Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Chia gia tài

26/03/201108:33(Xem: 5811)
12. Chia gia tài

CHUYỆN PHẬT ĐỜI XƯA
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHIA GIA TÀI

Thuở ấy, Phật đang ở nơi tinh xá trong khu vườn Trúc Lâm, gần thành Vương Xá.

Có bốn anh em con nhà quý phái, cha mẹ vừa mất, cùng nhau tranh chia gia tài, mỗi người một ý không ai chịu ai.

Bấy giờ, họ gặp được trưởng lão Xá-lỵ-phất, lấy làm mừng lắm, thưa rằng: “Anh em chúng tôi xin nhờ đại đức phân xử chuyện này, anh em tôi nguyện sẽ nghe theo lời đại đức mà không tranh cãi nữa.”

Trưởng lão Xá-lỵ-phất nhìn qua biết là 4 anh em này có thể độ vào cửa Phật, mới đáp rằng: “Tôi còn có thầy là đức Phật, là bậc cao quý nhất trong tam giới. Các anh em có thể theo tôi đến hầu ngài, thế nào cũng được một lời chỉ dạy thoả lòng.”

Bốn anh em vâng lời, theo Xá-lỵ-phất đến tinh xá trong vườn Trúc Lâm để bái kiến đức Phật. Phật nhìn thấy bọn họ từ xa thì mỉm cười, trên đỉnh đầu phóng ra những đạo hào quang năm sắc chói sáng chung quanh. Ấy là điềm lành ngài sắp hóa độ cho những kẻ có căn duyên với Phật pháp. Bốn anh em đến lạy chào Phật và bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn, bốn anh em chúng con khờ dại quá, gia tài cha mẹ để lại không biết chia nhau thế nào là hợp lý, xin ngài ban cho một lời để anh em chúng con thôi không tranh nhau nữa.”

Phật dạy rằng: “Các người hãy lắng tai nghe câu chuyện này, rồi sau đó ta sẽ phân xử chuyện của các ngươi.”

Rồi đức Phật kể cho họ nghe câu chuyện sau đây:

Thuở xưa, có một vị vua tên là Qui Liêu. Vua có bệnh nặng, ngự y xem bệnh bảo rằng nếu được sữa sư tử cái hoà với thuốc cho vua uống mới hết bệnh. Vua liền truyền rao khắp nước rằng: “Ai có thể tìm được sữa sư tử cái đem đến cho vua, vua sẽ chia phân nửa giang san và gả con gái út cho.”

Có một người kia nghĩ là mình có thể lấy được sữa của sư tử cái, liền lên đường đi tìm. Người ấy vốn rất khôn ngoan, đa mưu túc trí. Ban đầu, anh ta vào tận rừng sâu, dò tìm cho được nơi sư tử thường hay về nghỉ. Kế đó, anh mới giết một con cừu, đem theo vài ché rượu ngon vào núi. Rồi anh chờ cho đến lúc sư tử đã đi khỏi, liền mang thịt cừu với rượu đặt vào trong hang.

Sư tử về, thấy thịt béo rượu ngon mới ăn uống no say và lăn ra ngủ li bì. Anh ta liền vào hang vắt lấy được sữa và ra về.

Đến chiều tối, đường về vẫn còn rất xa, anh ta mới ghé vào một làng kia mà nghỉ đêm. Lúc ấy, có một vị A-la-hán đi du phương cũng dừng nghỉ trong làng đó, tình cờ nằm gần anh ta. Đi đường mệt mỏi, anh ta đặt lưng xuống thì ngủ mê man. Vị A-la-hán khi ấy nhờ có thần thông quán chiếu nên thấy được trong khi anh ta đang say ngủ thì các bộ phận trong cơ thể anh ta bắt đầu tranh cãi nhau về công trạng vừa rồi, bộ phận nào cũng giành phần công lớn về mình.

Chân nói trước rằng: “Nhờ ta nên mới vào núi mà lấy được sữa sư tử.” Tay cãi lại rằng: “Không có ta, làm sao mà vắt được sữa? Ấy chẳng phải là công lớn phải thuộc về ta hay sao?” Con mắt nói: “Nhờ có ta mới nhìn thấy được sư tử, công ta mới đáng là hơn hết.” Lỗ tai lại nói: “Nếu không có ta thì làm sao nghe được lệnh vua để đi lấy sữa? Quả là công đầu phải về ta.” Lưỡi nói: “Các anh cứ khoe tài mà đoạt công tôi đi. Thôi để ngày mai các anh sẽ thấy, sống chết do ai định đoạt thì biết.”

