Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Vợ chồng ông Cấp Cô Độc

05/04/201113:34(Xem: 6454)
1. Vợ chồng ông Cấp Cô Độc

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính và giới thiệu

PHẦN I: Những chuyện đương thời Đức Phật

1. Vợ chồng ông Cấp Cô Độc

Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó, hay đem cơm gạo, quần áo bố thí cho họ. Trong toàn khu vực thành Xá-vệ, không phân biệt nam hay nữ, già hay trẻ, cứ hễ nghèo khổ, không nơi nương tựa, một khi tìm đến là được ông vui vẻ giúp đỡ ngay. Vì thế mọi người đều gọi ông là trưởng giả “Cấp Cô Độc”, nghĩa là “người thường chu cấp cho những kẻ cô độc, không nơi nương tựa”.

Một hôm, trưởng giả Tu-đạt đến nhà trưởng giả Thủ-la ở thành Vương-xá để bàn bạc việc hôn nhân cho người con trai út, thì ngẫu nhiên được diện kiến đức Phật và được nghe pháp âm của Ngài. Ông quá đỗi vui mừng, liền phát tâm xây tinh xá để thỉnh đức Phật và chư tỳ-kheo đến thành Xá-vệ giáo hóa chúng sinh ở đấy. Đức Phật hoan hỉ nhận lời, khi nào tinh xá xây xong thì Ngài sẽ đến.

Trưởng giả Tu-đạt trở về thành Xá-vệ lập tức đi xem khắp nơi để tìm một địa điểm thích hợp. Ông nhận thấy trong số các nơi đã xem qua chỉ có vườn cây của thái tử Kỳ-đà là vô cùng rộng rãi, thoáng mát, có sông có nước, có đồi có núi, có hoa thơm cỏ lạ, cảnh đẹp như tranh, thật là một khung cảnh vô cùng thanh tịnh, u mỹ.

Ông nghĩ, nếu được một chỗ như thế này để xây dựng tinh xá cúng dường đức Phật, để Thế Tôn về đấy thuyết pháp và chư tỳ-kheo an trú thì thật không có chỗ nào tốt đẹp hơn. Nhưng đây lại là khu vườn mà thái tử Kỳ-đà yêu thích nhất, nên trưởng giả Tu-đạt không biết phải làm cách nào để thái tử chịu nhượng lại khu vườn cây này cho ông. Ông suy nghĩ nát óc và tuy biết là sẽ rất khó khăn nhưng không còn cách nào khác hơn đành phải trực tiếp đến gặp thái tử Kỳ-đà để khẩn khoản xin thái tử nhượng lại khu vườn ấy.

Nhưng dù ông có nói thế nào thái tử Kỳ-đà cũng khăng khăng một mực không chấp thuận. Đến khi nghe trưởng giả Tu-đạt nài nỉ tới lần thứ ba, thái tử cảm thấy thật khó mà cự tuyệt mãi một người danh tiếng lừng lẫy trong cả nước như ông trưởng giả này, bèn nghĩ kế đòi một giá bán thật cao để khiến cho trưởng giả phải thối chí. Nghĩ sao làm vậy, thái tử bèn nói:

– Thật sự tôi không muốn nhượng khu vườn này cho ông, nhưng thấy ông cứ nài nỉ mãi như thế, thôi thì thế này. Tôi bằng lòng bán với điều kiện như sau: Ông hãy lấy vàng trải đầy khắp mặt đất của khu vườn. Nếu ông đồng ý trả đủ số vàng như thế thì tôi sẽ nhượng đất cho ông.

Không ngờ thái tử vừa nói giá như thế thì trưởng giả Tu-đạt tỏ ra vui mừng khôn xiết, lập tức trở về huy động người nhà lấy xe chở vàng nhanh chóng đến trải đầy khắp mặt đất chỗ khu vườn.

Khoảng xế chiều thì toàn bộ khu đất đã được phủ kín vàng, chi còn thiếu một khoảnh nhỏ. Thái tử Kỳ-đà nhìn thấy ông trưởng giả có vẻ như đang trầm ngâm suy nghĩ liền đến bảo:

– Bây giờ ông đổi ý vẫn còn kịp đấy. Đất vẫn là của tôi, ông có thể lấy vàng về.

