Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Mở Toang Cửa Địa Ngục

27/03/201104:59(Xem: 5226)
4. Mở Toang Cửa Địa Ngục

MẸ QUAN ÂM CỬU LONG
Huỳnh Trung Chánh

MỞ TOANG CỬA ĐỊA NGỤC

Không hẹn mà ba người bạn nối khố, sanh sống ở ba tiểu bang khác nhau, sau hai mươi lăm năm xa cách, đã trùng phùng trong chuyến hành hương Trung Quốc. Cả ba là bạn đồng khóa sĩ quan Đà Lạt và cùng mang cấp bậc trung tá, và tuy cùng định cư tại Hoa Kỳ, nhưng thể thức ra đi của họ có những duyên nghiệp khác hẳn nhau. Phương may mắn di tản kịp thời sang Mỹ từ năm 1975, và đã tạo nên sự nghiệp vững vàng tại tiểu bang Virginia. Thanh học tập cải tạo 5 năm, vừa về nhà thì vợ chồng liền được đám con bảo lãnh sang Houston, Texas. Luân kém may mắn hơn, chịu đựng đến 8 năm cải tạo, rồi phải mòn mỏi chờ đến khi chương trình ra đi theo diện tù cải tạo (H.O.) ra đời thì mới đưa được gia đình sang miền Nam California sinh sống. Kẻ trước người sau đến xứ người lập nghiệp, cơ hội khác nhau, tiền bạc tích lủy nhiều ít cách biệt... nhưng tựu trung thì ai cũng an cư lạc nghiệp, nhà cửa ấm cúng và cũng thừa tiền an hưởng lúc tuổi già. Sau khi tay bắt mặt mừng, rối rít thăm hỏi chuyện gia đình, nhà cửa..., họ hào hứng nhắc nhớ lại quãng thời ngang dọc xa xưa, rồi bùi ngùi hồi tưởng đám bạn bè kẻ còn người mất, kẻ bệnh tật ngặt nghèo, người tình duyên lỡ dở... Cả ba tự nhận họ thuộc vào hạng có phước có phần, bản thân mạnh khỏe, gia đình yên ổn, con cái nên người..., ngoài ra, họ còn may mắn ý thức được việc tu dưỡng thân tâm và nhân đó mới tham dự chuyến hành hương nầy để vừa thưởng thức cảnh đẹp xứ người, vừa đáp ứng được lòng tôn kính đối với chư Bồ Tát. Cả ba hân hoan theo phái đoàn lần lượt chiêm bái Ngũ Đài, Nga Mi, Cửu Hoa và sau cùng vượt biển đến Phổ Đà sơn. Cả bốn đại danh sơn đều được mọi người quy ngưỡng, nhưng địa điểm nào được chấm là đặc biệt nhất, là điều mà ai cũng phân vân và đó cũng là câu hỏi mà ban tổ chức đã yêu cầu Phật tử góp ý. Trong suốt chuyến đi, sáng dậy sớm lên đường, tối mịt mới nghỉ ngơi, ba lão già oải gân ráng sức theo cho kịp phái đoàn lại vừa phải phân tâm lo lắng cho mụ vợ hom hem cũng đã hụt hơi nên dù gặp nhau hằng ngày, mà chẳng mấy khi họ có thời giờ rảnh rổi hàn huyên tâm sự. Mãi đến khi lên máy bay về Mỹ, ba người bạn già mới có dịp ngồi xúm xít bên nhau tán gẫu chuyện đời, rồi vô tình câu hỏi của ban tổ chức bỗng được nhắc lại.

Thanh khơi mào :
-Bốn đại danh sơn đều linh thiêng mầu nhiệm, phong cảnh mỗi nơi mỗi khác mà đều hùng vĩ tuyệt vời, chiêm bái nơi nào tôi cũng cảm thấy xúc động vô bờ, nên khi phải chọn lựa xếp hạng là một quyết định rất gian nan. Suy đi nghĩ lại, tôi đã chọn Cửu Hoa sơn, còn hai anh thì thế nào?
- Tôi cũng nhận thấy có duyên đặc biệt với Ngài Địa Tạng., Luân đáp.
- Lạ quá! tôi cũng giống y chang như hai anh. Đúng là tư tưởng lớn gặp nhau rồi! Chúng mình đều hướng về Cửu Hoa sơn, nhưng lý do thầm kín thì có lẽ mỗi người mỗi khác. Ừ nhỉ! sao mình không trình bày nỗi niềm riêng của mình cho bạn bè cùng chia xẻ cho vui?, Phương góp ý.

Luân cũng lên tiếng :
- Hì ! hì ! Nên lắm! phải lắm! Thế nhưng ai là người phải kể trước đây? Phương đã đề nghị thì phải xung phong làm gương sáng cho anh em noi theo mới đúng?

