật Bản bắt đầu từ ngày 22 tháng 10 đến mùng năm tháng 11 năm 2012, vào một sáng mùa thu với nắng vàng ươm và se se gió lạnh. Có ai biết con số ghi tên tham dự chuyến hành hương Nhật Bản này lên đến bao nhiêu không? Trước giờ khóa sổ vào đầu tháng 10 là hơn một trăm vị, sau rút lui từ từ để dừng lại con số 85 với 14 quốc gia trên thế giới. Một con số đáng ngại trong lịch sử đi hành hương của quý Thầy.
20/03/2013(Xem: 3327)
Tác giả sinh năm 1937, 63 tuổi, hiện cư ngụ tại Worcester, Massachusetts. Công việc: Technician hãng điện tử ở Mass. Sau đây là bút ký về California lãnh Giải Thưởng do ông Luận viết. Bài đã phổ biến trong sách VVNM 2001, nhưng “mất tích” trên Việt Báo Online. Xin mời cùng đọc lại. Hình trên, từ trái: Thượng Nghị Sĩ California, Ông Joe Dunn và các viên chức dân cử khai mạc cuộc họp mặt. Phía trái là nữ nghệ sĩ Kiều Chinh. Phía mặt là cô Leyna Nguyen của truyền hình KCAL9.
19/03/2013(Xem: 10455)
Tập truyện “ Làng Cũ - Người Xưa” của Tiền Vĩnh Lạc (Australia) .Sách dầy 216 trang, bìa cứng 4 màu. Bìa trước cảnh nhóm chợ chồm hỗm ở làng quê tỉnh Trà Vinh. Bìa sau hình xe thổ mộ, ngưa kéo, tác giả gọi là “xe kiếng”? Nội dung gồm nhiều truyện ngắn, hồi ký, tài liệu quý giá...cùng nhiều kinh nghiệm sống viết ra ý chừng muốn khuyên răn con cháu, sách đọc thú vị và cần thiết để làm tài liệu nghiên cứu. Sách không bán, in để tặng . Ai cần xin gọi 618-8932- 3912
10/03/2013(Xem: 3172)
Nước Xá Vệ có cô gái nghèo tên Nan Đà, thân thế cô độc thân, sống bằng nghề ăn xin. Bấy giờ, cô thấy các vị vua chúa, quan đại thần, trưởng giả cúng dường Phật và chư Tăng, cô tự nghĩ: “Ta mắc tội báo gì mà sinh vào nhà bần tiện như thế này nên không thể cúng dường đấng phước điền?”. Cô tự hối trách lấy mình.
04/03/2013(Xem: 5694)
Theo lời Hòa Thượng trưởng lão Huyền Tôn kể rằng, những ngày Hòa Thượng còn ở quê nhà, nơi Tổ đình Thiên Ấn – miền Trung, có một chú sa di tên Diệu Mãn. Thường nhật Chú chỉ làm công việc quét chùa. Chú người hiền lành, ít nói, tánh tình ngồ ngộ. Đặc biệt trong chúng, ai nhờ việc gì đều hoan hỷ làm ngay. Cũng chính vì vậy, chú thường bị quí sư huynh đệ la rầy, sao đang làm việc này lại bỏ đi làm việc kia… Tuy vậy, nhưng lúc nào chú cũng hoan hỷ, không ai thấy chú câu chấp việc gì bao giờ.
20/02/2013(Xem: 16743)
Những Câu Chuyện Linh Ứng về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát (trọn bộ 03 tập) do HT Thích Như Điển dịch Việt: Năm 2007 khi chúng tôi đang nhập thất tại Úc Châu thì có một Phật Tử tên là Huỳnh Hiệp từ Hoa Kỳ có liên lạc qua bằng E-mail cho Thầy Hạnh Tấn và nhờ tôi phiên dịch tác phẩm "Những mẩu chuyện linh ứng của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Fuchù - Nhật Bản“ từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Tôi bảo cứ gởi một số chuyện tiêu biểu sang Úc, tôi dịch thử. Nếu đồng ý với cách dịch ấy thì tôi sẽ tiếp tục. Sau một tuần lễ, tôi gởi trở lại 3 chuyện đầu đã dịch của quyển một cho Phật Tử nầy và anh ta rất hoan hỷ và nhờ tôi dịch tiếp cho đến hết quyển sách. Tôi trả lời rằng: "Tôi rất sẵn sàng; nhưng tôi rất ít thì giờ; khi nào xong tôi chưa biết; nhưng tôi sẽ cố gắng. Đồng thời việc đánh máy sẽ giao cho các anh chị em thực hiện". Cầm quyển sách trên tay độ 400 trang A4 thấy cũng hơi nhiều; nhưng thôi, cứ cố gắng vậy. Ông bà mình thường nói: „Kiến tha lâu đầy tổ“ quả câu nầy chẳng sai chút nào.
01/02/2013(Xem: 8645)
Tuổi Hồng Con Gái là tác phẩm đầu đời của tôi được viết vào năm 1980 cùng thời gian với tấm ảnh ngoài bìa sách. Tuy lúc đó sống ngay trên quê hương Việt Nam với dân số đông đảo mấy chục triệu người nhưng xung quanh tôi, vì hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tôi không có lấy một người bạn, một người thân để tâm tình những lúc vui, buồn trong cuộc sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]