Trưởng giả Tu-đạt nhoẻn miệng cười, nói:

– Ngài lầm rồi! Tôi không hề tiếc rẻ số vàng bỏ ra, chỉ đang nghĩ xem nên lấy số vàng còn thiếu này từ kho nào cho thuận tiện đó thôi.

Ban đầu thái tử Kỳ-đà vẫn tưởng có thể làm cho trưởng giả Tu-đạt phải thối chí trước một giá bán quá cao như thế, không ngờ ông này chẳng tiếc gì số vàng lớn, vẫn quyết tâm mua cho bằng được khu đất. Thái tử lấy làm tò mò, liền gạn hỏi nguyên do mua đất. Trưởng giả Tu-đạt mới thật lòng đem dự tính xây dựng tinh xá cúng dường đức Phật và chư tăng mà nói cho thái tử nghe. Thái tử không khỏi lấy làm cảm động trước tín tâm chân thành của vị trưởng giảTu-đạt liền hỏi tiếp:

– Đức Phật là người như thế nào mà ông đối với ngài nhiệt tâm và thành tín đến thế?

Trưởng giả Tu-đạt liền kể lại việc mình được gặp Phật tại thành Vương-xá và được nghe giáo pháp giải thoát của ngài như thế nào. Thái tử nghe xong cũng sinh lòng hoan hỷ, rất mong muốn chính bản thân mình sẽ được gặp Phật. Thái tử liền nói:

– Trưởng giả! Số vàng còn thiếu ông không cần phải chở đến nữa, xem như tôi cúng dường số vàng ấy vào việc xây dựng tinh xá. Ngoài ra, đất đai thì xem như bây giờ đã là của ông, nhưng cây cỏ hoa lá trong vườn thì tôi chưa hề bán. Vậy nay tôi cũng xin tự nguyện cúng dường tất cả cây cối trong vườn này để góp phần làm chỗ cho đức Phật và chư tăng an trú.

Trưởng giả Tu-đạt thấy thái tử Kỳ-đà phát khởi lòng tin như thế thì rất vui. Từ đó cả hai đều hết sức hân hoan, cùng nhau đốc thúc việc xây dựng và chờ đợi ngày đức Phật quang lâm.

Khi tinh xá vừa xây xong, trưởng giả Tu-đạt lập tức nghênh thỉnh đức Phật và chư tăng về. Bởi vì tinh xá này là do trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường khu đất và thái tử Kỳ-đà cúng dường vườn cây, nên người thời bấy giờ gọi tên tinh xá này là “Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên”, nghĩa là vườn của ông Cấp Cô Độc, cây của thái tử Kỳ-đà.

Trưởng giả Tu-đạt vốn thích bố thí, ham làm việc thiện, lại thêm việc xây tinh xá khiến ông phải tốn kém số tiền quá nhiều, khiến cho việc làm ăn nhanh chóng suy sụp, dần dần khánh kiệt cả gia sản, không còn trong tay bất cứ tài sản giá trị nào, thậm chí đã đến mức sắp phải chết đói.

Ngay lúc đó, ông nhặt được trong đống rác một khúc gỗ quý. Đây là một loại gỗ chiên-đàn cực kỳ hiếm có và hết sức quý giá, nhưng vì nó chưa được rửa sạch nên khi ông đem đi bán chẳng ai muốn mua cả. Cuối cùng có một nhà buôn thấy ông tội nghiệp nên miễn cưỡng đổi lấy với 4 thưng gạo trắng.

Bấy giờ, phu nhân trưởng giả Tu-đạt liền đong một thưng gạo đem đi nấu cơm. Cơm vừa chín thì có tôn giả Xá-lợi-phất đến đứng ngay trước cửa, ôm bình bát khất thực. Phu nhân vô cùng hoan hỉ, liền đem thưng gạo đã nấu thành cơm ấy mà cúng dường hết cho ngài Xá-lợi-phất. Sau đó bà đong một thưng gạo khác đem đi nấu. Cơm vừa chín thì có ngài Mục-kiền-liên đến khất thực. Bà cũng đem cơm mới nấu ra cúng dường hết cho ngài Mục-kiền-liên. Lần thứ ba nấu cơm, bà lại cúng dường cho ngài Ca-diếp. Còn thưng gạo cuối cùng, cơm vừa chín tới thì thấy đức Phật từ xa đi đến. Bà vui mừng thầm nghĩ: “Cũng may là mình vẫn còn một thưng gạo cuối cùng mới nấu chín này để cúng dường đức Thế Tôn!” Nghĩ thế rồi, có bao nhiêu cơm trong nồi bà dâng cúng trọn lên đức Phật.