Phương biết tranh cãi với hai bạn cũng vô ích, nên cười hì hì nhận chịu. Anh mơ màng đưa hồn quay về với chuỗi ngày niên thiếu xa xưa, rồi bắt đầu vào chuyện :
- Tôi sanh ra tại cù lao Phố, nay là xã Hiệp Hòa, Biên Hòa. Đây là một địa điểm lịch sử và làø một trong những cơ sở tiên khởi của ông cha ta trên con đường khai phá miền Nam, nhờ vậy đã có những ngôi cổ tự xây dựng lâu đời như chùa Đại Giác và Chúc Thọ. Thuở nhỏ tôi thường theo bà nội đi chùa Chúc Thọ tụng kinh Địa Tạng, và tại đây, hơn một lần tôi đã nghe cô bác nhắc nhở đến giai thoại Thủ Huồng(1), một giai thoại đã tạo ảnh hưởng sâu đậm cho niềm tin kính của tôi đối với Ngài Địa Tạng. Theo truyền thuyết thì Oâng Thủ Huồng, tên thật là Võ thủ Hoằng, nguyên là một viên thơ lại tại dinh Trấn Biên vào buổi giao thời Gia Long phục quốc. Nương vào thời kỳ chánh trị bất ổn, kinh tế xáo trộn, Thủ Huồng mặc sức làm giàu bằng đủ mọi hình thức. Ông lạm dụng quyền thế, gian lận của công, hối lộ, sách nhiễu tiền bạc, cướp đoạt tài sản của dân chúng, ngoài ra, ông cũng không từ nan những thủ đoạn kiếm tiền khác như đầu cơ tích trữ, cho vay nặng lãi, lường công bóc lột tá điền, tổ chức bài bạc lấy xâu... Sau 20 năm cần cù làm việc, gầy dựng nên một tài sản kếch sù, ruộng đất cò bay thẳng cánh, Thủ Huồng mới từ dịch an hưởng đời sống phong lưu của bậc đại trưởng giả. Thủ Huồng không con nối dõi, chỉ có người vợ yêu tâm đồng ý hiệp, sớm hôm bàn kế hoạch làm giàu và lấy chuyện tích lủy tiền của làm niềm vui. Thế nhưng, bỗng dưng ngưòi vợ yêu lâm bạo bệnh rồi từ trần. Thủ Huồng cực kỳ đau khổ, nhưng thương vợ thì y chỉ có phương cách là tổ chức đám tang linh đình, đốt giấy tiền vàng bạc, lầu kho thật nhiều với hi vọng người vợ yêu có thừa tiền của để hối lộ và tiêu pha tại chốn âm ty. Vợ chết được mấy tuần thì Thủ Huồng bỗng chiêm bao nghe tiếng vợ kêu gào rùng rợn khóc la, như đang bị ngục tốt dùng cực hình tra khảo. Thủ Huồng thoạt nghĩ chỉ vì quá thương tưởng vợ nên sanh mộng mị, và mộng mị sẽ biến dạng lần theo thời gian. Không ngờ tiếng kêu la của vợ cứ tái diễn hằng đêm, khiến Thủ Huồng lo sợ thất thần ăn ngủ không yên. Thủ Huồng hoảng hốt tìm lương y chạy chữa bệnh tâm thần, mặt khác, ông ta cũng nghĩ đến việc cầu cạnh đám thầy cúng và đồng cốt, hạng người tự nhận có khả năng liên lạc với cõi âm để nhờ họ dùng lễ lộc cúng vái quỷ thần chuộc tội cho vợ. Do đó, nghe ai chỉ bày đồng cốt hay thầy cúng nào cao tay ấn, ông ta liền ân cần triệu thỉnh, tiền bạc chẳng nệ hà tốn kém, nhưng thời gian kéo dài cả năm, lễ lộc liên miên mà những cơn ác mộng hằng đêm vẫn không thay đổi. Nguyên trước kia Thủ Huồng cũng có đến chùa đôi lần, nhưng nhận thấy chốn nầy chẳng sanh lợi lộc chi cả - bị kêu gọi cúng dường tốn hao thì có - chưa kể còn bị nghe dạy dỗ “ăn hiền ở lành” chán phèo, nên ông ta tránh né chùa chiền. Mãi đến khi lâm vào bước đường cùng, Thủ Huồng buộc lòng phải tìm đến chùa Từ Aân, Gia Định lạy lục khẩn cầu hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc(2) cứu giúp. Sau khi nghe Thủ Huồng thuật lại cơn ác mộng, hòa thượng ôn tồn phán dạy : “Vợ chồng con mang tâm địa giống nhau lại thương yêu quấn quít chẳng rời, đồng vợ đồng chồng tạo tác ác nghiệp chung, do đó tâm ý tương thông nhau khiến con cảm ứng được tiếng kêu than của vợ vọng lên từ cõi địa ngục. Trường hợp nầy chỉ là một trong những hình thức của thần giao cách cảm, tuy hiếm hoi nhưng vẫn xảy ra”. Hòa thượng hướng dẫn Thủ Huồng đến chiêm bái tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát(3), rồi phán dạy tiếp : “Đây là tượng Bồ Tát Địa Tạng. Ngài là vị Bồ Tát mang đại nguyện là đời đời kiếp kiếp cứu độ hết thảy chúng sanh cho đến khi địa ngục trống không thì mới thành Phật, vì lẽ đó, Ngài được tôn xưng là vị Giáo chủ cõi U Minh, ai muốn thoát cái khổ địa ngục thì phải chiêm bái Ngài, hành hạnh nguyện của Ngài. Con hãy quan sát kỹ tượng Bồ Tát, tay trái Ngài nâng hạt minh châu, tay phải Ngài cầm tích trượng. Minh châu tượng trưng cho trí tuệ, dùng minh châu soi sáng cõi u minh cũng có nghĩa là phát triển trí tuệ sáng suốt hầu thấy rõ con đường chánh đạo để tu tập mà xa lìa địa ngục. Tích trượng có gắn mười hai khoen tượng trưng cho giáo lý 12 nhân duyên. Tích trượng là cây gậy dùng để phá tan địa ngục, phá địa ngục không phải bằng vũ lực mà là dựa trên giáo lý nhân duyên tu tập. Cách phá hay nhất là không tạo nhân địa ngục thì sẽ không sanh quả địa ngục. Còn nhược bằng đã lỡ gieo nhân địa ngục, thì phải thành tâm sám hối, bố thí, trì giới... tạo nhân lành, để giũa mài cho mỏng dần cái quả địa ngục... rồi cứ thế mà liên tục thực hành thì cái quả địa ngục mới có ngày hoàn toàn biến dạng. Giờ đây nhà chùa có thể giúp đỡ con bằng cách hướng dẫn con lễ bái, cúng dường, tụng niệm kinh Địa Tạng bổn nguyện... hoặc giả nếu như con phát tâm từ bi nhà chùa cũng sẵn sàng thiết lập đại thủy đàn chẩn tế để con hành hạnh bố thí hồi hướng cho vợ con thì càng tốt. Tuy vậy, con nên nhớ rõ rằng chính con phải tự cầm tích trượng phát tâm dõng mãnh sám hối, bố thí, trì giới, nhẫn nhục... để phá địa ngục thì địa ngục mới thực sự tiêu tan. Con và vợ con đã có thần giao cách cảm, con phát tâm thì vợ con cảm ứng, nên cái khổ địa ngục của vợ con chắc chắn sẽ vơi lần...”