Hôm sau, anh chàng đem sữa về đến kinh đô, vào tâu với vua rằng: “Tôi đã vắt được sữa sư tử rồi, còn để ngoài thành chờ lệnh bệ hạ.” Vua phán: “Đem vào cho trẫm xem có thật vậy chăng?”

Anh ta mang sữa vào. Vua vừa nếm sữa, thì cái lưỡi anh ta la lên rằng: “Đây không phải sữa sư tử, mà là sữa lừa.” Vua nghe lời ấy, nổi trận lôi đình, hét lớn rằng: “Ngươi nói với ta là sữa sư tử, sao dám đem sữa lừa mà gạt ta?”

Vua liền truyền lệnh lôi ra chém ngay. Nhưng lúc ấy, vị A-la-hán ngủ gần với người hôm trước biết rõ mọi chuyện, ngài dùng thần thông hiện ra trước mặt vua, nói rằng: “Đây đúng thật là sữa sư tử. Tối hôm qua, bần tăng có nghỉ chung một chỗ với người này, được nghe các bộ phận trong cơ thể của người tranh nhau công đầu trong việc lấy sữa sư tử, ai cũng giành là phần của mình. Sau rốt, bần tăng có nghe cái lưỡi giận thốt lên rằng: ‘Thôi để ngày mai các anh sẽ thấy, sống chết do ai định đoạt thì biết.’ Bởi vậy cho nên bây giờ cái lưỡi nó muốn giành phần hơn mà hại chết các bộ phận khác. Bệ hạ cứ đem sữa mà pha với thuốc, nếu uống hết bệnh thì có thể biết chắc là sữa sư tử.” Vua tin lời vị A-la-hán, liền lấy sữa hòa với thuốc mà uống, quả nhiên khỏi bệnh. Vua giữ lời hứa, gả công chúa út cho người tìm được sữa và chia cho người phân nửa giang san.

Bấy giờ, vị A-la-hán mới bảo vua rằng: “Trong cơ thể của một người, mà các bộ phận còn tranh công nhau như vậy, huống gì là cả muôn người, ai cũng muốn cũng đoạt phần hơn về mình thì khổ biết bao!.”

Người kia được thoát chết, trong lòng vui mừng khôn xiết, liền phát tâm từ bỏ cuộc sống thế tục, không màng đến phần thưởng to tát mà vua vừa ban cho, chỉ theo xin vị A-la-hán nhận mình làm đệ tử. Nhờ thông minh, sớm trừ dứt mọi dục vọng, nên không bao lâu anh ta thông hiểu đạo lý và cũng chứng quả A-la-hán. Nhà vua cũng nhân dịp ấy mà hiểu được đạo lý của Phật, lấy làm vui mừng mà quy y Tam bảo, thọ trì Ngũ giới và tu hành theo Thập thiện đạo.

Bốn anh em nghe đức Phật kể xong câu chuyện ấy liền tỉnh ngộ, không còn nghĩ đến chuyện tranh nhau gia tài nữa. Họ xin được xuất gia tu hành theo Phật. Đức Phật khen rằng: “Lành thay! Lành thay!” Rồi ngài đưa tay sờ vào đầu họ, tức thì râu tóc đầu rụng sạch và áo cà-sa hiện ra trên mình họ. Lòng tham muốn đã dứt, không bao lâu cả bốn người bọn họ đều chứng quả A-la-hán.

Đại đức A-nan khi ấy thưa hỏi Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, bốn người ấy có nhân duyên gì mà mới vừa nhập hàng tỳ-kheo chưa bao lâu đã thông hiểu đạo lý và chứng quả A-la-hán?”