Đức Phật thấy vợ chồng trưởng giả Tu-đạt có lòng lành và tín tâm như thế nên từ kim khẩu ngài liền chúc nguyện rằng:

– Tội diệt phúc sinh, từ nay trở đi phúc đức vô tận, không còn khốn khó.

Ngay khi đức Phật vừa đi khỏi thì nhà buôn vừa mua khúc gỗ chiên-đàn khi nãy tìm đến, vui vẻ nói với trưởng giả Tu-đạt:

– Ông thật may mắn, khúc gỗ ấy sau khi tôi rửa sạch mang ra chợ bán đã có người đến trả đến hơn năm nghìn đồng tiền vàng. Tôi nghĩ đây là phước báu của ông nên không dám một mình hưởng trọn, xin cùng với ông chia đôi số tiền này vậy.

Thế là trưởng giả Tu-đạt nhận được một số tiền lớn, có thể mua lại nhà cửa và bắt đầu trở lại công việc làm ăn buôn bán. Từ đó mọi việc đều thuận lợi đến nỗi không bao lâu sau thì vàng bạc, tiền tài, châu báu trong nhà, cơm gạo, lụa là vải vóc trong kho đã chất đầy như núi, so với lúc trước thì bây giờ ông còn giàu có hơn gấp nhiều lần.

Trong thâm tâm, trưởng giả Tu-đạt rõ biết đây là do nhân lành bố thí và cúng dường của mình mới có được, nên ông cho lập đàn thật lớn để cúng dường đức Phật và chư tăng, thỉnh đức Thế Tôn thuyết pháp cho mọi người được nhiều lợi lạc, và từ đó càng nỗ lực làm việc từ thiện, cứu giúp người nghèo khó.