. Nghe hòa thượng nhắc nhở lý nhân duyên nghiệp báo, Thủ Huồng lo sợ cuống cuồng. Oâng ta thừa hiểu tội ác của mình ngập đầu ngập cổ, như vậy nếu rơi vào chốn địa ngục thì chắc chắn sẽ bị cực hình đau đớn gấp trăm, gấp ngàn lần cái khổ mà vợ đang gánh chịu nữa. Thủ Huồng vội vã thỉnh cầu hòa thượng thương xót tổ chức hướng dẫn tụng niệm cúng dường Bồ Tát Địa Tạng và thiết lập trai đàn thủy lục để bố thí cầu nguyện cho vợ, ngoài ra, ông ta cũng kính thỉnh tượng Địa Tạng về nhà, ngày đêm lễ bái, thành tâm sám hối thề không tái phạm lỗi lầm nữa. Trong chiêm bao, tiếng rên la kêu gào của vợ bắt đầu giảm lần, hai tháng sau, thì dường như đã dứt hẳn khiến Thủ Huồng cảm thấy có thể ăn ngon ngủ yên được rồi. Một hôm Thủ Huồng chiêm bao thấy vợ thân thể bèo nhèo tiều tụy hiện về cho biết nhờ chồng lễ bái, cúng dường Bồ Tát Địa Tạng và lập đàn phát chẩn tế hồi hướng nên tội nghiệp giảm thiểu dần, giờ đây nàng không còn bị hành hạ ôm trụ đồng lửa tại ngục Bảo Trụ hay bị cày lưỡi tại ngục Canh Thiệt nữa. Nàng đang được quỷ tốt dẫn giải sang ngục gông cùm để chịu tội tiếp, nàng năn nỉ quỉ tốt cho ghé nhà một phút thông báo tin mừng cho chồng rồi chạy đi ngay. Thương vợ quá, hồn Thủ Huồng tức tốc chạy theo. Ông thấy vợ bị hai con quỷ hung dữ nanh dài lôi kéo, tuy run sợ nhưng cũng lẽo đẽo theo sau dù phải giữ một khoảng cách khá xa, chớ chẳng dám đến gần. Thủ Huồng cứ thế mà len lỏi đi theo xuyên qua bao địa ngục khủng khiếp, thấy cảnh tội nhân bị móc mắt, cắt lưỡi, phanh thây, kẻ bị bỏ vào vạc dầu sôi, ôm trụ đồng lửa... đang đau đớn kêu gào kinh rợn. Đến địa ngục gông cùm, Thủ Huồng đang đứng xa xa lấm lét nhìn cảnh vợ mang gông, bỗng bị viên cai ngục khám phá, chỉ mặt hét lớn : “Thằng kia! ngươi là tội nhân địa ngục nào sao dám lảng vảng ở đây?”. Thủ Huồng sợ hãi run lẩy bẩy, tuy vậy, nhờ hơn hai tháng qua, ngày đêm lễ bái Bồ Tát Địa Tạng, lúc lâm nguy bèn nhớ ngay đến Ngài nên còn giữ chút bình tĩnh. Thủ Huồng lên tiếng : “Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát. Tôi không phải là tội nhân ở cõi địa ngục nào cả. Tôi tới đây vì lòng tò mò mà thôi!”. Tên cai ngục bỗng đổi giọng nhỏ nhẹ : “Anh biết nương về với Bồ Tát thì rõ ràng không phải là tội nhân ở đây rồi. Anh có điều chi thắc mắc mà muốn tìm hiểu chốn nầy?”. Thủ Huồng lanh trí nhìn quanh quất thấy có chiếc gông vĩ đại, to gấp ngàn lần cái gông bình thường, liền đáp : “Cái gông bự tổ bố kia dùng vào việc gì vậy ông?”. Viên cai ngục tra xét quyển sổ tội phạm dày cộm, rồi trả lời : “Gông nầy dành riêng cho tên Võ thủ Hoằøng. Hắn là kẻ đại gian ác hiện đang sanh sống tại dinh Trấn Biên, xứ Đại Nam. Sau khi mãn số, hắn sẽ bị hành hình dài dài ở khắp các địa ngục tên lửa, xe sắt, giường sắt, nước đồng sôi, cày lưỡi, móc mắt, cắt lưỡi, cưa răng... rồi mới tới đây”. Thủ Huồng cám ơn viên cai ngục, rồi phóng chạy một mạch về nhà thì tỉnh mộng, mà nỗi kinh hoàng vẫn còn đeo đẳng đến độ tay chân rụng rời không xê dịch được. Nhờ hằng ngày nghiền ngẫm pháp từ của hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc, Thủ Huồng đã hiểu rõ rằng chính mình phải dõng mãnh cầm tích trượng nhân duyên để phá tan địa ngục của chính mình bằng cách phát lồ sám hối, bố thí trì giới và xả thân phục vụ pháp giới chúng sanh. Thế rồi, Thủ Huồng truy tầm những nạn nhân trước kia đã bị ông ta cưởng đoạt, lường gạt, bóc lột... để đền bù lại những gì có thể bồi hoàn được. Mặt khác, ông cũng mở lòng nhân từ giúp đỡ những gia đình nghèo đói, dưỡng nuôi kẻ già nua cô quạnh, rước thầy hốt thuốc cho kẻ bệnh tật, lo ma chay tống táng cho kẻ chết bờ chết bụi... Oâng tận tụy phục vụ cho mọi người, ở đâu mà nghe tiếng kêu than khóc lóc, thì ông liền tìm đến an ủi cứu giúp. Sau hai năm hành hạnh nguyện bố thí, chi phí hơn nửa gia sản, một hôm, Thủ Huồng lại chiêm bao thấy vợ. Lần nầy bà tươi vui cho biết nhờ chồng thức tỉnh tu tập rồi hồi hướng công đức mà bà đã thoát khỏi cảnh địa ngục, nay sắp đi đào thai nên vội lẻn về báo tin rồi từ giã ngay. Thủ Huồng thương vợ bịn rịn chẳng muốn rời nên lốc cốc chạy theo. Bà vợ nhanh chân quá, mới thấy đó đã biến mất đằng nào. Thủ Huồng len lỏi theo con đường cũ tìm kiếm. Oâng cũng xuyên qua bao địa ngục rùng rợn, rồi cuối cùng lang thang đến đúng địa ngục gông cùm năm xưa. Lần nầy Thủ Huồng rất bình tĩnh, ông chào viên cai ngục rồi vui vẻ lên tiếng : “Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát! Xin chào Oâng. Oâng còn nhớ tôi không?”. Viên cai ngục đáp : “Dĩ nhiên là nhớ. Anh còn thắc mắc điều chi mà lò dò đến đây?”. Thủ Huồng trả lời : “Tôi muốn xem lại cái gông to lớn năm xưa để biết hình dạng nó giờ đây đã thay đổi như thế nào?”. Viên cai ngục lắc đầu ra vẻ ngạc nhiên : “Lạ quá anh ạ! Chẳng biết thằng cha Võ thủ Hoằøng đó đã ăn năn sám hối ăn hiền ở lành như thế nào, mà cái gông đó teo nhỏ dần. Anh hãy nhìn xem kià! Nó nhỏ xíu, và có lẽ sắp biến dạng đến nơi rồi...”. Thủ Huồng mĩm cười đáp : “Thú thật với ông cai, Võ thủ Hoằøng chính là tôi đây. Từ ngày quy ngưỡng Bồ Tát Địa Tạng, tỏ tường lý nhân duyên, tôi đã phát lồ sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm việc lành... chỉ mong chuộc lại lỗi lầm năm xưa mà thôi. Tôi hi vọng sẽ không phải theo nghiệp dữ mà đến đây mang gông mang cùm làm bận rộn cho quí ông. Xin cám ơn ông và xin chào ông.” Trở về trần thế, Thủ Huồng bền bĩ tiếp tục hạnh nguyện cứu giúp kẻ bần cùng. Ngoài ra, ông còn bỏ tiền ra đắp đường, vét sông rạch, xây cầu, dựng bè xây nhà ngay ngã ba sông Đồng Nai và Saigon cho thuyền nhân qua lại có chỗ tạm trú chờ con nước thuận. Những năm cuối cùng của cuộc đời, ông gom hết tài sản còn lại, xây dựng ngôi chùa Chúc Thọ dâng lên hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc, rồi thanh thản từ giã cõi đời, ra đi không vướng bận một đồng xu ten dính túi. Tuy vậy, sự nghiệp của ông : ngôi chùa Chúc Thọ, con rạch, cầu đá, con đường lộ... vẫn còn tồn tại cho người đời sau hưởng dụng, riêng cái “nhà bè” dầu dấu vết đã biến mất mà địa danh Nhà Bè vẫn còn phảng phất trong câu hát điệu hò :