Phật dạy rằng : “Thuở xưa, khi tôn giả Xá-lỵ-phất là một tỳ-kheo thì bọn họ là bốn thương gia, cùng nhau mua một bộ áo mà cúng dường cho vị tỳ kheo ấy. Tôn giả Xá-lỵ-phất thuở ấy có lời nguyện độ cho họ được giải thoát. Vì thế nên ngày nay họ được Xá-lỵ-phất dẫn dắt đến đây và được giải thoát.”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2019(Xem: 3739)
Sau thời gian dài hơn nửa đời người mon men đến chùa thân cận với thiện hữu tri thức và nghe Pháp, tôi quen thuộc đến hai chữ “Nhân Duyên, Nhân Quả“ rồi nhìn lại cuộc sống, chiêm nghiệm, mới nhận rõ rằng hai điều đó luôn hiện hữu trong đời sống chúng ta.
01/02/2019(Xem: 3245)
"Sinh Tử Sự Đại Vô Thường Tấn Tốc" Năm cùng tháng tận Tống cựu nghinh tân Nói chuyện chữ Sinh Đón chuyện mới tinh Cho mình phơi phới! Vậy là bước qua năm mới, ngay trong "tháng Giêng là tháng ăn chơi", tôi sẽ được... lên chức. Nam mô Phật! Lên chức.
28/01/2019(Xem: 3423)
Trong ngôi thiền viện thuở xưa Đứng đầu là một thiền sư lâu đời Lìa trần tuổi chín mươi hai Danh ngài viện chủ khó ai sánh cùng, Ngài gìn giữ để không vương Không hề mắc chuyện tầm thường thế nhân.
19/01/2019(Xem: 3647)
Ông ngoại nuôi tôi từ nhỏ, từ khi tôi mới bỏ bú mẹ, đến năm lên lớp 12 thì ông không còn sức lực để làm những công việc đồng áng nặng nhọc đòi hỏi phải có lòng nhẫn nại, tính cần cù và sức dẻo dai. Ông ngoại đã vắt kiệt sức mình ra suốt hai mươi năm hơn, để rồi bị quật ngã một đòn trí mạng phải nằm dính chặt trên chiếc giường ọp ẹp.
06/01/2019(Xem: 3430)
Mỗi năm vào khoảng cuối tháng 10 âm lịch, con thường hay buồn. Vì sao mạ có biết không? Đặc biệt là năm nay con buồn hơn mọi năm khác vì con về nước mà không về làng Đơn Duệ tận ngoài miền Trung khô cằn của mình để được đến thắp nén hương trên mộ mạ.
03/01/2019(Xem: 4496)
Tosui là một thiền sư nổi danh vào thời của ông. Ông đã sống trong nhiều thiền viện và giảng dạy tại các tỉnh khác nhau. Ngôi thiền viện sau cùng ông ghé thăm tụ họp quá nhiều môn sinh cho nên ông nói với họ rằng ông sẽ hoàn toàn từ bỏ hẳn công tác giảng thuyết . Ông khuyên họ nên phân tán ra và đi tới bất cứ nơi nào mà họ mong muốn. Sau đó không một ai còn thấy được chút dấu tích nào của ông nữa.
27/12/2018(Xem: 5685)
Dường như, không ai nghĩ, ngọn lửa mùa thu 1989, được đốt lên từ sinh viên, từ nhà thờ (Nikolaikirche) Leipzig đã thiêu cháy bức tường Berlin nhanh đến như vậy. Tuy vui mừng, nhưng cái bất ngờ ấy, cũng mang đến sự hoang mang không ít cho người Việt chúng tôi đang sống, và làm việc ở miền Đông nước Đức. Bởi, hầu hết các nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Không riêng chúng tôi, mà kể cả những nghiên cứu sinh, sinh viên đại học cũng chạy loạn xí ngầu. Có lẽ, chỉ có ai đã từng sống qua cái thời khắc đó,
27/12/2018(Xem: 4182)
"Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng. Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không", hai câu thơ của vị thiền sư nào đó đã ngấm sâu vào huyết mạch của tôi, một người con gái tươi đẹp của tuổi mười chín, vừa biết tin mình vướng phải một khối u ác tính trong đầu. Trời đất như quay cuồng phải không các bạn?
22/12/2018(Xem: 3589)
Tôi đưa mắt nhìn quanh hết ngoài sân rồi lại trong nhà, có ý tìm người trong nhóm tỵ nạn đang đứng, nằm, ngồi la liệt vẫn không thấy vợ chồng anh chị Phi đâu cả. Tôi cẩn thận đi một vòng nữa, len lỏi vào những dãy giường tầng kê san sát nhau. Lỗ tai tôi như muốn ù đi bởi tiếng ồn ào như đàn ong vỡ tổ của mọi tiếng động hỗn hợp từ sinh hoạt của hàng trăm người tỵ nạn phát ra.
08/12/2018(Xem: 3711)
Hễ gặp mặt lớp trưởng bất kỳ đâu, dù đang ở trong sân trường hay ngoài đường phố quán xá, băng “Ngũ Quỷ” bọn tôi đều đồng thanh tương ứng mở năm cái loa được mở hết công suất ghẹo: “Thịnh Mái ơi… Chị đi đâu đó?”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]