Quả thật là, đem của cải mình hiện có ra bố thí cho người khác, thấy thì có vẻ như mất đi, nhưng thật ra chẳng khác nào mang hạt giống tốt vùi trong lòng đất ẩm, sớm muộn gì cũng sẽ có ngày hái được quả ngọt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2014(Xem: 7205)
Qua không quen Mận mà biết Đào - đứa con gái 25 tuổi của Mận - qua một số lần giao dịch mua bán nhà. Đây là việc làm thêm nhưng lại là thu nhập chính của Đào (và Mận). Qua những thương vụ làm ăn chung, Đào tỏ ra là người nhanh, nhạy, thông minh và sòng phẳng.
23/06/2014(Xem: 4712)
Chiều nay, một chiều thật an bình, dưới bóng râm mát diệu của những tàn cây xanh, lồng lộng tiếng chim như trĩu thanh âm xuống phòng khách bên trong một ngôi đạo tràng. Bình trà đã rót nhiều lần, nhưng hương vị trà hãy còn thấm đậm theo dòng thế sự hoài niệm cổ kim.
21/06/2014(Xem: 9964)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
20/06/2014(Xem: 10588)
Thuở xưa có một con rùa, vào một buổi chiều đi kiếm mồi bên một cái đầm vắng. Một con dã can cũng đi kiếm mồi cạnh cái đầm ấy. Con rùa lanh lợi kia vừa thấy dã can từ xa đi tới thì nghĩ rằng : “Dã can nầy đã từng gây hại cho loài của ta, vậy nay ta phải thận trọng.” Nghĩ vậy con rùa bèn thâu bốn chân và thứ năm là cái cổ vào trong chiếc mai rắn chắc của mình, rồi nằm im bất động.
20/06/2014(Xem: 4722)
Gia đình là nền tảng của xã hội. Muốn tạo dựng một xã hội phồn thịnh an vui, có lẽ ta cần phải có thật nhiều mái ấm gia đình mới phải. Thế nhưng trong thực tế thì than ơi, ta chỉ gặp toàn những gia đình tiêu biểu cỡ anh chồng Nguyễn văn Đầu Vịt và chị vợ Trần thị Lá Sen như câu chuyện Mái Ấm Chợ Chiều dưới đây.
16/06/2014(Xem: 13520)
Chuyện Thiền Môn là những câu chuyện do chúng tôi biên soạn. Những mẫu chuyện nầy đã đăng rải rác trong các Bản Tin Đại Tòng Lâm Phật Giáo. Bắt đầu từ số 17 cho đến số 29. Mỗi Bản Tin được kèm theo trong tờ Đặc san Phước Huệ phát hành ấn tặng mỗi kỳ vào các dịp đại lễ như: Phật Đản, Vu Lan và Tết Nguyên Đán. Tuy là câu chuyện dài nhưng mỗi kỳ đều có mỗi chủ đề khác nhau. Những nhân vật trong câu chuyện không phải là những nhân vật có thật ở trong đạo, nếu có sự trùng hợp thì đó chẳng qua là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của bút giả. Chúng tôi dựa vào một vài nét sinh hoạt thực tế cụ thể trong thiền môn mà viết thành qua mỗi chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề tuy có khác, nhưng những nhân vật trong cốt chuyện trước sau đều có sự hoạt động liên tục. Qua mỗi câu chuyện, chúng tôi cố gắng diễn tả theo từng tâm trạng và hoàn cảnh của mỗi nhân vật hay thường xảy ra trong chốn thiền môn.
16/06/2014(Xem: 6847)
Tập sách nhỏ nầy chúng tôi ghi lại những ngày lang thang rày đây mai đó trên đất Mỹ. Đây là chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của chúng tôi. Như những chuyến đi lần trước mà chúng tôi đã có dịp đi qua các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, cứ mỗi chuyến đi tôi đều có ghi chép lại những gì đã xảy ra trong suốt cuộc hành trình. Lần nầy cũng vậy. Tôi cũng muốn ghi lại những việc xảy ra từng ngày. Đến đâu, ở đâu, làm gì ... tất cả, chúng tôi đều có ghi lại đầy đủ. Do đó, quyển sách nầy với hình thức giống như là một quyển nhật ký hay ký sự hơn là quyển sách mang tính chất nghiên cứu. Trong sự ghi chép đó, nơi nào có liên quan đến những địa danh mà chúng tôi tới viếng thăm, chúng tôi đều có sưu tầm một số ít tài liệu để dẫn chứng. Tôi nghĩ rằng, chuyến đi nào cũng có ít nhiều kỷ niệm vui buồn. Cuộc đời tương đối không sao tránh khỏi. Mục đích của chúng tôi là muốn lưu lại một vài hình ảnh kỷ niệm thân thương qua những nơi mà đoàn chúng tôi đã đến.
10/06/2014(Xem: 8100)
Hai dì vãi chùa tôi tuổi đời đều đã trên 70. Về sự kính Ôn, trọng thầy, thương chú và đùm bọc điệu hai dì như nhau. Về sự siêng năng, chịu khó, tiết kiệm, giữ của cho chùa hai dì bằng nhau. Về vóc hình nhỏ nhắn hai dì giống nhau. Về chiều cao khiêm tốn hai dì ngang nhau. Thời Ôn (cố) còn sống, có mụ nhà quê lâu lâu mới lên thành phố tìm đến viếng chùa rồi gặp Ôn trú trì, sau khi đảnh lễ, mụ nói một câu tỉnh rụi về hai dì vãi chùa tôi: Ôn có “cặp sanh đôi” trông vui mắt, hí.
04/05/2014(Xem: 16296)
Hằng năm tại Thụy Sĩ nói riêng, Âu Châu nói chung, nhằm vào lễ Phục Sinh được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ 6 đến thứ 2, thiên hạ thường nô nức mua sắm, du lịch hay tiệc tùng ăn nhậu..v.v..và..v.v.. để đền bù và thưởng thức cuộc sống cho bõ những ngày tháng làm việc mệt nhọc mà họ cho là "đi cày" vất vả.
15/04/2014(Xem: 4982)
Thiên tình sử Truyện Hoa Lan không biết đã cướp mất bao nhiêu thì giờ quí báu của các bạn, chứ riêng tôi bị mất nhiều công sức lắm. Chẳng là Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi, đuổi nhanh đến độ mỗi sáng tôi phải ngồi nhổ tóc bạc đến mỏi cả tay, đến mờ con mắt mà vẫn chưa xong.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]