“Nhà Bè nước chảy chia đôi.
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về...”

Trong khi làm lễ tống táng Thủ Huồng, hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc muốn lưu lại sự tích đặc biệt của người Phật tử nầy nên có biên mấy chữ son trên lòng bàn tay phải của ông ta. Mười mấy năm sau, vua Đạo Quang nhà Thanh cho sứ giả sang Việt Nam yêu cầu triều đình Huế dò la tung tích Thủ Hoằng, vì trên lòng bàn tay của một hoàng tử khi sanh ra có hàng chữ “Đại Nam, Gia Định, Thủ Hoằng”. Sau khi truy tầm được, vua Đạo Quang có gởi tặng chùa Chúc Thọ ba tượng Phật bằng gỗ trầm hương và bia đá ghi lại sự tích, mà đến ngày nay vẫn còn lưu giữ tại chùa. Từ thuở thiếu thời, sự tích nầy đã gây ảnh hưởng rất sâu đậm trong lòng tôi. Tôi thành tâm ngưỡng mộ Bồ Tát Địa Tạng, vẫn dặn lòng phải luôn luôn tự soi sáng hành động mình bằng lý nhân duyên, nhờ vậy đến từng tuổi nầy, khi có dịp nhìn lại quãng đời qua, tôi rất mừng rằng mình đã không đến nỗi gây ra những ác nghiệp nặng nề.

Phương vừa chấm dứt câu chuyện, thì Luân liền lên tiếng :
- Tôi phục vụ tại tiểu khu Biên Hòa đến sáu năm, vậy mà không có duyên để biết câu chuyện Thủ Huồng. Tiếc thật! Không may mắn như anh Phương, nhân duyên hướng dẫn tôi đến với Bồ Tát Địa Tạng trễ lắm. Nguyên tôi vốn chẳng quan tâm mấy đến những vấn đề liên hệ tôn giáo, mãi đến khi đi học tập cải tạo mỏi mòn hơn bảy năm trời, nổi khổ đau chất ngất đến độ muốn quyên sinh cho nhẹ nợ trần thì bất ngờ tôi nhận được quyển kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện. Trong một chuyến thăm nuôi, bỗng dưng bà xã liều lĩnh mang quyển kinh dấu trong giỏ thực phẩm trao cho tôi, dặn dò nhớ tụng niệm để được Bồ Tát gia hộ mà thoát khổ. Như hai anh cũng biết, họ kiểm soát cẩn mật lắm, kinh sách là loại cấm kỵ, họ mà khám phá thì bị tống vào chuồng cọp chớ chẳng chơi, vậy mà qua hai lần lục lạo móc moi không sót chỗ nào, họ vẫn không thấy được quyển kinh. Sự kiện nhiệm mầu đó là động cơ thúc đẩy tôi đọc tụng tìm hiểu từng lời kinh, và chỉ trong thời gian ngắn đã chuyển biến con người không có niềm tin Trời Phật như tôi, thành kẻ biết quy kính Tam Bảo chân thành học Phật tu thân. Thật vậy, ngay khi vừa mới đọc tụng kệ khai kinh, xướng lên hạnh nguyện của Bồ Tát : “Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật. Chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ Đề”(4) thì tôi đã xúc động run rẩy, nước mắt ngập tràn. Thân phận tội tù của chúng mình là đối tượng cho người ta hành hạ thể xác lẫn tinh thần, mình bơ vơ, lạc lõng chẳng còn chút niềm tin. Bây giờ, mình được trao cho niềm tin, mình có nơi nương tựa, mình hiểu rõ rằng, dù có bị đọa đầy ở chốn địa ngục tàn khốc như thế nào, thì Bồ Tát Địa Tạng cũng đến tận nơi để cứu độ mình. Ý nghĩ Bồ Tát luôn luôn kề cận bên mình thật là kỳ diệu. Từ đó, dù là lúc lên rừng đốn cây hay làm tạp dịch quanh trại, mỗi khi nghe tiếng chim hót, thấy con bướm nhởn nhơ, một đóa hoa dại hé nở, một cụm mây bay... tôi đều có cảm giác như Bồ Tát đang hiện hữu dưới hình dáng đó để an ủi tôi, để chở che đùm bọc tôi. Nhờ vậy, tôi cảm thấy lòng mình an vui thanh thản lạ thường, nỗi niềm khổ đau, thù hận không còn dày dò nữa, có thể nói, tuy thân xác vẫn ở tù mà tâm thì đã thơi thới không bị buộc ràng. Hằng ngày tôi âm thầm tụng kinh, đi đứng làm lụng tôi niệm danh hiệu của Ngài, nên không có thời giờ trống trải để vớ vẩn âu lo, thậm chí tôi cũng không quan tâm đến chuyện về hay ở nữa. Càng tụng kinh tôi càng ý thức rằng cái quả khổ đau ngày nay tôi gánh chịu là do cái nhân bất thiện mà tôi đã gây ra, nên tôi chân thành sám hối, nguyện sửa đổi lỗi lầm, tránh làm điều ác, siêng làm việc lành. Đúng ba tháng sau thì tôi được trả tự do. Trước khi rời trại tôi bàn giao quyển kinh cho Thiếu Tá Cử, nguyên trưởng Phòng ba, tiểu khu Bình Dương và anh Cử cũng được về nhà trong vòng 6 tháng. Người ngoài có thể cho sự kiện trên chỉ là một sự trùng hợp, nhưng riêng tôi, tôi tin tưởng là có sự cảm ứng nhiệm mầu, và Bồ Tát Địa Tạng đã gia hộ cho tôi. Từ đó đến nay, lòng tôi lúc nào cũng hướng về Ngài để thành tâm quy ngưỡng, và nương tựa Ngài mà tinh tấn tu sửa thân tâm. Khi tham gia chuyến hành hương tứ đại danh sơn, dĩ nhiên ưu tiên của tôi là chiêm bái thánh địa của Ngài. Tôi thao thức mong đợi từng giây từng phút nên ngày đầu tiên đến thánh địa trời sụp tối không chiêm bái liền được, tôi trằn trọc suốt đêm không ngủ. Liên tiếp hai ngày sau, tôi theo phái đoàn chân thành chiêm bái khắp nơi : Hồi Hương Các, Vạn Niên tự, Kỳ Viên tự, Đại Nguyện tự, Địa Tạng thiền tự, và Nhục Thân bảo điện, nơi nào cũng trang nghiêm hùng vĩ, và nơi nào tôi cũng xúc động với cảm giác là Bồ Tát Địa Tạng vẫn hằng hiện hữu đâu đây. Điểm đặc biệt là trong khi chiêm ngưỡng nhục thân bất hoại của Ngài Vô Hàø tại chùa Vạn Niên(5) và Ngài Từ Minh tại chùa Địa Tạng, tôi cảm thấy vừa hân hoan vừa thương cảm, nước mắt ràn rụa như trẻ thơ gặp mẹ vì tôi tin tưởng chắc chắn rằng nếu như tôi dõng mãnh tinh tấn tu tập thì tôi cũng sẽ gần gũi với Bồ Tát Địa Tạng như những vị nầy.

Thanh gật gù ra vẻ tán đồng, rồi chậm rãi lên tiếng :
- Hai anh đều sẵn có nhân duyên lớn với Bồ Tát Địa Tạng, còn phần tôi, thú thiệt rằng phải nhờ chuyến hành hương nầy tôi mới am hiểu sơ lược về Ngài, dầu vậy, tôi cũng cảm thấy mình được chuyển hóa nhiều lắm. Tuy nhiên, chuyện của tôi là chuyện tình cảm riêng tư vụn vặt, chẳng cao sâu hay hào hứng đặc biệt gì cả, nên tôi xin hai anh cho được miễn trình bày nhé?

Luân phản đối tức khắc :
- Đâu có chuyện kỳ cục vậy Thanh! Tụi mình đã hẹn với nhau thì phải làm theo đúng lời hứa chứ. Vả lại, mình là dân nhà binh mà, phải thi hành trước rồi mới được khiếu nại sau, anh đâu thể viện lý do nầy kia để tránh né như vậy được!

Phương cũng kỳ kèo :
- Đối với anh em mình thì đâu có chuyện riêng tư nào phải giữ kín anh Thanh! Vả chăng chuyện đạo mà đem áp dụng vào cuộïc đời mới có giá trị thực tiển để học hỏi chớ. Xin anh trình bày cái suy tư hay tâm tình của anh về Bồ Tát Địa Tạng hầu anh em tùy nghi rút tỉa kinh nghiệm mà tu tập. Tôi tin chắc câu chuyện sống thực của anh sẽ mang lợi lạc cho tôi nhiều lắm!
- Hai anh nhứt quyết đòi nghe thì tôi đành phải vâng lời thôi! Thú thật với hai anh là vợ chồng tôi tuy bề ngoài sống rất ư là hạnh phúc, nhưng thật ra thì tôi cũng có nỗi khổ tâm riêng, thậm chí đôi khi tôi có cảm giác bứt rứt như mình bị tù hãm vậy, đây chính là lý do đã đưa tôi tìm về suối nguồn Phật giáo làm nơi nương tựa.

Thanh ngừng lại, buồn hiu buông tiếng thở dài, khiến cho Phương và Luân đâm ra ái ngại. Họ thật lòng chỉ muốn nài ép Thanh kể chuyện cho vui không ngờ vô tình lại khơi dậy nổi khổ thầm kín trong lòng bạn, nên vội vã lựa lời an ủi. Luân lên tiếng :
- Đừng buồn Thanh ạ! trời đất còn có khi mưa khi nắng, thì tình vợ chồng sao chẳng có lúc mặn nồng khi lại đắng cay. Hoàn cảnh tôi nào có khác chi hoàn cảnh anh. Tuổi đời chồng chất, thân thể bệnh hoạn, bà xã tôi dễ sanh cau có, quạu quọ ngay cả với những chuyện vu vơ. Con cái đều ra riêng, quanh đi quẩn lại trong nhà chỉ có hai vợ chồng già hủ hỉ, nên dĩ nhiên tôi phải lãnh trọn vẹn những tiếng cằn nhằn của bả. Hai anh nghĩ coi, suốt ngày tôi cứ bị cái âm điệu khàn khàn dai dẳng xoáy vào lỗ nhĩ hoài nhức nhối buốt óc, buốt tim thì làm sao chịu đựng nỗi, có lúc, tôi muốn phát điên lên được. Lần đó bả gọi tôi ra ăn cơm, tôi mê đọc sách ra trễ chừng năm phút thì thấy mặt mày bả đã chầm dầm, rồi bả lại bắt đầu mở máy nói khiến tôi nóng mặt nuốt cơm chẳng trôi. Bỗng nhiên tôi nhớ lại thuở ban đầu xa xưa ấy, tôi thường ham vui với bè bạn về trễ, có khi để người vợ trẻ phải chờ cơm đói meo cả mấy tiếng đồng hồ, thế mà nàng chỉ buồn buồn chớ không trách tôi một lời. Lúc đó tôi chỉ cần nựng nàng rồi an ủi một câu : “Tội nghiệp em cưng! anh về trễ làm cho em phải chờ cơm! thương quá là thương!”, thì nàng đã đổi buồn thành vui, ríu rít bên tôi như con chim sơn ca rồi. Tôi liền tự hỏi còn bây giờ thì sao? Tôi nhìn kỹ bả. Oâi, người con gái duyên dáng tràn đầy nhựa sống năm xưa đã biến thành già nua lụm cụm, bả tàn tạ thảm thương, bả bệnh hoạn mệt mỏi rã rời, thảo nào bả chẳng dễ sanh phiền muộn. Phần tôi, tôi cũng khô cằn còm cõi, tôi đâu còn tươi mát tán tỉnh cợt nhã với bả ngọt ngào như xưa, thành thử đời sống vợ chồng đâm ra lê thê buồn nãn. Bỗng dưng tôi nghĩ không phải chỉ cái thời gian mà chính tôi và lũ con tôi cũng là những nguyên nhân lớn đã tàn phá con người bả. Cả đời bả ăn không no ngủ không yên, dành hết thời giờ tẩn mẩn chăm sóc chồng con từng miếng ăn, từ cái mặc, rồi đến khi tôi lâm cảnh lao lung, một mình bả phải tảo tần ngược xuôi trăm cay ngàn đắng kiếm sống, lại còn phải gian nan lặn lội thăm nuôi chồng tại những trại tập trung heo hút. Tình thương vợ bỗng dâng tràn, tôi vuốt mấy sợi tóc bạc lòa xòa trên trán bả, âu yếm nói : “Oâi! thương làm sao á! em suốt đời chăm lo săn sóc chồng, mà anh hư quá để em chờ đợi cơm canh nguội lạnh! tội nghiệp em cưng quá!” Đang hờn giận nhau, chúng tôi cảm thấy thương nhau hơn bao giờ hết, vì vậy, từ dạo đó, tôi thường lưu ý bả, chăm sóc đùa giỡn với bả như thời trẻ trung nhờ vậy chuỗi ngày già đỡ tẻ nhạt, và tình nghĩa vợ chồng lại dào dạt đầm ấm như xưa.

Phương cũng góp ý :
- Đúng như anh Luân nhận xét. Bọn đàn ông chúng mình, thời trẻ trung thường hào hoa phong nhã, biết săn sóc tán tỉnh vợ, thỏ thẻ những lời âu yếm nồng nàn, nhưng đến khi lớn tuổi rồi thì lại “quá đứng đắn” thành thử đời sống vợ chồng lợt lạt dần, đến nỗi khi chuyện gối chăn thưa thớt, con cái có đời sống riêng tư thì hai vợ chồng già lủi thủi chán chường, trơ mắt nhìn nhau khô khan tình cảm. Họ gượng gạo sống bên nhau mà chẳng chút niềm vui, thì có khác gì là đang sống trong địa ngục. Tại sao những người già không có thể nói những lời thiết tha âu yếm với nhau như thời trẻ để làm gia vị thêm cho đời sống vợ chồng, tôi nghĩ “mụ vợ già” cũng có nhu cầu và có quyền được chồng tán tỉnh, cợt nhã như thời còn là người vợ trẻ phải không hai anh?

Thanh bỗng tũm tĩm mĩm cười lên tiếng :
- Khâm phục! khâm phục lắm! Ý kiến của hai anh thực tiển vô cùng, tôi sẽ lưu ý áp dụng để có thêm lợi lạc, ngặt một điều là trường hợp vợ chồng tôi lại không giống hoàn cảnh kẻ khác. Lý do là chuyện trục trặc của chúng tôi xảy ra chẳng qua chỉ vì bà xã tôi thương tôi quá mức, săn sóc tôi kỹ quá nên tôi cảm thấy tù túng mà thôi...

Luân cướp lời :
- Vậy mà anh làm người ta tưởng anh bị vợ hành hạ chớ! Anh làm tụi tôi lo lắng tìm lời phân giải để anh cười chơi phải không?

Phương cũng trách :
- Đúng là gừng càng già càng cay, anh càng già càng độc, tôi bị anh giăng bẫy sụp hoài, mà lần nầy vẫn hấp tấp nên lại rơi vào tròng.
- Hì! hì! coi kìa! tự hai anh hiểu lầm chớ tôi nào mở miệng oán trách bà xã câu nào đâu? Còn chuyện được thương quá mức, được săn sóc quá mức thì cũng bị ngột ngạt tù túng chứ! Người ta nói bị nhốt trong nhà đá, lò giam sắt, trong tháp ngà hay trong vòng tay âu yếm cũng đều là ở tù kia mà! Đúng ra, phải nói tình thương của bả mang tính chất chiếm hữu nên dính mắc và độc tài. Bả quá sức thương tôi mà độc tài thành thử tôi bị ràng buộc mất hết tự do, ngay việc tu tập cũng bị ngăn trở nữa. Phần bả tuy phát nguyện Niệm Phật để vãng sanh cõi Tây Phương Tịnh Độ mà vướng mắc bi lụy thì làm sao thành công cho được. Tôi nghĩ vợ chồng chúng tôi phải học lối thương yêu theo tinh thần từ bi hỷ xả của chư Bồ Tát thì mới không gây phiền não cho nhau, và đó là lý do chúng tôi tham gia chuyến hành hương nầy. Tôi chỉ nhập đề thôi mà...

Phương cười xuề xòa lên tiếng :
- Thôi anh khỏi ngụy biện nữa, tôi đồng ý là anh chỉ mới nhập đề thôi, vậy xin anh hãy đi thẳng vào chuyện Cửu Hoa sơn cho rồi, kẻo hai đứa tôi ngóng chờ hoài, cái cổ đã dài nhằng mà vẫn còn được nghe được đây nè!
- Hì hì! Chuyện như thế nầy đây : Trước ngày hành hương, tôi có nghiên cứu sử liệu về bốn đại danh sơn, thì được biết tại ba đại danh sơn kia, Bồ Tát Văn Thù đã hiển thánh xuất hiện tại Ngũ Đài, Bồ Tát Phổ Hiền tại Nga Mi và Bồ Tát Quán Thế Aâm tại Phổ Đà, sự tích rất rõ ràng, nhưng riêng Cửu Hoa sơn thì không điển tích nào kể lại sự xuất hiện của Ngài Địa Tạng cả. Cửu Hoa sơn, đúng ra chỉ là đạo tràng của vị thánh tăng tục danh Kim kiều Giác. Ngài nguyên là hoàng tử nước Cao Ly, xuất gia rồi vượt biển sang Trung Quốc ẩn tu tại một ngôi am cổ trên ngọn Phù Dung. Đức hạnh của Ngài không lâu đã vang lừng khắp huyện Thanh Dương, rồi lan rộng đến kinh đô. Vua Đường hâm mộ Ngài nên đã truyền xuất công quỷ lập ngôi chùa “Hóa Thành” để Ngài có nơi rộng rãi hoằng dương Phật Pháp. Ngài an nhiên thị tịch năm 99 tuổi, đệ tử theo di huấn đặt nhục thân Ngài trong chum. Ba năm sau mở chum, nhục thân Ngài không hư rữa mà vẫn tươi như lúc sống, lại thoang thoảng mùi hương. Khi nhấc nhục thân ra khỏi chum, thì bỗng nghe phát ra tiếng khua tợ như chuỗi xích vàng rung chuyển. Do hiện tượng nầy, người đời sau tin tưởng Ngài là một ứng hóa thân của Bồ Tát Địa Tạng và tôn xưng Ngài là Kim Địa Tạng. Tóm lại, tôi thầm nghĩ dù sao Cửu Hoa cũng không có sự hiển thánh nên tôi khó tin tưởng đây là một linh địa ngang hàng với Ngũ Đài, Nga Mi và Phổ Đà. Thế nhưng ngay đêm đầu tiên tại đây, vừa chợp mắt tôi chiêm bao thấy mình phủ phục lễ lạy tượng Bồ Tát Địa Tạng, khi tôi đứng dậy thì lạ lùng thay, trước mắt tôi không là một pho tượng đơn độc nữa, mà là một pháp hội vĩ đại có vô số Bồ Tát Địa Tạng tề tựu. Tôi đang ngây ngất chiêm ngưỡng pháp hội kỳ diệu đó thì giật mình tỉnh dậy trong niềm an lạc vô biên tràn ngập. Trạng thái kỳ diệu nầy vẫn tiếp tục miên man trong lòng tôi trong suốt hai ngày hành hương chiêm bái, nhất là trong khi nghe thầy giảng giải về sự tích Ngài Vô Hà tại cung Bách Tuế, chùa Vạn Niên. Nguyên sư Vô Hà đã tìm đến Cửu Hoa với hoài bảo chiêm bái chân thân Ngài Kim Địa Tạng nhưng vào thời buổi loạn lạc, cảnh Phật điêu tàn, sư không thể truy tầm dấu vết chân thân Ngài Kim Địa Tạng được. Thế rồi sư ở lại ẩn tu cho đến khi viên tịch năm vào năm 110 tuổi và cũng để lại một nhục thân bất hoại như người xưa. Lúc đó, tôi bỗng rung động ràn rụa nước mắt nghĩ rằng Ngài Vô Hà không gặp mà đã gặp. Ngài không thấy chân thân người xưa nhưng đã thực sự gặp Bồ Tát Địa Tạng bằng chính hạnh nguyện tu tập của Ngài. Thế rồi, tôi bỗng liên tưởng đến giấc chiêm bao về pháp hội hiện diện vô số Bồ Tát Địa Tạng, và trực nhận ra một điều là bất cứ ai mà có đồng hạnh nguyện với Địa Tạng Vương Bồ Tát, thì cũng đều là hiện thân của Bồ Tát Địa Tạng cả. Tôi thầm nhủ : “Vậy thì, các vị thánh tăng Kim kiều Giác, Vô Hà, Từ Minh... không phải đều là những Bồ tát Địa Tạng sao? hà huống mình phải nhọc lòng sưu tầm sự tích hiển thánh khác chi nữa?” Trong giây phút xuất thần đó, tôi bỗng xúc động quì xuống, chấp tay phát nguyện : “Kính lạy Đức Bồ Tát Địa Tạng. Con xin học hạnh nguyện của Ngài. Con nguyện sẽ tinh tấn tu tập để làm sáng tỏ tâm Địa Tạng nơi con, hầu con có thể hội đủ dũng lực để mang ánh sáng của Đạo Pháp đến với những kẻ đang sống trong tăm tối của tội lỗi, trong tù ngục của ngu dốt, hận thù, kỳ thị... Kính xin Bồ Tát gia bị cho con”...

Phương nức nở khen ngợi:
- Suy tư của anh về tự tánh Địa Tạng thật là đặc biệt! nếu ai mà quay về với tự tánh Địa Tạng thì tự thân người đó là một Địa Tạng, tự thân người đó đã “Vung tích trượng mở toang cửa địa ngục”(6) mà chính họ đã xây rồi.

Luân cũng vỗ tay tán thưởng :
- Hoan hô Thanh! Tôi cũng xin bắt chước anh, nguyện sẽ tinh tấn tu tập để làm sáng tỏ tâm Địa Tạng trong tôi!


Tháng 7.2000

Ghi chú :

1. Sự tích Thủ Huồng và chùa Chúc Thọ được truyền tụng trong dân gian và có ghi lại trong Đại Nam nhất thống chí, Gia Định thành thông chí của Trịnh hoài Đức và nhiều sử liệu khác. Các giai thoại Thủ Huồng về đại cương tương đối giống nhau, nhưng về cách thức mà Thủ Huồng đã viếng địa ngục thì có ít nhất là ba thuyết khác biệt : a. Thủ Huồng được Hà Bá sông Đồng Nai đưa đi b. Thủ Huồng được đồng cốt tại chợ Mãnh Ma, Phan Rang đưa đi gặp vợ đã chết. Vợ Thủ Huồng đang làm thị nữ cung Diêm Vương, vận động xin cho chồng giấy phép thăm viếng các địa ngục và c. thuyết đã ghi trong tập truyện nầy.

2. Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc (1725-1821) : sư là đệ tử xuất sắc của hòa thượng Thành Đẳng Minh Lượng, chùa Đại Giác, dinh Trấn Biên. Sư đã tiên phong đi theo di dân vào huyện Tân Bình, Gia Định, lập chùa Từ Aân hoằng hóa, sau đó, đã kiêm nhiệm trụ trì luôn cả chùa Khải Tường, Gia Định và chùa Đại Giác, Đồng Nai. Sư là vị đạo đức cao tăng bực nhất miền Nam vào cuối thế kỹ thứ 18, đã đào tạo nhiều bậc tăng tài xuất chúng như : 1. Thiền sư Tổ Aán Mật Hoàng(1735-1835), trụ trì chùa Đại Giác, được vua Gia Long triệu thỉnh làm tăng cang chùa Thiên Mụ, sau trụ trì chùa Quốc Aân, Huế 2. Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt, được vua triệu thỉnh làm tăng cang chùa Thiên Mụ 3. Thiền sư Tổ Tông Viên Quang(?-1828), trụ trì chùa Giác Lâm, khai sơn chùa Giác Viên 4. Thiền sư Tổ Đạt Trí Tâm, trụ trì các chùa chùa Khải Tường, Gia Định, chùa Long Thạnh, Bà Hom và chùa Chúc Thọ, Đồng Nai.

3. Tượng Bồ Tát Địa Tạng phổ biến nhất là tượng Bồ Tát trong dáng xuất gia, cạo đầu, mặc áo ca sa, tay mặt cầm tích trượng có mười hai khoen, tay trái nâng hạt minh châu, ngồi trên lưng bạch khuyển tên Đế Thính (cũng còn gọi là linh khuyển tên Thiện Thính hoặc Đề Thính). Tượng Bồ Tát Địa Tạng tạc phảng phất theo hình dáng của Ngài Kim kiều Giác (giống như trường hợp tượng Bồ Tát Di Lạc tạc theo Ngài Bố Đại hòa thượng), với những thâm nghĩa như sau :
- đầu tròn áo vuông là hình ảnh giải thoát, muốn giải thoát khỏi địa ngục thì phải dấn thân tu tập như một tu sĩ.
- hạt minh châu tượng trưng cho trí huệ. Trí huệ bừng nở thì vô minh tan biến, cũng như ánh sáng chói rọi thì bóng tối không còn nữa. Do phát triển trí huệ hành giả mới đón nhận được chánh pháp để dấn thân tu tập.
- tích trượng có 12 khoen tượng trưng cho giáo lý 12 nhân duyên. Giáo lý căn bản để phá địa ngục là giáo lý nhân duyên, thâm nhập giáo lý nầy thì không còn gieo ác nghiệp nữa thì làm sao bị đọa xuống địa ngục.
- Bạch khuyển (con chó trắng tức trung tín nơi thiện pháp) Đế Thính (nghe chân thật) : tượng trưng lòng trung kiên thấy nghe pháp chân thật để phát triển thiện nghiệp.

Tinh thần tự lực thể hiện rất rõ rệt qua hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng, theo đó thì chính hành giả phải tự mình nâng hạt minh châu trí tuệ, vung tích trượng mười hai nhân duyên để phá tan cái địa ngục do chính mình đã xây cho mình.

4. Địa ngục chưa trống không, quyết chẳng thành phật. Độ hết thảy chúng sanh, mới chứng quả Bồ Đề.

5. Vạn niên tự (Bách Tuế cung) : Ngài Vô Hà, pháp danh Hải Ngọc, sanh năm 1513, xuất gia năm 24 tuổi tại Ngũ Đài, sau đó đến Nga Mi tu tập cho đến năm 1573, Ngài đến Ma Không Lãnh, Cửu Hoa sơn dựng am tu tập, dân chúng gọi đó là am Trích Tinh. Ngài chỉ dùng trái cây, uống nước suối (không dùng thức ăn nấu nướng) và không xuống núi. Hòa thượng nghiêm trì tu tập, hàng ngày tự cắt đầu ngón tay lấy máu sao chép bộ Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm kinh liên tục trong 28 năm, mới hoàn tất. (Bộ huyết kinh nầy vẫn còn tồn tại và được lưu giữ tại Nội Quán Văn Vật Lịch Sử Cửu Hoa sơn). Ngài viên tịch năm 1623 (110 tuổi), ba năm sau, đệ tử theo di huấn của Ngài mở hàng ra thấy di thể của Ngài vẫn nguyên vẹn như xưa. Nhục thân Ngài được tôn trí lên điện thờ, được tô vàng phủ lên, nên gọi làm Kim tượng. Để đáp ứng nhu cầu lễ bái cho số lượng đông đảo Phật tử, một ngôi chùa khang trang, mang danh hiệu Vạn Niên tự đã được xây dựng thay cho ngôi am nhỏ. Sau đó, vua Minh Sùng Trinh sắc phong Ngài Ưùng Thân Bồ Tát, ban hiệu Bách Tuế cung thay cho tên am Trích Tinh cũ.

6. Phỏng dịch từ câu : “Thủ trung kim tích, chấn khai địa ngục chi môn”, trong bài tựa Xưng tán Bồ Tát Địa Tạng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2013(Xem: 12511)
Tại một xứ Hồi giáo nọ, có một người đàn ông bị vua truyền lệnh treo cổ vì đã ăn cắp thức ăn của một người khác. Như thường lệ, trước khi bị treo cổ, tù nhân được nhà vua cho phép xin một ân huệ. Kẻ tử tội bèn xin với nhà vua như sau: "Tâu bệ hạ, xin cho thần được trồng một cây táo. Chỉ trong một đêm thôi, hạt giống sẽ nảy mầm, thành cây và có trái ăn ngay tức khắc. Ðây là một bí quyết mà cha thần đã truyền lại cho thần. Thần tiếc là bí quyết này không được truyền lại cho hậu thế".
26/08/2013(Xem: 7506)
Vào một buồi chiều tịnh mịch ở Kỳ viên tinh xá, sau khi giảng pháp cho chư tăng và cư sĩ khắp nơi tụ về, Ðức Thế tôn vào hương thất an nghỉ. Vừa đặt lưng xuống, Ngài bỗng nghe tiếng đập cửa thình thình và tiếng khè khè của một gã say rượu thừa lúc cổng mở, đã lẻn vào tinh xá. Hắn vừa đập cửa vừa gọi:
16/08/2013(Xem: 6392)
Sư thượng đường kể: Ngày xưa, có một con chó bị bệnh ghẻ lác, nên bị chủ quăng bỏ ra ngoài bờ sông. Cạnh bờ sông có một vị sư già sống trong một am cốc nghèo nàn, ngày ngày đi khất thực để sống.
14/08/2013(Xem: 32566)
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi.
13/07/2013(Xem: 5518)
Em như cô gái hãy còn xuân. Trong trắng thân chưa lấm bụi trần. Xuân đến xuân đi trên mái tóc. Cô gái đương xuân mơ chuyện ... vợ chồng.
08/07/2013(Xem: 6093)
Trong cuộc đời đã bao lần bực dọc, hờn giận vì những việc thật nhỏ nhoi mà hư đi những chuyện quan trọng, làm mất lòng bạn bè, người thân, mà tâm cũng chẳng vui. Cuộc sống ngắn quá nên một lần nghe cô bạn kể chuyện này, ngẫm nghĩ và ngồi viết lại để mong lúc nào mình cũng sẽ làm được như thế. Bỏ hết những âu lo cho nhẹ nhõm trong lòng
02/07/2013(Xem: 18642)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
28/06/2013(Xem: 6360)
Liên hệ giữa con người và Thiên Nhiên thấm nhuần cả nền văn hoá, vì ai cũng thấy rõ rằng mình hoàn toàn lệ thuộc vào môi trường. Ở Ấn Độ cũng như các nước theo đạo đa thần thời đó, các vị Thần là chân dung của các sức mạnh Thiên Nhiên.
28/06/2013(Xem: 6443)
Năm lên mười hai, gặp thời loạn ly, cha mẹ đều bị giặc giết, Sinh sầu thảm mấy tháng liền, mất ăn mất ngủ lại thêm căn tạng yếu đuối nên lâm bệnh nặng, thần kinh hốt hoảng luôn luôn giật mình, nằm mơ thấy toàn máu lửa, sọ xương.
27/06/2013(Xem: 3461)
Kho tàng kinh điển, thi kệ của Đạo Phật truyền lại cho nhân gian biết bao châu ngọc để suy ngẫm, tu tập, thưởng thức, mài giũa … tùy căn cơ, nhu cầu và cảm quan nhận thức của mỗi người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]